Kể chuyện theo vai

Một phần của tài liệu một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học phân môn kể chuyện lớp 4 ở một số trường (Trang 33)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.2.Kể chuyện theo vai

Đây là dạng bài giáo viên cho học sinh đóng vai nhân vật trong truyện rồi kể lại câu chuyện đó. Hình thức có thể cho một học sinh đóng vai nhân vật kể toàn bộ câu chuyện hoặc cũng có thể cho các em thay phiên lần lượt đóng vai kể

từng đoạn. Lúc này người kể sẽ thay bằng lời của tác giả, nhân vật bằng mình (người kể xưng “tôi”). Cũng có thể theo lời của một nhân vật trong truyện.

Với hình thức này, giáo viên nên kết hợp cho học sinh thi kể giữa các đội chơi để giờ học thêm sôi nổi. Trong quá trình kể chuyện theo vai, giáo viên nên sáng tạo, sử dụng các mũ biểu tượng, mặt nạ nhân vật hoặc trang phục nhân vật thật sinh động, tạo hứng thú cho các em. Với hình thức giáo viên cho một học sinh đóng vai kể lại toàn bộ câu chuyện, giáo viên thường vận dụng cho lời của tác giả. Do vậy, cần có sự đổi mới, mở rộng các dạng khác nhau như cho học sinh kể theo lời nhân vật trong truyện để diễn tả lại toàn bộ truyện. Đây là hình thức tương đối khó nhưng rất hấp dẫn, phát huy khả năng của học sinh nên cần được vận dụng.

- Cách thức hướng dẫn:

+ Bước 1: Giáo viên giới thiệu về truyện (nội dung, các nhân vật, giọng nói các nhân vật…).

+ Bước 2: Giáo viên kể mẫu (chú ý kể nhấn mạnh các giọng nhân vật). + Bước 3: Phân vai cho học sinh theo các nhân vật trong câu chuyện.

+ Bước 4: Giáo viên gọi học sinh kể theo vai. Chú ý nhận xét cách kể và giọng kể của các em.

+ Bước 5: Gọi học sinh kể toàn bộ câu chuyện.

* Ví dụ: Bài 15 “Chị em tôi” (Tiếng Việt 4, tập 1). GV yêu cầu kể lại câu chuyện bằng hình thức phân vai.

- Nội dung: Trong câu chuyện có ba nhân vật đó là ba bạn nhỏ, bạn nhỏ và em gái. Bạn nhỏ đã nói dối ba để đi chơi, sau khi bị em gái phát hiện về mách ba thì bạn nhỏ cảm thấy rất hối hận.

- Mục tiêu: Rèn kĩ năng nói biểu cảm và ghi nhớ truyện. - Cách thức tiến hành:

+ Bước 1: Giáo viên giới thiệu nội dung câu chuyện.

+ Bước 2: Giáo viên kể mẫu câu chuyện sau đó hướng dẫn giọng từng nhân vật cho học sinh (Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh kể về giọng kể và sắc thái tình cảm của từng nhân vật. Giọng của ba thì trầm ấm, nghiêm nghị, giọng

bạn nhỏ thể hiện sự lúng túng khi nói dối và giọng hối hận khi bị em và ba phát hiện, giọng cô em gái thì nhí nhảnh vui tươi.)

+ Bước 3: Phân vai cho học sinh.

Giáo viên phân vai ba học sinh đóng vai ba nhân vật để kể lại toàn bộ câu chuyện.

+ Bước 4: Giáo viên tổ chức cho học sinh kể chuyện theo vai đã phân công. Việc nhập vai nhân vật là rất quan trọng trong khi kể chuyện, đòi hỏi học sinh phải nhập tâm và thể hiện được nét đặc trưng của từng nhân vật. Sau đó học sinh dưới lớp và cô giáo nhận xét.

+ Bước 5: Gọi học sinh kể toàn bộ câu chuyện, thể hiện từng sắc thái riêng của nhân vật.

* Lưu ý:

Khi kể giáo viên nên cho các em tham gia đông, lần lượt thay phiên nhau đóng vai kể để tạo không khí vui vẻ trong giờ học. Giáo viên theo dõi và hướng dẫn cho học sinh chọn giọng kể của nhân vật đóng vai sao cho phù hợp. Ví dụ như, giọng người già khác với giọng trẻ em, người ốm bệnh buồn rầu với giọng người khỏe mạnh vui vẻ.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học phân môn kể chuyện lớp 4 ở một số trường (Trang 33)