Phương pháp tiến hành thể nghiệm

Một phần của tài liệu một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học phân môn kể chuyện lớp 4 ở một số trường (Trang 47)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.5. Phương pháp tiến hành thể nghiệm

Chúng tôi tiến hành thể nghiệm đối với nhóm lớp thể nghiệm và quan sát tỉ mỉ các diễn biến của học sinh một cách khách quan. Sau đó chúng tôi chọn mẫu thể nghiệm đó là hai lớp để dạy thể nghiệm và đối chứng. Ở trường Tiểu học Chiềng Sinh: lớp 4A1 là lớp thể nghiệm, lớp 4A3 là lớp đối chứng. Ở trường Tiểu học Quyết Tâm: lớp 4A1 là lớp thể nghiệm, lớp 4A2 là lớp đối chứng. Những lớp này có các điều kiện tương đối giống nhau về sĩ số, chất lượng,… để kết quả thể hiện tính khách quan.

Người dạy: Hai lớp tiến hành với một lớp thể nghiệm và một lớp đối chứng có hai người dạy để đảm bảo sự tương quan, đồng đều.

Mẫu giáo án thể nghiệm là bài 11: “Bàn chân kì diệu” (Tiếng Việt 4, tập 1) trong chương trình sách giáo khoa lớp 4 để dạy thể nghiệm.

+ Điểm giống nhau: số học sinh ở lớp thể nghiệm và đối chứng, mức độ nhận thức tương đương nhau. Cùng một không gian học tập.

+ Sự khác nhau: đó là việc sử dụng các phương pháp, hình thức dạy học, các thiết bị dạy học có sự thay đổi.

Các yếu tố Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Thiết bị dạy học - Sách giáo khoa Tiếng Việt 4.

- Bảng giáo viên.

- Tranh minh họa phóng to. - Vật thật.

- Trang phục nhân vật.

- Sách giáo khoa Tiếng Việt 2. - Bảng giáo viên.

Phương pháp dạy học - Phương pháp trực quan bằng tranh, ảnh. - Phương pháp thực hành giao tiếp. - Phương pháp luyện tập theo mẫu. - Phương pháp trò chơi. - Phương pháp quan sát, thuyết trình, giảng giải, vấn đáp. 3.1.6. Kết quả thể nghiệm

- Qua thời gian tiến hành thể nghiệm dạy học cũng như việc tiếp xúc của học sinh thông qua các tác phẩm truyện kể, chúng tôi thấy rằng học sinh cũng có sự nhận thức tiến bộ hơn. Cụ thể như sau:

- Xây dựng các tiêu chí đánh giá kĩ năng kể chuyện của các em học sinh lớp 4:

STT Các tiêu chí Điểm

1 Trả lời được những câu hỏi đặt ra để khai thác nội dung các

bức tranh. 2

2 Nắm được nội dung của câu chuyện nói về ý chí, nghị lực

vươn lên của Nguyễn Ngọc Ký. 4

3 Sắp xếp được các bức tranh theo đúng trình tự diễn biến câu

chuyện và kể lại được câu chuyện theo tranh. 2 4 Học sinh nắm được các chi tiết của truyện và kể lại được nội dung

câu chuyện theo trí tưởng tượng không dựa vào các bức tranh. 4 5 Học sinh kể lại câu chuyện một cách trôi chảy, kết hợp với ngữ

điệu, cử chỉ. 4

6 Học sinh kể lại câu chuyện theo vai từng nhân vật, kể chuyện

Dựa vào các tiêu chí ở trên chúng tôi xây dựng thang điểm đánh giá như sau: - Mức độ giỏi: Đạt từ 18 – 20 điểm.

- Mức độ khá: Đạt từ 15 – 17 điểm.

- Mức độ trung bình: Đạt từ 12 – 14 điểm. - Mức độ yếu: Đạt từ 8 – 11 điểm.

Bảng: Đánh giá kĩ năng kể chuyện diễn cảm theo các tiêu chí ở trƣờng tiểu học Chiềng Sinh

Lớp Tổng số Mức độ giỏi Mức độ khá Mức độ trung bình Mức độ yếu Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Đối chứng 4A1 39 3 8,3 5 13 18 46,1 13 33,3 Thực nghiệm 4A3 38 5 13,1 18 47,4 14 36,9 1 2,6

Bảng: Đánh giá kĩ năng kể chuyện diễn cảm theo các tiêu chí ở trƣờng tiểu học Quyết Tâm

Lớp Tổng số Mức độ giỏi Mức độ khá Mức độ trung bình Mức độ yếu Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Đối chứng 4A1 24 2 8,3 7 29 10 41,7 5 2,1 Thực nghiệm 4A2 26 5 19,2 11 42,3 9 34,5 1 4

Trƣờng Các tiêu chí đánh giá Tiểu học Chiềng Sinh Tiểu học Quyết Tâm Thể nghiệm (%) Đối chứng (%) Thể nghiệm (%) Đối chứng (%) Trả lời được những câu hỏi đặt ra để

khai thác nội dung các bức tranh. 100 70 100 80 Nắm được nội dung của câu chuyện nói

về ý chí, nghị lực vươn lên của Nguyễn Ngọc Kí.

99 82 100 84

Sắp xếp được các bức tranh theo đúng trình tự diễn biến câu chuyện và kể lại

được câu chuyện theo tranh. 99 80 98 80

Học sinh nắm được các chi tiết của truyện và kể lại được nội dung câu chuyện theo trí tưởng tượng không dựa vào các bức tranh.

95 79 90 79

Học sinh kể lại câu chuyện một cách trôi

chảy, kết hợp với ngữ điệu, cử chỉ. 97 73 96 73 Học sinh kể lại câu chuyện theo vai từng

nhân vật, kể chuyện theo tưởng tượng. Biết nhận xét, đánh giá bạn kể.

92 75 90 70

Từ kết quả thu được nói trên chúng tôi thấy rằng mức độ phân loại giữa 2 nhóm thể nghiệm và đối chứng đã có sự chênh lệch. Kết quả khả quan hơn theo hướng đề xuất như sau:

Thứ nhất, khi giáo viên sử dụng tranh, ảnh minh họa phóng to trên bảng cho học sinh quan sát sẽ sinh động và hấp dẫn hơn, giáo viên cũng dễ dàng sử dụng khi dạy học. Ví dụ khi giáo viên đặt câu hỏi theo tranh học sinh có thể dễ dàng theo dõi, trả lời các câu hỏi. Do vậy, lớp thể nghiệm ở cả hai trường

Thứ hai, từ việc nắm được nội dung các tranh, tức là các đoạn trong câu chuyện, các em sẽ rút ra được nội dung cả câu chuyện. Với những học sinh đã không nắm được nội dung các tranh thì rất khó để rút ra nội dung của truyện. Ở trường tiểu học Chiềng Sinh lớp đối chứng có 18% học sinh chưa đạt được tiêu chí này. Ở trường tiểu học Quyết Tâm lớp đối chứng là 16% các em hiểu nội dung chưa đầy đủ và trọn vẹn.

Thứ ba, khi học sinh đã hiểu và nhớ được nội dung câu chuyện thì từ đó các em sẽ ghi nhớ và kể lại chúng theo thứ tự diễn biến câu chuyện. Tiêu chí này ở lớp thể nghiệm trường Tiểu học Chiềng Sinh duy trì ở mức 99%. Ở lớp đối chứng là 80% do các em hạn chế về việc nắm nội dung câu chuyện nên khi kể lại câu chuyện theo thứ tự tranh các em còn lúng túng. Hầu hết các em chỉ sắp xếp đúng diễn biến của truyện. Ở trường Tiểu học Quyết Tâm lớp thể nghiệm là 2%, lớp đối chứng là 21 % chưa đạt.

Thứ tư, đối với học sinh lớp thể nghiệm ở trường Tiểu học Chiềng Sinh khi được yêu cầu kể lại toàn bộ câu chuyện, thoát li khỏi tranh minh họa có tới 95% học sinh đạt được yêu cầu này, còn Tiểu học Quyết Tâm là 90%. Một số ít học sinh còn thiếu mạnh dạn, chưa tự tin, còn quên chi tiết. Trong khi đó nhóm đối chứng ở hai trường này tỉ lệ chỉ đạt 79%. Một số em không kể lại được truyện do chưa nắm cụ thể nội dung, chi tiết diễn biến ở từng đoạn.

Tiêu chí thứ năm, yêu cầu các em kể lại chuyện một cách trôi chảy hấp dẫn, kết hợp ngữ điệu, cử chỉ. Đối với những em đã thuộc truyện và các tình tiết trong truyện thì khá đơn giản, các em chỉ cần kết hợp với ngữ điệu, ánh mắt, cử chỉ sao cho phù hợp, hấp dẫn người nghe. Với những học sinh không nhớ hết các tình tiết, diễn biến trong truyện thì không thể kể trôi chảy. Lớp thể nghiệm ở trường Tiểu học Chiềng Sinh các em thực hiện được yêu cầu đạt 97%, lớp đối chứng chỉ đạt 64%. Ở trường Tiểu học Quyết Tâm, lớp thể nghiệm đạt tới 96% và lớp đối chứng đạt 73%.

Tiêu chí cuối cùng là sau khi học sinh đã nắm bắt được nội dung câu chuyện thành thạo, giáo viên yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện theo từng vai nhân vật. Trong bài này giáo viên cho học sinh kể lại câu chuyện theo vai cô

giáo. Một số học sinh khi kể theo vai của nhân vật do nhiều ngôn ngữ đàm thoại nên học sinh bị quên hoặc kể chưa đúng lời thoại nhân vật.

Đối với yêu cầu nhận xét, đánh giá bạn kể: đối với những học sinh đã đạt yêu cầu trong bài thì các em có thể dễ dàng đưa ra được những ý kiến nhận xét chuẩn xác. Các tiêu chí ở mục này lớp thể nghiệm ở trường Tiểu học Chiềng Sinh các em đạt 92%, lớp đối chứng đạt 75%. Lớp thể nghiệm ở trường Tiểu học Quyết Tâm 90% các em đã kể chuyện trôi chảy, tuy nhiên khi nhập vai nhân vật các em còn lúng túng. Lớp đối chứng thì tiêu chí này càng có phần giảm sút, số lượng học sinh thực hiện tốt đạt 70%.

3.1.7. Giáo án thể nghiệm

Giáo án 1

Bài 11: Bàn chân kì diệu I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Học sinh biết kể đoạn mở đầu truyện theo 2 cách. Cách 1. Theo đúng trình tự câu chuyện.

Cách 2. Thay đổi trình tự câu chuyện mà vẫn đảm bảo nội dung, ý nghĩa. - Dựa vào tranh minh họa và gợi ý của giáo viên kể lại được đoạn 2 và 3.

2. Kĩ năng

- Đóng vai cô giáo hoặc nhân vật Kí nói lên được lời cảm ơn cô giáo. Biết nhận xét bạn kể.

- Biết vận dụng lời kể tự nhiên với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, giọng kể phù hợp với hoàn cảnh truyện.

3. Thái độ.

- Học sinh hiểu được tinh thần hiếu học, vươn lên khó khăn trong cuộc sống. - Yêu thương, giúp đỡ người tàn tật.

II. Đồ dùng dạy - học

1. Giáo viên

2. Học sinh

- Mỗi học sinh chuẩn bị một tờ giấy nhỏ. III. Các hoạt động day – học

Hoạt động dạy học Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ (3 phút)

- Gọi 3 học sinh lên bảng nối tiếp nhau kể về điều ước mơ đẹp của em, bạn bè hoặc người thân.

- Gọi học sinh nhận xét

- Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh.

2. Bài mới (30 phút) a. Giới thiệu bài mới

- Giáo viên kể chuyện

Giọng kể thong thả, chậm rãi. Chú ý nhấn mạnh ở những từ gợi tả hình ảnh, hành động, quyết tâm của Nguyễn Ngọc Ký (thập thò, mềm nhũn, buông thõng, bất động, nhòe ướt, quay ngoắt, co quắp...)

- Kể lần 1: Sau khi kể lần 1, giáo viên giải nghĩa một số từ khó chú thích sau truyện.

- Kể lần 2: Vừa kể giáo viên vừa chỉ vào tranh minh họa phóng to trên bảng.

b. Hƣớng dẫn kể chuyện

* Kể đoạn 1:

- Giáo viên treo bức tranh 1, 2: - Gọi 1 học sinh kể đúng theo trình

- Học sinh nối tiếp nhau kể.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh kể “Ký đến lớp xin cô giáo cho học em quay ngoắt đi vừa

tự truyện.

- Gọi học sinh nhận xét bạn.

- Vì sao cô giáo lại không dám nhận Ký vào lớp học?

- Tâm trạng Ký như thế nào khi không được cô giáo nhận vào lớp học?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét câu trả lời của bạn.

- Giáo viên nhận xét, sửa từng câu trả lời cho học sinh.

+ Kể lại nội dung chính * Đoạn 2:

Giáo viên treo bức tranh 3, 4 và hỏi: - Bức tranh vẽ cảnh gì?

- Vì sao bạn Ký lại có hành động như vậy?

- Thái độ của cô giáo trước hành động của Ký ra sao?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét câu trả lời của bạn.

khóc vừa chạy về nhà”.

- Học sinh nhận xét về nội dung và cách kể chuyện của bạn.

- Vì cô giáo cầm tay Ký, hai cánh tay mềm nhũn, buông thõng, bất động. Cô giáo sợ Ký không theo học được vì không thể viết bằng tay.

- Đôi mắt Ký nhòe ướt, em quay ngoắt đi vừa khóc vừa chạy về nhà.

- Học sinh nhận xét bạn.

- Bức tranh vẽ cảnh bạn Ký đang ngồi tập viết bằng chân ở sân. - Vì muốn đi học nhưng không thể viết được bằng tay nên Ký đã tập viết bằng chân.

- Trước hành động của Ký cô giáo rất ngạc nhiên và cảm động. Cô đã vui vẻ đồng ý nhận Ký vào lớp học và dọn một chỗ trải chiếu cho Ký ngồi học viết ở đó.

* Đoạn 3:

Giáo viên treo lên bảng tranh 5, 6: - Bức tranh có những ai?

- Cô giáo và các bạn trong lớp đã giúp đỡ Ký ra như thế nào?

- Ký đã gặp khó khăn gì khi viết bằng chân?

- Vì đã cố gắng tốt trong học tập, cuối năm Ký đã được thưởng gì? - Gọi học sinh kể lại nội dung chính của đoạn.

- Gọi học sinh nhận xét bạn kể. - Gọi học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh trên bảng. - Giáo viên cất tranh và yêu cầu học sinh kể lại truyện theo khả năng nhớ của mình.

- Em đã học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Ký?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét ghi điểm. - Giáo viên: Thầy Nguyễn Ngọc Ký

- Bức tranh có cô giáo và các bạn đang ân cần bên cạnh giúp đỡ Ký trong lớp học.

- Cô đã dọn chỗ trai chiếu cho Ký ngồi học, các bạn trong lớp chăm sóc tận tình. Khi Ký bị đau mọi người bên cạnh chia sẻ và động viên. - Khi viết Ký quắp mấy ngón chân lại, giũ lấy bút đã khó, có lúc còn bị chuột rút, mặt nhăn nhó xuýt xoa đau đớn.

- Cuối năm do học tập tốt, Ký được thưởng hai huy hiệu của Bác Hồ. - Gọi 2 học sinh kể lại.

- Học sinh kể.

- Nguyễn Ngọc Ký đã nêu cho em một gương sáng về lòng kiên nhẫn, ý chí vượt khó khăn vươn lên trong học tập.

- Học sinh nhận xét.

là một tấm gương sáng về học tập, ý chí vươn lên trong cuộc sống. Từ một cậu bé bị tàn tật, ông đã trở thành một nhà thơ, nhà văn. Hiện nay ông là Nhà giáo ưu tú dạy môn Ngữ văn của một trường Trung học ở Thành Phố Hồ Chí Minh.

c. Củng cố - dặn dò (2 phút).

- Ai có thể đặt lại tên khác cho câu chuyện?

- Về nhà các em có thể kể lại câu chuyện này cho người thân nghe.

- Tinh thần hiếu học. - Người khuyết tật vĩ đại. - Vượt khó học giỏi. Giáo án 2 Bài 1: Sự tích Hồ Ba Bể I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện, hiểu về sự hình thành hồ Ba Bể

- Dựa vào trí nhớ và gợi ý của giáo viên học sinh có thể kể lại từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện.

2. Kĩ năng

- Có khả năng tập trung nghe cô kể chuyện, nhớ truyện.

- Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể.

3. Thái độ

- Học sinh biết khiêm tốn, giúp đỡ mọi người gặp khó khăn xung quanh.

II. Đồ dùng dạy học

- Mũ, áo, gậy của bà lão ăn xin. Quần áo của hai mẹ con và một số nhân vật phụ.

III. Các hoạt động dạy – học.

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ (3 phút) - Gọi 3 học sinh lên bảng kể về tấm

gương giúp đỡ người gặp khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống mà em biết. - Giáo viên nhận xét ghi điểm.

B. Bài mới (30 phút) a. Giới thiệu bài

- Giáo viên giới thiệu bài: “ Hôm nay, cả lớp chúng ta sẽ được học về câu chuyện mà ngoài việc giải thích về sự hình thành hồ Ba Bể thì câu chuyện còn

Một phần của tài liệu một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học phân môn kể chuyện lớp 4 ở một số trường (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)