8. Cấu trúc luận văn
2.1.1. Kể chuyện theo tranh
Như chúng ta đã biết, tranh ảnh là đồ dùng trực quan có thể được sử dụng trong bất kì môn học nào. Giáo viên sử dụng tranh vẽ để minh họa cho nội dung truyện, làm cho lời kể mẫu của mình sinh động và hấp dẫn hơn. Để lên lớp cho một tiết dạy Kể chuyện tốt giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ tranh vẽ. Vì tranh vẽ thể hiện nội dung, diễn biến câu chuyện. Học sinh dựa vào tranh vừa là phương tiện trợ giúp trí nhớ một cách đắc lực, vừa là công cụ làm cho việc thể hiện lại câu chuyện một cách sinh động và hấp dẫn. Đa số các câu chuyện đều được kể theo tranh, mỗi bức tranh sẽ tương ứng với nội dung của một đoạn truyện, thường thì mỗi câu chuyện có từ 3 đến 4 đoạn nên có từ 3 đến 4 bức tranh minh họa. Nhưng cũng có những truyện có từ 5 đến 6 đoạn được minh họa bằng 5 đến 6 bức tranh.
Trong khi kể chuyện giáo viên luôn kết hợp cho các em quan sát tranh ảnh thể hiện nội dung câu chuyện. Việc này giúp cho các em ghi nhớ nội dung câu chuyện và nó cũng là điểm tựa khi các em kể lại chuyện. Tranh ảnh còn có tác dụng kích thích sự chú ý và tưởng tượng của các em hơn.
Ngoài việc cho học sinh quan sát tranh kể lại câu chuyện giáo viên có thể tổ chức cho các em thi kể chuyện theo cá nhân hoặc theo nhóm thật hay và diễn cảm. Như vậy sẽ góp phần tận dụng và nâng cao được hiệu quả sử dụng tranh,
ảnh trong dạy phân môn này. Trong quá trình quan sát giáo viên cần đưa ra hệ thống câu hỏi để học sinh có thể nắm bắt nội dung và chi tiết trong truyện.
- Cách thức hướng dẫn như sau:
+ Bước 1: Giáo viên kể mẫu toàn bộ câu chuyện.
+ Bước 2: Giáo viên treo tranh và kể mẫu từng đoạn theo tranh.
+ Bước 3: Gọi học sinh trả lời các câu hỏi theo lời gợi ý để học sinh nhớ nội dung theo từng bức tranh.
+ Bước 4: Giáo viên gọi đại diện nhóm lên bảng chỉ vào tranh phóng to và kể lại chuyện. Học sinh dưới lớp và cô giáo nhận xét góp ý.
+ Bước 5: Giáo viên gọi học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện. Học sinh dưới lớp nhận xét bạn kể.
* Ví dụ: Bài 1: Kể chuyện “Bàn chân kì diệu” (Tiếng Việt 4, tập 1). Giáo viên cho học sinh dựa vào sáu bức tranh trong sách giáo khoa kể lại trình tự diễn biến câu chuyện.
- Nội dung bài:
Tranh 1: Ký đến lớp xin cô giáo cho học.
Thấy các bạn được đi học, mấy hôm nay Ký suy nghĩ mãi. Ký đến lớp xin cô giáo cho vào học. Lúc đầu cô giáo không dám nhận em bởi cô giáo cầm tay Ký, hai cánh tay mềm nhũn, buông thõng, bất động.
Tranh 2: Cô giáo không dám nhận em vào học.
Cô giáo không dám nhận em vào học, vì em không thể viết bằng tay. Cô thoáng thấy đôi mắt nhòe ướt, em quay ngoắt đi vừa khóc vừa chạy về nhà.
Tranh 3: Cô giáo ngạc nhiên và cảm động khi thấy Ký viết bằng chân.
Ký thưa với cô có thể viết bằng chân. Cô giáo ngạc nhiên và cảm động khi thấy Ký tập viết bằng chân.
Tranh 4: Ký được nhận vào lớp học.
Từ đó, lúc nào cô giáo và các bạn cũng tận tình chăm sóc, giúp đỡ Ký. Khi viết Ký quắp mấy ngón chân lại, giữ lấy bút đã khó, có lúc còn bị chuột rút, mặt nhăn nhó xuýt xoa đau đớn.
Ký đã gặp rất nhiều khó khăn khi phải tập viết bằng chân. Nhưng được cô giáo và các bạn động viên nên Ký đã cố gắng vượt qua.
Tranh 6: Kí được thưởng hai Huy hiệu của Bác Hồ.
Cuối năm do học tập tốt, Ký được thưởng hai huy hiệu của Bác Hồ.
- Mục tiêu: Học sinh rút ra được bài học cho mình từ tấm gương sáng Nguyễn Ngọc Ký. Rèn kĩ năng quan sát tranh và ghi nhớ truyện cho học sinh.
- Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên kể mẫu toàn bộ câu chuyện.
Bước 2: Giáo viên treo tranh và kể mẫu theo từng tranh.
Bước 3: Giáo viên cho học sinh trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa theo từng tranh để các em nhớ nội dung:
+ Tranh vẽ bạn học sinh đang nói chuyện gì với cô giáo? + Vì sao cô giáo không dám nhận Ký vào lớp học?
+ Tâm trạng Ký ra sao khi không được nhận vào lớp học? + Cô giáo đến nhà Ký thấy cảnh gì?
+ Thái độ của cô giáo trước hành động tập viết bằng chân của Ký? + Cô giáo và các bạn đã giúp đỡ Ký ra sao?
+ Vì đã cố gắng trong học tập nên cuối năm Ký đã được nhận phần thưởng gì? Bước 4: Giáo viên gọi đại diện nhóm kể lại truyện theo tranh.
Bước 5: Giáo viên cho học sinh kể lại toàn bộ truyện và nhận xét. * Lưu ý:
Giáo viên cần đặt những câu hỏi khai thác nội dung các bức tranh để các em ghi nhớ trước khi cho các em kể từng đoạn theo tranh. Ngoài cách tiến hành như trên, giáo viên còn có thể đảo lộn thứ tự các bức tranh trên bảng to cho học sinh sắp xếp lại và kể. Giáo viên cũng có thể dùng các tranh đó để tổ chức cho học sinh thi kể chuyện theo tranh để khắc sâu kiến thức.