Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất được các giải pháp nâng caohiệu quả công tác XHH giáo dục Trung học phổ thông, nhằm đáp ứng nhu cầuhọc tập của nhân dân và ph
Trang 1LÊ THỊ LỆ THỦY
Mét sè gi¶i ph¸p n©ng cao HIÖU QU¶ c«ng t¸c x· héi ho¸ gi¸o dôc TRUNG HäC PHæ TH¤NG ë THµNH PHè VINH, TØNH NGHÖ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHỆ AN - 2013
Trang 2LÊ THỊ LỆ THỦY
Mét sè gi¶i ph¸p n©ng cao HIÖU QU¶ c«ng t¸c x· héi ho¸ gi¸o dôc trUNG HäC PHæ TH¤NG ë THµNH PHè VINH, TØNH NGHÖ AN
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60.14.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN THỊ HƯỜNG
NGHỆ AN - 2013
Trang 3học đã tham gia giảng dạy, quản lý và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình họctập, nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, cán bộ cơ quan Liên đoànLao động tỉnh Nghệ An, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, Công đoàn Giáodục Nghệ An, các trường THPT ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, gia đình,bạn bè và đồng nghiệp
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn ThịHường, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tác giảtrong suốt quá trình thực hiện luận văn này
Dẫu đã có nhiều cố gắng và nỗ lực của bản thân song luận văn khôngtránh khỏi những thiếu sót Tác giả kính mong nhận được sự góp ý của cácthầy, cô giáo, các cán bộ quản lý giáo dục cũng như bạn bè, đồng nghiệp đểluận văn được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Nghệ An, tháng 9 năm 2013
Tác giả
Lê Thị Lệ Thủy
Trang 42 Mục đích nghiên cứu ………
3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ………
4 Giả thuyết khoa học ………
5 Nhiệm vụ nghiên cứu ………
6 Phương pháp nghiên cứu ………
7 Đóng góp của luận văn ………
8 Cấu trúc của luận văn ………
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ………
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề ………
1.2 Một số khái niệm cơ bản ………
1.3 Một số vấn đề về công tác xã hội hóa giáo dục trung học phổ thông………
1.4 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác xã hội hóa giáo dục
Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và giáo dục ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An………
2.2 Thực trạng giáo dục trung học phổ thông ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An ………
2.3 Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục trung học phổ thông ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An ……… 2.4 Đánh giá về thực hiện xã hội hóa giáo dục trung học phổ thông ở
2 2 3 3 3 3 4
5 5 7
15 31 34 34 40 43
Trang 53.1 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp ………
3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục trunghọc phổ thông ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An ………
3.2.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xã hộihóa giáo dục………3.2.2 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và cộngđồng trách nhiệm của các tầng lớp xã hội đối với xã hội hóa giáo dụctrung học phổ thông ………
3.2.3 Đa dạng hóa các loại hình trường lớp và tăng cường cơ sở vật chấtnhằm đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục trung học phổ thông ……… 3.2.4 Mở rộng quyền tự chủ tài chính cho các cơ sở giáo dục ………
3.2.5 Tăng cường và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho giáo dụctrung học phổ thông ……… 3.2.6 Tăng cường công tác thanh, kiểm tra của Nhà nước và giám sátcủa cộng đồng đầu tư cho giáo dục ………
3.3 Thăm dò sự cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất…………
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ………
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… PHỤ LỤC ………
707171
73
798284
909297100
Trang 6CNH – HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
CB, GV, LĐ Cán bộ, giáo viên, lao động
DANH MỤC BẢNG BIỂU TrangBảng 2.1 Số trường của các bậc học trên địa bàn thành phố Vinh 38Bảng 2.2 Số liệu về số lớp, số học sinh của các trường THPT trên
địa bàn thành phố Vinh……… 42Bảng 2.3 Nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của chủ trương
XHHGD……… 44Bảng 2.4 XHHGD là huy động tiền của và cơ sở vật chất cho GD 44
Trang 7Bảng 2.9 Đánh giá mức độ thực hiện các nội dung XHHGD……… 49Bảng 2.10 Hiệu quả thực hiện XHHGD……… 50Bảng 2.11 Nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho giáo dục THPT…… 51Bảng 2.12 Mức thu học phí bậc THPT công lập theo Quyết định 80 52Bảng 2.13 Mức thu học phí bậc THPT công lập theo Quyết định số
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
- Lý do về mặt lý luận: Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệluôn được Đảng và Nhà nước ta xác định là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáodục là đầu tư cho phát triển Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cũng
đã khẳng định “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồnnhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựngnền văn hóa và con người Việt Nam”
Xã hội hóa giáo dục là làm cho giáo dục trở thành của xã hội hay là huyđộng toàn xã hội tham gia làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sứcxây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhànước
Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủban hành theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 đề ra 8 giải pháp pháttriển giáo dục trong đó có giải pháp tăng nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chế tàichính giáo dục với yêu cầu tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính giáo dục nhằm huyđộng, phân bổ và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực của Nhà nước và xã hộiđầu tư cho giáo dục Theo đó, có cơ chế chính sách quy định trách nhiệm của cácngành, các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng và gia đình trong việc đóng gópnguồn lực và tham gia các hoạt động giáo dục
Trong giai đoạn hội nhập quốc tế hóa hiện nay, giáo dục phải tăng tốc mớiđáp ứng nhu cầu phát triển của kinh tế - xã hội Khi nguồn lực của Nhà nước đầu
tư cho giáo dục còn hạn chế thì việc huy động, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục làrất cần thiết Đương nhiên vấn đề XHHGD không phải xuất phát từ khó khăntrước mắt mà từ bản chất của xã hội và giáo dục Xã hội sinh ra giáo dục, giáo dụcthúc đẩy xã hội phát triển
Trang 9- Lý do về mặt thực tiễn: Những năm qua, xã hội hoá giáo dục ở Nghệ
An cũng như trên địa bàn thành phố Vinh đã thu được những kết quả to lớn,huy động nguồn lực trong cộng đồng để phát triển sự nghiệp giáo dục Tuyvậy, công tác xã hội hóa giáo dục phát triển chưa được đồng đều, chưa thật sự
có hiệu quả giữa các vùng miền, giữa các đơn vị trường học trên cùng một địabàn
Xã hội hoá giáo dục đã có nhiều nhà khoa học, nhiều nhà quản lý giáodục nghiên cứu Tuy nhiên, để tìm ra giải pháp hữu hiệu tiếp tục thực hiện xãhội hoá giáo dục THPT trên địa bàn thành phố Vinh thì chưa có công trìnhkhoa học nào nghiên cứu
Để góp phần thúc đẩy chiến lược phát triển giáo dục, là người đangcông tác trong ngành giáo dục và đào tạo Nghệ An, tác giả lựa chọn đề tài
“Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục Trung học phổthông ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An”
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất được các giải pháp nâng caohiệu quả công tác XHH giáo dục Trung học phổ thông, nhằm đáp ứng nhu cầuhọc tập của nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Vinh, tỉnhNghệ An
3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Công tác xã hội hóa giáo dục Trung học phổthông
- Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xãhội hóa giáo dục Trung học phổ thông ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
- Phạm vi nghiên cứu: Các trường THPT công lập, ngoài công lập trên địabàn thành phố Vinh trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An quản lý
Trang 104 Giả thuyết khoa học
Nếu thực hiện các giải pháp XHH giáo dục trên cơ sở khai thác tiềmnăng sẵn có của địa phương, kết hợp sự quản lý đồng bộ của các cấp, cácngành để huy động toàn xã hội tham gia thì giáo dục Trung học phổ thông ởthành phố Vinh, tỉnh Nghệ An sẽ phát triển mạnh mẽ và bền vững
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài
5.3 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác XHH giáo dụcTrung học phổ thông ở Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
6 Các phương pháp nghiên cứu
6.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu liênquan đến công tác XHHGD nhằm xác lập cơ sở lý luận của đề tài
6.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Gồm các phương pháp nghiên cứu như điều tra, phỏng vấn, lấy ýkiến chuyên gia… nhằm xác lập cơ sở thực tiễn của đề tài
6.3 Phương pháp thống kê toán học
Nhằm xử lý số liệu thu được
7 Đóng góp của luận văn
- Về mặt lý luận: Tìm giải pháp để có thể huy động và phát huy hiệu
quả XHH cho giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnhNghệ An Với những giải pháp này hy vọng sẽ có những đóng góp vào sựhoàn thành những mục tiêu mà Đảng bộ, HĐND, UBND thành phố Vinh vàngành giáo dục tỉnh Nghệ An đề ra trong những năm tới
- Về mặt thực tiễn: Thực hiện xã hội hoá nhằm hai mục tiêu lớn: Thứ
nhất là phát huy tiềm lực kinh tế và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã
Trang 11hội chăm lo sự nghiệp giáo dục; thứ hai là tạo điều kiện để toàn xã hội, đặcbiệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được thụ hưởng thành quả giáodục ở mức độ ngày càng cao.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp thực hiện: Để tăng nguồn lực chogiáo dục, có nhiều giải pháp, như là: Đa dạng các nguồn lực đầu tư cho giáodục; đa dạng hóa loại hình trường lớp: công lập, tư thục; chống lãng phí: mộtvấn đề được nhiều nhà giáo đặc biệt quan tâm và có ý kiến là lãng phí tronggiáo dục Ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục chiếm tới 20% là nhiều, vấn
đề là quản lý và sử dụng nguồn ngân sách như thế nào cho hiệu quả Nhànước cần phải quản lý chặt chẽ trước khi tính đến phương án tăng học phí
8 Cấu trúc của luận văn
Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương:Chương 1 Cơ sở lý luận của công tác xã hội hóa giáo dục trung họcphổ thông
Chương 2 Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục trung học phổthông ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Chương 3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáodục trung học phổ thông ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Trang 12Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyếtđịnh tương lai của mỗi người và của cả xã hội Ngay từ những ngày đầu cáchmạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”,Người kêu gọi: “Toàn dân tham gia diệt giặc dốt” đồng thời vạch rõ phươngthức tiến hành “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũngxong” Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp giáo dục và đào tạo luôn là sựnghiệp của toàn dân Trong suốt quá trình lãnh đạo đấu tranh cách mạng,Đảng ta luôn coi việc vận động lực lượng toàn dân, toàn xã hội xây dựng vàphát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo như việc thực hiện đường lối quầnchúng của Đảng nhằm đạt đến mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương (khoá VIII) cũng đãkhẳng định: “Giáo dục - đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước
và của toàn dân Mọi người đi học, học thường xuyên, học suốt đời Mọingười chăm lo giáo dục Các cấp uỷ và tổ chức Đảng, các cấp chính quyền,các đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội, các gia đình và các cá nhân đều cótrách nhiệm tích cực góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, đónggóp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực cho giáo dục đào tạo” [23, tr17] Chínhphủ đã thông qua Nghị quyết số 90/CP về “Phương hướng và chủ trương xãhội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa” Theo đó, xã hội hoá hoạtđộng giáo dục được hiểu như là một cuộc vận động quần chúng rộng rãinhằm làm cho mỗi người được hưởng đầy đủ quyền lợi, đồng thời nâng caovai trò, trách nhiệm của mình đối với hoạt động giáo dục - đào tạo
Thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục, hàng loạt các đề án, đề tài
về xã hội hoá giáo dục đã được các nhà khoa học, quản lí, các tổ chức quantâm nghiên cứu Bên cạnh những đề án lớn mang tầm cỡ quốc gia do Văn
Trang 13phòng Chính phủ chủ trì như “Cơ sở lí luận của xã hội hoá giáo dục”, “Kinhnghiệm thế giới trong việc xã hội hoá giáo dục” của Viện Nghiên cứu pháttriển giáo dục, còn có nhiều tác giả viết về hoạt động này như: “Xã hội hoágiáo dục là một tư tưởng chiến lược, một bộ phận của đường lối giáo dục, mộtcon đường phát triển giáo dục ở nước ta” của GS.TS Phạm Minh Hạc Trong
đó tác giả đã cung cấp nhiều thông tin cần thiết và bổ ích cho các cấp quản lí,các tổ chức và đoàn thể, nhà trường, gia đình về mục đích, ý nghĩa, nội dunghoạt động, phương thức tiến hành công tác quản lí và những kinh nghiệm đểnâng cao chất lượng xã hội hoá công tác giáo dục
Năm 1999 Viện Khoa học giáo dục cũng đã xuất bản tài liệu “Xã hộihoá công tác giáo dục - nhận thức và hành động” Nội dung tài liệu cụ thể hoá
và hoàn thiện những quan niệm cơ bản mà mọi người cần biết về xã hội hoágiáo dục đồng thời chỉ ra vai trò và trách nhiệm của từng lực lượng trong xãhội hoá công tác giáo dục, những nét chính về cách tiến hành xã hội hoá côngtác giáo dục ở địa phương và cơ sở trường học
Trong tài liệu “Xã hội hoá giáo dục nhìn từ góc độ pháp luật”, TS LêQuốc Hùng đã chỉ ra những hạn chế trong quản lí nhà nước về công tác xã hộihoá giáo dục đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệuquả quản lí nhà nước đối với hoạt động này
Các nhà nghiên cứu như GS.TSKH Thái Duy Tuyên, Nguyễn MậuBành; các tác giả Phạm Tất Dong, Phạm Minh Hạc đã có nhiều bài viết vềXHHGD Viện Khoa học giáo dục nhiều năm qua đã tiến hành hệ thống các
đề tài nghiên cứu về XHHGD, đúc kết kinh nghiệm để phát triển lý luận và đềxuất chính sách nhằm hoàn thiện nhận thức lý luận, ban hành một số văn bảnhướng dẫn các địa phương, các đơn vị giáo dục thực hiện và xây dựng các đề
án về công tác XHHGD
Trang 14Năm 2009, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cũng đã có đề tài khoahọc cấp tỉnh nghiên cứu về công tác xã hội hóa giáo dục ở tỉnh Nghệ An màtrong đó tác giả cũng là một thành viên Tuy nhiên để đẩy mạnh công tácXHHGD ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Vinh hiệnnay còn đang nhiều vấn đề cần giải quyết để phát huy tính hiệu quả của nó.Chính vì lẽ đó, đề tài của luận văn và những kết quả nghiên cứu đạt được sẽ lànhững đóng góp thiết thực cho việc đẩy mạnh công tác XHHGD ở các trườngtrung học phổ thông trên địa bàn thành phố Vinh nói riêng và ở các trườngtrung học phổ thông trong tỉnh Nghệ An nói chung.
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Giáo dục, giáo dục trung học phổ thông
Lịch sử phát triển và tiến bộ của xã hội loài người cho thấy: Xã hộimuốn duy trì và phát triển thì con người trong xã hội cần được giáo dục liêntục để tiếp thu, cập nhập và phát triển kiến thức và kỹ năng mà loài người đãtích luỹ được Giáo dục là hiện tượng xã hội nảy sinh, tồn tại và phát triển gắnliền với sự phát triển và tiến bộ không ngừng của xã hội
Giáo dục được hiểu là quá trình nhằm hình thành, phát triển nhân cáchcon người, được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch thông qua cáchoạt động và các quan hệ giữa người dạy học và người học nhằm để ngườihọc lĩnh hội những tri thức và kinh nhiệm mà loài người đã tích luỹ trong lịchsử
* Cấu trúc của hệ thống giáo dục quốc dân: Hệ thống giáo dục quốcdân được thiết lập nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục, đáp ứng yêu cầuđào tạo con người của đất nước, tập hợp các ngành học, bậc học, cấp học, từnhà trẻ đến sau đại học một cách liên tục thống nhất Đối với Việt Nam, đó là
hệ thống 5-4-3-4, hay nói cách khác, một học sinh phải trải qua toàn bộ hệthống giáo dục từ lớp 1 lên đến đại học, không bỏ học hoặc lưu ban lớp nào,
Trang 15sẽ phải trải qua 16 năm theo học Trong đó, giai đoạn giáo dục phổ thông phảitrải qua 12 năm, bắt đầu với 5 năm tiểu học, tiếp đến là 4 năm THCS và 3năm trung học phổ thông.
Luật Giáo dục hiện hành quy định trẻ em bắt đầu đi học lớp một lúc 6tuổi Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân, mỗi công dân không phânbiệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hộihoặc hoàn cảnh kinh tế, đều bình đẳng về cơ hội học tập
Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong ba năm học, từ lớpmười đến lớp mười hai Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệptrung học cơ sở, có tuổi từ mười lăm tuổi Sau khi học xong lớp mười hai, họcsinh phải trải qua kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông để lấy bằng tốt nghiệp
* Các loại hình nhà trường trung học phổ thông bao gồm trường cônglập và trường ngoài công lập
- Trường công lập: Trường thuộc sở hữu Nhà nước, do cơ quan có Nhànước cấp Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp quậnhuyện quản lý Mọi chi phí hoạt động của nhà trường do NSNN cấp và mộtphần chi phí do học sinh đóng góp
- Trường ngoài công lập: Là một loại hình nhà trường nằm trong hoạtđộng giáo dục quốc dân, tự trang trải chi phí hoạt động Có 2 loại hình trườnggồm: trường dân lập và tư thục Tuy nhiên, hiện nay theo Luật Giáo dục năm
2005 và có sửa đổi, bổ sung năm 2009, giáo dục phổ thông chỉ có hai loạihình là công lập và tư thục
Tất cả các loại hình nhà trường này đều chịu sự quản lý nhà nước củacác cơ quan quản lý giáo dục theo sự phân công, phân cấp của Nhà nước.Trường công lập giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục quốc dân, Nhànước khuyến khích các tổ chức, cá nhân mở trường tư thục nhằm đáp ứng nhucầu học tập của xã hội Nhà trường được thành lập khi đảm bảo các điều kiện
Trang 16về cán bộ quản lý, giáo viên, cơ sở vật chất và năng lực tài chính theo quyđịnh của Chính phủ.
1.2.2 Xã hội hóa, xã hội hóa giáo dục
1.2.2.1 Xã hội hoá: Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ họcTrung ương, xuất bản năm 2000 của Nhà xuất bản Đà Nẵng thì xã hội hoá làlàm cho trở thành của chung của xã hội (xã hội hoá tư liệu sản xuất…)
Xã hội hoá là một trong những vấn đề cơ bản của xã hội học,
xã hội hoá được hiểu theo hai góc độ: Xã hội hoá cá nhân và xã hội hoáhoạt động
* Xã hội hoá cá nhân:
Xã hội hoá cá nhân là quá trình con người tiếp thu nền văn hóa của
xã hội trong đó con người được sinh ra, quá trình mà nhờ nó con người đạtđược những đặc trưng xã hội của bản thân, học được cách suy nghĩ và ứng xửđược coi là thích hợp trong xã hội
Xã hội hoá cá nhân là quá trình tiếp thu và tái tạo những kinh nghiệm
xã hội của cá nhân thông qua hoạt động và giao lưu Xã hội hoá cho phép conngười nhận thức toàn diện hiện thực xã hội xung quanh, chiếm lĩnh những kỹnăng hoạt động của cá nhân và tập thể
Xã hội hóa cá nhân là quá trình liên tục, quá trình đó còn gọi là quátrình học hỏi xã hội, tiếp thu xã hội, thích ứng xã hội [48, tr18]
* Xã hội hoá hoạt động:
Xã hội hoá được nghiên cứu ở đây chính là sự tham gia rộng rãi của xãhội (các cá nhân, nhóm, tổ chức, cộng đồng, ) vào một hoạt động hoặc một
số hoạt động mà trước đó chỉ một đơn vị, bộ phận hay một ngành chức năng
nhất định thực hiện [42].
Xã hội hoá theo nghĩa này thường được dùng một cách thông dụngtrong xã hội Đây chính là quá trình phối hợp hoạt động một cách có kế hoạch
Trang 17của các lực lượng trong xã hội theo một định hướng, một chiến lược quốc gia
để giải quyết một vấn đề nào đó của xã hội
Xã hội hoá hoạt động cần được coi là một tư tưởng chiến lược có tínhlâu dài toàn diện, là một giải pháp xã hội có tính liên ngành cao nhằm huyđộng các lực lượng xã hội tham gia một cách tích cực để giải quyết một vấn
đề xã hội nào đó
Xã hội hoá hoạt động dưới góc nhìn của các nhà lãnh đạo, quản lý là mộtquá trình tổ chức, quản lý và huy động nhiều lực lượng xã hội cùng tham gia đểgiải quyết một vấn đề của xã hội theo một chiến lược xác định và có kế hoạch
Đối với từng lực lượng xã hội, xã hội hoá được hiểu là một quá trìnhphối hợp, lồng ghép các hoạt động của mình với hoạt động của các lực lượngkhác trong xã hội có liên quan để tạo ra hoạt động có tính liên ngành cao,trong đó có sự phân công rõ trách nhiệm của từng lực lượng
Đối với mỗi cộng đồng, mỗi gia đình, mỗi người dân, xã hội hoá hoạtđộng được hiểu là một quá trình trong đó cần huy động sự tham gia hưởngứng của nhiều người, của cộng đồng vào các cuộc vận động nhằm động viên,thúc đẩy họ hành động một cách chủ động, tích cực vì mục đích mở rộng vànâng cao chất lượng một hoạt động xã hội nào đó
Xã hội hoá hoạt động còn được hiểu như là việc biến một nhiệm vụ,một công việc thuộc trách nhiệm của một chủ thể thành nhiệm vụ, công việccủa một số chủ thể, của nhiều chủ thể hay của toàn bộ xã hội Xã hội hoá vớinghĩa này tương đồng với việc huy động sức lực, trí tuệ (nguồn lực) của cảcộng đồng cho việc hoàn thành một nhiệm vụ xã hội nào đó Ở đây, huy độngsức người, sức của, tài chính, phương tiện, vật chất, là những cái cần huyđộng, tổng hợp, phân bổ và sử dụng cho việc hoàn thành nhiệm vụ Xã hộihoá theo nghĩa này như một phương thức huy động xã hội, thông qua công táctuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, vận động xã hội là chính Mà trong nhiều
Trang 18trường hợp xã hội hoá theo cách này đã huy động được không nhỏ sức lực, trítuệ của cả xã hội cho việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ xã hội
Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, xã hội hoá các hoạt động không chỉnghĩa là tăng cường huy động cộng đồng mà coi nhẹ trách nhiệm Nhà nướchoặc trách nhiệm các chủ thể chính mà ngược lại, đây chính là quá trình kếthợp chặt chẽ giữa trách nhiệm của Nhà nước, của các cơ quan chủ quản vớicộng đồng, làm cho các nguồn lực được huy động đến mức tối đa và sử dụng
có hiệu quả nhất Đây mới là mục tiêu thực chất của xã hội hoá các hoạt động
Như vậy, xã hội hoá hoạt động được đề cập ở đây chính là biến nhiệm
vụ của một ngành, một chủ thể thành nhiệm vụ của nhiều ngành, nhiều chủ thể
xã hội hay của toàn xã hội bằng cách thông qua hoạt động tuyên truyền, giáodục, thuyết phục nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm của từng đối tượng,
sự điều hành quản lý của các nhà lãnh đạo nhằm tăng cường sự phối hợp chặtchẽ giữa các lực lượng xã hội để thực hiện nhiệm vụ xã hội đang đặt ra
Xã hội hoá hoạt động con người rõ ràng khác biệt với xã hội hoá cánhân Bởi lẽ nếu xã hội hoá cá nhân là nhằm biến con người cá nhân thànhcon người xã hội thì xã hội hoá hoạt động là quá trình biến một hay một sốnhiệm vụ của một chủ thể thành nhiệm vụ của nhiều chủ thể hay của toàn xãhội [42], [48]
1.2.2.2 Xã hội hoá giáo dục: Văn kiện hội nghị lần thứ tư Ban chấphành Trung ương Đảng khoá VII nêu rõ: Xã hội hoá công tác giáo dục “Làhuy động xã hội làm giáo dục, động viên mọi tầng lớp nhân dân góp sức xâydựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước”[44]
Nghị quyết 90-CP của Chính phủ do Thủ tướng kí ngày 21/8/1997 đãxác định khái niệm xã hội hoá giáo dục như sau:
- Là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn
xã hội vào sự phát triển sự nghiệp giáo dục;
Trang 19- Là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân vàđảng bộ, HĐND, UBND, các cơ quan nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các
tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp đóng tại địa phương và của từng người dânđối với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế xã hội lành mạnh thuận lợicho hoạt động giáo dục;
- Là mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực,vật lực và tài lực trong xã hội (kể cả từ nước ngoài): phát huy và sử dụng cóhiệu quả các nguồn lực này
Cuộc vận động xã hội hoá giáo dục có 3 nội dung chủ yếu:
Một là, tạo ra phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội theo nhiềuhình thức, vận động toàn dân, trước hết là những người trong độ tuổi lao độngthực hiện học tập suốt đời để làm việc tốt hơn, thu nhập cao hơn và có cuộcsống tốt đẹp hơn, làm cho xã hội ta trở thành xã hội học tập
Hai là, vận động toàn dân chăm sóc thế hệ trẻ, tạo môi trường giáo dụctốt lành, phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục trong nhà trường với giáo dục ở giađình và ngoài xã hội; tăng cường trách nhiệm của cấp uỷ đảng, HĐND, UBND,các đoàn thể quần chúng, các doanh nghiệp… đối với sự nghiệp giáo dục
Ba là, nâng cao ý thức trách nhiệm và sự tham gia của toàn dân, củamỗi người đối với giáo dục nhằm củng cố, tăng cường hiệu quả của hệ thốnggiáo dục để phục vụ tốt việc học tập của nhân dân
Xã hội ngày một phát triển, cũng như giáo dục qua các thời đại lịch
sử ngày càng tiến xa bản chất xã hội vốn có từ ban đầu Trải qua các quá trìnhthay đổi về mối quan hệ sản xuất, tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyên môn hoá,giai cấp hoá, nhà nước hoá đi đến độc quyền và đơn độc Chất lượng giáo dụcthấp, cơ sở vật chất cho giáo dục còn nhiều bất cập, có nhiều nguyên nhân từnhững vấn đề này Những vấn đề còn tồn tại của giáo dục sẽ dần được khắcphục khi giải quyết tốt bản chất xã hội liên quan mật thiết tới giáo dục Đảng
Trang 20ta đã khẳng định quan điểm “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng” Hộinghị lần thứ 6 BCH TW Đảng khóa IX đã chỉ rõ: “Toàn Đảng, toàn dân, toànngành giáo dục cần tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt những định hướngchiến lược về giáo dục trong Nghị quyết TW 2 (Khoá VIII) Đẩy mạnhXHHGD nhằm tạo nguồn nhân lực có số lượng và chất lượng đáp ứng yêucầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá” [24].
Qua đó chúng ta thấy rằng, XHHGD không chỉ đơn thuần là huy độngsức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp vào sự phát triển sự nghiệp giáodục mà còn có chiều ngược lại: Giáo dục tạo ra nguồn nhân lực có số lượng
và chất lượng đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kỳ mới
1.2.3 Hiệu quả, hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục
1.2.3.2 Hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục
Hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục là việc thực hiện công tác xã hộihóa giáo dục sao cho mang lại kết quả tối ưu
1.2.4 Giải pháp, giải pháp nâng cao hiệu quả xã hội hóa giáo dục
1.2.4.1 Giải pháp
Theo Từ điển tiếng Việt: “Giải pháp là phương pháp giải quyết một vấn
đề cụ thể” [36, tr387]
Trang 21Theo Nguyễn Văn Đạm: “Giải pháp là toàn bộ những ý nghĩ có hệthống cùng với những quyết định và hành động theo sau, dẫn tới sự khắc phụcmột khó khăn” [28, tr235].
Để hiểu rõ hơn khái niệm về giải pháp, chúng ta cần phân biệt nó vớimột số khái niệm tương tự như phương pháp, biện pháp Điểm giống nhaucủa các khái niệm là đều nói về cách làm, cách tiến hành, cách giải quyết mộtcông việc, một vấn đề Còn điểm khác nhau ở chỗ, biện pháp chủ yếu nhấnmạnh đến cách làm, cách hành động cụ thể, trong khi đó phương pháp nhấnmạnh đến trình tự các bước có quan hệ với nhau để tiến hành công việc cómục đích
Theo Hoàng Phê “Phương pháp là hệ thống các cách sử dụng để tiếnhành một công việc nào đó” [22, tr135] Theo Nguyễn Văn Đạm “Phươngpháp được hiểu là trình tự cần theo trong các bước có quan hệ với nhau khitiến hành một công việc có mục đích nhất định” [22, tr235]
Về khái niệm biện pháp, theo Từ điển tiếng Việt, đó là “Cách làm, cáchgiải quyết một vấn đề cụ thể” [35, tr64]
Như vậy, khái niệm giải pháp tuy có những điểm chung với các kháiniệm trên nhưng nó cũng có điểm riêng Điểm riêng cơ bản của thuật ngữ này
là nhấn mạnh đến phướng pháp giải quyết một vấn đề, với sự khắc phục khókhăn nhất định Trong một giải pháp có thể có nhiều biện pháp
1.2.4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả xã hội hóa giáo dục
Giải pháp nâng cao hiệu quả XHHGD là hệ thống các cách thức tăngcường sự huy động toàn thể xã hội tham gia một cách có hiệu quả vào sựnghiệp giáo dục
1.3 Một số vấn đề về công tác xã hội hóa giáo dục trung học phổ thông
1.3.1 Vị trí, mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục trung học phổ thông
Trang 221.3.1.1 Vị trí
Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong ba năm học, từ lớpmười đến lớp mười hai Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệptrung học cơ sở, có tuổi từ mười lăm tuổi
Ngoài ra Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng quy định nhữngtrường hợp có thể học trước tuổi hoặc cao hơn tuổi quy định
Các cấp học trong hệ thống giáo dục là một chỉnh thể thống nhất, cómối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo nên một dòng chảy liên tục có chủ đíchcho quá trình phát triển của mỗi con người Trong hệ thống này công bằng mànói chúng ta có thể khẳng định, giáo dục trung học phổ thông có một vị trí hếtsức quan trọng, nó là chiếc cầu nối cơ bản, nó là cấp học mang tính nền tảngcủa cả hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia Chất lượng của giáo dục trung họcphổ thông do vậy trước tiên ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giáo dục dạynghề và đại học, sâu xa hơn, mở rộng hơn, chính nó là nguồn gốc góp phầnquan trọng quyết định chất lượng của nguồn lực lao động từng nước
1.3.1.3 Nhiệm vụ
Giáo dục trung học phổ thông phải củng cố, phát triển những nội dung
đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông, ngoài nộidung chủ yếu nhằm đảm bảo chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện vàhướng nghiệp cho mọi học sinh còn có nội dung nâng cao ở một số môn học
để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh
Trang 231.3.2 Vai trò, ý nghĩa của công tác xã hội hóa giáo dục trung học phổ thông.
1.3.2.1 Vai trò của công tác XHHGD trung học phổ thông
Từ vai trò của giáo dục trung học phổ thông, ta có thể thấy được tầmquan trọng của việc huy động các nguồn lực để tạo các điều kiện cho giáo dụctrung học phổ thông phát triển Bởi vậy trong chiến lược phát triển giáo dục,phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia, câu hỏi đầu tiên, trọng tâm độtphá đầu tiên là chú trọng chăm lo cho cấp học phổ thông Công tác XHHGDtrung học phổ thông nhằm thực hiện các vai trò sau:
- Đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp theo hướng kiên cốhoá, hiện đại hoá;
- Tăng cường trang thiết bị GD và giảng dạy cho các nhà trường;
- Chăm lo cho học sinh, nhất là học sinh nghèo, diện chính sách và khókhăn khác; đồng thời khuyến khích học sinh giỏi phát triển tài năng;
- Chăm lo cho đội ngũ giáo viên, phát huy truyền thống tôn sư trọngđạo, giúp giáo viên hoàn thành tốt trách nhiệm vẻ vang của mình và đáp ứngmong mỏi của xã hội, gia đình và học sinh
1.3.2.2 Ý nghĩa của công tác xã hội hóa giáo dục trung học phổ thông.Công tác XHHGD là việc làm cần thiết, có tầm quan trọng và ý nghĩa
to lớn vì XHHGD sẽ tạo ra một xã hội học tập, góp phần nâng cao dân trí, đàotạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho xã hội
XHHGD góp phần tạo nên những điều kiện vật chất để nâng cao chấtlượng giáo dục ở cấp học trung học phổ thông
XHHGD tạo điều kiện cho mục đích của giáo dục THPT phù hợp vớimục đích của từng cá nhân tham gia giáo dục Tạo điều kiện làm phong phúhơn cho nội dung và phương pháp giáo dục
Trang 24XHHGD góp phần làm cho giáo dục THPT thực sự phục vụ đắc lựccho sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, phục vụ trực tiếp lợi ích chotừng cá nhân.
XHHGD sẽ thực hiện công bằng xã hội và dân chủ hoá giáo dục
XHHGD còn làm cho mọi người hiểu được giáo dục không chỉ là tráchnhiệm của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội, của mỗi gia đình,từng cá nhân người đi học
XHHGD thu hút các lực lượng xã hội tham gia vào các hoạt động đadạng của giáo dục THPT, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển giáo dụcTHPT
1.3.3 Bản chất, đặc điểm của xã hội hóa giáo dục trung học phổ thông.
1.3.3.1 Bản chất của xã hội hóa giáo dục trung học phổ thông
Bản chất của xã hội hoá giáo dục là tăng cường sự tham gia của các cánhân, các gia đình, các nhóm, các tổ chức và cộng đồng xã hội vào thực hiệnmục tiêu phát triển giáo dục
Xã hội hoá là quá trình trong đó cá nhân nhờ hoạt động, tiếp thu giáodục, giao lưu… mà học hỏi được cách sống trong cộng đồng, trong đời sống
xã hội và phát triển được khả năng đảm nhiệm các vai trò xã hội với tư cáchvừa là cá thể, vừa là một thành viên của xã hội
Trong hoạt động giáo dục, do bản chất của nó, giáo dục là một thiết chế
xã hội, hoạt động của nó vốn có tính chất là một hoạt động rõ rệt Bản chấtcủa xã hội hoá giáo dục tuy không đối lập với tính xã hội của giáo dục nhưngcũng không đồng nhất Bởi vì XHHGD là “nhằm huy động toàn bộ xã hội làmgiáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dụcquốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước”
Trang 25Sự tham gia của các thành phần ngoài Nhà nước vào giáo dục khôngchỉ đơn thuần ở khía cạnh đóng góp tài chính, mà phải ở toàn bộ nội dung vàphương thức giáo dục.
Gia đình phải phối hợp cùng nhà trường giáo dục con em cả về trithức lẫn đạo đức, chứ không thể giao khoán cho Nhà trường mọi việc Do
đó, gia đình cần phải được tham gia việc hình thành và điều chỉnh nội dunggiáo dục trong Nhà trường thông qua những cơ chế hợp lý, như hội đồngtrường chẳng hạn
Thị trường phải tham gia tư vấn và thiết kế một phần nội dung giáodục, nhất là với giáo dục đại học và giáo dục dạy nghề Với tư cách là người
sử dụng các sản phẩm tri thức và kỹ năng của sản phẩm giáo dục Nếukhông chương trình dễ lạc hậu và xa rời thực tế Những tri thức và kỹ năng
mà Nhà trường trang bị cho người học không đáp ứng được đòi hỏi của thịtrường lao động
Các tổ chức dân sự, hội nghề nghiệp tham gia giáo dục với chức năngbồi dưỡng nghiệp vụ, tư vấn chương trình sao cho nội dung giáo dục đáp ứngđược những đòi hỏi của đời sống thực bên ngoài nhà trường
XHHGD là một tư tưởng chiến lược về giáo dục, nhằm tạo ra chuyểnbiến sâu sắc, có “tính cách mạng” trong hoạt động thực tiễn giáo dục, biếnhoạt động giáo dục vốn mang tính chuyên biệt trong một lĩnh vực, một thiếtchế xã hội trở thành một hoạt động xã hội rộng lớn, sâu sắc, bắt rễ vào tất cảcác lĩnh vực của đời sống vật chất và tinh thần của xã hội
Nhờ xây dựng và phát triển xã hội theo hướng XHH, mọi tiềm năngcủa xã hội về vật chất, về trí tuệ, về khoa học và kinh tế sẽ được khơi dậy, huyđộng, tham gia vào tất cả các hoạt động giáo dục, với các mức độ khác nhau,giúp cho giáo dục đạt tới quy mô rộng, tốc độ lớn, đảm bảo được chất lượng,đáp ứng các nhu cầu phát triển và tiến bộ xã hội
Trang 26Nghiên cứu XHHGD là nghiên cứu một trong những vấn đề cơ bảnnhất của giáo dục, giúp cho giáo dục phát huy mọi tiềm năng của chính mình,dựa vào sức mạnh của xã hội để phát triển lành mạnh, vững chắc, không chỉ
có các nước nghèo mới thực hiện XHHGD; mà XHHGD là con đường tổchức, phát triển giáo dục có hiệu quả Vì thế, mang tính phổ quát đối với sựnghiệp giáo dục chung có tính toàn cầu
1.3.3.2 Đặc điểm của xã hội hóa giáo dục trung học phổ thông
Huy động toàn xã hội đóng góp nhân lực, tài lực, vật lực, thực hiện đadạng hoá các nguồn đầu tư cho giáo dục
Các lực lượng xã hội tham gia phát triển quy mô, số lượng giáo dục.Các lực lượng xã hội tham gia vào việc đa dạng hoá các hình thức họctập
Các lực lượng xã hội tham gia vào đa dạng hoá các loại hình trường lớp.Huy động toàn xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho việcgiáo dục thế hệ trẻ
Thu hút các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục của nhàtrường
Các đặc điểm trên cho chúng ta thấy XHHGD sẽ làm cho giáo dục cànggắn bó với cộng đồng, do cộng đồng và thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu củacộng đồng, của người dân
1.3.4 Nội dung công tác xã hội hóa giáo dục trung học phổ thông
Xã hội hoá giáo dục là: “Huy động toàn dân làm giáo dục, động viêncác tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản
lý của Nhà nước” Đây chính là việc tăng cường tính xã hội của giáo dục làmcho mối quan hệ giữa giáo dục và cộng đồng xã hội phát huy tối đa vai trò củamình Xã hội hoá giáo dục đồng thời là quá trình nhằm nâng cao trách nhiệmcủa cả hai phía giáo dục và cộng đồng với nhau; tạo điều kiện khẳng định vai
Trang 27trò của giáo dục thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng xã hội và khơi dậy mọinăng lực tiềm ẩn trong cộng đồng xã hội tham gia xây dựng và phát triển giáodục Nội dung XHHGD trong Nghị quyết 90/CP (ngày 21/81997) bao gồm 5mặt sau đây:
- Giáo dục chăm lo cho xã hội: Tạo ra phong trào học tập sâu rộng
trong toàn xã hội theo nhiều hình thức; vận động toàn dân, trước hết là nhữngngười trong độ tuổi lao động, thực hiện học tập suốt đời để làm việc tốt hơncho xã hội, có thu nhập cao hơn và có cuộc sống tốt đẹp hơn, làm cho toàn xãhội trở thành một xã hội học tập
Cần phải đổi mới cơ bản tư duy và cơ chế quản lý giáo dục phải bắtnguồn từ cái gốc “nhu cầu học tập suốt đời của dân” Nhu cầu học của dâncũng là nhu cầu hàng đầu của sự nghiệp đổi mới CNH, HĐH đất nước, lấysức dân mà đáp ứng nhu cầu học của dân, phát huy đạo học làm người củacha ông, thực hiện sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh và Nghị quyết Đại hộiĐảng về xây dựng xã hội học tập: “Ai cũng được học hành Hoạt động và họctập cho đến phút cuối cùng Công nông trí thức hoá Dân tộc thông thái”,
“Thực hiện giáo dục cho mọi người Cả nước trở thành một xã hội học tập, nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, hoàn thiện học vấn và tay nghề, thựchiện trí thức hoá công nhân Nâng cao hàm lượng tri thức trong các nhân tốphát triển kinh tế - xã hội Nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng, gắnkết với nhau thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước Phát huy khảnăng “năm tự”: Tự học, tự nghiên cứu, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề, tựtìm và tạo việc làm, tự hoàn thiện nhân cách” [23]
Chất lượng giáo dục là chất lượng học của từng người học, của từngngười dân, trong một xã hội mà ai cũng thi đua yêu nước, ai cũng tự học tốt,làm tốt, sống tốt Đây là mấu chốt khái niệm XHHGD để xây dựng một xã hộihọc tập
Trang 28Muốn đạt mục tiêu trên phải lấy xã hội hoá toàn diện và phong tràocách mạng quần chúng “Toàn dân đoàn kết thi đua học tập tốt, làm tốt, sốngtốt, xây dựng cả nước thành một xã hội học tập ngang tầm thời đại” làmnguồn lực tổng thể.
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là làm giáo dục để “ai cũng đượchọc hành” bằng con đường cách mạng quần chúng: Toàn dân thi đua diệt giặcdốt, xoá nạn mù chữ, thực hiện phổ cập tiểu học, phổ cập trung học cơ sở, tiếntới phổ cập bậc trung học phổ thông Ngày nay diệt giặc dốt đã được nâng lêntrình độ hiện đại: “Cả nước là một xã hội học tập”, “xoá mù tin học”, “xoá mùnghề” Thi đua diệt giặc dốt trở thành thi đua xây dựng “cả nước trở thànhmột xã hội học tập, học tập suốt đời”, kết hợp chặt chẽ với phong trào thi đua
“làm kinh tế giỏi, xoá đói giảm nghèo, làm giàu hợp pháp”, “Xây dựng đờisống văn hóa”, nhằm đáp ứng ba nhu cầu cơ bản của người dân: Nhu cầu học,nhu cầu làm, nhu cầu sống
Theo tài liệu Mark Smith (người Anh) viết năm 2000 và 2002 “Lýthuyết và ngữ nghĩa của xã hội học tập”, thì cuộc thảo luận về khái niệmXHHT bắt đầu từ năm 1972, Etga Phô viết trong cuốn “Học để tồn tại” nhưsau:
“Nếu học tập là việc động chạm đến suốt đời con người, cả theo nghĩathời gian cả theo nghĩa đa dạng và đối với mọi người trong xã hội, kể cả cácnguồn lực xã hội, kinh tế và giáo dục, khi đó chúng ta phải đi xa hơn việctháo dỡ tất cả các hệ thống giáo dục cho đến lúc nào đạt được tình trạng củamột xã hội học tập” Như vậy xã hội học tập là mọi người học suốt đời, học cảtrong nhà trường và ngoài nhà trường Học để tồn tại đã trở thành 4 trụ cộtcủa giáo dục thế kỷ XXI
Khái niệm xã hội học tập xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ XX,trước Etgaphô có Đônan Son đã nói lên ý tưởng cho rằng xã hội sắp tới sẽ có
Trang 29nhiều biến đổi rất nhanh, nhu cầu học tập sẽ tăng lên hơn nhiều do đó phảihọc để hiểu, để tác động, để điều hành các chuyển đổi đó; năng lực học tậpphải trở thành một thuộc tính bản chất của mỗi người, ai cũng phải biết họctập suốt đời một cách thành thực
Ở phương Tây, sự bùng nổ tri thức được diễn ra mạnh mẽ từ nhữngnăm 1960, được gọi là cách mạng hoá quá trình thông báo tri thức Sau nàyngười ta đã đưa ra tư tưởng này gắn bó với tư tưởng học suốt đời, học liêntục, học không chính quy, học cho tất cả mọi người Học tập là mục đích tựthân của mỗi người
Nói đến xã hội học tập là nói đến từng con người học tập, tiếp thu lĩnhhội và sử dụng tri thức Trong xã hội học tập không chia ra lứa tuổi: trước đihọc - đi học - lao động Người học phải từ dữ liệu, đến thông tin, thành trithức và sử dụng tri thức vào trong từng hoàn cảnh cụ thể, giải quyết vấn đềđem lại sản phẩm tạo ra hiệu quả có ích cho bản thân cộng đồng và xã hội
Tư tưởng Hồ Chí Minh là cẩm nang thần kỳ của người học: “Tình hìnhthế giới và trong nước luôn luôn biến đổi, công việc của chúng ta nhiều vàmới, kỹ thuật của thế giới ngày càng tiến bộ nhưng sự hiểu biết của chúng ta
có hạn Muốn tiến bộ kịp thời với sự biến đổi vô cùng tận, chúng ta phảinghiên cứu, học tập”, “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời Suốt đờiphải gắn lý luận với công tác thực tiễn Không ai có thể cho mình là biết đủrồi, đã biết hết rồi Thế giới ngày càng đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến
bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học cho kịp nhân dân”
Như vậy, xã hội học tập là một xã hội mà mọi người đều lấy học tập
là một công việc thường xuyên, suốt đời, học trong nhà trường và ngoài nhàtrường, chính quy và không chính quy, như là một phần không thể thiếu đượccủa đời mình, lấy học tập làm phương pháp tiếp cận cuộc sống, nhằm pháttriển con người bền vững tạo động lực cho toàn bộ sự tiến bộ xã hội
Trang 30Các nhà lý luận về xã hội học tập đều chú ý tới một tư tưởng, hay phải
có một tổ chức tốt để đa ý tưởng đó vào cuộc sống, họ đã đề xuất “đơn vị tổchức học tập” là “Trung tâm giáo dục cộng đồng” UNESCO coi “Trung tâmgiáo dục cộng đồng” là một hình thức tổ chức mới thích hợp với thôn, xóm,
xã, phường và đã khuyến cáo tổ chức các trung tâm này Đến nay, cả nước đã
có hàng nghìn trung tâm, các trung tâm này hoạt động tốt, phát huy tác dụng
rõ rệt, đang mở ra một giai đoạn phát triển mới, tích cực thực hiện Nghị quyếtĐại hội IX: “cả nước trở thành một xã hội học tập”
- Đa dạng hóa nguồn lực: Huy động các lực lượng tham gia đóng góp
nguồn nhân lực, vật lực, tài lực, đa dạng hoá các nguồn đầu tư cho giáo dục
Nền giáo dục nhân dân cho mọi người của một xã hội học tập đòi hỏiphải rà soát lại quan điểm “mở rộng quy mô trên cơ sở phải đảm bảo chấtlượng” Yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá từng bước phát triển kinh tế trithức đòi hỏi vừa phải phát triển nhanh quy mô vừa phải khẩn trương nâng caochất lượng giáo dục, trong điều kiện đất nước còn nghèo nguồn lực còn hạnhẹp “Phải phát triển một nền giáo dục huy động mọi nguồn lực, phát huy mọitác nhân, tổ chức nhiều loại hình, thực hiện hợp lý nhiều mức chất lượng, đảmbảo liên thông trong hệ thống, xây dựng xã hội học tập, tiến tới mọi người trẻtuổi đều được đào tạo, mọi người lao động đều được học tập suốt đời” (Thủtướng Phan Văn Khải, Nd, 13/6/2004)
Mặc dù đầu tư của Nhà nước cho giáo dục tăng nhưng vẫn chưa đủ doyêu cầu ngày càng tăng về quy mô và chất lượng Phần lớn ngân sách chi chogiáo dục dùng để trả lương cho giáo viên (chiếm khoảng hơn 80%) Do đó cơ
sở trường lớp, thiết bị dạy học thiếu trầm trọng Theo thống kê, đến năm học
2002 - 2003 cả nước có hơn 60.000 phòng học tranh tre nứa lá, 20.000 phònghọc 3 ca Chính vì vậy ngày 15/1/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyếtđịnh số 159/2002/QĐ-TTg phát hành công trái giáo dục, nhằm mục tiêu xoá
Trang 31phòng học 3 ca, phòng học tạm tranh tre nứa lá, thực hiện kiên cố hoá trườnglớp Mặt khác đời sống của giáo viên và nhân dân nhiều nơi còn khó khăn,nhiều con em không có tiền ăn học Những đóng góp của xã hội nhằm gópphần xây dựng trường lớp, mua sắm trang thiết bị, giúp đỡ các học sinhnghèo, gia đình chính sách, khen thưởng học sinh giỏi, chăm lo đời sống vậtchất, tinh thần cho giáo viên Việc huy động các lực lượng xã hội đầu tư chogiáo dục là một yêu cầu bức xúc hiện nay Đây là biểu hiện dễ thấy nhất củaXHHGD và là nội dung phổ biến nhất của cuộc vận động này.
- Đa dạng hoá loại hình: Huy động các lực lượng xã hội tham gia vào
qúa trình đa dạng hoá các hình thức học tập và các loại hình trường lớp
Định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ CNH,HĐH và nhiệm vụ đến năm 2010 của Đảng đã chỉ rõ: “Giữ vững vai trò nòngcốt của trường công lập đi đôi với đa dạng hoá các loại hình giáo dục đàotạo” Mục tiêu cơ bản của đa dạng hoá giáo dục là nhằm đẩy nhanh quá trình
“Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” nhằm đáp ứng yêucầu về nguồn nhân lực, trình độ văn hóa, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất đạođức, đáp ứng những yêu cầu thực tiễn đặt ra của xã hội trong thời kỳ mới.Các lực lượng xã hội và cá nhân có thể tham gia trực tiếp vào quá trình giáodục bằng việc tổ chức các cơ sở giáo dục khác bên cạnh các cơ sở giáo dụccủa nhà nước như tư thục, các lớp cho trẻ mồ côi, khuyết tật Ngoài hìnhthức học tập chính quy, tập trung còn có các hình thức học tập khác như: đàotạo tại chức, từ xa, đào tạo trực tuyến trên mạng internet Làm cho mọi người
dễ tìm đến kiến thức khoa học phù hợp với hoàn cảnh của mình để nâng caotrình độ Chính bản thân giáo dục chính quy, các trường công lập cũng phải
đa dạng hoá các phương thức đào tạo, các hình thức tổ chức nhà trường
- Cộng đồng trách nhiệm: Toàn dân có trách nhiệm tạo lập môi trường
giáo dục lành mạnh, vận động toàn dân chăm lo thế hệ trẻ, phối hợp chặt chẽ
Trang 32giữa giáo dục trong nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục ngoài xãhội; tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy, HĐND, UBND, các tổ chức đoànthể đối với sự nghiệp giáo dục.
Con người là tổng hoà các quan hệ xã hội Nhà trường có vị trí đặc biệtcủa quá trình giáo dục nhưng không phải là duy nhất
Môi trường đề cập ở đây chính là gia đình - nhà trường - xã hội Giáodục là một hiện tượng đặc biệt của xã hội, không thể tách giáo dục ra khỏi đờisống cộng đồng, vì vậy giáo dục phải dựa vào lực lượng toàn xã hội để đảmbảo môi trường trên được lành mạnh, thống nhất, tác động tích cực đến việchình thành và phát triển nhân cách của học sinh
Xây dựng môi trường nhà trường bằng cách huy động lực lượng toàn
xã hội để xây dựng cảnh quan, cơ sở hạ tầng, nền nếp kỷ cương, quan hệ giữathầy và trò, giữa thầy trò với nhân dân địa phương Đây chính là việc xâydựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người Nhà trường đóng vai trò chủđộng, tạo môi trường giáo dục bằng việc thực hiện tốt các cuộc vận động
“Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”, các phong trào thi đua
“Mỗi thầy cô giáo là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo” Nhà trườngphải biết tập hợp các lực lượng xã hội, phát huy khai thác tiềm năng giáo dụccủa họ để tạo ra nhiều tác động mang tính tích cực Chẳng hạn lực lượng vũtrang giúp nhà trường giáo dục về quân sự quốc phòng, lực lượng cựu chiếnbinh giáo dục truyền thống yêu nước, ngành y tế chăm sóc sức khoẻ và cungcấp cho học sinh, giáo viên những kiến thức về chăm sóc sức khoẻ, dân số,phòng chống ma tuý Mọi tổ chức xã hội đều mang lại hiệu quả giáo dục nếubiết lựa chọn phù hợp
Gia đình là môi trường chính yếu trong việc hình thành và phát triểnnhân cách, là nhân tố quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ Bác Hồ đã đềcập đến “Gia đình học hiệu” Đảng ta đã xác định “Gia đình là tế bào của xã
Trang 33hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọnggiáo dục nếp sống và hình thành nhân cách” Có thể xem gia đình là “mộtthiết chế xã hội”, là nhân tố tích cực thúc đẩy sự phát triển xã hội, có vai tròđặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy và truyền thụ những giá trịvăn hóa tinh thần của dân tộc Gia đình là tổ ấm đem lại hạnh phúc cho mỗi
cá nhân Gia đình là nơi nuôi dưỡng con người từ lúc sơ sinh cho đến khitrưởng thành Đức, trí, thể, mỹ của mỗi thành viên trong gia đình phụ thuộcrất lớn vào sự nuôi dưỡng, chăm sóc của các bậc làm cha làm mẹ, và cảnhững mối quan hệ ứng xử của các thành viên Hơn thế, gia đình là tế bào của
xã hội, mỗi gia đình đều tốt thì xã hội mới tốt đẹp Do đó huy động các lựclượng xã hội chăm lo giáo dục môi trường gia đình chính là huy động lựclượng xã hội chăm lo giáo dục
Mỗi con người được sinh ra hai lần: Con người sinh học và con người
xã hội Các nhà nghiên cứu đã chứng minh, nếu một đứa trẻ sinh ra đã táchkhỏi đời sống xã hội, khỏi mọi người thì nó không có tính người: Không biếtnói, đi bằng tứ chi Quá trình biến một đứa trẻ từ thực thể tự nhiên thành conngười xã hội được diễn ra nhờ quá trình xã hội hóa, tách khỏi môi trường xãhội thì không bao giờ trở thành con người Nhà xã hội học Mỹ R.E.Park đãtừng viết: "Người ta sinh ra không phải đã là con người, mà chỉ trở thành conngười trong quá trình giáo dục" Trong môi trường xã hội cá thể tiếp thu họctập nền văn hóa của xã hội, tức là quá trình lĩnh hội các kinh nghiệm của xãhội để hình thành và phát triển nhân cách
Để tạo môi trường trong sạch, thuận lợi cho việc hình thành và pháttriển nhân cách, chúng ta phải xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, vănminh Các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa phải tuân thủ theo pháp luật
và lành mạnh Các hiện tượng tiêu cực phải được đẩy lùi Như vậy môi trườnggiáo dục ngoài nhà trường mới có thể tác động tích cực tới học sinh Điều đó
Trang 34đòi hỏi mỗi người trong cộng đồng dân cư phải tham gia góp sức xây dựng ;ngoài ra môi trường thiên nhiên nếu được chăm sóc bảo vệ một cách có ýthức cũng tác động đến việc hình thành những phẩm chất tốt đẹp trong nhâncách của thế hệ trẻ
Huy động cộng đồng tham gia xây dựng và phát triển nhà trường
Tham gia là góp phần mình vào hoạt động trong một tổ chức nào đó.Xây dựng là làm cho hình thành một số tổ chức hay một chỉnhthể về xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa theo một phương thức nhất định
Phát triển là thay đổi hoặc làm cho thay đổi từ ít đến nhiều, hẹp đếnrộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp
Huy động cộng đồng tham gia xây dựng và phát triển nhà trường
là cộng đồng góp phần cùng nhà trường hình thành, duy trì sự ổn định và làmcho biến đổi trạng thái của hệ thống nhà trường phát triển theo một hướngnhất định
Cộng đồng tham gia xây dựng và phát triển nhà trường bao gồm
cả những việc tham gia quản lí nhà trường đến các hình thức cộng đồng chia
sẻ trách nhiệm với bộ máy nhà nước đối với việc quản lí điều hành, hỗ trợ cáchoạt động giáo dục thông qua các hình thức tự nguyện
Trước thời kỳ đổi mới, sự quan tâm hỗ trợ còn hạn chế, do vậy hầunhư tình trạng khoán trắng cho ngành giáo dục, chưa chú ý đầu tư cho giáodục còn khá phổ biến, dẫn đến hiệu quả giáo dục thấp
Ngày nay, với nhận thức mới: con người vừa là mục tiêu, vừa là độnglực của sự phát triển kinh tế xã hội; con người là trọng tâm của sự phát triểnvừa là tác nhân, vừa là mục đích của sự phát triển, vì vậy rất nhiều nước trênthế giới đã quan tâm đầu tư cho giáo dục
Đảng, Nhà nước ta đã xác định: "Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàngđầu" Bằng các biện pháp lớn: “Tăng dần tỷ trọng chi ngân sách cho giáo dục
Trang 35đào tạo, huy động các nguồn đầu tư cho giáo dục trong nhân dân, viện trợ củacác tổ chức quốc tế kể cả vay vốn của nước ngoài để phát triển giáo dục Mặttrận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, mọi gia đình và mọingười cùng với ngành giáo dục đào tạo chăm lo xây dựng sự nghiệp giáo dụctheo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm" [20, tr2].
Ở những nước có nền kinh tế phát triển cũng không bao cấp hoàn toàncho giáo dục mà đều phải huy động sự đóng góp của cộng đồng vào sự nghiệpphát triển giáo dục Do đó, đối với nước ta nền kinh tế chưa phát triển mạnh,
sự đầu tư của Nhà nước còn hạn chế, vì vậy huy động cộng đồng tham gia xâydựng và phát triển nhà trường là việc làm cần thiết Huy động cộng đồngtham gia theo ba hướng:
Tăng cường sự đầu tư của Nhà nước cho giáo dục và huy động
sự giúp đỡ của cộng đồng về nhân lực, vật lực, tài lực để tăng thêm các điềukiện về cơ sở vật chất đảm bảo cho giáo dục phát triển Huy động nhân lựcnhằm tạo điều kiện để phát triển trí tuệ học sinh, giúp đỡ con em các gia đìnhnghèo có điều kiện để đi học
Vận động dân chủ hóa trường học, nhằm thu hút cộng đồng tham giatích cực vào việc quản lí trường học, gắn bó xã hội với nhà trường, cộng đồng.Biết được tình hình nhà trường từ đó giúp đỡ cho nhà trường hoạt động tốt
Huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách nhằm tổ chức các loại hình đàotạo không chính quy (Trường tư thục, trường chuyên biệt dành cho trẻ emkhuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn, )
- Thể chế hóa chủ trương: Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho
việc tổ chức thực hiện chủ trương XHHGD
Nội dung của Nghị quyết số 90/CP nêu trên đã được cụ thể hóa bằngNghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sáchkhuyến khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn
Trang 36hóa thể thao Nghị định số 73/1999/NĐ-CP đã quy định cụ thể chính sáchkhuyến khích các cơ sở ngoài công lập trên các mặt: cơ sở vật chất, đất đai,thuế, lệ phí, tín dụng, bảo hiểm, khen thưởng, phong tặng danh hiệu Nghịđịnh còn quy định cụ thể về quản lí tài chính và quản lí Nhà nước đối với cáctrường ngoài công lập [16].
Đẩy nhanh hơn nữa xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa vàthể dục thể thao, ngày 18/4/2005, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP Triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/NQ-CP, Bộ Giáo dục và Đàotạo đã phối hợp với các Bộ, các ngành, các địa phương trong cả nước nghiêncứu xây dựng đề án "Quy hoạch phát triển xã hội hóa giáo dục giai đoạn 2005
- 2010" với các nội dung: Đánh giá tình hình thực hiện chủ trương xã hội hóagiáo dục ở nước ta trong những năm qua; định hướng phát triển xã hội hóagiáo dục 2005 - 2010; các giải pháp đẩy mạnh phát triển xã hội hóa giáo dụcgiai đoạn 2005 - 2010; tổ chức thực hiện đề án quy hoạch phát triển XHHGD[10]
1.3.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến xã hội hoá giáo dục
Thứ nhất, hội nhập quốc tế
Giáo dục nước ta trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi và phức tạp.Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế về giáo dục, cách mạng khoa học côngnghệ, công nghệ thông tin và truyền thông, xã hội điện tử, kinh tế tri thứcngày càng phát triển mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến sự phát triển của nềngiáo dục nước ta Sự tác động này cần được xem xét dưới hai góc độ sau:
- Thời cơ: Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục đang diễn ra
ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội thuận lợi để tiếp cận với các xu thế mới, tri thứcmới, những mô hình giáo dục hiện đại, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, tạothời cơ để phát triển giáo dục
Trang 37- Thách thức: Nguy cơ tụt hậu có thể làm cho khoảng cách kinh tế, trithức giữa Việt Nam và các nước ngày càng gia tăng Hội nhập quốc tế và pháttriển kinh tế thị trường làm nảy sinh những vấn đề mới; nguy cơ xâm nhậpcủa văn hoá và lối sống không lành mạnh làm xói mòn bản sắc dân tộc, dịch
vụ giáo dục kém chất lượng có thể gây nhiều rủi ro lớn đối với giáo dục
Thứ hai, tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội trong nước và vùng miền
- Đảng và Nhà nước luôn coi trọng phát giáo dục là quốc sách hàngđầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển; giáo dục vừa là mục tiêu vừa làđộng lực để phát triển kinh tế xã hội Những thành tựu phát triển kinh tế - xãhội trong 10 năm qua và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 vớiyêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, cùng vớiChiến lược và Quy hoạch phát triển nhân lực trong thời kỳ dân số vàng là tiền
đề cơ bản để ngành giáo dục cùng các bộ ngành, ngành, địa phương phát triểngiáo dục Sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới sẽ tạo ra nhiều cơhội và thuận lợi to lớn, đồng thời cũng mang lại nhiều khó khăn, thách thứcđối với sự nghiệp phát triển giáo dục
- Vấn đề về dân số và mức sống của nhân dân cũng ảnh hưởng nhiềuđến xã hội hoá giáo dục
Thứ ba, cơ chế chính sách của Nhà nước, của địa phương
Cơ chế chính sách có ảnh hưởng rất lớn việc huy động các nguồn lựcđầu tư cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển giáo dục nói riêng Do đócần phải trải thảm đỏ để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước; cải cáchthủ tục hành chính, tránh các thủ tục rườm rà gây mất cơ hội thu hút đầu tư
Thứ tư, hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư cho giáo dục
Cần phải quy hoạch mạng lưới trường lớp trong từng địa phương hợp
lý để đầu tư, xây dựng các nguồn có hiệu quả Phải có sự chỉ đạo sát sao của
Trang 38Nhà nước, chính quyền các cấp, quy hoạch mạng lưới đồng độ giữa các vùngmiền Chống lãng phí trong việc sử dụng nguồn lực đầu tư vào giáo dục.
1.4 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác xã hội hóa giáo dục
Xã hội hoá giáo dục là một quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta
để làm giáo dục Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nhiềuvăn bản của Đảng và Nhà nước ta về chỉ đạo sự nghiệp giáo dục đã khẳngđịnh: “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng”, “Nhà nước và nhân dân cùnglàm giáo dục”
Sắc lệnh số 146/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 10/8/1946 đãkhẳng định 3 nguyên tắc căn bản của nền giáo dục nước nhà là: “Đại chúnghoá, dân tộc hoá, khoa học hoá và theo tôn chỉ phụng sự lí tưởng quốc gia vàdân chủ”
Đề án cải cách giáo dục lần thứ nhất được Hội đồng Chính phủ thôngqua tháng 7/1950 khẳng định: “Tính chất nền giáo dục của ta là nền giáo dụccủa dân, do dân và vì dân, được xây dựng trên nguyên tắc: Dân tộc, khoa học,đại chúng”
Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 11/1/1979 của Bộ Chính trị về cải cáchgiáo dục đã khẳng định: “Phối hợp những cố gắng đầu tư của Nhà nước với
sự đóng góp của nhân dân, của các ngành, các cơ sở sản xuất và sức lao độngcủa thầy trò trong việc xây dựng trường sở, phòng thí nghiệm, xưởng trường,vườn trường, ”
Quan điểm của Đảng, Nhà nước về XHHGD được chỉ rõ hơn tại Đạihội lần thứ VII (tháng 1-1991): “Đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp giáo dục đàotạo một mặt Nhà nước tăng cường đầu tư, mặt khác có chính sách để toàndân, các thành phần kinh tế làm và đóng góp vào sự nghiệp này” [19, tr 121]
Văn kiện Hội nghị lần thứ IV BCH Trung ương khoá VII đã nhấnmạnh: “Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn cho giáo dục, nhưng vấn đề rất quan
Trang 39trọng là phải quán triệt sâu sắc và tiến hành tốt việc xã hội hoá các nguồn đầu
tư, mở rộng phong trào xây dựng, phát triển giáo dục trong nhân dân, coi giáodục là sự nghiệp của toàn xã hội” [20]
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã chỉ rõ “Các vấn đề vềchính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hoá Nhà nước giữ vaitrò nòng cốt đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp các tổchức trong xã hội, các cá nhân và các tổ chức nước ngoài cùng tham gia vàgiải quyết những vấn đề xã hội” Đây là giải pháp để hoạch định hệ thống cácchính sách xã hội, trong đó có chính sách phát triển giáo dục đào tạo
Đại hội X của Đảng (tháng 4/2006) khẳng định: “Thực hiện xã hội hoágiáo dục Huy động nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia chăm lo
sự nghiệp giáo dục Phối hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục với các ban,ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp để mở mang giáodục, tạo điều kiện học tập cho mọi thành viên trong xã hội” [25]
Đại hội XI của Đảng đã khẳng định: "Phát triển giáo dục là quốc sáchhàng đầu Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướngchuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong
đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộquản lý là khâu then chốt"; đồng thời xác định đào tạo nguồn nhân lực, nhất lànguồn nhân lực chất lượng cao kết hợp với phát triển khoa học - công nghệ làmột trong ba khâu đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn2011-2020
Quan điểm của Đảng được thể hiện bằng pháp luật của Nhà nước,
cơ sở pháp lý để thực hiện XHHGD, đó là Luật Giáo dục Điều 12 của LuậtGiáo dục (năm 2005) quy định: “Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong pháttriển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các
Trang 40hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cánhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục
Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệpgiáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môitrường giáo dục lành mạnh và an toàn” [37, tr14]
Như vậy, XHHGD là một tư tưởng chiến lược của Đảng, đây là mộtcon đường, một biện pháp tiên quyết để xây dựng hệ thống giáo dục lànhmạnh, “coi đó là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người, động lựctrực tiếp của sự phát triển”
Kết luận chương 1
Xã hội hoá giáo dục là xu hướng tất yếu phù hợp quá trình xã hội hoá,quốc tế hoá nền kinh tế thị trường, phù hợp với cơ cấu kinh tế nhiều thànhphần vận động trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ởViệt Nam Thực hiện xã hội hoá giáo dục đảm bảo cho giáo dục thực sự là sựnghiệp của toàn dân, toàn xã hội, đảm bảo huy động được mọi lực lượng của
xã hội để giáo dục phát triển mạnh mẽ
Trong điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, yêu cầu phát triểnbậc học và chuẩn hoá nhà trường ngày càng cao, đầu tư của Nhà nước chưathể đáp ứng yêu cầu của sự phát triển thì sự đầu tư của toàn xã hội là rất cầnthiết cho giáo dục trung học phổ thông Mặt khác, giáo dục trung học phổthông liên quan đến từng gia đình, gắn chặt với cộng đồng địa phương vì vậykhông thể giải quyết theo kiểu “tập trung hoá” mà nên theo hướng “xã hộihoá” để nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục