Có sự khác nhau trên là do 2 vùng có những điều kiện tự nhiên, dân cư

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP VỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9 (Trang 25 - 28)

xã hội khác nhau:

+ Trung du miền núi Bắc Bộ có nhiều đất Feralit phát triển trên đá vôi đồi núi thấp, khí hậu có mùa đông lạnh, sườn núi có khí hậu cận nhiệt, nguồn nước và độ ẩm thuận lợi, đây là diều kiện thuận lợi cho cây chè và một số cây khác phát triển tốt, ngoải ra các yếu tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành cơ cấu của các loại cây trồng này

+ Tây Nguyên có ưu thế về đất Feralit phát triển trên đá badan, có diện tích rộng, khí hậu cận xích đạo, có sự phân hóa theo đai cao thích hợp với trồng các loại cây nhiệt đới, các nhân tố kinh tế xã hội cúng có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển cơ cấu các loại cây này.

PHẦN KẾT LUẬN

Trong quá trình giảng dạy và nghiê cứu tôi thấy rằng việc bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí lớp 9 theo hướng tích cực đã phát huy được khả năng nhận thức và rèn luyện của học sinh, đáp ứng yêu cầu của chương trình, nội dung biên soạn theo hướng mở. Thực tiễn cho thấy đối với đối tương học sinh giỏi lớp 9 khi vận dụng các phương pháp, biện pháp tích cực thì ở học sinh đã phát huy được những phẩm chất vốn có trong các em, say mê, hứng thú hơn với môn học và tạo thái độ nhìn nhận vấn đề một cách lô gic, khoa học hơn, còn khi xa rời thực tiễn, các biện pháp giảng dạy sáo rỗng, thụ động thì ở đó kết quả sẽ không bao giờ đạt được, thậm chí còn tạo ra cái lì trong học sinh, kết quả phản tác dụng.

Tuy nhiên trên phương diện lý thuyết có thể như vậy song trong thực tế áp dụng các biện pháp này, giáo viên giảng dạy cũng phải cần quan tâm đến nhiều yếu tố khác như: tâm lí lứa tuổi học sinh, động thái thực hiện và tấm lòng chân tình, say mê với nghề, yêu trẻ mới có thể phát huy hết những thế mạnh của cả thày và trò trong công tác dạy và học.

Đề tài đã hoàn thành được mục đích và nhiệm vụ đặt ra, đó là: “ Một số biện pháp về bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9”. Đây là một trong

những biện pháp dạy học theo hướng tích cực, để sử dụng phương pháp này có hiệu quả và được ứng dụng rộng rãi hơn nữa, tôi mạnh dạn đưa ra một số đề suất như sau:

* Về phía giáo viên: Phải nắm vững nội dung chương trình, nắm vững kiến thức lí thuyết, kĩ năng nhận biết, phương pháp bồi dưỡng có hiệu quả nhất, theo hướng tích cực, phát huy trí tuệ học sinh.

* Về phía học sinh: Cần chủ động, tự giác, tích cực đối với công việc học tập của mình. Cần nâng cao ý thức trong việc rèn luyện kĩ năng học tập, bồi dưỡng kiến thức Địa lí.

* Về phía nhà trường: Cần từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, được trang bị đầy đủ những đồ dùng, phương tiện, thiết bị dạy học cơ bản và cần thiết. Góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả dạy và học của giáo viên và học sinh.

* Ngoài ra, cần nâng cao và hướng dẫn sâu hơn nữa về phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí cho các sinh viên khoa địa lí tại các trường sư phạm, cần thực hiện tổ chức và tập huấn cho giáo viên tại các Sở, các Phòng giáo dục về phương pháp, trao đổi về kinh nghiệm dạy học sinh giỏi Địa lí để cho toàn thể các đồng chí nắm bắt tốt hơn, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.

MỤC LỤC

TT Nội dung Trang

1 PHẦN MỞ ĐẦU 2-3

1. Lí do chọn đề tài

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu

5. Kết cấu đề tài

2 PHẦN NỘI DUNG 4-23

Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí ở trường THCS

1. Quan niệm về giảng dạy học sinh giỏi

2. Tầm quan trọng của việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡnghọc sinh giỏi và học sinh giỏi Địa lí ở trường THCS học sinh giỏi và học sinh giỏi Địa lí ở trường THCS

3, Những yêu cầu trong học tập đối với học sinh giỏi Địa lí 3.1. Kiến thưc 3.1. Kiến thưc

3.2. Kĩ năng Địa lí3.3. Tư duy 3.3. Tư duy

4. Một số biện pháp học tập Địa lí có hiệu quả4.1. Nhớ kiến thức một cách lôgic 4.1. Nhớ kiến thức một cách lôgic

4.2. Rèn luyện kĩ năng tư duy4.3. Rèn luyện kĩ năng Địa lí 4.3. Rèn luyện kĩ năng Địa lí 4.3.1. Kĩ năng làm việc với bản đồ 4.3.2. Kĩ năng làm việc với Át lát Địa lí

4.3.3. Kĩ năng phân tích, nhận xét Bảng số liệu thống kê4.3.4. Kĩ năng vẽ bản đồ theo bảng số liệu đã cho 4.3.4. Kĩ năng vẽ bản đồ theo bảng số liệu đã cho

5. Một số biện pháp phát hiện và Bồi dưỡng học sinh giỏiĐịa lí Địa lí

5.1. Phát hiện học sinh giỏi môn Địa lí5.2. Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí 5.2. Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí Chương II: Một số dạng đề môn Địa lí

3 PHẦN KẾT LUẬN 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1, Vấn đề Bồi dưỡng học sinh giỏi – Lê Thông

2, Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực- Tài liệu tập huấn 3, Tuyển chọn một số đề thi học sinh giỏi lớp 9-THCS- Lê Thị Hà 4, Tài liệu sưu tầm Internet.

5, Rèn luyện kĩ năng Địa lí – Mai Xuân San

6, Lý luận dạy và học Địa lí – Nguyễn Dược, Nguyễn Phú Trọng

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP VỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w