1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quy luật mâu thuẫn và sự vận dụng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh quảng bình hiện nay

86 741 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 445 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Có thể khẳng định rằng, mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” đó là khát vọng của mọi người dân Việt Nam. Song, để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi trong xã hội phải luôn có sự đồng thuận, sự thống nhất cả về nhận thức lẫn hành động. Kiên định, khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho hành động của Đảng và nhân dân ta, là cơ sở lý luận và phương pháp luận để từ đó đề ra cương lĩnh, đường lối đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và quy luật phát triển của lịch sử. Quan điểm về mâu thuẫn của chủ nghĩa Mác - Lênin giúp chúng ta nhận thức được nguồn gốc và động lực của sự phát triển, mà điều cốt yếu là nhận thức đúng đắn, phân tích, phản ánh quá trình đấu tranh, giải quyết mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng tùy vào những điều kiện cụ thể nhất định. Mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan và phổ biến, Do đó, trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay tất yếu gặp nhiều mâu thuẫn trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội,. Trước những yêu cầu mới của thời đại, nhiệm vụ đặt ra cho chúng ta là phải nắm bắt và giải quyết tốt những mâu thuẫn nhằm tạo động lực cho sự phát triển. Bởi những mâu thuẫn đó đang ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chung của đất nước. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là quy luật cơ bản và là hạt nhân của phép biện chứng duy vật. Việc nhận thức đúng đắn, khoa học về quy luật này là cơ sở quan trọng để lựa chọn các phương pháp giải quyết mâu thuẫn một cách có hiệu quả, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Công nghiệp hóa theo hướng hiện đại mở ra một giai đoạn phát triển mới với những bước đột phá nhằm chuyển một nền kinh tế từ nông nghiệp lạc hậu 1 sang nền kinh tế công nghiệp hiện đại, góp phần tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tất yếu nảy sinh nhiều mâu thuẫn – mâu thuẫn giữa cung và cầu về nguồn nhân lực; mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển bề vững và bảo vệ môi trường sinh thái; mâu thuẫn giữa năng lực nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ với nhu cầu hiện đại hóa trong các ngành kinh tế Những mâu thuẫn đó cần phải được giải quyết bởi nó là thách thức đối với sự phát triển của Việt Nam nói chung, với Quảng Bình nói riêng. Để sớm bắt kịp nền kinh tế chung của Việt Nam, đòi hỏi Quảng Bình phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Song, hiện nay Quảng Bình vẫn đang là một tỉnh nghèo, kinh tế - xã hội chậm phát triển nên việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang gặp không ít khó khăn, bởi lẽ, trong quá trình phát triển Quảng Bình vẫn còn tồn tại nhiều mâu thuẫn cần phải giải quyết kịp thời. Xác định đúng các mâu thuẫn để từ đó đề ra những giải pháp thích hợp nhằm giải quyết mâu thuẫn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là yêu cầu khách quan của cả nước nói chung và Quảng Bình nói riêng. Nhận thức được tầm quan trọng đó nên chúng tôi chọn đề tài “Quy luật mâu thuẫn và sự vận dụng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Quảng Bình hiện nay” để viết luận văn thạc sĩ Triết học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (dưới đây gọi tắt là quy luật mâu thuẫn) là hạt nhân của phép biện chứng duy vật, giúp chúng ta hiểu được nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng. Vì vậy, quy luật mâu thuẫn luôn được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ở những góc độ khác nhau và đã có những thành tựu nhất định. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu quy luật mâu thuẫn như: 2 “Về mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu và cách giải quyết trên con đường phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”của GS.TS Phạm Ngọc Quang (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001). Tác giả đã xác định mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội, từ đó xác định những giải pháp nhằm giải quyết có hiệu qủa chúng để đưa đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Thế Nghĩa, Đặng Hữu Toàn trong công trình “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, lý luận và thực tiễn” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002) đã phân tích tính tất yếu, khách quan của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Các tác giả nhấn mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt nam là một quá trình giải quyết những mâu thuẫn không ngừng nảy sinh để vượt qua thách thức và chớp lấy cơ hội. “Mâu thuẫn - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của TS. Nguyễn Tấn Hùng (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005) làm rõ nội dung cơ bản về mâu thuẫn, đồng thời chỉ ra một số mâu thuẫn quan trọng và phương pháp giải quyết mâu thuẫn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đề tài luận văn thạc sĩ có các công trình nghiên cứu như: Nguyễn Thái Sơn (2002) “Quy luật mâu thuẫn trong lịch sử triết học và sự vận dụng vào công tác tuyên truyền ở Thừa Thiên Huế”; Nguyễn Thị Hiền (2008) “Lý luận về mâu thuẫn và sự vận dụng của Đảng Cộng Sản Việt Nam giai đoạn 1930-1945”; Nguyễn Thị Kim Oanh (2008) “Vấn đề giải quyết mâu thuẫn trong cách mạng miền Nam giai đoạn 1954-1975”. Trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng, các tác giả đã khái quát và vận dụng quy luật mâu thuẫn để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn xã hội. Ngoài ra, còn có nhiều bài viết được đăng trên các tạp chí Triết học cũng liên quan đến đề tài: “Phát triển vì con người trong quan niệm của Mác và sự 3 nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm mục tiêu phát triển con người ở nước ta hiện nay” Đặng Hữu Toàn (Số 1, 2-1997); “Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” Bùi Văn Dũng (Số 3, 6-1997); “Giải quyết mâu thuẫn nhằm thực hiện tốt việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta” Nguyễn Tấn Hùng (Số 5, 10- 1999); “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay - một số mâu thuẫn và hướng giải quyết” Lê Ngọc Triết (Số 4, 7-2001); “Để góp phần giải quyết mâu thuẫn chủ yếu ở nước ta hiện nay” Nguyễn Văn Vinh (Số 4, 4-2002); “Sự kết hợp các mặt đối lập trong giải quyết mâu thuẫn xã hội” Trần Thành (Số 1, 1-2004); “Công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay nhìn từ giác độ mâu thuẫn của quá trình phát triển” Phạm Ngọc Quang (Số 10, 10- 2005); “Nghệ thuật giải quyết mâu thuẫn xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng ta” Trần Đắc Hiến (Số 5, 5-2006);… Những công trình trên đều có giá trị khoa học cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn; các tác giả đã nghiên cứu vấn đề ở nhiều phương diện và khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào vận dụng quy luật mâu thuẫn nhằm soi sáng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Quảng Bình. Trên cở sở kế thừa những thành tựu của các công trình nghiên cứu nói trên, khái quát thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Quảng Bình, chúng tôi chọn đề tài “Quy luật mâu thuẫn và sự vận dụng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Quảng Bình hiện nay” làm luận văn thạc sĩ của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận văn: Làm rõ mâu thuẫn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Quảng Bình từ đó đưa ra các giải pháp để tỉnh Quảng Bình bắt kịp với nhịp độ phát triển chung của cả nước, góp phần thực hiện mục tiêu “phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. 4 Nhiệm vụ của luận văn: - Phân tích cơ sở lý luận chung về mâu thuẫn; - Chỉ ra những mâu thuẫn đang gặp phải trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Quảng Bình, trên cơ sở đó đề ra một số kiến nghị và giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Quảng Bình hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu quan niệm về mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn trong triết học Mác - Lênin, vận dụng lý luận để làm rõ những mâu thuẫn trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Quảng Bình và đưa ra các giải pháp phù hợp. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn; vận dụng để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Quảng Bình hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài Cơ sở lý luận: Thực hiện trên cơ sở các nguyên lý, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mâu thuẫn, giải quyết mâu thuẫn; các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phương pháp nghiên cứu trong luận văn là phương pháp biện chứng duy vật. Trong đó sử dụng các phương pháp chủ yếu như logic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, đối chiếu - so sánh và các phương pháp điều tra thực tế. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Luận văn sẽ làm rõ quy luật mâu thuẫn và sự vận dụng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Quảng Bình hiện nay, thông qua đó chỉ rõ và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết những mâu thuẫn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Quảng Bình. Luận văn sẽ làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này. 5 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, bảng, biểu và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn còn có 2 chương, 6 tiết. 6 CHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN CHUNG VỀ QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP (QUY LUẬT MÂU THUẪN) 1.1. Vấn đề mâu thuẫn trong triết học trước Mác 1.1.1 Một số quan niệm về mâu thuẫn trong triết học Phương Đông Khi bàn về mâu thuẫn và quy luật mâu thuẫn chúng ta không thể không đề cập đến tư tưởng triết học của người Trung Hoa. Đây là tư tưởng triết học có vị trí quan trọng và ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội lúc bấy giờ. Triết học Trung Hoa hình thành và phát triển từ rất sớm. Do đặc điểm tự nhiên phức tạp và xã hội Trung Hoa có nhiều biến động lớn, sự chuyển giao giữa hai hình thái xã hội từ nô lệ sang phong kiến (Xuân Thu - Chiến Quốc) và sự phát triển kinh tế kéo theo tầng lớp dân tự do xuất hiện, đặc biệt là sự ra đời của các thành thị tự do, phồn vinh và những thành quả đạt được trên lĩnh vực khoa học tự nhiên là nguồn động lực quan trọng cho sự phát triển có tính chất đột biến của tư tưởng thời kỳ này. Chính trong thời kỳ này hàng loạt các vấn đề xã hội đã được đặt ra và từ đây đã hình thành nên các trường phái triết học khá phong phú, hoàn chỉnh, mở đầu cho lịch sử tư tưởng Trung Hoa. Một trong những phạm trù quan trọng trong tư tưởng triết học Trung Hoa là thuyết Âm Dương. Đây là trào lưu tư tưởng triết học giải thích căn nguyên và cơ cấu của vũ trụ với quan điểm duy vật chất phác và tư tưởng biện chứng tự phát, lấy tự nhiên để giải thích các hiện tượng của tự nhiên, đồng thời cũng là học thuyết chủ đạo, nền tảng, lâu đời nhất, huyền bí nhất và cũng được ứng dụng nhiều nhất trong thế giới quan Phương Đông. Học thuyết này được các trường phái triết học kế thừa và phát triển khá rõ nét ở thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Học thuyết Âm Dương cho rằng, mọi vật tồn tại và phát triển được là do hai khí Âm - Dương vận động mà tạo thành, nó tồn tại vĩnh hằng trong vũ trụ và trong vạn vật để cho vạn vật sinh tồn kế tiếp nhau. Âm - Dương là hai mặt thống 7 nhất, là cơ sở, điều kiện tồn tại, chuyển hóa lẫn nhau không thể tách rời, nó được gắn kết với nhau bằng hình thức cái nọ gắn kết trong cái kia nhưng cũng là hai yếu tố đối lập của cùng một sự vật hiện tượng như: Quân tử - tiểu nhân, mạnh - yếu, nhiều - ít, thông minh - ngu dốt, sáng - tối, thiện - ác, thịnh - suy, nam - nữ… “Dương” là phạm trù đối lập với “Âm” và ngược lại. Dù đối lập nhưng chúng không loại trừ nhau một cách tuyệt đối. Âm – Dương tồn tại, bao trùm trong bất cứ lĩnh vực nào của đời sống xã hội. Là phát minh đầu tiên của người Trung Hoa khi khám phá vũ trụ, nó vừa vô hình, vừa hữu hình, vừa là năng lực vô tận của vũ trụ và cũng là nền tảng để nuôi sống vạn vật trên trái đất này. Như vậy Âm - Dương vừa tương khắc, vừa tương sinh. Như nước với lửa, nước dùng để dập lửa nhưng nước lại phải nhờ lửa để hóa thành hơi, giúp ích cho sự sống và cho thiên nhiên. Quan niệm về mâu thuẫn trong học thuyết Âm - Dương còn được thể hiện sâu sắc trong Kinh Dịch, đó là quyển kinh cổ nhất, gồm 64 quẻ, mỗi quẻ được cấu tạo bởi sáu hào Âm Dương, các hào Âm Dương được dùng để tượng trưng cho hai khí căn bản trong vũ trụ. Và đây cũng là một công trình tư tưởng vĩ đại của nhân dân Trung Hoa đối với lịch sử văn hóa nhân loại, dù còn ở trình độ sơ khai, chất phác nhưng đã thể hiện được tư tưởng duy vật và biện chứng về tự nhiên, về con người và xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ. Trong Kinh Dịch thì bản nguyên của vũ trụ là thái cực, thái cực là nguyên nhân đầu tiên, là lý của muôn vật: “Dịch có thái cực sinh ra lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh ra tứ tượng, tứ tượng sinh ra bát quái, bát quái sinh ra vạn vật”. Như vậy, tác giả của Kinh Dịch đã quan niệm vũ trụ, vạn vật đều có bản thể động. Trong thái cực, thiếu dương vận động đến thái dương thì trong lòng thái dương lại nảy sinh thiếu âm, thiếu âm vận động đến thái âm thì trong lòng thái âm lại nảy sinh thiếu dương. Cứ như thế, Âm Dương biến hoá liên tục, tạo thành vòng biến hóa không bao giờ ngừng nghỉ. Vì thế, các nhà làm Dịch mới gọi tác phẩm của mình là Kinh Dịch. Ở Kinh Dịch, Âm Dương được quan niệm là những mặt, 8 những hiện tượng đối lập tồn tại trong các hiện tượng tự nhiên, xã hội và khẳng định vật nào cũng ôm chứa Âm Dương trong nó. Theo Kinh Dịch, Âm - Dương là hai nguyên lý mâu thuẫn, có đặc tính riêng biệt, khác hẳn nhau. Âm-Dương là hai mặt đối lập, chúng tồn tại ở hai thế lực khác nhau nhưng không biệt lập mà thống nhất, bổ sung cho nhau. Hễ Âm cực thì Dương sinh, Dương cực thì Âm sinh. Giữa Âm và Dương không có ranh giới tuyệt đối. Trong mặt này có chứa đựng yếu tố của mặt kia, trong Dương lớn có Âm nhỏ, trong Âm lớn có Dương nhỏ. Giữa Âm và Dương luôn thay đổi và chuyển hóa cho nhau. Nếu Âm tăng thì Dương giảm, Dương tăng thì Âm giảm, vì vậy mà Âm biến đổi thành Dương và Dương cũng có xu hướng biến đổi thành Âm. Tính chất này là quy luật của vũ trụ quan, nhân sinh quan, là thuyết tương đối của cuộc sống vạn vật và con người, nó giúp ta khám phá được mặt tốt, mặt xấu khi xem xét một vấn đề nào đó, trên cơ sở đó tự điều chỉnh tư duy lý luận, nhận thức đúng đắn về cuộc sống và tự hoàn thiện mình. Chính do sự tác động qua lại giữa hai thế lực Âm - Dương mà sinh ra mọi sự vật hiện tượng trong thế giới, và như vậy, hai mặt đối lập này tồn tại trong tất cả các sự vật hiện tượng từ tư duy, xã hội và con người. Âm Dương là khí chất, là năng lực để thúc đẩy quá trình hình thành vũ trụ và vạn vật, mọi việc biến đổi chuyển hóa đều do hai khí này mà ra. Nó chính là nguồn năng lượng vô cùng vô tận của vũ trụ và vạn vật. Bản chất của Âm Dương là khí và hình. Kinh Dịch cũng cho rằng, chính Âm Dương đã sinh ra vạn vật trong vũ trụ, khi Âm Dương ở dạng khí thì nó lưu hành khắp vũ trụ và trong vạn vật, khi ở dạng hình thì Âm Dương cô đọng lại dưới dạng hình thể của muôn vật muôn loài, khi Âm Dương cô đọng lại hết mức thì tạo thành vật chất, khi vật chất tan loãng ra thì thành Âm Dương, trong bất cứ sự vật hiện tượng nào cũng có một thái cực đó là Âm - Dương. Vì vậy, quan niệm Âm Dương là quan niệm đặc biệt trong Kinh Dịch, đã thể hiện tư tưởng duy vật và biện chứng về thế giới tuy còn ở trình độ sơ khai, phiến diện nhưng phần nào đã lí giải được căn nguyên 9 quy luật phát triển của giới tự nhiên, là cơ sở để giải quyết một số mâu thuẫn và vận dụng để giải quyết một số vấn đề trong xã hội. Sự đối lập giữa Âm và Dương phần nào đã thể hiện những mâu thuẫn cơ bản trong sự vật, hiện tượng. Sự đối lập đó còn được thể hiện ở chỗ: Dương thăng mà Âm giáng. Thăng có nghĩa là đi lên, trưởng thành tốt đẹp, giống như khi ta đốt lửa thì ngọn lửa lúc nào cũng có xu hướng bốc lên cao khỏi mặt đất, điều này giải thích cho sự tạo thành “Trời”. Giáng là từ trên đi xuống, là yếu đi. Âm giáng nghĩa là khí âm luôn đi từ trên xuống dưới, như nước thì luôn chảy từ trên cao xuống thấp, tính chất này thể hiện sự hình thành “Đất”. Hai khí Âm - Dương gắn kết, hội tụ với nhau như Trời với Đất, tạo ra năng lực nuôi sống con người và vạn vật. Cùng với thuyết Âm Dương, thuyết Ngũ Hành cũng là thuyết quan trọng trong tư tưởng triết học Trung Hoa, sự xuất hiện của thuyết Ngũ Hành đã đánh dấu bước tiến trong tư duy khoa học của người Trung Hoa. Ngũ Hành thể hiện khả năng biến đổi, tương tác của sự vật, hiện tượng và dùng để giải thích sự sinh trưởng của vạn vật trong vũ trụ. Nó thể hiện thông qua tính năng của năm loại vật chất: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Các yếu tố vật chất đó không ở trạng thái tĩnh mà động, không phải cô lập với nhau mà lại có quan hệ biện chứng với nhau, cái này chuyển hóa thành cái kia theo chu trình có tính tuần hoàn hay qua các quy luật của ngũ hành. Ngũ hành tương sinh: sinh có nghĩa là tương tác, nuôi dưỡng, giúp đỡ. Giữa các hành trong ngũ hành đều có quan hệ nuôi dưỡng lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát sinh và phát triển. Quan hệ tương sinh của ngũ hành là Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ,…đó là chu trình bất diệt. Ngoài quan hệ tương sinh còn có quan hệ tương khắc. "Khắc" có nghĩa là chế ước, ngăn trở, hủy diệt. Quá trình ngũ hành tương khắc là Thổ khắc Thủy, 10 [...]... khẳng định mâu thuẫn tồn tại khắp nơi trong thế giới Trong vận động, trong sự sống, mâu thuẫn không phụ thuộc vào ý muốn của chúng ta Trong tư duy có mâu thuẫn chẳng qua là sự phản ánh mâu thuẫn của hiện thực mà thôi Ông cho rằng: “Bản thân sự vận động là một mâu thuẫn; ngay như sự di động một cách máy móc và đơn giản sở dĩ có thể được thực hiện, cũng chỉ là vì một vật trong cùng một lúc vừa ở nơi này... lĩnh vực và thế lực khác nhau, làm thành những mặt đối lập và luôn ở trong tình trạng mâu thuẫn nhất định với nhau Nếu như Hêghen chủ trương xoa dịu mâu thuẫn, dung hòa mâu thuẫn và kéo chúng lại với nhau trong việc lý giải những mâu thuẫn của hiện thực thì Mác luôn xét mâu thuẫn trong quá trình biến đổi của hiện thực Nếu Hêghen chủ trương việc logic hóa những mâu thuẫn thực tại của hiện thực và biến... vậy, không nên xem mâu thuẫn là sự kìm hãm đối với các sự vật mà phải xem mâu thuẫn trong sự tác động qua lại, sự lệ thuộc và quy định lẫn nhau của các sự vật Mặc dù là người đã tuyệt đối hóa quá trình logic, đồng nhất các quy luật của tự nhiên và xã hội với quy luật của logic học, giải thích các hiện tượng tự 25 nhiên và xã hội như là các quá trình logic, song Hêghen là người có công lớn nghiên cứu... và hiện thực Lý luận về mâu thuẫn được thể hiện sâu sắc trong hai tác phẩm “Chống Đuyrinh” và “Biện chứng của tự nhiên” khi Ăngghen cho rằng, mâu thuẫn tồn tại khách quan ở trong bản thân của sự vật và trong các quá trình, không có sự vật nào tồn tại mà bản thân nó lại không chứa đựng mâu thuẫn Ông đã dẫn chứng, đồng hóa và dị hóa là hai mặt đối lập tồn tại trong bản thân mỗi sinh vật, đây là hai quá. .. một mâu thuẫn, nó diễn ra trong không gian và thời gian, nên xóa bỏ mâu thuẫn cũng là chấm dứt vô tận Trong nhận thức của con người cũng chứa đựng nhiều mâu thuẫn như mâu thuẫn giữa năng lực vô tận ở bên trong của con người với sự tồn tại thực tế của năng lực ấy trong những con người bị hạn chế bởi hoàn cảnh bên ngoài và bị hạn chế trong năng lực nhận thức, mâu thuẫn này được giải quy t trong sự nối... chỉ thừa nhận mâu thuẫn giữa các sự vật hiện tượng với nhau và rằng mâu thuẫn sẽ chỉ làm cho xã hội tan rã và không phát triển được Phê phán quan điểm của Đuyrinh về mâu thuẫn, do Đuyrinh gạt bỏ mâu thuẫn khi cho rằng, mâu thuẫn là một phạm trù, nó không tồn tại trong hiện thực mà chỉ tồn tại trong tư duy mà thôi, nhưng nếu tư duy có mâu thuẫn thì đồng nghĩa mâu thuẫn với vô nghĩa mâu thuẫn = vô nghĩa”... định tính ổn định và thay đổi của sự vật Như vậy, “đấu tranh” luôn là một quá trình phức tạp, trong đấu tranh tất yếu sẽ có sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập, lúc này mâu thuẫn sẽ được giải quy t, mâu thuẫn mới hình thành sẽ thay thế cho mâu thuẫn cũ Cứ như vật sự vật cũ sẽ bị thay thế bởi sự vật mới, sự vật mới bị phủ định bằng một sự vật mới hơn Quá trình đó diễn ra theo một quy trình từ thấp đến... 36 Mâu thuẫn là nguồn gốc của tất cả mọi vận động, của tất cả mọi biểu hiện của sự sống, chỉ trong chừng mực chứa đựng một mâu thuẫn thì một vật mới có khả năng vận động Mâu thuẫn là nguyên lý của mọi sự vận động Không nên chỉ hiểu vận động là một vật lúc thì ở chỗ này và lúc lại ở chỗ khác, mà phải hiểu là trong cùng một lúc nó vừa ở chỗ này, lại vừa không ở chỗ này Vận động là bản thân mâu thuẫn, ... triển trong “Bút ký triết học” có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng, cần vận dụng linh hoạt trong quá trình xây dựng xã hội mới – xã hội cộng sản chủ nghĩa Theo Lênin, hạt nhân của phép biện chứng là quy luật mâu thuẫn, cho nên trong thực tiễn chúng ta cần tìm ra những mâu thuẫn trong hiện thực khách quan, phân tích cụ thể những mâu thuẫn đó và tìm biện pháp giải quy t những mâu thuẫn Trong cách trình. .. văn minh cổ đại nhưng mang tính duy vật tự phát và biện chứng sơ khai, đồng thời đã bàn về vấn đề mâu thuẫn khá sâu sắc Ở phương Tây cổ đại nghiên cứu vấn đề mâu thuẫn bao quát ở hai lĩnh vực: mâu thuẫn trong hiện thực khách quan và mâu thuẫn trong tư duy Các nhà triết học thời kì này cũng đã chỉ ra các khuynh hướng đối lập nhau trong tự nhiên và trong xã hội Hêraclit (520 - 460 TCN) sinh ra trong một . khái quát thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Quảng Bình, chúng tôi chọn đề tài Quy luật mâu thuẫn và sự vận dụng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Quảng Bình hiện nay . tài Quy luật mâu thuẫn và sự vận dụng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Quảng Bình hiện nay để viết luận văn thạc sĩ Triết học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Quy luật. khoa học và thực tiễn của luận văn Luận văn sẽ làm rõ quy luật mâu thuẫn và sự vận dụng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Quảng Bình hiện nay, thông qua đó chỉ rõ và đề xuất

Ngày đăng: 04/12/2014, 14:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ Giáo dục Đào tạo (1999), Triết học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học
Tác giả: Bộ Giáo dục Đào tạo
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1999
3. Bộ Giáo dục Đào tạo (2006), Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin
Tác giả: Bộ Giáo dục Đào tạo
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
4. Bộ Giáo dục Đào tạo (2006), Giáo trình triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình triết học Mác - Lênin
Tác giả: Bộ Giáo dục Đào tạo
Nhà XB: Nxb Chínhtrị Quốc gia
Năm: 2006
5. Bộ Giáo dục Đào tạo (2009), Giáo trình những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênnin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình những nguyên lý cơ bản của Chủnghĩa Mác – Lênnin
Tác giả: Bộ Giáo dục Đào tạo
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2009
6. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Thế Nghĩa, Đặng Hữu Toàn (2002), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Côngnghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam lý luận và thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Thế Nghĩa, Đặng Hữu Toàn
Nhà XB: Nxb Chính trịQuốc gia
Năm: 2002
7. Nguyễn Trọng Chuẩn (2011), “Công nghiệp hóa theo hướng hiện đại và phát triển bền vững”, dangconsan.vn/cpv/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghiệp hóa theo hướng hiện đại vàphát triển bền vững”
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn
Năm: 2011
8. Hoàng Đình Cúc (2007), “Vấn đề văn hóa và con người trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta”, Tạp chí Triết học, Số 1(188), tháng 01/2007, tr.9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề văn hóa và con người trong thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta”, "Tạp chí Triết học
Tác giả: Hoàng Đình Cúc
Năm: 2007
9. Cục thống kê tỉnh Quảng Bình (2012), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình 2011, Quảng Bình, tháng 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh QuảngBình 2011
Tác giả: Cục thống kê tỉnh Quảng Bình
Năm: 2012
10. Nguyễn Tiến Dũng (2009), Lịch sử triết học Phương Tây, Nxb Văn Nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử triết học Phương Tây
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng
Nhà XB: Nxb Văn Nghệ
Năm: 2009
11. Phạm Ngọc Dũng (2011), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn từ lý luận đến thực tiễn Việt nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệpnông thôn từ lý luận đến thực tiễn Việt nam hiện nay
Tác giả: Phạm Ngọc Dũng
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốcgia
Năm: 2011
12. Phan Viết Dũng (2010), “Quảng Bình thời khai thiết”, Liên hiệp các hội khoa học – kỹ thuật Quảng Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quảng Bình thời khai thiết
Tác giả: Phan Viết Dũng
Năm: 2010
13. Ngô Thành Dương (2007), Phép biện chứng duy vật và công cuộc đổi mới ở Việt Nam, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phép biện chứng duy vật và công cuộc đổimới ở Việt Nam
Tác giả: Ngô Thành Dương
Nhà XB: Nxb Lý luận Chính trị
Năm: 2007
15. Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (2010), Báo cáo chính trị trình đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Đồng Hới, tháng 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chính trị trình đại hội đại biểuĐảng bộ tỉnh lần thứ XV
Tác giả: Đảng bộ tỉnh Quảng Bình
Năm: 2010
17. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1996
18. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
19. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
20. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
21. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (1999), Giáo trình triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình triết họcMác - Lênin
Tác giả: Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1999
22. Trần Đắc Hiến (2006), “Nghệ thuật giải quyết mâu thuẫn xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng ta”, Tạp chí triết học, Số 5, tr 15-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật giải quyết mâu thuẫn xã hội trong tưtưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng ta”, "Tạp chí triết học
Tác giả: Trần Đắc Hiến
Năm: 2006
23. Trần Đắc Hiến (2007) “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam: Một số vấn đề đặt ra và hướng giải quyết”, Tạp chí Triết học, (11), 11/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nôngthôn ở Việt Nam: Một số vấn đề đặt ra và hướng giải quyết”, "Tạp chíTriết học

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w