1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp tại địa bàn thành phố đông hà tỉnh quảng trị giai đoạn 2010 2014

66 636 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 12,89 MB

Nội dung

Quá trình nàylàm tăng số dân cư của đô thị, mở rộng không gian của đô thị, không gian kiến trúc,làm tăng quy mô diện tích và mật độ xây dựng của đô thị, đồng thời làm thay đổi CNH-cơ cấu

Trang 1

Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1.Tính cấp thiết của đề tài

Đô thị hóa là một xu thế tất yếu của nền kinh tế phát triển theo hướng HĐH, là một quá trình phát triển của xã hội mang tính chất toàn cầu và diễn rangày càng mạnh mẽ ở tất cả các quốc gia trên toàn thế giới, không một quốc gianào đạt mức tăng trưởng cao mà không trải qua quá trình đô thị hóa Quá trình nàylàm tăng số dân cư của đô thị, mở rộng không gian của đô thị, không gian kiến trúc,làm tăng quy mô diện tích và mật độ xây dựng của đô thị, đồng thời làm thay đổi

CNH-cơ cấu kinh tế theo hướng phi nông nghiệp hóa và thay đổi lối sống theo kiểu đôthị, chính những điều này đã làm ảnh hưởng đến cơ cấu sử dụng đất, mục đích sửdụng đất, trong đó dễ dàng thấy rõ là sự thay đổi diện tích đất nông nghiệp

Đông Hà là một thành phố trẻ được hình thành gắn với lịch sử hình thành vàphát triển của tỉnh Quảng Trị qua các giai đoạn Thành phố Đông Hà là trung tâmkinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Quảng Trị Với lợi thế là trung tâmthương mại, dịch vụ, công nghiệp của tỉnh, những năm qua, cơ sở vật chất, hạ tầng

kỹ thuật không ngừng được quan tâm đầu tư và phát triển đã làm cho bộ mặt đô thịthay đổi nhanh chóng Đông Hà cũng là nơi tập trung các cơ quan hành chính củatỉnh, Trung ương, các doanh nghiệp Nhà nước… lực lượng lao động ngày càngtăng cả về quy mô và chất lượng, đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật không ngừnglớn mạnh là động lực lớn cho sự phát triển của thành phố Đông Hà Có được nhữngthay đổi đó chính là nhờ sự tác động tích cực của quá trình đô thị hóa Tuy nhiên,

đô thị hóa cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi diện tích đất nông nghiệptrên địa bàn, với xu hướng chung là chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng cho cácmục đích phi nông nghiệp khác nhau, làm thu hẹp dần diện tích đất nông nghiệptrong khi nhu cầu về đất ở và các loại đất khác tăng lên nhanh chóng, gây sức épcho diện tích đất nông nghiệp, bên cạnh đó là thực trạng lấn chiếm đất, sử dụng đấtnông nghiệp không tiết kiệm và không hợp lý vẫn còn diễn ra Xuất phát từ những

vấn đề này nên tôi quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp tại địa bàn thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2010- 2014”.

1.2 Mục tiêu đề tài

Trang 2

- Đánh giá tình hình đô thị hóa trên địa bàn thành phố Đông Hà

- Tác động của quá trình đô thị hóa đến công tác quản lý đất nông nghiệp

- Tác động của quá trình đô thị hóa đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

- Phân tích ưu và nhược điểm của quá trình đô thị hóa đến tình hình quản lý và

sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn, từ đó đề xuất các giải pháp hợp lý

1.2.3 Yêu cầu của đề tài

- Những thông tin, tài liệu, số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứuphải đảm bảo độ tin cậy, chính xác và có tính pháp lý cao

- Nắm rõ các thông tin chi tiết về quá trình đô thị hóa tại nơi nghiên cứu và cáckiến thức chuyên môn có liên quan phục vụ cho đề tài nghiên cứu

- Đánh giá công tác quản lý và sử dụng đất nông nghiệp một cách khách quan,chính xác, có tính khoa học và đảm bảo phù hợp với điều kiện cụ thể của địaphương

- Các giải pháp được đề xuất phải có tính thực tế, phù hợp với tình hình thựctiễn của địa phương, có tính khả thi cao và phù hợp với xu hướng phát triển chung

Trang 3

Phần 2 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

2.1.1 Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của đất đai đối với sự phát triển kinh tế xã hội

2.1.1.1 Khái niệm về đất đai

Luật Đất đai năm 2003 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi:

“Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, làthành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khudân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng Trải quanhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ đượcvốn đất đai như ngày nay.”[1]

Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như sau: “đấtđai là một diện tích cụ thể của bề mặt Trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành củamôi trường sinh thái ngay trên vỏ, dưới bề mặt nó bao gồm: khí hậu, bề mặt, thổnhưỡng, dáng địa hình, mặt nước (hồ, sông, suối, đầm lầy,…) Các lớp trầm tích sát

bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật,trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ vàhiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường sá, nhàcửa,…)”.[10]

Như vậy, “đất đai” là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng(gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diệntích nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất), theo chiều nằmngang trên bề mặt (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vậtcùng các thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạtđộng sản xuất cũng như cuộc sống xã hội loài người.[10]

2.1.1.2 Phân loại đất đai

Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:

1 Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

Trang 4

b) Đất trồng cây lâu năm;

2 Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;

c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sựnghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thểthao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;

đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụmcông nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nôngnghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm

đồ gốm;

e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàngkhông, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệthống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử - vănhóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí côngcộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đấtbãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;

g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;

Trang 5

h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;

i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;

k) Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người laođộng trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệthực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xâydựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh màcông trình đó không gắn liền với đất ở;

3 Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.[2]

2.1.1.3 Vai trò của đất đai đối với sự phát triển kinh tế xã hội

Trong các điều kiện vật chất cần thiết, đất đai giữ vị trí và ý nghĩa đặc biệtquan trọng - là điều kiện đầu tiên, là cơ sở thiên nhiên của mọi quá trình sản xuất,

là nơi tìm được công cụ lao động, nguyên liệu lao động và nơi sinh tồn của xã hộiloài người Tuy nhiên, vai trò của đất đai đối với từng ngành rất khác nhau:

- Đối với các ngành phi nông nghiệp: Đất đai giữ vai trò thụ động với chứcnăng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng dựtrữ trong lòng đất (các ngành khai thác khoáng sản) Quá trình sản xuất và sảnphẩm được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất lượngthảm thực vật và các tính chất tự nhiên có sẵn trong đất

- Đối với các ngành nông - lâm nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá trìnhsản xuất, là điều kiện vật chất - cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động(luôn chịu sự tác động của quá trình sản xuất như cày, bừa, xới xáo ) và công cụhay phương tiện lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi ) Quá trình sản xuấtnông - lâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu, quá trình sinh học tựnhiên của đất [11]

2.1.2 Khái quát quản lý Nhà nước về đất đai

2.1.2.1 Đối tượng của quản lý Nhà nước về đất đai

Đối tượng của quản lý nhà nước về đất đai là vốn đất của cả nước đến từngchủ sử dụng Điều 7 luật đất đai 2003 quy định: “nhà nước thực hiện quyền đạidiện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý nhà nước về đất đai”.Nhà nước tổ chức quản lý đất đai thông qua các biện pháp: Xây dựng các văn bảnpháp luật và tổ chức thực hiện nó trên phạm vi cả nước [3]

Trang 6

2.1.2.2 Nguyên tắc quản lý Nhà nước về đất đai

Đối tượng của quản lý đất đai là tài nguyên đất đai, nên quản lý Nhà nước vềđất đai phải đảm bảo những nguyên tắc sau [4]:

1 Phải quản lý toàn bộ vốn đất đai hiện có của quốc gia, không được quản lý

lẻ tẻ từng vùng

2 Nội dung tài liệu quản lý không phụ thuộc vào mục đích sử dụng

3 Số liệu quản lý đất đai phải bao hàm cả số lượng, chất lượng, loại, hạngphục vụ cho mục đích sử dụng của loại đó

4 Quản lý đất đai phải thể hiện theo hệ thống và phương pháp thống nhấttrong toàn quốc Những quy định, biểu mẫu phải được thống nhất trong cảnước, trong ngành địa chính

5 Số liệu so sánh không chỉ theo từng đơn vị nhỏ mà phải được thống nhất sosánh trong cả nước

6 Tài liệu trong quản lý đất đai phải đơn giản phổ thông trong cả nước, phảiđảm bảo tính pháp luật, phải đầy đủ, đúng thực tế

7 Những điều kiện riêng biệt của từng địa phương, cơ sở phải phản ánhđược

Những điều kiện riêng lẽ phải được tổng hợp ở phần phụ lục để Nhà nước đầu

tư cái chung và cái riêng của mỗi vùng

8 Quản lý đất đai phải khách quan, chính xác, đúng những kết quả, số liệunhận được từ thực tế

9 Quản lý Nhà nước về đất đai phải trên cơ sở pháp luật, luật đất đai và cácvăn bản, biểu mẫu quy định, hướng dẫn của Nhà nước và các cơ quanchuyên môn từ Trung ương đến cơ sở

10 Quản lý đất đai phải tuân theo nguyên tắc tiết kiệm mang lại hiệu quả kinh

tế cao

2.1.2.3 Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai [2]

Điều 22 Luật đất đai 2013 quy định 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai.Bao gồm:

1 Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổchức thực hiện văn bản đó

Trang 7

2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lậpbản đồ hành chính.

3 Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản

đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giáđất

4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụngđất

6 Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

7 Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ, quyền sởhữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

8 Thống kê, kiểm kê đất đai

9 Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

10 Quản lý tài chính về đất đai và giá đất

11 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

12 Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy địnhcủa pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

13 Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai

14 Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý

và sử dụng đất đai

15 Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai

2.1.2.4 Chức năng và nhiệm vụ của công tác quản lý nhà nước về đất đai

Trang 8

- Tư pháp: Thực hiện các hoạt động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đángcủa đối tượng sử dụng đất đai Đồng thời giám sát, theo dõi việc thực hiện cácnghĩa vụ trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai.

b Nhiệm vụ

- Hoàn thiện các chính sách pháp luật về đất đai

- Hoàn thiện các cơ quan quản lý về đất đai trên phạm vi cả nước

- Xây dựng cơ sở, trang thiết bị hiện đại nhằm phục vụ tốt cho công tác quản

lý về đất đai

- Đào tạo đội ngũ cán bộ, người phụ trách và các cá nhân tổ chức có tráchnhiệm Có trình độ cả về chuyên môn và nghiệp vụ, đáp ứng tốt cho yêu cầu côngviệc

- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật một cách đồng bộ thốngnhất trên phạm vi cả nước

2.1.3 Căn cứ pháp lý để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất

Để đánh giá tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng đất chúng ta phải căn cứvào hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong ngành luật đất đai do nhà nướcquy định Bởi vì các văn bản này là cơ sở của việc xây dựng các biện pháp quản lý

và sử dụng đất đai Do đó nó là căn cứ pháp lý duy nhất được nhà nước xây dựng

để thực hiện quyền sở hữu và thống nhất quản lý Các văn bản pháp luật dùng đểquản lý và sử dụng đất, bao gồm:

- Luật đất đai 1987, hiến pháp 1992, luật đất đai 2003

- Nghị định 181/CP của chính phủ về thi hành luật đất đai 2003 và thông tư số

- Thông tư 09/2007/TT-BTNMT về hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ

sơ địa chính ngày 02/08/2007

Trang 9

- Chỉ thị số 05/2004 CT-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 15/07/2004 về thihành luật đất đai 2003.

Và nhiều văn bản pháp luật khác trong lĩnh vực đất đai Đây là cơ sở pháp lý

để các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triển khai các chính sách đất đai của đảng

và nhà nước Đây cũng là căn cứ để so sánh đối chiếu việc quản lý và sử dụng đấttrên thực tế

2.1.4 Các lý thuyết về đô thị hóa

2.1.4.1 Khái niệm về đô thị hóa

Đô thị hóa được hiểu khái quát là quá trình hình thành và phát triển của cácthành phố Nhiều thành phố mới xuất hiện và không ít những thành phố có lịch sửhàng ngìn năm đang tồn tại và phát triển Sự gia tăng số lượng và quy mô các thànhphô về diện tích cũng như dân số, do đó làm thay đổi tương quan dân số thành thị

và nông thôn, vai trò chính trị- kinh tế - văn hóa của thành phố, môi trường sống

là những vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm [9]

Trên quan điểm một vùng, đô thị hóa là một quá trình hình thành, phát triểncác hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị

Trên quan điểm kinh tế quốc dân, đô thị hóa là một quá trình biến đổi về phân

bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư những vùngkhông phải đô thị thành đô thị, đồng thời phát triển các đô thị hiện có theo chiềusâu

Trên quan điểm xã hội học đô thị, đô thị hóa là quá trình kinh tế - xã hội diễn

ra trong mối quan hệ qua lại mật thiết với cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật, làmsản sinh ra nhiều vấn đề phức tạp của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóacủa xã hội, đặc biệt đưa đến những hậu quả xã hội to lớn khác nhau trong một hệthống xã hội thế giới cũng như mỗi quốc gia

Đô thị hóa là quá độ từ hình thức sống nông thôn lên hình thức sống đô thị củamột các nhóm dân cư Khi kết thúc thời kì quá độ thì các điều kiện tác động đến đôthị hóa cũng thay đổi và xã hội sẽ phát triển trong các điều kiện mới mà biểu hiệntập trung là sự thay đổi cơ cấu dân cư, cơ cấu lao động

Trang 10

Đô thị hóa gắn liền với sự biến đổi sâu sắc về kinh tế - xã hội của đô thị vànông thôn trên cơ sở phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, dịchvụ Do vậy, đô thị hóa gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội

Tóm lại, đô thị hóa là quá trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuấttrong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành phát triển các hình thức vàđiều kiện sống theo kiểu đô thị đồng thời phát triển đô thị hiện có theo chiều sâutrên cơ sở HĐH cơ sở vật chất, kỹ thật và tăng quy mô dân số

2.1.4.2 Những đặc trưng của quá trình đô thị hóa

Đô thị hóa là hiện tượng mang tính toàn cầu và có những đặc trưng chủ yếu sau:Một là, số lượng các thành phố, kể cả các thành phố lớn tăng nhanh đặc biệt làthời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai

Hai là, quy mô dân số tập trung trong mỗi thành phố ngày càng lớn, số lượngthành phố có trên một triệu dân ngày càng nhiều

Ba là, việc hình thành và phát triển nhiều thành phố gần nhau về mặt địa lý,liên quan chặt chẽ với nhau do phân công lao động đã tạo nên các vùng đô thị.Thông thường vùng đô thị bao gồm một vài thành phố lớn và xung quanh nó là cácthành phố nhỏ vệ tinh

Bốn là, dân số thành thị có xu hướng tăng nhanh do quá trình di dân nông thôn

- thành thị, đanh làm thay đổi tương quan dân số thành thị và nông thôn, nâng cao

tỷ trọng dân thành thị trong tổng dân số

Năm là, mức độ đô thị hóa biểu thị trình độ phát triển xã hội nói chung, song

có đặc thù riêng cho mỗi nước Đối với các nước phát triển, đô thị hóa diễn ra chủyếu theo chiều sâu, chất lượng cuộc sống ở các thành phố ngày càng hoàn thiện.Trong các nước đang phát triển tốc độ đô thị hóa rất cao, đặc biệt trong các thập kỷgần đây, quá trình đô thị hóa theo chiều rộng đang đặt ra nhiều vấn đề khó khăn cầngiải quyết như vấn đề đất đai, thất nghiệp, đói nghèo, ô nhiễm môi trường và tệ nạn

xã hội

2.1.4.3 Vai trò của đô thị hóa

- Đô thị hóa làm thay đổi cơ cấu lao động trong các khu vực kinh tế Cơ cấulao động trong xã hội thường được phân theo 3 khu vực:

Trang 11

+ Khu vực I, khu vực kinh tế nông, lâm, thủy sản thuộc địa bàn nông thôn.Trong quá trình đô thị hóa khu vực này giảm dần.

+ Khu vực II, khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Trong quátrình đô thị hóa, khu vực này phát triển không ngừng về số lượng và chất lượng Sựphát triển của nó mang tính quyết định trong quá trình đô thị hóa

+ Khu vực III, khu vực dịch vụ, quản lý và nghiên cứu khoa học Khu vực nàyphát triển cùng với sự phát triển của đô thị, nó góp phần nâng cao chất lượng trình

độ đô thị hóa

Tóm lại, ba khu vực lao động trên biến đổi theo hướng giảm khu vực I, pháttriển số lượng và chất lượng ở khu vực II, III nhằm thỏa mãn nhu cầu sản xuất ngàycàng phát triển, chất lượng cuộc sống ngày càng cao của cuộc sống

- Đô thị hóa làm số dân sống trong đô thị ngày càng tăng Đây là yếu tố đặctrưng nhất của quá trình đô thị hóa Dân cư sống trong khu vực nông thôn sẽchuyển thành dân cư sống trông đô thị, lao động chuyển từ hình thức lao động khuvực I sang khu vực II, III, cơ cấu lao động chuyển từ lao động nông nghiệp sanglao động công nghiệp, dịch vụ

- Đô thị hóa gắn liền với việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp,làm thay đổi cục diện sản xuất, phương thức sản xuất Do công nghiệp phát triển đãđưa đến những thay đổi và phát triển sau:

+ Làm tăng nhanh thu nhập quôc dân, đối với các nước phát triển tỷ trọngcông nghiệp trong thu nhập quốc dân thường chiếm tỷ lệ từ 60 – 70% trở lên Cácnước phát triển ở trình độ càng cao tỷ trọng công nghiệp càng lớn

+ Làm tăng hoạt động khoa học - kỹ thuật và công nghệ Do hoạt động sảnxuất công nghiệp gắn liền với khoa học – kỹ thuật, công nghệ nên trình độ khoahọc - kỹ thuật ở mỗi quốc gia là thước đo sự phát triển của đất nước

- Đô thị hóa tạo ra hệ thống không gian đô thị Cùng với sự phát triển cáctrung tâm đô thị, các khu dân cư với nhiều loại quy mô đã tạo thành các vành đai

đô thị, các chùm đô thị và các vành đai, các chùm đô thị này đều phát triển

- Đô thị hóa góp phần phát triển trình độ văn minh của quốc gia nói chung vàvăn minh đô thị nói riêng Đô thị hóa phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển các cơ sởvăn hóa, giáo dục, phát triển sự giao lưu trong nước và nước ngoài Đô thị là điều

Trang 12

kiện để tiếp nhận nền văn minh thì từ bên ngoài và phát triển nền văn minh trongnước.

2.1.4.4 Ảnh hưởng của đô thị hóa đến kinh tế- xã hội và môi trường

a) Ảnh hưởng tích cực

Đô thị hóa không những góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động mà còn làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ở các đô thị

2.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

2.2.1 Thực tiễn đô thị hóa trên thế giới [12]

Quá trình phát triển đô thị trong thế kỷ 20

Trong thế kỷ 20 quá trình phát triển đô thị xảy ra với tốc độ nhanh chóng sovới hàng ngàn năm trước đó

Năm 1900, đã có 220 triệu cư dân thành thị (chiếm 13%) trên toàn thế giới.Năm 1900, những thành phố đông dân nhất thế giới thuộc về Bắc Mỹ và Châu

Âu Cuối thế kỷ 20 chỉ có 3 thành phố Tokyo, New York và Los Angeles là nhữngthành phố công nghiệp

Vào năm 1910, tại Hoa Kỳ, bắt đầu thời kỳ đô thị hóa tăng tốc vào cuối thậpniên 1910, các nhà nghiên cứu cho biết ở thời điểm này Hoa Kỳ còn 21% dân sốsống ở nông thôn

Trong khi dân số đô thị của thế giới đã tăng trưởng nhanh chóng (từ220.000.000 người trong năm 1900 đến 2.800.000.000 người trong năm 2000)trong thế kỷ 20, trong vài thập kỷ tiếp theo sẽ thấy một quy mô chưa từng thấy củaphát triển đô thị trong thế giới phát triển

Trang 13

- Vào năm 1950 đã có 732 triệu cư dân thành thị (chiếm 29%) trên toàn thếgiới.

- Đến năm 1990, 75% dân số của Hoa Kỳ sống ở các thành phố

Quá trình phát triển đô thị trong thập niên đầu thế kỷ 21

Từ năm 2000-2015, 11 siêu thành phố được dự báo đạt mức tăng dân số dưới1.5% và 5 thành phố sẽ ở với tốc độ tăng trưởng dân số trên 3%

Vào năm 2003 đã có 3 tỷ cư dân thành thị (chiếm 48%) trên toàn thế giới.Dân số nông thôn chiếm 3,2 tỷ người

Tỷ lệ người dân sống trong các siêu thành phố (từ 10 triệu người trở lên) lànhỏ Năm 2003, 4% dân số thế giới cư trú tại các siêu thành phố Khoảng 25% dân

số thế giới và một nửa dân số đô thị sống trong các khu định cư đô thị với ít hơn500.000 dân

Với 35 triệu dân vào năm 2003, Tokyo cho đến nay là đô thị tích tụ đông dânnhất Sau Tokyo, tiếp theo là Mexico City (18,7), New York – Newark (18,3), SaoPaulo (17,9) và Mumbai (Bombay) (17,4) Vào năm 2015, Tokyo sẽ vẫn tích tụ đôthị lớn nhất với 36 triệu dân, tiếp theo là Mumbai (Bombay) (22,6), Delhi (20,9),Mexico City (20,6) và São Paulo (20)

Quỹ dân số Liên Hợp Quốc và các cơ quan Liên Hợp Quốc cho biết nhân loại

sẽ phải trải qua một “cuộc cách mạng trong suy nghĩ” để đối phó với việc tăng gấpđôi dân số đô thị ở Châu Phi và Châu Á Làn sóng đô thị hóa chưa từng có nàycung cấp tiềm năng hoặc thất bại thảm hại

Trong đó có 4% dân số thế giới cư trú tại các siêu thành phố Khoảng 25%dân số thế giới và một nửa dân số đô thị sống trong các khu định cư đô thị với íthơn 500.000 dân

- Trong số 20 siêu thành phố được xác định trong năm 2003, gần một nửa tăngtrưởng dân số dưới 1,5% từ năm 1975 đến năm 2000 và chỉ sáu thành phố đã tăngtrưởng ở mức trên 3%

Các đô thị lớn không nhất thiết phải trải qua sự tăng trưởng dân số nhanhchóng Trong số 20 siêu thành phố được xác định trong 2003, gần một nữa tăngtrưởng dân số dưới 1.5% từ năm 1975 và 2002 và chỉ 6 siêu thành phố đã tăngtrưởng ở mức 3%

Trang 14

Quá trình đô thị đã được nâng cao trong khu vực phát triển hơn, nơi mà 74%dân số sống trong năm 2003.

Ngược lại, dân số đô thị của vùng phát triển hơn được dự kiến tăng rất chậm,

từ 0,9 tỉ người trong năm 2003 đến 1 tỉ người vào năm 2030 Trung bình hằng năm

tỷ lệ tăng trưởng dân số này được dự kiến sẽ là 0,5% so với 1,5% ghi nhận trongsuốt thế kỷ trước

Vào năm 2005 đã có 3.200.000 cư dân đô thị (chiếm 49%) trên toàn thếgiới

Đến năm 2007 dân số thành thị trên thế giới vượt quá mốc 50% đánh dấu lầnđầu tiên trong lịch sử thế giới sẽ có cư dân đô thị nhiều hơn so với cư dân nôngthôn

Vào tháng 5/2007 một sự kiện quan trọng xảy ra khi dân số Trái đất đã có sốdân cư đô thị cao hơn dân cư nông thôn Ngày 23/05/2007 là đại diện cho một cộtmốc quan trọng lớn về nhân khẩu học đươc gọi là ngày “ đô thị Thiên niên kỷ” Vào năm 2010 đã có 51,3% dân số thế giới sống ở thành thị

Quá trình phát triển đô thị tính đến năm 2011

Trong năm 2011 trên thế giới có 796 khu dân cư đô thị có từ 500.000 ngườitrở lên được xác định

Trong năm 2011 trên thế giới có 205 khu dân cư đô thị có từ 2.000.000 ngườitrở lên được xác định Trong đó gồm:

Trang 15

Tiết kiệm đất sử dụng đất đai hợp lý, bảo vệ thiết thực đất canh tác là quốcsách cơ bản của Trung Quốc.

Đất đai ở Trung Quốc được phân thành ba loại:

Đất dùng cho nông nghiệp là đất trực tiếp sử dụng vào sản xuất nông nghiệpbao gồm đất canh tác, đất rừng, đất cỏ, đất dùng cho các công trình thủy lợi và đấtmặt nước nuôi trồng

- Đất xây dựng gồm đất xây dựng nhà ở đô thị và nông thôn, đất dùng chomục đích công cộng, đất dùng cho khu công nghiệp, công nghệ, khoáng sản và đấtdùng cho công trình quốc phòng

- Đất chưa sử dụng là đất không thuộc hai loại đất trên

Trang 16

Nhà nước thực hiện chế độ bồi thường đối với đất bị trưng dụng theo mụcđích sử dụng đất trưng dụng Tiền bồi thường đối với đất canh tác bằng 6 đến 10lần sản lượng bình quân hàng năm của 3 năm liên tiếp trước đó khi bị trưng dụng.Tiêu chuẩn hỗ trợ định cư cho mỗi nhân khẩu nông nghiệp bằng từ 4 đến 6 lần giátrị sản lượng bình quân của đất canh tác/ đầu người thuộc đất bị trưng dụng, caonhất không vượt quá 15 lần sản lượng bình quân của đất bị trưng dụng 3 năm trước

đó Đồng thời nghiêm cấm tuyệt đối việc xâm phạm, lạm dụng tiền đền bù đấttrưng dụng và các loại tiền khác liên quan đến đất bị trưng dụng để sử dụng vàomục đích khác

2.2.2.2 Thụy Điển

Ở Thuỵ Điển, phần lớn đất đai thuộc sở hữu tư nhân nhưng việc quản lý và sửdụng đất đai là mối quan tâm chung của toàn xã hội Vì vậy, toàn bộ pháp luật vàchính sách đất đai luôn đặt ra vấn đề hàng đâu là có sự cân bằng giữa lợi ích riêngcủa chủ sử dụng đất và lợi ích chung của Nhà nước

Bộ Luật đất đai của Thụy Điển là một văn bản pháp luật được xếp vào loạihoàn chỉnh nhất, nó tập hợp và giải quyết các mối quan hệ đất đai và hoạt động củatoàn xã hội với 36 đạo luật khác nhau

Các hoạt động cụ thể về quản lý sử dụng đât như quy hoạch sử dụng đất, đăng

ký đất đai, bất động sản và thông tin địa chính đều được quản lý bởi ngân hàng dữliệu đất đai và đều được luật hóa Pháp luật và chính sách đất đai ở Thụy Điển về

cơ bản dựa trên chế độ sỡ hữu tư nhân về đất đai và kinh tế thị trường, có sự giámsát chung của xã hội

Pháp luật và chính sách đất đai ở Thụy Điển từ năm 1976 đến nay gắn liền vớiviệc giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật bất động sản tư nhân Quy địnhcác vật cố định gắn liền với bất động sản, quy định việc mua bán đất đai, việc thếchấp, quy định về hoa lợi và các hoạt động khác như vấn đề bồi thường, quy hoạch

sử dụng đất, thu hồi đất, đăng ký quyền sở hữu đất đai và hệ thống đăng ký…

2.2.2.3 Nước Australia

Australia có lịch sử hình thành từ thuộc địa của Anh, nhờ vậy Australia cóđược cơ sở và hệ thống pháp luật quản lý xã hội nói chung và quản lý đất đai nóiriêng từ rất sớm Trong suốt quá trình lịch sử từ lúc là thuộc địa đến khi trở thànhquốc gia độc lập, pháp luật và chính sách đất đai của nước này mang tính thừa kế

Trang 17

và phát triển một cách liên tục, không có sự thay đổi và gián đoạn do sự thay đổi vềchính trị Đây là điều kiện thuận lợi làm cho pháp luật và chính sách đất đai pháttriển nhất quán và ngày càng hoàn thiện, được xếp vào loại hàng đầu thế giới, vìpháp luật đất đai của Australia đã tập hợp và vận dụng được hàng chục luật khácnhau của đất nước.

Luật đất đai của Australia quy định đất đai của quốc gia là đất thuộc sở hữuNhà nước và đất thuộc sở hữu tư nhân Australia công nhận Nhà nước và tư nhân

có quyền sở hữu đất đai và bất động sản trên mặt đất Phạm vi sở hữu đất đai theoluật định là tính từ tâm trái đất trở lên, nhưng thông thường Nhà nước có quyền bảotồn đất ở từng độ sâu nhất định, nơi có những mỏ khoáng sản như vàng, bạc, thiếc,than, dầu mỏ…

Luật đất đai Australia bảo hộ tuyệt đối quyền lợi và nghĩa vụ của chủ sở hữuđất đai Chủ sở hữu có quyền cho thuê, chuyển nhượng, thế chấp, thừa kế theo dichúc mà không có sự cản trở nào, kể cả việc tích lũy đất đai Tuy nhiên, luật cũngquy định Nhà nước có quyền trưng thu đất tư nhân để sử dụng vào mục đích côngcộng, phục vụ phát triển kinh tế xã hội và việc trưng thu đó gắn liền với việc Nhànước phải thực hiện bồi thường thỏa đáng

2.2.3 Thực tiễn đô thị hóa ở Việt Nam

Tại Việt Nam quá trình đô thị hóa được gắn liền với công cuộc CNH đất nước

Do chú trọng quá nhiều vào việc “CNH” cộng với chất lượng quy hoạch khôngcao, nên quá trình này đang bộc lộ nhiều bất cập đáng lo ngại Cụ thể là:

- Số lượng các đô thị tăng lên nhanh chóng: Trong những năm gần đây, số

lượng đô thị ở nước ta tăng nhanh, nhất là ở các thành phố thuộc tỉnh Năm 1986 cảnước có 480 đô thị, năm 1990 là 500 đô thị, đến năm 2007 là 729 đô thị và đến năm

2012 cả nước đã có 755 đô thị Trong đó, có 2 đô thị loại đặc biệt (Hà Nội, Thànhphố Hồ Chí Minh), 13 đô thị loại I trong đó có 03 thành phố trực thuộc Trung ương(Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ) và 10 thành phố trực thuộc tỉnh, 10 đô thị loại IIcòn lại là các đô thị loại III, IV và V Tuy vậy, việc xếp loại đô thị vẫn còn nhiềutiêu chí chưa đáp ứng như quy mô đô thị, kinh tế - xã hội, cơ cấu kinh tế, hệ thốngkết cấu hạ tầng kỹ thuật

- Sự gia tăng dân số đô thị: Quy mô dân số đô thị ở nước ta liên tục tăng, đặc

biệt là từ sau năm 2000 Tính đến năm 2010, dân số đô thị tại Việt Nam là 25.584,7

Trang 18

nghìn người, chiếm 29,6% dân số cả nước Sự gia tăng dân số đô thị cả nước do 3nguồn chính đó là: (i) Gia tăng tự nhiên ở khu vực đô thị; (ii) Di cư từ khu vựcnông thôn ra thành thị; (iii) Quá trình mở rộng địa giới của các đô thị

Khi các đô thị của Việt Nam ngày càng phát triển mở rộng, thì dân số càngtăng, dòng dịch cư càng lớn (nhóm di dân có 80% thời gian sống ở đô thị cũngđang tăng nhanh tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh) dẫn đến sựquá tải trong sử dụng hệ thống hạ tầng cơ sở sẵn có Bên cạnh đó là việc hình thànhcác khu dân cư nghèo quanh đô thị gây ô nhiễm môi trường và nguy an mất an toànlương thực không ngừng tăng cao

- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị: Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị

trong những năm qua được cải thiện rõ rệt, thể hiện qua các mặt, như: nhiều tuyếnđường, cây cầu được xây dựng; chất lượng đường đô thị dần được cải thiện; các đôthị loại III trở lên hầu hết đã có các tuyến đường chính được nhựa hoá và xây dựngđồng bộ với hệ thống thoát nước, vỉa hè, chiếu sáng và cây xanh Các thành phố lớntrực thuộc Trung ương có nhiều dự án về giao thông đô thị được triển khai, cụ thểlà: cải tạo, nâng cấp và xây mới các trục giao thông đối ngoại, cửa ô, trục giaothông hướng tâm, các nút giao đồng mức, khác mức, các đường vành đai, tuyếntránh, cầu vượt trong đô thị… Nhờ vậy, bước đầu đã nâng cao năng lực thông quatại các đô thị này Tuy nhiên, tình trạng ách tắc và tai nạn giao thông vẫn còn diễn

ra rất phổ biến

Hệ thống chiếu sáng đã có ở hầu hết các đô thị mặc dù mức độ có khác nhau.Tại các đô thị đặc biệt, như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng… có95-100% các tuyến đường chính đã được lắp đặt hệ thống chiếu sáng; các đô thịloại II, III tỷ lệ này đạt gần 90%

Hệ thống thoát nước đã được quan tâm đầu tư xây dựng ở hầu hết các đô thị.Hiện đã có 35/63 đô thị tỉnh, thành trong cả nước có các dự án về thoát nước và vệsinh môi trường sử dụng kinh phí từ nguồn vốn ODA Các dự án bước đầu đã pháthuy hiệu quả, góp phần làm giảm mức độ ngập úng tại các đô thị này Tuy nhiên,

do hầu hết đô thị chỉ có một hệ thống cống dùng chung cho cả nước mưa và nướcthải, thậm chí, nhiều tuyến cống được xây dựng trong các thời kỳ khác nhau, nênkhông hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và đã xuống cấp nghiêm trọng làm ảnh hưởng đếnkhả năng tiêu thoát nước Tình trạng ngập úng đang là mối quan tâm hàng ngày củacác đô thị lớn, nhất là ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, nhưng đến nay, vẫn chưa có

Trang 19

giải pháp có tính khả thi để giải quyết Nước thải, đặc biệt nước thải từ các khucông nghiệp lại chưa được thu gom, xử lý triệt để, gây ô nhiễm nặng nề cho cácdòng sông lớn, như: sông Đồng Nai, Sài Gòn, Thị Vải, sông Đáy, sông Tô Lịch… Đánh giá về thực trạng trên, có thể chỉ ra các nguyên nhân chủ yếu sau:

(i) Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch chưa được quan tâm, đầu tư đúngmức;

(ii) Kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa đồng bộ, sự phát triển nhanh của cáckhu công nghiệp trong đô thị kéo theo nhiều hệ quả về môi trường… dẫn đến các

đô thị đứng trước nguy cơ phát triển không bền vững.[13]

2.2.4 Tình hình quản lý và sử dụng đất ở Việt Nam

Cách mạng tháng tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đãlàm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội Việt Nam Kể từ đó Đảng và Nhà nước tathực hiện mục tiêu trước cách mạng: “độc lập dân tộc và người cày có ruộng” Đếnngày 19/12/1953, chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh ban hành luật cải cách ruộngđất và công tác này được ban hành vào năm 1955-1956 Tuy nhiên công tác này đãgặp phải nhưng sai lầm nhất định và hậu quả của nó là nạn đói hoành hành, đất đai

bị hoang hóa Do tình hình không ổn định ở nông thôn nên ngày 03/07/1958, chínhphủ ban hành chỉ thị 334/TTg cho tái lập hệ thống địa chính Năm 1960, chính phủban hành nghị định số 10/CP về nhiệm vụ tổ chức ngành địa chính, đến ngày09/11/1979 chính phủ ban hành nghị định 404/CP thành lập hệ thống quản lý đấtđai trực thuộc hội đồng Bộ Trưởng và ủy ban các cấp

Hiến pháp năm 1980 ra đời, nhà nước là chủ sở hữu toàn bộ đất đai và thốngnhất quản lý Quyết định số 201/CP ngày 01/07/1980 của hội đồng chính phủ vềthống nhất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước Chỉ thị số 299/TTg ngày 10/11/1980 về việc đo đạc phân hạng đất và quản lý ruộng đất Năm

1987 lần đầu tiên luật đất đai Việt Nam ra đời tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản

lý và sử dụng đất ở nước ta Năm 1992, luật được tiếp tục bổ sung sửa đổi nhằmđáp ứng nhu cầu sử dụng đất trong giai đoạn mới Do mô hình kinh tế tập trung baocấp bộc lộ toàn diện những tiêu cực, hạn chế mà hậu quả của nó là cuộc khủnghoảng kinh tế xã hội vào cuối năm 1970, đầu những năm 1980 Trước tình hình đómột số địa phương đã tìm cách tháo gỡ khó khăn và thực hiện cách quản lý mới.Trên cơ sở đánh giá thực tiễn và rút kinh nghiệm qua các địa phương, ban bí thư

Trang 20

trung ương Đảng khóa V đã ra chỉ thị số 100/CT-TW về công tác khoáng sản phẩmđến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp Từ đó đã pháthuy được năng lực cá nhân của người lao động làm cho năng suất cây trồng tăng.Mặc dù vậy cơ chế “khoán 100” cũng không tháo gỡ hết khó khăn trong sản xuấtnông nghiệp Để khắc phục hạn chế đó, nghị quyết 10/NQ-TW đến ngày05/04/1988 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp được ban hành Để đáp ứng đòihỏi của nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, trên lĩnh vực đất đai cũng có những thayđổi nhất định: đó là việc cho ra đời luật đất đai 1993, được quốc hội khóa IX thôngqua ngày 14/07/1993, luật thuế sử dụng đất nông nghiệp được thông qua sau đó,liên tục các văn bản của chính phủ và các bộ ngành ra đời nhằm triển khai luật nàytrên thực tế như: Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993 về đất nông nghiệp Nghị định88/CP ngày 17/08/1994 về đất đô thị Nghị định 01/CP ngày 15/01/1994 về đất lâmnghiệp Kể từ đó đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý.Nguyên tắc giao đất ổn định lâu dài cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được banhành Đồng thời quyền hạn của người sử dụng đất được mở rộng bao gồm: quyềnchuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, kế thừa, thế chấp

Ngày 26/11/2003 Luật đất đai 2003 ra đời đã có những sửa đổi phù hợp vớinền kinh tế thị trường trong thời đại mới Sau khi luật này có hiệu lực thi hành vàongày 01/07/2004, cùng với hàng loạt các văn bản hướng dẫn thi hành luật đã làmcho việc quản lý đất đai chặt chẽ, công bằng, làm tăng hiệu quả sản xuất của đấtđai Đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của nhân dân, đưa công tác quản lý và sử dụngđất đi vào nề nếp và ổn định [13]

2.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan

Quá trình đô thị hóa đã làm thay đổi rõ rệt cơ cấu sử dụng đất theo từng mụcđích sử dụng, làm gia tăng sự chuyển đổi đất nông nghiệp sang nhiều mục đíchkhác nhau, điều này làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến đất nông nghiệp, mà nước tavốn là nước có truyền thống nông nghiệp lâu đời, nên những vấn đề có liên quanđến đất nông nghiệp cũng nhận được nhiều sự quan tâm, đầu tư nghiên cứu củanhiều tác giả

Theo Lê Văn Long, tác động của quá trình đô thị hóa tại thành phố Tam Kỳ,tỉnh Quảng Nam làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành kéo theo việc chuyển dịch

cơ cấu đất đai theo hướng giảm diện tích đất NN, tăng diện tích đất phi NN làmtăng áp lực cho hoạt động sản xuất NN [3]

Trang 21

Qua sự chủ trì nhiệm vụ nghiên cứu của Viện nghiên cứu quản lý đất đai đãđưa ra kết luận: quá trình đô thị hóa ảnh hưởng đến cơ cấu sử dụng đất đượcchuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, diện tích đất nông nghiệp giảm nhanhđặc biệt là diện tích đất trồng lúa; các khu đô thị mới hình thành, tỷ lệ cơ cấu ngànhnghề theo hướng công nghiệp dịch vụ tăng, tạo nguồn thu quan trọng đóng gópvào ngân sách Nhà nước Đặc biệt, tạo ra được môi trường cạnh tranh nhằm thu hútđầu tư thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản cũng như hỗ trợ, kíchthích cho sự phát triển của các khu công nghiệp, dịch vụ, du lịch, tạo đà và lựccho quá trình đô thị hóa cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trênđịa bàn [5].

Ngoài ra có những công trình nghiên cứu khác cũng đề cập tới vấn đề ảnhhưởng của đô thị hóa đến đất sử dụng đất như: Đô thị hóa ảnh hưởng đến NN ViệtNam của nhóm nghiên cứu thuộc các cơ quan trong lĩnh vực Tài nguyên và Môitrường năm 2010; Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn quậnLong Biên, thành phố Hà Nội của Trần Quốc Khánh năm 2009

Trang 22

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến tình hình quản lý và sửdụng đất nông nghiệp tại địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

+ Thời gian thu thập số liệu:

3.3 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của thành phố Đông Hà,tỉnh Quảng Trị

- Nghiên cứu thực trạng quá trình đô thị hóa tại thành phố Đông Hà

-Đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến tình hình quản lý và sửdụng đất nông nghiệp tại địa bàn

- Đề ra một số giải pháp nhằm quản lý và sử dụng đất nông nghiệp hợp lý,hiệu quả

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: thu thập những tài liệu, số liệu, báo

cáo tình hình kinh tế xã hội và các báo cáo có liên quan khác của thành phố Đông

Hà qua các năm tại các cơ quan như: Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòngđăng ký quyền sử dụng đất, Phòng Thống kê, UBND thành phố Đông Hà

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

Để đánh giá được những tác động của quá trình đô thị hóa đến tình hình quản

lý và sử dụng đất nông nghiệp thì cần phải tiến hành khảo sát thực địa, quan sát vàtìm hiểu những tác động tích cực và tiêu cực để có cái nhìn tổng quát đối với đề tài

Trang 23

nghiên cứu Sử dụng một số phương pháp cụ thể để thu thập tài liệu, số liệu có liênquan như:

+ Thu thập số liệu cơ bản bằng phiếu điều tra

+ Tiến hành điều tra 30 hộ dân trên địa bàn thành phố Đông Hà có đất nôngnghiệp bị thu hồi để tìm hiểu những khó khăn của họ khi mất đất canh tác

3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu thống kê

Số liệu sơ cấp sau khi thu thập được tổng hợp, phân tích và xử lý bằng phầnmềm Excel, các kết quả được thể hiện thông qua các bảng, biểu, sơ đồ, từ đó đưa

Sử dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Đông Hà năm 2010 và bản

đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 để thấy được quá trình đô thị hóa

Trang 24

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN

4.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội thành phố Đông Hà

4.1.1 Điều kiện tự nhiên [6]

4.1.1.1 Vị trí địa lý.

Thành phố Đông Hà có 9 đơn vị hành chính (9 phường), với tổng diện tích

tự nhiên 7.295,87 ha Mật độ dân số khoảng 1.165 người/km2 và có toạ độ địa lý

16 007’53’’ - 16 052’22’’ vĩ độ Bắc, 107 004’24’’ - 107 007’24’’ kinh độ Đông

+ Phía Bắc giáp huyện Cam Lộ và huyện Gio Linh

+ Phía Nam giáp huyện Triệu Phong

+ Phía Đông giáp huyện Triệu Phong

+ Phía Tây giáp huyện Cam Lộ

Thành phố Đông Hà là trung tâm kinh tế, chính trị văn hoá - xã hội của tỉnhQuảng Trị, là địa bàn nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây nối liền 13 tỉnh của

4 quốc gia (Việt Nam, Lào, Thái Lan và Mianmar), cùng với mạng lưới giao thôngđường bộ, đường thuỷ, đường sắt thuận tiện, là giao điểm giữa quốc lộ 1A vớiđường xuyên Á nối với Lào, Thái Lan, Mianmar,… tạo cho Đông Hà có một vị tríquan trọng trong chiến lược quân sự, bảo vệ an ninh, quốc phòng khu vực miềnTrung cũng như hội tụ các điều kiện giao lưu, tiếp thu các thành tựu khoa học tiêntiến, khả năng thu hút đầu tư trong, ngoài thành phố phục vụ cho việc phát triểnkinh tế - xã hội của địa phương

Trang 25

Hình 4.1: Sơ đồ vị trí thành phố Đông Hà trong tỉnh Quảng Trị

4.1.1.2 Địa hình địa mạo

Địa hình của thành phố Đông Hà có hai dạng cơ bản là địa hình gò đồi bát úp

và địa hình đồng bằng khá thuận lợi cho việc phát triển đa dạng các ngành kinh tếcũng như việc xây dựng các công trình đô thị vững chắc

- Địa hình gò đồi bát úp ở phía Tây và Tây - Nam, chiếm khoảng 44 % diệntích tự nhiên lớn hơn 3.000 ha, có độ cao trung bình 10 m so với mặt nước biển,nghiêng dần về phía Đông, với độ dốc trung bình 5 -10 độ

- Địa hình đồng bằng có độ cao trung bình 3m so với mực nước biển, chiếm

56 % diện tích tự nhiên, được phủ lên trên mặt là lớp phú sa thuận lợi cho phát triểnnông nghiệp như trồng lúa, hoa màu cho năng suất cao nhưng hay bị lũ lụt

4.1.1.3 Khí hậu

Thành phố Đông Hà nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng lại chịuảnh hưởng của gió Tây - Tây Nam nên tạo thành một tiểu vùng khí hậu khô, nóng.Chế độ khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa mưa nóng

- Mùa khô nóng: kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8, gần như liên tục nắng nóng

kèm theo gió nóng khô Tây - Tây Nam Do hiện tượng “Phơn” nên có những ngàygió Tây - Tây Nam thổi rất mạnh, sức gió đến cấp 6, cấp 7

Trang 26

- Mùa mưa: Tập trung vào các tháng 8 đến tháng 11 và kéo dài đến tháng 3

năm sau, mùa mưa trùng vào mùa gió mùa Đông - Bắc nên kèm theo rét lạnh kéodài, độ ẩm không khí rất cao

+ Mưa: Lượng mưa bình quân năm 2.700 mm/ năm nhưng phân bố khôngđều, mưa tập trung vào tháng 9,10,11, cao nhất là tháng 9 nên thường gây lũ lụt.Trong những tháng mùa mưa thường kèm theo những cơn bão mạnh xuất phát từbiển Đông Bão thường kèm theo mưa lũ nên càng làm tăng thêm thiệt hại về kinh

tế cho nhân dân

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm là 24,40C, trong đó nhiệt độ tốithấp 110C, nhiệt độ tối cao 420C Độ bốc hơi lớn gây khô hạn, ảnh hưởng đến sảnxuất nông nghiệp và đời sống

+ Độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm đạt 84%, độ ẩm trung bình tháng cao nhất

94% (tháng 9,11), tháng thấp nhất là 75% (tháng 1, tháng 2).

+ Nắng: Về mùa đông do lượng mây nhiều và thời gian chiếu sáng trong ngàyngắn hơn mùa hè, nên số giờ nắng ít hơn Trung bình trong mỗi tháng mùa này cókhoảng 80 - 130 giờ, số giờ nắng ít nhất vào tháng 12

Mùa hè do lượng mây ít, thời gian chiếu sáng trong ngày dài nên số giờ nắngnhiều hơn số mùa đông Trung bình số giờ nắng mỗi tháng từ 170 - 240 giờ, số giờnắng nhiều nhất vào tháng 4 và tháng 7 Trong năm số giờ nắng tăng nhanh từtháng 2 và tháng 3 và giảm nhanh từ tháng 8 đến tháng 9, số giờ nắng cũng giảmnhanh từ tháng 10 sang tháng 11

* Gió: Hướng chủ đạo là gió Đông Bắc và Tây Nam theo hai mùa chính:

- Trong mùa khô, giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 8 Thành phố chịu ảnh hưởngcủa gió Tây Nam, mạnh nhất là ở tháng 6 - tháng 7, kéo theo khô nóng, nhiệt độcao, cây trồng thời kỳ này phát triển kém

- Trong mùa Đông, từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, gió chính là gió mùaĐông Bắc, hạn chế sự sinh trưởng của cây trồng

Mặt khác vào tháng 9 -11 hàng năm, thường hay có mưa bão, đi kèm mưa lớngây ra lũ lụt có nguy cơ gây thiệt hại đến thu hoạch nông sản vụ hè thu

Trang 27

* Chế độ bốc hơi nước: lượng nước bốc hơi bình quân năm 1.509 mm Lượngbốc hơi tháng lớn nhất 183 mm (tháng 3) và tháng thấp nhất là 45 mm (tháng 9).Lượng nước bốc hơi chủ yếu tập trung vào mùa khô.

4.1.1.4 Thủy văn

Chế độ thuỷ văn của thành phố Đông Hà chịu ảnh hưởng của thuỷ triều từbiển vào thông qua Cửa Việt Hệ thống sông ngòi chính của thành phố gồm 3 consông:

Sông Hiếu là hệ thống sông lớn nhất chảy qua phía Bắc của thành phố Khuvực hạ lưu sông Hiếu chịu chi phối của thuỷ triều biển vào nên có chế độ dòngchảy rất phức tạp, về mùa khô lưu lượng nước ở thượng lưu nhỏ, nước mặn thâmnhập sâu, biên độ mặn lớn, mùa mưa, nước lũ thường dâng cao gây ngập lụt cục bộ.Sông Thạch Hãn: Bắt nguồn từ A Lưới, chạy qua khoảng 5km, ven theo phíaĐông thành phố và là ranh giới với huyện Triệu Phong

Sông Vĩnh Phước: Bắt nguồn từ vùng đồi cao 300 - 400m thuộc huyện Cam

Lộ chảy qua phía Nam thành phố đổ vào sông Thạch Hãn

Ngoài ra, thành phố còn có nhiều hồ nhân tạo điều hoà, khai thác thuỷ lợi,thuỷ sản như: Hồ Trung Chỉ, hồ Khe Mây, hồ Đại An, hồ Khe Sắn,… cung cấpnước và điều hoà sinh thái cho tiểu vùng cư dân của từng phường

4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên

a Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra nông hoá thổ nhưỡng cho thấy đất đai của thành phốĐông Hà, chủ yếu gồm các loại đất sau: Đất Feralit trên sa phiến; đất phù sa bồi,phù sa không được bồi, đất phù sa Glây

- Đất phù sa Glây (Pg): Phân bố rải rác ở các khu vực trồng lúa (thuộc cácphường Đông Lễ; Đông Lương; Đông Giang; Đông Thanh) có diện tích khoảng

200 ha, là loại đất thích hợp trồng lúa

- Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb): Phân bố tập trung ở các vùng khu vựctriền sông Hiếu, sông Vĩnh Phước, diện tích khoảng 500 ha, đây là loại đất thíchhợp cho việc trồng cây lương thực, cây ăn quả và cây công nghiệp

Trang 28

- Đất Feralit nâu vàng phát triển trên phiến sét (Fs): Phân bố tập trung ởkhu vực Tây và Tây Nam thành phố Diện tích đất này chiếm diện tích khoảng3.500 ha, thích hợp trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả và phát triển đồng cỏ chănnuôi.

Đặc điểm chung của các loại đất trên là bị chua phèn, độ PH dao động từ 4,5 6,5 nên độ phì kém

-b Tài nguyên nước

 Nguồn nước mặt:

Nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân thành phố khá dồi dào, đượccung cấp chủ yếu từ 3 hệ thống sông chính và hàng chục khe suối, hồ chứa,… phân

bố khá đều trên địa bàn thành phố

+ Sông Hiếu: Là sông lớn nhất có diện tích lưu vực là 465 km2, chiều dài trên

70 km, đoạn chạy qua thành phố rộng từ 150 - 200m, dài khoảng 8km Ngoàinhiệm vụ cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, còn là nguồn điều hoà chế độnhiệt ẩm cho thành phố, nhất là vào mùa hè Sông Hiếu còn là đường thuỷ rất thuậnlợi nối thành phố Đông Hà - huyện Cam Lộ; thành phố Đông Hà - Biển Cửa Việt

và là nguồn khai thác cát sạn rất dồi dào cho ngành xây dựng

+ Sông Vĩnh Phước: Nằm ở phía Nam thành phố, có lưu vực 183km2, chạy dài

là 45km, mặt rộng trung bình từ 50 - 70m, lưu lượng nước trung bình là 9,56m3/s,

về mùa cạn kiệt là 1,79m3/s Đây là con sông cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt củathành phố

+ Sông Thạch Hãn: Bắt nguồn từ huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế dài 145

km đoạn chạy qua địa bàn thành phố dài 5km

Ngoài các con sông kể trên Đông Hà còn có một số hồ đập nhân tạo phục vụcho sản xuất nông nghiệp, cải tạo môi trường và nuôi trồng thuỷ sản, như:

+ Hồ Trung Chỉ: Có diện tích lưu vực khoảng 3,2 km2, trữ lượng nước là2.500.000 m3, phục vụ tưới cho hơn 100 ha lúa của phường Đông Lương

+ Hồ Khe Mây: Nằm ở phía Tây thành phố có diện tích lưu vực khoảng 6km2phục vụ nước tưới cho 30 - 35ha lúa nước 2 vụ, nuôi trồng thuỷ sản

Trang 29

+ Hồ Đại An: Có diện tích lưu vực 4,18km2 chủ yếu làm hồ thoát nước chokhu vực phường 5, gồm các tuyến Hàm Nghi, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Chí Thanh,Tôn Thất Thuyết.

 Nguồn nước ngầm:

Theo tài liệu đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ vùng trung tâm thànhphố và khu vực đất đồi tầng ngầm nghèo Nguồn nước ngầm mạch nông tồn tại ởvùng đất trũng thuộc khu vực trầm tích phù sa

Không có nguồn nước ngầm ở mạch nông nhưng có thể khai thác nguồn nướcngầm mạch sâu cách thành phố khoảng 12km về phía Đông Bắc (tại huyện GioLinh), trữ lượng nước tương ứng cấp C1 là 19.046m3/ngày, cấp C2 là98.493m3/ngày, lưu lượng giếng khoan từ 15-19l/s

c Tài nguyên rừng

Hiện nay, thành phố Đông Hà có 2.371 ha đất có rừng, chiếm 32,50% diệntích tự nhiên, trong đó đa số là diện tích đất rừng trồng (2.188 ha, chiếm 98,34%diện tích đất có rừng) Rừng tự nhiên bị chiến tranh hủy diệt và một phần do conngười chặt phá nên diện tích còn không đáng kể Rừng trồng đã đến tuổi khai thác

có khoảng 1.000 ha, mật độ thưa, năng suất và trữ lượng thấp Ước tính trữ lượng

gỗ củi có khoảng 15.000m3 gỗ củi Cần duy trì và mở rộng diện tích đất rừng sảnxuất, rừng cảnh quan gắn phát triển lâm nghiệp với phát triển du lịch, dịch vụ vàbảo vệ môi trường sinh thái

Diện tích đất lâm nghiệp có rừng của thành phố tuy giá trị về mặt kinh tếkhông lớn, song có ý nghĩa quan trọng trong việc điều hoà không khí, bảo vệ nguồnnước, chống xói mòn, đặc biệt là việc tạo cảnh quan, tiền đề cho việc phát triển cácloại hình kinh tế dịch vụ, thương mại, du lịch thăm quan, nghỉ dưỡng sau này trênđịa bàn

d Tài nguyên nhân văn

Thành phố Đông Hà là vùng đất được hình thành từ xa xưa, do những biếnđộng của lịch sử nên Đông Hà có nhiều thế hệ làng, xã ra đời sớm muộn khác nhau.Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, nhân dân thành phố Đông Hà có truyềnthống đấu tranh anh dũng, đóng góp nhiều sức người, sức của trong chiến tranh bảo

vệ Tổ quốc, có tinh thần đoàn kết, lao động cần cù, sáng tạo Trong công cuộc xây

Trang 30

hùng cách mạng, tự lực, tự cường, vượt qua khó khăn, thử thách giành được nhiềuthành tích trong mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng, xâydựng Đảng, Mặt trận và các đoàn thể Các dân tộc anh em với bản sắc văn hóariêng đã làm phong phú thêm môi trường nhân văn và đời sống xã hội của địaphương

4.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội

4.1.2.1 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế [7]

a Nông nghiệp

Năm 2014, sản xuất nông nghiệp được mùa toàn diện, giá trị sản xuất nôngnghiệp năm 2014 ước đạt 130,5 tỷ đồng Năng suất lúa bình quân cả năm đạt 49,6tạ/ha (tăng 7,5 tạ/ha so với năm 2013)

Diện tích gieo trồng rau các loại ước đạt 311,3 ha, một số mô hình sản xuấtnhư rau an toàn, trồng nấm sò đạt hiệu quả cao

Diện tích trồng hoa khoảng 6,5 ha, doanh thu trồng hoa trong đợt Tết nguyênđán 2014 khoảng 4,3 tỷ đồng

Diện tích nuôi thuỷ sản đạt 119,2 ha, trong đó nuôi tôm 59,2 ha, tổng sảnlượng thuỷ sản 258,6 tấn, trong đó tôm đạt 138,6 tấn, doanh thu đạt 26,86 tỷ đồng.Chăn nuôi gia súc gia cầm phát triển ổn định, đã phát triển được 01 trang trại nuôilợn tập trung với quy mô lớn tại Khe Lấp, Phường 3; chỉ đạo có hiệu quả các biệnpháp phòng, chống dịch bệnh; kiểm dịch, kiểm soát giết mổ gia súc gia cầm, nên đãhạn chế dịch bệnh xảy ra

Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã được chú trọng triển khai,trồng mới rừng sản xuất sau khai thác 200 ha; khai thác gỗ rừng trồng 138 ha, đạt8.130 m3 gỗ; khai thác 97 tấn nhựa thông, thu nhập từ rừng đạt 9,3 tỷ đồng

b Công nghiệp và xây dựng

Sản xuất CN-TTCN trên địa bàn vẫn duy trì nhịp độ tăng trưởng ổn định, giátrị sản xuất công nghiệp năm 2014 ước thực hiện 2.267 tỷ đồng, các doanh nghiệp và

cơ sở sản xuất tiếp tục khắc phục khó khăn, duy trì sản xuất; các doanh nghiệp tạicác khu, cụm công nghiệp hoạt động sản xuất ổn định Bên cạnh một số ngành sảnxuất tăng trưởng khá như may mặc, ván gỗ MDF, chế biến nông sản, thực phẩm, cơkhí thì một số ngành như cưa xẽ gỗ, mộc dân dụng, trang trí nội thất có tốc độ tăng

Trang 31

trưởng thấp hơn năm trước Hoạt động xây dựng đã có dấu hiệu khởi sắc, các doanhnghiệp đã từng bước cơ cấu lại sản xuất, khôi phục hoạt động, giá trị sản xuấtngành xây dựng đạt 1.404 tỷ đồng, tăng 19,49% so với năm 2013.

c Thương mại và dịch vụ

Hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá, lượng kháchđến thành phố tăng khá; hàng hóa đa dạng, giá cả nhìn chung ổn định, đáp ứng nhucầu người tiêu dùng; các loại hình dịch vụ phát triển khá đa dạng, viễn thông, bảohiểm, vận tải, lưu trú, ăn uống phát triển ổn định, các loại hình kinh doanh siêu thị,trung tâm thương mại, một số chi nhánh, gian hàng trưng bày những mặt hàng chấtlượng cao có bước phát triển Một số công trình quy mô lớn như Trung tâm thươngmại Mường Thanh, trụ sở Viettel cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng, nhiều kháchsạn, nhà hàng đang được đầu tư mới, mở rộng quy mô Tổng mức bán lẻ hàng hóa

và doanh thu dịch vụ ước thực hiện đạt 13.784 tỷ đồng

4.1.2.2 Dân số và lao động

a Dân số

Theo số liệu của Chi cục thống kê thành phố Đông Hà năm 2014 thì tổng dân

số trung bình thành phố là 87.664 người, trong đó:

- Nam giới 43.082 người chiếm 49,14%

- Nữ giới 44.582 người chiếm 50,86% Mật độ dân số trung bình của toànthành phố là 1202 người/km2

Năm 2014, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,22%, giảm 0,03%; tỷ suất sinh giảm0,05%; có 67/83 khu phố phát động khu phố không có người sinh con thứ 3, tăng 3khu phố so với năm 2013, trong đó có 5 khu phố 3 năm liền không có người sinhcon thứ 3; tỷ lệ sinh lần 3 trở lên là 9,5%, giảm 0,5% so với cùng kỳ [8]

b Lao động và việc làm

Năm 2013 nguồn lao động trong độ tuổi của thành phố vào khoảng 43.934người chiếm 50,85% tổng dân số Đã giải quyết việc làm mới cho khoảng 1640lao động chiếm 3,7% tổng số lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 59% Nhìnchung, chất lượng lao động kỹ thuật còn chưa cao không đều giữa các phường vàvùng ven thành phố Do đó vấn đề đào tạo nguồn lao động để đáp ứng nhu cầuphát triển KT - XH là rất cần thiết hiện nay

Trang 32

120 đường phố được đặt tên và cấp số nhà, phong trào bê tông hoá được xã hội hoá vàthu nhiều kết quả quan trọng Tuy nhiên, các tuyến đường vùng ven đô đa phần nhỏhẹp, chưa có vỉa hè, thiếu hệ thống điện chiếu sáng và cây xanh; nhiều tuyến đườngvào các khu phố, khu ở vẫn còn là đường đất

- Giao thông đối ngoại : Thành phố Đông Hà có quốc lộ 1A xuyên Việt đi qua,tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố giao lưu thông thương với các huyện, các tỉnhtrong cả nước

Nhìn chung giao thông đô thị đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, đảmbảo an toàn, thuận tiện, chưa có hiện tượng ùn tắc giao thông xảy ra Tuy nhiên, là

đô thị loại III nhưng thành phố chưa có hệ thống giao thông công cộng phục vụ nhucầu đi lại của người dân và tỷ lệ đất giành cho hệ thống bến, bãi đỗ xe còn hạn chế

 Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua trung tâm thành phốvới chiều dài 7km, rộng 1m Thành phố Đông Hà có một ga đường sắt là

ga Đông Hà, đã được đầu tư nâng cấp đạt tiêu chuẩn ga cấp 1, đáp ứng nhucầu lưu thông hàng hóa và hành khách

 Đường thủy: Tập trung ở khu vực sông Hiếu với chiều dài 40km trong

đó chiều dài có thể khai thác là 23km từ Cửa Việt đến Cam Lộ

b Giáo dục và đào tạo

Sự nghiệp giáo dục- đào tạo của thành phố có những bước phát triển tích cực vàđược quan tâm chú trọng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và chuẩn hóa độingũ giáo viên, cán bộ quản lý Công tác quản lý giáo dục, nề nếp trong trường học,chất lượng giáo dục có nhiều tiến bộ; duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểuhọc đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS, đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non chotrẻ 5 tuổi Học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học đạt tỷ lệ 100%; tỷ lệ họcsinh được công nhận tốt nghiệp THCS đạt tỷ lệ 99,6%; học sinh giỏi ở bậc tiểu học

Trang 33

đạt tỷ lệ 65%, ở bậc THCS đạt tỷ lệ 32%; chất lượng học sinh giỏi, học sinh năngkhiếu được duy trì tốt, có 264 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, 31 học sinh đạtgiải học sinh giỏi, học sinh năng khiếu cấp quốc gia; bố trí 10 tỷ đồng tăng cường cơ

sở vật chất, các điều kiện cơ bản và triển khai nhiệm vụ năm học mới 2014-2015, cơ

sở vật chất, thiết bị trường học được đầu tư theo hướng kiên cố, hiện đại; hiện trênđịa bàn thành phố có 21 trường đạt chuẩn quốc gia

c Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

UBND thành phố Đông Hà đã tạo điều kiện để việc chăm sóc sức khoẻ chonhân dân ngày một tốt hơn; nhiều bệnh viện, phòng khám tư được thành lập, gópphần giảm tải cho bệnh viện tuyến tỉnh và thành phố; ngành y tế đã thực hiện tốt chế

độ khám chữa bệnh cho người có công, người nghèo và người có hoàn cảnh khókhăn; thường xuyên kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm và hoạt động hành nghề ydược; kịp thời dập tắt các ổ dịch, không để bùng phát trên diện rộng Mạng lưới y tế

cơ sở từng bước được củng cố

Trên địa bàn thành phố hiện có 15 cơ sở y tế công lập, trong đó có 2 bệnhviện: Bệnh viện đa khoa tỉnh quy mô 500 giường và Bệnh viện thành phố quy

mô 50 giường; 9 trạm y tế phường

Các bệnh viện và cơ sở y tế đều được tăng cường thêm trang thiết bị, cơ sởvật chất, kỹ thuật Chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, phòng chốngdịch bệnh ngày càng tốt hơn Đã thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia vềtiêm chủng mở rộng, chăm sóc bà mẹ, trẻ em, kế hoạch hóa gia đình, phòng chốngdịch bệnh, vệ sinh môi trường Bên cạnh đó, công tác y tế vẫn còn một số mặt hạnchế: cơ sở vật chất các trạm y tế còn thiếu và chưa hiện đại; quản lý hoạt độngkhám chữa bệnh và dược tư nhân còn yếu; kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm chưathường xuyên; vấn đề vệ sinh môi trường, xử lý nước thải, rác thải còn nhiều bấtcập; năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ y tế còn hạn chế

Ngày đăng: 11/04/2016, 07:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w