thực tiễn
Có thể khẳng định rằng, phép biện chứng là khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của mọi sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và của tư duy. Vì vậy, nghiên cứu mâu thuẫn của các sự vật và hiện tượng là chìa khóa để chúng ta tìm ra nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển.
Triết học Mác Lênin cho rằng, quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là quy luật cơ bản chỉ ra nguồn gốc và động lực của sự phát triển. Quy luật đó dù ở trong giới tự nhiên, trong xã hội loài người hay trong tư tưởng con người thì nó đều có tính phổ biến. Các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống nhất, vừa đấu tranh, do đó chúng khơng ngừng thúc đẩy sự vận động và biến đổi của sự vật. Sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan vô cùng đa dạng và phong phú nên mâu thuẫn trong hiện thực cũng rất phong phú và đa dạng. Mâu thuẫn cũng tồn tại khách quan và phổ biến trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Mỗi sự vật, hiện tượng khác nhau thì cấu thành bên trong cũng là những mâu thuẫn khác nhau, vì vậy trong quá trình giải quyết mâu thuẫn phải có những hình thức và biện pháp giải quyết mâu thuẫn khác nhau. Bất cứ một sự vật cụ thể nào cũng vậy; sự thống nhất của các mặt đối lập là tạm thời, là bước quá độ tương đối, còn đấu tranh giữa các mặt đối lập mới là tuyệt đối. Mâu thuẫn là quy luật phổ biến của vũ trụ nên khắc phục được những mâu thuẫn trong sự vật hiện tượng, tức là thúc đẩy được sự vật, hiện tượng đó phát triển hơn một bước. Nhận thức được mâu thuẫn là vấn đề khó nhưng cái khó hơn đó là việc phát hiện, phân loại, phân tích mâu thuẫn, từ đó lựa chọn phương pháp giải quyết mâu thuẫn sao cho có hiệu quả nhất mới là điều cốt lõi.
Dựa vào hiện thực khách quan người ta có thể phân thành một số loại mâu thuẫn như sau: Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản; mâu thuẫn chủ
yếu và mâu thuẫn thứ yếu; mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngồi; mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn khơng đối kháng…
Trong sự vận động và phát triển của xã hội, xét về vị trí của mâu thuẫn, có thể chia mâu thuẫn thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản; mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu. Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn tất yếu, gắn liền với bản chất của sự vật, hiện tượng. Nó tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật, hiện tượng, là cơ sở nảy sinh và quyết định các mâu thuẫn không cơ bản khác. Khi mâu thuẫn này được giải quyết thì các mâu thuẫn khác cũng sẽ thay đổi. Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn về một phương diện nào đó của sự vật, nó khơng quyết định sự vận động, phát triển của toàn bộ sự vật, hiện tượng, mâu thuẫn này nảy sinh hay được giải quyết về cơ bản không làm thay đổi về chất của sự vật. Mỗi sự vật, hiện tượng có thể có một hay nhiều mâu thuẫn khác nhau. Cùng một sự vật, hiện tượng, mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản tồn tại gắn liền với nhau. Mâu thuẫn không cơ bản chịu sự chi phối của mâu thuẫn cơ bản.
Như vậy, trong nhận thức cần phải xác định đúng mâu thuẫn cơ bản, thì mới hiểu đúng được bản chất của sự vật. Trong thực tiễn xã hội, có xác định đúng mâu thuẫn cơ bản, thì mới xác định được đường lối chiến lược của cách
mạng một cách đúng đắn, khoa học.
Cùng một giai đoạn, một quá trình của sự vật, hiện tượng, mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu, nó quyết định đến các mâu thuẫn khác. Xác định mâu thuẫn chủ yếu là cơ sở để xác định nhiệm vụ quan trọng trước mắt cần tập trung giải quyết, đồng thời sẽ tạo điều kiện giải quyết những mâu thuẫn không chủ yếu (mâu thuẫn thứ yếu). Mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn khơng đóng vai trị quyết định đối với q trình phát triển của sự vật.
Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu có quan hệ chặt chẽ với nhau. Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định: Mâu thuẫn cơ bản là loại mâu thuẫn quy định bản chất của chế độ xã hội trong toàn bộ q trình tồn
tại của nó. Mâu thuẫn chủ yếu là hình thức biểu hiện của mâu thuẫn cơ bản, là những mâu thuẫn nổi bật nhất ở một giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Giải quyết mâu thuẫn chủ yếu sẽ góp phần từng bước giải quyết mâu thuẫn cơ bản.
Như vậy, xác định đúng mâu thuẫn chủ yếu hay mâu thuẫn cơ bản trong từng sự vật, hiện tượng của đời sống xã hội sẽ giúp ta không chỉ nắm được bản chất của sự vật mà còn giúp ta tìm ra những giải pháp tối ưu nhằm thúc đẩy sự phát triển của sự vật, hiện tượng.
Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập với sự vật, người ta chia mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài. Mâu thuẫn bên trong của sự vật là mâu thuẫn mà cả hai mặt đối lập đều nằm trong chính bản thân sự vật đó. Mâu thuẫn bên ngồi là mâu thuẫn giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. Song, khơng nên hiểu mâu thuẫn bên ngồi là mâu thuẫn của tồn bộ sự vật đó với sự vật khác, mà chỉ là mâu thuẫn giữa một mặt của sự vật đó với một mặt của sự vật khác. Ranh giới phân biệt mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngồi chỉ có tính tương đối. Mâu thuẫn bên trong có vai trị quyết định trực tiếp đối với sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng; mâu thuẫn bên ngồi nếu muốn phát huy vai trị khách quan cho sự vận động của sự vật hiện tượng thì nó phải thông qua mâu thuẫn bên trong.
Trong xã hội, các mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn khơng đối kháng. Mâu thuẫn đối kháng là hình thức mâu thuẫn xuất hiện trong xã hội có giai cấp bóc lột, do đối lập nhau về lợi ích giữa các giai cấp, tập đồn và các lực lượng khơng thể khoan dung được, tất yếu dẫn đến các xung đột và chúng đấu tranh gay gắt với nhau. Mâu thuẫn không đối kháng là những mâu thuẫn mà giữa các giai cấp, lực lượng khơng đối địch nhau và về căn bản là có cùng chung lợi ích. Như vậy, dù là loại mâu thuẫn nào đi nữa thì việc giải quyết mâu thuẫn cũng phải bằng con đường đấu tranh chứ không phải bằng con
đường dung hòa các mâu thuẫn. Nhầm lẫn giữa các loại mâu thuẫn với nhau sẽ dẫn đến những kết quả không lường.
Trên cơ sở phân loại, hiểu biết thực chất của từng loại mâu thuẫn, triết học Mác - Lênin tiến hành phân tích nhằm tìm ra con đường, biện pháp giải quyết mâu thuẫn đúng đắn, từng bước thúc đẩy sự phát triển của sự vật hiện tượng.
Phương pháp giải quyết mâu thuẫn là cách thức và hình thức mà con người tiến hành giải quyết các mâu thuẫn trong hiện thực sau khi đã phân loại và phân tích mâu thuẫn.
Phương pháp giải quyết mâu thuẫn được xem là chính xác, khoa học,
đúng đắn nếu phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và thực tế khách quan. Muốn giải quyết mâu thuẫn một cách có kết quả cần phải xem xét các yếu tố như: trạng thái chín muồi của mâu thuẫn, thời điểm giải quyết mâu thuẫn, phạm vi tác động của mâu thuẫn, bản chất của mâu thuẫn, các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong quá trình giải quyết mâu thuẫn. Lênin cho rằng cần phải biết “kết hợp các mặt đối lập” nhưng không phải lúc là sự kết hợp các mặt đối lập “một cách tùy tiện, máy móc và vơ nguyên tắc”[34, tr.90].
Lênin nhấn mạnh rằng, sự kết hợp các mặt đối lập cần phải được hiểu trong đó bao gồm cả sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Khơng có thống nhất thì khơng có đấu tranh, thống nhất là tiền đề của đấu tranh. Còn đấu tranh giữa các mặt đối lập là điều kiện tất yếu của mọi sự chuyển hóa, chứ khơng nên hiểu một cách phiến diện là triệt tiêu đi một mặt đối lập của mâu thuẫn. Đây là lý do vì sao C.Mác khẳng định rằng, cái cấu thành bản chất của sự vận động
biện chứng chính là sự cùng nhau tồn tại của hai mặt mâu thuẫn, sự đấu tranh của hai mặt ấy là sự dung hợp của hai mặt ấy thành một phạm trù mới.
Thấm nhuần sâu sắc những quan điểm của Mác về mâu thuẫn biện chứng- Lênin đã vận dụng thành cơng trong q trình việc xem xét và giải quyết mâu thuẫn nảy sinh trong Cách mạng tháng Mười Nga. Thực tiễn lịch sử nói trên cho thấy, nếu sử dụng phương thức giải quyết mâu thuẫn phù hợp sẽ đem lại những
thành công đáng kể, ngược lại việc sử dụng phương thức một cách máy móc, khơng phù hợp sẽ gặp thất bại.
Tóm lại, việc lựa chọn phương thức giải quyết mâu thuẫn có một ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Nếu tìm ra phương thức phù hợp, mâu thuẫn sẽ được giải quyết triệt để, toàn diện, tạo động lực thúc đẩy sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng. Ngược lại, nếu sử dụng phương thức không phù hợp khơng những khơng giải quyết được mâu thuẫn mà có thể cịn làm cho mâu thuẫn thêm gay gắt hơn. Vậy nên việc giải quyết mâu thuẫn có vai trị quyết định sự thành bại trong quá trình nhận thức và cải tạo hiện thực.
Cũng như quan điểm của các nhà triết học trước, triết học Mác khơng dừng lại ở sự giải thích thế giới, mà mục đích quan trọng là nhằm cải tạo thế giới. Muốn vậy, cần phải nhận thức được mâu thuẫn và lựa chọn phương pháp giải quyết mâu thuẫn sao cho phù hợp, khách quan, đúng đắn nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Vì vậy, muốn giải quyết mâu thuẫn trong các sự vật có hiệu quả địi hỏi các chủ thể khi nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn cách mạng cần phải xuất từ thực tiễn khách quan, lấy hiện thực làm cơ sở hoạt động của mình. Qúa
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Quảng Bình hiện nay địi hỏi phải có nhận
thức đúng đắn và khoa học trên nhiều phương diện, trong đó có vấn đề nghiên cứu khám phá mâu thuẫn nảy sinh và giải quyết mâu thuẫn kịp thời nhằm nâng coa đời sông của nhân dân, giảm bớt thiệt hại trong đầu tư, v.v… Muốn vậy phải quán triệt quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể và quan điểm phát triển. Khi xem xét và giải quyết mâu thuẫn cần phải phân loại mâu thuẫn chính xác, phải căn cứ vào điều kiện cụ thể, những mối lên hệ cụ thể để “ưu tiên” giải quyết mâu thuẫn nào trước, giải quyết mâu thuẫn nào sau, tránh dàn trải, giải quyết khơng hiệu quả. Quy luật mâu thuẫn nói lên rằng, vậnn động phát triển là
tự thân, do vậy cùng với q trình kêu gọi đầu tư vốn, cơng nghệ, nhân lực trình
động và sáng tạo để nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức mới có thể hồn thành những mục tiêu đặt ra cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của mình.
Kết luận chương 1
Trong lịch sử triết học đã có nhiều quan niệm khác nhau về mâu thuẫn. Tuy nhiên, chỉ có triết học Mác - Lênin mới khẳng định đúng đắn về mâu thuẫn trong sự vật và hiện tượng, rằng mâu thuẫn là khách quan và phổ biến; mâu thuẫn là quá trình thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập,... Khi mâu thuẫn được giải quyết, sự vật phát triển đến từng nấc cao hơn.
Như vậy, động lực cho sự phát triển khơng phải là cú “hích” của Thượng đế, khơng phụ thuộc vào niềm tin... mà động lực của sự phát triển nằm ngay
trong bản thân sự vật. Sự phát triển của sự vật chỉ diễn ra chừng nào mâu thuẫn
của sự vật được giải quyết. Chính quan niệm này của triết học Mác – Lênin cho thấy sự phát triển thực chất là quá trình tự thân vận động. Do đó, muốn có thắng lợi của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa Quảng Bình cần phải tự thân vận động, cần phải giải quyết những mâu thuẫn khác nhau nảy sinh không ngừng và nảy sinh trên nhiều lĩnh vực. Nói cách khác, nắm vững “hạt nhân” của
phép biện chứng – tức quy luật mâu thuẫn, vận dụng quy luật “hạt nhân” này một cách linh hoạt là điều kiện rất quan trọng cho thắng lợi của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam nói chung cũng như cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Quảng Bình nói riêng.
CHƯƠNG 2