kinh tế - xã hội theo hướng bền vững
Thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 21/7/2005 của Bộ Chính trị về “Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” và Nghị quyết số 15-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Bảo vệ mơi trường trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa
bàn tỉnh”. Trong báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010-2015 đánh giá: “Công tác quản lý, bảo vệ môi trường được chú trọng, chất lượng thẩm định, đánh giá tác động môi trường từng bước được nâng lên. Các dự án, cơ sở sản xuất mới đã được lập báo cáo tác động môi trường, công tác quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện được tăng cường”. Và mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 có 80% nguồn chất thải và rác thải được thu gom, xử lý trước khi thải ra môi trường và năm 2020 đạt trên 90%; Năm 2015 có 85%, năm 2020 có 100% cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường [40, tr.114].
Để thực hiện mục tiêu trên và đồng thời nhằm hạn chế những mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ mơi trường sống, tỉnh Quảng Bình cần thực hiện tốt những giải pháp cơ bản sau:
Cần có chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thực sự khoa học. Nghĩa là thực hiện tốt công tác đánh giá tác động môi trường trước khi thực hiện dự án
phát triển kinh tế, đặc biệt trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thì vấn
đề mơi trường càng phải được quan tâm, chú trọng đúng mức. Kiên quyết khơng vì tăng trưởng kinh tế mà hi sinh mơi trường. Bởi môi trường là một trong những vấn đề sống còn của đất nước. Bảo vệ mơi trường là bảo vệ chính cuộc sống của con người. Vì vậy, bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho sự phát triển bền vững. Đây là nhiệm vụ phức tạp, cấp bách địi hỏi phải có sự quan tâm, quản lý chặt chẽ giữa các ban, ngành và toàn thể nhân dân trong tỉnh.
Tăng cường phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện rộng rãi các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ban, ngành trong việc bảo vệ môi trường. Phân định rõ ràng trách nhiệm quản lý môi trường ở các cấp và các địa bàn, các chủ thể kinh
tế. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động có tác động đến mơi trường. Khuyến khích và bắt buộc áp dụng các biện pháp xử lý chất thải nhằm đảm bảo tiêu chuẩn mơi trường.
Hồn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường sống trên địa bàn tỉnh. Xử lý nghiêm minh, triệt để những cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường, đưa công tác quản lý môi trường của tỉnh đi vào kỷ cương nề nếp.
Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa hoạt động bảo vệ mơi trường, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức, tư tưởng, coi trách nhiệm bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của tất cả mọi người. Qua đó, giúp con người có sự hiểu biết, vận dụng kỹ năng vào giữ gìn, bảo tồn các giá trị và tạo điều kiện cho mọi người ham gia vào phong trào bảo vệ môi trường sống.
Thu hút và tranh thủ các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ của các chương trình, dự án về kinh tế xã hội để tạo công ăn việc làm cho người lao động, nhằm hạn chế các tác động xấu đến tài nguyên, môi trường như: khai thác hay bán tài nguyên thiên nhiên bất hợp lý. Tăng ngân sách đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý công tác mơi trường, đầu tư máy móc trang thiết bị kỹ thuật hiện đại cho Sở tài nguyên và môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, kiến thức cơ bản cho các cán bộ quản lý, củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác mơi trường. Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức cá nhân thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế chất thải để tái sử dụng. Khuyến khích các hoạt động nhằm bảo vệ mơi trường xanh sạch đẹp.
Tổ chức tốt việc thu phí bảo vệ môi trường theo quy định của nhà nước, đồng thời sử dụng hiệu quả nguồn phí thu được để đầu tư cho bảo vệ môi trường. Xây dựng hệ thống cảnh báo về ô nhiễm môi trường trong địa bàn tỉnh.
Vậy, làm thế nào để bảo vệ và phát triển môi trường bền vững? Từ thực trạng trên cho thấy môi trường bị ô nhiễm, bị tàn phá hay đang được bảo vệ tốt, tất cả đều do con người. Vì vậy, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân và doanh nghiệp là quan trọng nhất, vì chính họ là đối tượng trực tiếp tàn phá môi trường. Song, để có ý thức, tơn trọng và bảo vệ mơi trường, ngoài các chủ trương, chiến lược của tỉnh cũng cần phải có sự ra tay của luật pháp nghiêm minh, chế tài nặng, chống tham nhũng, công tác giáo dục được tiến hành thích đáng thì mới mang lại hiệu quả.
Là một tỉnh đang trong quá trình chuyển dịch nền kinh tế từ nông nghiệp sang đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch, cho nên, làm sao để vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ được môi trường vẫn là thách thức lớn đối với những người làm công tác quản lý. Đúc rút từ hoạt động thực tiễn và trên cơ sở nghiên cứu khoa học trong công tác bảo vệ môi trường, rút kinh nghiệm từ các địa phương đi trước, Quảng Bình muốn thực hiện tốt chủ trương đổi mới mơ hình tăng trưởng nền kinh tế cần phải thể hiện đi từ rà soát, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chủ trương…nhằm bảo vệ môi trường sống của con người.
Kết luận chương 2
Mặc dù đến tại thời điểm này, Quảng Bình vẫn đang là một tỉnh nghèo, trình độ phát triển chưa đạt mức trung bình trong cả nước, nhưng trong thời gian qua, hịa chung vào q trình phát triển kinh tế của cả nước, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Bình đã nỗ lực phấn đấu đưa cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và đạt được những thành tựu quan trọng: Nền kinh tế tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng khá, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, chính trị xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh, đối ngoại được tăng cường…
Tuy vậy, so với nhu cầu của quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện tồn cầu hóa cịn có nhiều bất cập về nguồn nhân lực, về vốn, về năng
lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học cơng nghệ...những bất cập, những mâu thuẫn nói trên cần tiếp tục nghiên cứu và giải quyết một cách triệt để. Muốn vậy, Quảng Bình cần có những giải pháp giải quyết mâu thuẫn phù hợp, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, sớm đưa tỉnh Quảng Bình thốt khỏi tỉnh nghèo vào năm 2015.
KẾT LUẬN
Có thể khẳng định rằng, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới cũng đều hàm chứa mâu thuẫn. Trong mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất nhưng lại vừa đấu tranh với nhau, chúng ln chuyển hóa để tạo nên sự phát triển của sự vật, hiện tượng. Nắm vững quy luật mâu thuẫn trong triết học Mác – Lênin chúng ta mới hiểu được nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Cùng với quá trình sinh thành, phát triển và diệt vong của sự vật là sự tồn tại của mâu thuẫn. Mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại hình thành và như thế mâu thuẫn luôn tồn tại trong sự vật - nó vừa là điều kiện tồn tại của sự vật, vừa cản trở sự phát triển của sự vật.
Quy luật mâu thuẫn và sự vận dụng trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Quảng Bình là một vấn đề bao hàm nhiều nội dung đa dạng và phong phú, thể hiện ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nghiên cứu quy luật mâu thuẫn có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, nó cho ta chìa khóa để tìm hiểu mọi sự vận động và phát triển của thế giới các sự vật hiện tượng.
Đứng trên lập trường duy vật, kế thừa có phê phán những thành tựu có giá trị trong lịch sử triết học, những thành tựu mới nhất của khoa học hiện đại và qua khái quát thực tiễn, Mác và Ăngghen đã phát triển học thuyết về mâu thuẫn trên cơ sở quan điểm duy vật biện chứng khoa học và sau này Lênin coi học thuyết đó là hạt nhân của phép biện chứng. Các ông đã chứng minh và đi đến khẳng định mâu thuẫn tồn tại tất yếu, khách quan, phổ biến trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy, mâu thuẫn là hiện tượng tự thân và là nguồn gốc, động lực của mọi sự vận động, biến đổi.
Trải qua bao biến thiên của lịch sử, kết hợp với sự cần cù và năng động của mình nên trong những năm qua, dưới tác động của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì vậy, tiến trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đã có nhiều thay đổi, một mặt đẩy nhanh sự phát triển kinh tế, đời sống nhân dân
tiếp tục được cải thiện, các chính sách xã hội khác đều được coi trọng... nhưng mặt khác cũng làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn đòi hỏi cần phải được giải quyết một cách triệt để.
Xác định được những mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Quảng Bình. Trên cơ sở phân tích, vận dụng quan điểm của các nhà triết học trước Mác, triết học Mác - Lênin về quy luật mâu thuẫn, đồng thời dựa vào điều kiện cụ thể của tỉnh Quảng Bình, hiểu đúng bản chất, phân tích cụ thể từng mâu thuẫn đã nêu ở chương 2 và đề xuất những giải pháp hợp lý, khoa học giải quyết tốt những mâu thuẫn được xem là động lực cho quá trình phát triển. Tiến tới thực hiện thành cơng mục tiêu “Phấn đấu đưa Quảng Bình thốt khỏi tình trạng tỉnh kém phát triển vào năm 2015, xây dựng Quảng Bình trở thành một trong những tỉnh có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hệ thống giáo dục đào tạo đáp ứng được yêu cầu phát triển mới, đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân khơng ngừng được nâng cao, có nền văn hóa lành mạnh và bảo vệ mơi trường, quốc phịng, an ninh vững mạnh, trật tự an tồn xã hội được đảm bảo, mơi trường sinh thái được bảo vệ bền vững” [40, tr.57].
Thành công của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là thành công của cuộc cải biến trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, điều đó sẽ sớm đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Để làm được điều đó, mỗi chủ thể phải nhận thức đúng đắn mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng, xác định được những mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu, phát hiện và đề ra những phương hướng, mục tiêu và giải pháp nhằm giải quyết kịp thời, thường xuyên tạo động lực cho sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực, hướng đến một sự phát triển bề vững.