Mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng tài chính

Một phần của tài liệu quy luật mâu thuẫn và sự vận dụng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh quảng bình hiện nay (Trang 60 - 62)

Tài chính ln được coi là một trong những nhân tố quan trọng cho quá trình sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Đặc biệt,

trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, muốn tăng trưởng kinh tế cao thì vấn đề tạo nguồn tài chính và sử dụng nguồn tài chính một cách có hiệu quả càng trở nên cần thiết đối với tỉnh Quảng Bình. Mâu thuẫn này được thể hiện khá rõ nét khi Quảng Bỉnh muốn trở thành Tỉnh cơng nghiệp hóa hiện đại trong khoảng thời gian ngắn nhất.

Với mục tiêu: “…huy động tối đa và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa…phấn đấu đưa Quảng Bình phát triển nhanh và bền vững” [15, tr.50] thì nhu cầu về tài chính là một nhu cầu cấp thiết. Yêu cầu đặt ra là phải có vốn để đầu tư nâng cao trình độ người lao động, đổi mới cơng nghệ sản xuất, đầu tư phương tiện lao động hiện đại… Như vậy, vốn là yếu tố quan trọng, là chìa khóa để mở ra cánh cửa phát triển kinh tế - xã hội.

Bảng 2.1: Thu ngân sách của tỉnh

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2009 2010 2011

Tổng thu ngân sách 3.955.705 4.989.024 5.511.617

Kinh tế Trung ương 119.349 94.872 114.783

Kinh tế địa phương 1.060.781 1.410.068 1.461.009

Trợ cấp Trung ương 2.134.027 2.666.293 3.729.555

Các khoản thu khác 557.996 720.826 80.000

Thu kết dư năm trước 63.552 96.965 126.270

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2011)

Trong thời gian qua, thu ngân sách từ sản xuất kinh doanh trong tỉnh còn nhiều hạn chế, các khoản thu trên địa bàn chưa đáp ứng yêu cầu chi. Nguồn vốn đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư

chủ yếu còn dựa vào ngân sách nhà nước, đầu tư trực tiếp từ nước ngồi và huy động nội lực cịn yếu. Mặc dù đã thực hiện các biện pháp cải tiến, quản lý nguồn thu, tăng cường chống thất thu, chống buôn lậu và gian lận thương mại, triển khai các luật thuế kịp thời nhưng việc thu ngân sách mới chỉ đảm bảo một phần nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, trong các nguồn thu của tỉnh hiện nay thì nguồn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương vẫn là nguồn lực đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội.

Cùng với quy hoạch phát triển và hình thành các khu cơng nghiệp, khu kinh tế nhằm tạo các điểm tựa và đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế cơng nghiệp và dịch vụ, thúc đẩy phát triển kinh tế nông, lâm, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nhu cầu về nguồn tài chính là rất lớn. Từ bảng số liệu trên ta thấy, dù nguồn thu của năm sau luôn cao hơn năm trước, nhưng để tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thành cơng thì nguồn thu đó vẫn chưa đáp ứng nhu cầu về nguồn tài chính nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vì vậy, việc tiến hành xây dựng, phát triển khu kinh tế Hòn La, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cha Lo, khu công nghiệp Bắc Đồng Hới, khu cơng nghiệp Hịn la II…cịn gặp nhiều khó khăn. Với tổng chi ngân sách năm 2010 là 4.613.972 triệu đồng và năm 2011 là 5.179.382 triệu đồng thì nguồn tài chính đầu tư cho phát triển năm 2010 mới chỉ đạt khoảng 17% và năm 2011 là 11% [9, tr.48].

Vận dụng quan điểm của Đảng về huy động nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư phát triển, trong đó nguồn vốn trong nước có ý nghĩa quyết định, cịn nguồn vốn ngồi nước có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, với thực trạng nền kinh tế Quảng Bình cịn nhiều khó khăn, khả năng huy động vốn để thực hiện các mục tiêu về kinh tế cịn hạn chế. Khơng có nhiều vốn để đầu tư sản xuất nên nền kinh tế khó có thể phát triển như mong muốn. Đặc biệt đến năm 2010 đơn vị 100% vốn nước ngoài đầu tư cho tỉnh với con số khiêm tốn là 354.576 triệu

đồng, chiếm 9,4% tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn và năm 2011 là 88.510 triệu đồng, chiếm 2,3% [9, tr.49].

Để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của kế hoạch 2011- 2015 đã đề ra, đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2006-2015 đạt bình quân 11-12%, cần huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội thời kỳ 2011-2015 là 48.000 tỷ đồng, trong đó 8-9% huy động từ các nguồn vốn trong nước và từ 10- 14% vốn huy động từ các nguồn vốn ngoài nước. Trong cơ cấu vốn huy động ngoài nước chủ yếu là vốn ODA và FDI, đây là nguồn vốn có vị trí quan trọng trong nền kinh tế.

Như vậy, giải quyết cung - cầu về tài chính là việc rất nan giải, hầu hết các cơng trình trọng điểm nằm trong trạng thái thiếu vốn khoảng 40-50%, thậm chí có cơng trình thiếu tới 65% số vốn theo nhu cầu. Huy động vốn chừng nào được đáp ứng trở thành bài tốn khó trong hành trình chinh phục những mục tiêu của CNH, HĐH ở Quảng Bình hiện nay.

Một phần của tài liệu quy luật mâu thuẫn và sự vận dụng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh quảng bình hiện nay (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w