2.1.1. Tổng quan về kinh tế, văn hóa - xã hội tỉnh Quảng Bình
Quảng Bình nằm ở vị trí trung độ của cả nước, có các trục lộ lớn quốc gia chạy xuyên suốt chiều dài của tỉnh, là tỉnh có địa hình phức tạp, núi rừng sát biển nên tạo thành độ dốc cao từ phía Tây sang phía Đơng. Tuy vậy, nhưng vị trí địa lý này cũng tạo thuận lợi cho Quảng Bình trong việc tiếp cận, tiếp thu những cơng nghệ và phương thức quản lý tiên tiến để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh.
Trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, Quảng Bình có vị trí chiến lược rất đặc thù và quan trọng, đây là một phần đất thiêng liêng của lãnh thổ Việt Nam. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, trong diễn trình phát triển của mình, vùng đất Quảng Bình hơm nay đã trải qua nhiều lần thay đổi cương vực (địa giới lãnh thổ) và tên gọi, là vùng đất có phong trào đấu tranh yêu nước chống ngoại xâm rất kiên cường và anh dũng, đồng thời cũng là nơi thường xuyên diễn ra những cuộc đấu tranh xã hội gay gắt. Đặc biệt, Quảng Bình là khu vực có sự đan xen và hỗn dung giữa các trung tâm văn hóa lớn của dân tộc như văn hóa Việt Mường - Chămpa, Đơng Sơn - Sa Huỳnh, Đàng Trong - Đàng ngồi, Thăng Long - Phú Xuân... Những yếu tố trên đây đã làm cho Quảng Bình có một sắc diện văn hóa khó có thể lẫn lộn với những nơi khác. Có lẽ cũng vì lý do đó mà lịch sử Quảng Bình trải qua rất nhiều thăng trầm. Mặc dù ở Quảng Bình đã hiện diện những trung tâm văn hóa tiền sử và sơ sử rất sớm, khá nổi tiếng nhưng những biến động xã hội diễn ra thường xuyên trong suốt tiến trình lịch sử đã làm cho dịng chảy lịch sử Quảng Bình khơng phải lúc nào cũng thuận chiều, thậm chí có lúc gián đoạn. Chính vì lẽ đó, từ sau hơn một thiên niên kỷ
khai thiết và tạo dựng, cho mãi đến đầu thiên niên kỷ thứ hai, vùng đất Quảng Bình mới có được cái tên chính thuận để hội nhập đầy đủ vào tiến trình lịch sử Việt Nam.
Lý Thường Kiệt là người có cơng đầu xác định và đặt nền móng đầu tiên của vùng đất Quảng Bình trọn vẹn cương vực lãnh thổ như ngày nay.
Tháng 4 năm 1976, theo quyết định của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên sát nhập thành tỉnh Bình Trị Thiên, lấy thành phố Huế làm tỉnh lị. Đáp ứng nguyện vọng của Đảng bộ và nhân dân Bình Trị Thiên, ngày 1-7-1989 Trung ương Đảng đã có quyết định tách 3 tỉnh về địa giới cũ. Quảng Bình phục hồi lại vị trí các huyện như trước khi nhập tỉnh. Ngày 12-12-2004 thị xã Đồng Hới được Chính phủ ra Quyết định nâng cấp thành Thành phố loại 3 trực thuộc tỉnh. Hiện nay, Quảng Bình có 6 huyện: Minh Hóa, Tun Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới.
Trên cơ sở các cứ liệu lịch sử từ các bộ sử, qua phân tích, luận giải, phần lớn các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và thống nhất lấy năm 1604 - là năm bắt đầu có danh xưng “Quảng Bình” (là đơn vị hành chính cấp “Phủ”- đồng cấp với “Tỉnh” trực thuộc chính quyền Trung ương của quốc gia Đại Việt). Tồn bộ khơng gian lãnh thổ và địa giới hành chính Phủ Quảng Bình bấy giờ đảm bảo tính tồn vẹn tương đối như ngày nay. Việc công nhận năm 1604 là năm hình thành tỉnh Quảng Bình và quyết định tổ chức “Lễ kỷ niệm 410 năm Quảng Bình hình thành và phát triển” vào năm 2014 là phù hợp với lòng mong đợi của nhân dân.
Là một trong những tỉnh Bắc Trung bộ từ Đèo Ngang vào đến Vĩnh Linh (Quảng Trị), lưng tựa dãy Trường Sơn, mặt hướng ra biển đơng, là tỉnh có chiều ngang hẹp nhất nước và chịu nhiều hậu quả của thiên tai. Với diện tích 8.065 km2, trong đó diện tích tự nhiên chiếm khoảng 85%, có bờ biển dài 116,04km với 05 cửa sơng chính (sơng Rn, sơng Gianh, sơng Lý Hồ, sơng
Dinh và sông Nhật Lệ), 03 cảng biển, vùng lảnh hải rộng trên 20 vạn km2. Quảng Bình có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, là địa bàn để phân bố các cơ sở cơng nghiệp mới, có trữ lượng hải sản lớn, đồng thời cũng là tỉnh có nhiều loại khống sản và kim loại như: vàng, sắt, kẽm, chì, cao lanh, đá vơi…Ngồi ra, Quảng Bình cịn là một tỉnh có tiềm năng du lịch về rừng, biển.
Năm 2012 dân số Quảng Bình có 857.924 người. Phần lớn cư dân địa phương là người Kinh, cần cù, chịu khó, giàu bản sắc văn hóa và có truyền thống yêu nước. Điều này, phần nào đã góp phần làm cho nền kinh tế tỉnh thu được những kết quả đáng kể, thể hiện rõ qua kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2011 như sau: Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,4% (cùng kỳ 3,7%); giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,5% (cùng kỳ 12,1%); giá trị các ngành dịch vụ tăng 10,6% (cùng kỳ 13,5%)...Năm 2012, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,6% (kế hoạch 4,5%); giá trị các ngành dịch vụ tăng 11% (kế hoạch 11-12%); cơ cấu kinh tế nông lâm thuỷ sản chiếm 21,4%, công nghiệp - xây dựng 36,2%, dịch vụ chiếm 42,4% (kế hoạch tương ứng là 20%- 38%- 42%)...
Như vậy, hòa chung cùng dòng chảy của lịch sử dựng nước và giữ nước. Quảng Bình là tỉnh hứng chịu nhiều tác động ngoại cảnh và những biến động tự thân để rồi lại phân chia, tách nhập. Mặc dù phải chịu nhiều biến động, thiên nhiên khắc nghiệt, chiến tranh liên miên nhưng Quảng Bình vẫn nỗ lực phấn đấu, khai thác các tiềm năng, lợi thế, phát huy các nguồn lực để phát triển. Vì vậy, nền kinh tế của Quảng Bình trong những năm qua luôn đạt được các chỉ tiêu đề ra. Kinh tế tăng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng cơng nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định, nhiều dự án lớn, nhà máy, khu công nghiệp được mở rộng và nâng cấp. Ngày nay dù Quảng Bình đã có sự ổn định tương đối về lịch sử, văn hố và kinh tế, nhưng Quảng Bình cịn nhiều khó khăn cần được được giải quyết
kịp thời, trong đó có khó khăn về nguồn nhân lực chất lượng cao, khó khăn về vốn, về khoa học cơng nghệ, về tái cấu trúc cơ cấu kinh tề, v.v… Có thể khẳng định, nếu Quảng Bình khơng vượt qua được những thách thức nói trên – hay khơng giải quyết được những mâu thuẫn nảy sinh trên nhiều lĩnh vực kinh tế, van hóa, khoa học, giáo dục, …thì khơng thể có được thắng lợi trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.