Tính tất yếu và vai trị của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu quy luật mâu thuẫn và sự vận dụng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh quảng bình hiện nay (Trang 53 - 56)

Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, lại bị chiến tranh xâm lược tàn phá hết sức nặng nề. Vì vậy, muốn phát triển nhanh và bền vững kinh tế của đất nước, hòa nhập vào nền kinh tế chung của các nước trên thế giới, Việt Nam cần phải nhanh chóng vươn lên, chủ động nắm bắt cơ hội, vượt qua thử thách, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật. Trong đó, thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa được xem là yêu cầu cấp bách, là nhiệm vụ trọng tâm trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây là giai đoạn phát triển tất yếu và là xu thế chung đối với các quốc gia muốn tiến lên nền kinh tế cơng nghiệp từ một nước có nền kinh tế nơng nghiệp lạc hậu.

Với Việt Nam, thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường duy nhất có thể đưa đất nước thốt khỏi đói nghèo, tránh khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn nữa so với các nước xung quanh, là cách thức để giữ vững ổn định về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia và đó cũng là con đường để nước ta thực hiện thành công mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [20, tr.70].

Việc thực hiện và hồn thành tốt cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố có ý nghĩa đặc biệt to lớn và có tác dụng hồn thiện nhiều mặt: Cơng nghiệp hố, hiện đại hố làm thay đổi căn bản kỹ thuật, cơng nghệ, sản xuất, tăng năng suất lao động; là q trình thực hiện xã hội hố nhiều mặt, góp phần ổn định, ngày càng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của mọi thành viên trong cộng đồng xã hội; thúc đẩy phát triển mối quan hệ kinh tế giữa các ngành, các vùng trong phạm vi mỗi nước và các nước với nhau; nâng cao trình độ quản lý kinh tế của nhà nước, nâng cao khả năng tích luỹ mở rộng sản xuất. Đặc biệt, chỉ khi thực hiện tốt cơng nghiệp hố, hiện đại hố mới có khả năng thực hiện và quan tâm đầy đủ đến sự phát triển tự do và toàn diện nhân tố con người…Trên con đường thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa chúng ta cần phải nắm bắt xu thế tất

chế đến mức thấp nhất nguy cơ, khó khăn, bất lợi để thực hiện thành công sự nghiệp này.

Nhận thức rõ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là một q trình tất yếu khách quan, nên ở nước ta, chủ trương xây dựng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá được đề cập từ rất sớm. Lần đầu tiên trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) chỉ rõ: Xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối, hiện đại, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp, lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, nhằm biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp hiện đại. Quan điểm này tiếp tục được khẳng định tại Đại hội lần thứ IV (12/1976): Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và cơng nghiệp nhẹ. Tuy nhiên, sự nóng vội trong việc xác định sự lựa chọn ưu tiên giữa cơng nghiệp và nơng nghiệp đã dẫn đến những khó khăn trầm trọng về kinh tế - xã hội trên phạm vi cả nước. Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật và nói rõ sự thật”, Đại hội lần thứ VI của Đảng (12/1986) đã nghiêm khắc chỉ ra những hạn chế, sai lầm trong chủ trương thực hiện cơng nghiệp hố những năm 1976 - 1980. Đồng thời, chỉ ra nhiệm vụ trọng tâm là “tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố trong chặng đường tiếp theo, nhưng trước hết phải tập trung sức người, sức của vào việc thực hiện cho được ba chương trình mục tiêu về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, trong đó có vị trí hàng đầu của nơng nghiệp”.

Đến Đại hội lần thứ VII (6/1991) xác định “cơng nghiệp hố đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nơng nghiệp tồn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội”. Đặc biệt, Đại hội khẳng định rằng, quan niệm mới về cơng nghiệp hố theo hướng hiện đại địi hỏi có chính sách cơng nghệ thích hợp, tận dụng các lợi thế của nước đi trước về khoa học và cơng nghệ trên. Quan điểm đó đã bao

hàm việc khơng tách rời cơng nghiệp hố với hiện đại hoá, đồng thời phải tận dụng được những thành tựu, những tri thức mới nhất của khoa học và công nghệ hiện đại trên thế giới.

Đại hội lần thứ VIII (6/1996) xác định mục tiêu của cơng nghiệp hố, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước cơng nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, ra sức phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nuớc cơng nghiệp. Trong đó đặc biệt coi trọng cơng nghiệp hố, hiện đại hố nông nghiệp và nông thôn, chọn và tập trung vào một số ngành mũi nhọn địi hỏi nhiều chất xám nhưng cần ít vốn, ưu tiên các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp, chế biến lương thực - thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin, ngành khai thác và chế biến dầu - khí, du lịch.

Đến Đại hội IX (4/2001) lần nữa Đảng ta khẳng định: Đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố ... nhằm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Nhưng để thành cơng với cơng nghiệp hố theo quan niệm mới, để có thể rút ngắn được thời gian và khoảng cách với các nước đi trước, thì cần phải có nền tảng và động lực mới. Vì vậy, phải coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế, của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố, đồng thời u cầu cơng nghiệp hoá gắn với hiện đại hoá ngay từ đầu và trong suốt các giai đoạn phát triển.

Tiếp thu, chắt lọc, phát triển tất cả những điểm hợp lý và quan trọng về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của các kỳ Đại hội trước, Đại hội lần thứ XI của Đảng ghi rõ: ''Đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường” [20, tr.72].

Như vậy, cùng với xu hướng phát triển chung của các nước trên thế giới, Việt Nam muốn thốt khỏi tình trạng nghèo nàn và lạc hậu, khơng cịn con đường nào khác là phải tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây khơng chỉ là công cuộc xây dựng kinh tế mà cịn là q trình biến đổi cách mạng sâu sắc, tồn diện nhất trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm cho xã hội phát triển lên một trạng thái mới về chất.

Trong những năm qua, việc thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam đã đạt được một số thành tựu nhất định, cơ sở vật chất - kỹ thuật trên một số mặt được tăng cường, đời sống vật chất lẫn tinh thần được nâng cao… điều đó phần nào khẳng định rằng, việc tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường đúng đắn mà Đảng ta đã lựa chọn. Tuy nhiên, trên con đường này Quảng Bình gặp phải nhiều mâu thuẫn cần vượt qua. Dưới đây chỉ xin đi vào một số trong những mâu thuẫn đó.

Một phần của tài liệu quy luật mâu thuẫn và sự vận dụng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh quảng bình hiện nay (Trang 53 - 56)