Quan điểm của Lênin về mâu thuẫn

Một phần của tài liệu quy luật mâu thuẫn và sự vận dụng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh quảng bình hiện nay (Trang 34 - 38)

V.I.Lênin là người kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác trong giai đoạn mới. Ông đã nghiên cứu, bảo vệ và phát triển tư tưởng biện chứng của Mác và Ăngghen. Lê nin khẳng định: Linh hồn sống của chủ nghĩa Mác là phép biện chứng. Vì vậy, phép biện chứng được Lênin nghiên cứu, xem xét một cách cụ thể, sâu sắc và ơng đã có nhiều đóng góp quan trọng trong phép biện chứng duy vật. Lênin đã khái quát thành quả chủ yếu về phép biện chứng duy vật, tức là

học thuyết về sự phát triển, coi đó dưới hình thức hồn bị nhất, sâu sắc nhất và

khơng phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức của con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn luôn phát triển không ngừng.

Theo Lênin, cái chủ quan và cái khách quan có sự khác nhau nhưng là sự khác nhau có giới hạn. Với Lênin, nhiệm vụ quan trọng là phải biết phát hiện ra những mặt đối lập đang tồn tại trong một thể thống nhất của sự vật. Chúng ta không nên xem nhẹ mặt này hay đề cao mặt kia trong quan hệ giữa các mặt đối lập. “Bút ký triết học” là một trong những tác phẩm kinh điển tiêu biểu nhất của chủ nghĩa Mác – Lênin. Chính trong tác phẩm này Người đã góp phần phát triển phép biện chứng duy vật lên một tầng nấc sâu sắc hơn, khoa học hơn. Về vấn đề

mâu thuẫn, Lênin cho rằng: mâu thuẫn chứa đựng trong nó là những mặt đối lập. Do khuynh hướng phát triển trái ngược nhau nên các mặt đối lập thường xuyên tác động qua lại theo xu hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau, khi mâu thuẫn đạt đến đỉnh điểm của sự chín muồi thì tất yếu mâu thuẫn sẽ được giải quyết và chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau. Lúc này sự vật, hiện tượng cũ sẽ bị phá vỡ thay vào đó là sự vật, hiện tượng mới. Cứ như thế, mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác hình thành, tạo nên một khuynh hướng phát triển cho sự vật, hiện tượng. Bên cạnh đó, trong cùng một sự vật các mặt đối lập còn liên hệ, ràng buộc và quy định lẫn nhau, mặt này là tiền đề cho sự tồn tại của mặt kia và ngược lại. Chính những mặt đối lập có mối liên hệ ràng buộc, tác động qua lại với nhau mới tạo thành mâu thuẫn. Như vậy, ở đây đấu tranh là đấu tranh của hai mặt đối lập trong thể thống nhất, cịn thống nhất cũng chính là sự thống nhất của hai mặt đối lập đang đấu tranh với nhau. Cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập là điều kiện cho sự tồn tại của mỗi sự vật, là động lực để thúc đẩy sự vật vận động, phát triển khơng ngừng. Vì vậy, V.I.Lênin coi sự phát triển “là sự thống nhất của các mặt đối lập. Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập” [27, tr.379].

Đến đây, Lênin đã so sánh sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập với hai trạng thái đứng im và vận động của sự vật. Lênin coi sự đấu tranh giữa các mặt đối lập bài trừ, gạt bỏ lẫn nhau là tuyệt đối cũng như sự vận động và phát triển là tuyệt đối. Còn sự thống nhất giữa các mặt đối lập hay sự đứng im của sự vật là có điều kiện, tạm thời và chỉ là tương đối. Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập đã quy định tính ổn định và thay đổi của sự vật. Như vậy, “đấu tranh” ln là một q trình phức tạp, trong đấu tranh tất yếu sẽ có sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập, lúc này mâu thuẫn sẽ được giải quyết, mâu thuẫn mới hình thành sẽ thay thế cho mâu thuẫn cũ. Cứ như vật sự vật cũ sẽ bị thay thế bởi sự vật mới, sự vật mới bị phủ định bằng một sự vật mới hơn. Q trình đó diễn ra theo một quy trình từ thấp đến cao, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, song chúng đều có khuynh hướng tiến lên.

Mâu thuẫn là nguồn gốc của tất cả mọi vận động, của tất cả mọi biểu hiện của sự sống, chỉ trong chừng mực chứa đựng một mâu thuẫn thì một vật mới có khả năng vận động. Mâu thuẫn là nguyên lý của mọi sự vận động. Không nên chỉ hiểu vận động là một vật lúc thì ở chỗ này và lúc lại ở chỗ khác, mà phải hiểu là trong cùng một lúc nó vừa ở chỗ này, lại vừa không ở chỗ này. Vận động là bản thân mâu thuẫn, là mâu thuẫn đang tồn tại. Một sự vật chỉ sống chừng nào nó bao hàm trong mình mâu thuẫn.

Lênin đã có sự tổng kết sâu sắc về pháp biện chứng: “Phép biện chứng là học thuyết vạch ra rằng những mặt đối lập làm thế nào mà có thể vừa và thường là (trở thành) đồng nhất - trong những điều kiện nào chúng là đồng nhất, bằng cách chuyển hóa lẫn nhau - tại sao lý trí con người khơng nên xem những mặt đối lập ấy là chết, cứng đờ mà là sinh động, có điều kiện, năng động, chuyển hóa lẫn nhau”[27, tr.116-117]. Ơng cho rằng, thừa nhận sự thống nhất của các mặt đối lập đó cũng là sự thừa nhận những khuynh hướng mâu thuẫn nhau, bài trừ lẫn nhau, đối lập nhau trong tất cả các hiện tượng và quá trình của giới tự nhiên. Muốn nhận thức đúng sự vận động của các quá trình trong thế giới thì phải nhận thức chúng với tính cách là sự thống nhất của các mặt đối lập.

Như vậy, phép biện chứng duy vật mà Lênin phát triển trong “Bút ký triết học” có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng, cần vận dụng linh hoạt trong quá trình xây dựng xã hội mới – xã hội cộng sản chủ nghĩa. Theo Lênin, hạt nhân của phép biện chứng là quy luật mâu thuẫn, cho nên trong thực tiễn chúng ta cần tìm ra những mâu thuẫn trong hiện thực khách quan, phân tích cụ thể những mâu thuẫn đó và tìm biện pháp giải quyết những mâu thuẫn.

Trong cách trình bày của mình, Lênin nhấn mạnh đến phép biện chứng như học thuyết về sự phát triển. Cách trình bày ấy của Lênin mở ra khả năng phân tích các nguyên lý, các quy luật, các cặp phạm trù của phép biện chứng không theo những khn mẫu định sẵn và máy móc, mà theo bối cảnh, theo địi hỏi của mục đích nghiên cứu, đi sâu vào thực chất phép biện chứng. Ông đã đưa

những quan điểm đầy đủ, sâu sắc và những luận chứng sắc bén nhằm phát triển phép biện chứng duy vật lên một tầm cao mới. Toàn bộ quan điểm của Lênin về phép biện chứng duy vật thực sự là vũ khí sắc bén của nhận thức khoa học và của công cuộc cải tạo thế giới.

Có thể nói, sự ra đời của triết học Mác là một tất yếu lịch sử, phù hợp với tiền đề kinh tế - xã hội cũng như các tiền đề về lí luận khoa học tự nhiên, đồng thời tạo nên sự biến đổi có ý nghĩa cách mạng trong lịch sử phát triển triết học của nhân loại.

Với đỉnh cao là phương pháp biện chứng duy vật, C.Mác không chỉ phê phán một cách sâu sắc phương pháp tư duy siêu hình, khắc phục những thiếu sót của chủ nghĩa duy vật trước đó, mà cịn phát triển phép biện chứng lên một trình độ cao hơn. Trong triết học Mác - Lênin, các quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên và xã hội, các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau thành một hệ thống lý luận thống nhất. Những giá trị mà triết học Mác - Lênin để lại cho tới tận ngày hôm nay không thể thiếu phương pháp biện chứng. Tuy nhiên, tính duy vật biện chứng triệt để trong triết học Mác - Lênin khơng phải là một đặc trưng được hình thành ngay từ buổi đầu ra đời, nó là một q trình mang tính kế thừa, bổ sung và khắc phục những sai lầm của các quan điểm biện chứng trước đó. Phép biện chứng được Mác, Ăngghen cải tạo trên cơ sở phê phán có kế thừa phép biện chứng duy tâm của Hêghen, bổ sung và phát triển nó đã trở thành phương pháp luận chủ đạo, chi phối toàn bộ hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới.

Như vậy, triết học Mác - Lênin đã khẳng định, tất cả các sự vật, hiện tượng tồn tại trong hiện thực khách quan đều chứa đựng trong nó mâu thuẫn, sự hình thành và phát triển mâu thuẫn là do cấu trúc tự thân vốn có bên trong của sự vật, hiện tượng quy định. Mâu thuẫn tồn tại một cách khách quan, khơng phụ thuộc vào bất kì một lực lượng siêu nhiên nào, kể cả ý chí con người. Sự tồn tại của sự vật gắn liền với nó là một thể thống nhất gồm hai mặt đối lập, chúng vừa

thống nhất vừa đấu tranh với nhau. Vì vậy, quy luật mâu thuẫn (quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập) là hạt nhân của phép biện chứng.

Một phần của tài liệu quy luật mâu thuẫn và sự vận dụng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh quảng bình hiện nay (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w