Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sống

Một phần của tài liệu quy luật mâu thuẫn và sự vận dụng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh quảng bình hiện nay (Trang 64 - 70)

Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hóa... Phát triển đang là xu thế chung của tất cả các nước trên thế giới. Song, cùng với sự phát triển mà đặc biệt là q trình nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngày nay chúng ta đang phải đương đầu với những thách thức lớn trên con đường phát triển bền vững, đó là mơi trường sống của con người đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tất cả đều do ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường sống của một số nhà máy, xí nghiệp, hộ gia đình chưa cao. Họ chỉ chú ý đến lợi ích kinh tế trước mắt nhưng khơng chú ý đến hậu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh do mình đem lại. Chủ thể các hoạt động kinh tế thay vì đầu tư kinh phí, trang thiết bị, hệ thống xử lý chất thải ở cơ sở sản xuất của mình thì lại đưa các chất thải trong sinh hoạt, hoạt động kinh tế xả thẳng ra môi trường tiếp nhận, điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người

Trong những năm qua, các nhà máy, xí nghiệp, các khu cơng nghiệp, khu kinh tế ở Quảng Bình tiếp tục được mở ra và đi vào hoạt động, điển hình như: Khu công nghiệp tây bắc Đồng Hới - được thành lập theo Quyết định số 10/2005/QĐ-UBND ngày 04/3/2005 của UBND tỉnh Quảng Bình, với tổng diện tích đất khu cơng nghiệp là 62,56 ha. Hiện có 15 doanh nghiệp đang hoạt động, chủ yếu sản xuất chế biến các mặt hàng từ gỗ; Khu cơng nghiệp cảng biển Hịn La - được thành lập theo Quyết định số 09/2005/QĐ-UB ngày 04/3/2005 của UBND tỉnh Quảng Bình. Tổng diện tích đất khu cơng nghiệp là 97,58 ha. Nằm ở trung độ cả nước, bên tuyến quốc lộ 1A, thuộc địa phận xã Quảng Đơng, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Phía đơng khu cơng nghiệp là Vịnh Hòn La, được đánh giá là một vịnh biển lý tưởng để xây dựng cảng nước sâu và làm nơi neo đậu, trú ẩn tàu thuyền. Cảng Hòn La là điểm giao tiếp hết sức quan trọng trên tuyến vận tải Bắc - Nam và là một cửa ngõ giao lưu kinh tế lãnh thổ và khu vực. Hiện nay có 13 doanh nghiệp đang hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực khai thác, chế biến vật liệu xây dựng; Khu cơng nghiệp Hịn La II chủ yếu hoạt động sản xuất chế biến giấy xuất khẩu; Khu công nghiệp bắc Đồng Hới … Đây là những khu cơng nghiệp có nhiều lợi thế trong việc phát triển kinh tế đa dạng. Bên cạnh đó cịn có các nhà máy luyện gang và sản xuất phơi thép, nhà máy xi măng Áng Sơn II, nhà máy chế biến tinh bột sắn Sơng Dinh, xí nghiệp chế biến thủy sản, xí nghiệp khai thác đá Chí Tài, cơng ty cổ phần bia Hà Nội - Quảng Bình, xí nghiệp sản xuất tinh bột cá… Sự phát triển ở các khu cơng nghiệp, nhà máy, xí nghiệp mang lại lợi ích kinh tế cao điển hình như năm 2011, tổng doanh thu của các doanh nghiệp đạt 1.302 tỷ đồng (tăng 80% so với năm 2010), trong đó sản lượng một số mặt hàng chủ yếu như sau: dăm giấy, ván coffa phủ film, may mặc xuất khẩu, gạch tuynel, phân bón NPK... Giá trị xuất khẩu đạt 34,75 triệu USD (tăng 85% so với năm 2010), nộp thuế 47,6 tỷ đồng (tăng trên 50% so với năm 2010). Các khu kinh tế, khu công nghiệp đã thu hút 2.323 lao động với mức thu nhập bình quân đạt 2,6 triệu đồng/người/tháng. Nhìn chung các khu

kinh tế, khu công nghiệp của tỉnh đã và đang trở thành các trung tâm công nghiệp dịch vụ phát triển, tạo thêm năng lực sản xuất mới trong nhiều ngành kinh tế then chốt, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Nhưng điều đáng nói là các chất thải từ hoạt

động kinh tế này chưa được xử lý có hiệu quả, hầu hết nguồn nước thải từ các khu cơng nghiệp có thành phần đa dạng chủ yếu là chất lơ lửng, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và kim loại nặng, nhưng khi thải ra mơi trường thì lại chưa được xử lý. Đặc biệt là ở khu vực xunh quanh nhà máy tinh bột sắn ở Sông Dinh,

công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Quảng Bình. Ngồi ra, bụi từ hoạt động của nhà máy xi măng, xí nghiệp khai thác đá đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền sản xuất nông nghiệp, ô nhiễm môi trường không khí, mơi trường nước, tiếng ồn…nhiều người dân ở cạnh những nhà máy, xí nghiệp cũng mắc những căn bệnh ngồi da, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây.

Cùng với việc phát triển mạnh cây cơng nghiệp dài ngày như cây Cao Su thì nhiều nhà máy, xí nghiệp cũng đã mở ra nhằm việc thu mua và chế biến mủ, phần nào giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Song thực tế cho thấy, các nhà máy chưa chú trọng đến việc đầu tư máy móc, trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại cho quy trình xử lý các chất thải khi thải ra môi trường.

Ngành điện cũng là một trong những ngành có ý nghĩa kinh tế rất lớn. Việc đầu tư xây dựng 3 nhà máy thủy điện ở thượng nguồn sơng Gianh (nhà máy La Trọng, nhà máy Kim Hóa, nhà máy Khe Rơn) là cần thiết khi mà nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao – nhưng mặt trái của “thủy điện” cũng có những tác động mạnh, gây hại đến môi trường sống của người dân. Dự án xây nhà máy thỷ điện đã gây ơ nhiễm khơng khí do bụi từ quá trình khai thác đá làm vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng. Thủy điện làm cho rừng đầu nguồn bị hủy hoại, nguồn nhiệt điện đốt than, dầu gây ô nhiễm mạnh đến môi trường không khí và mơi trường nước. Việc xả lũ từ các nhà máy thủy điện sau này có thể làm ngập

lụt, xói lở kênh đê…các đường dây truyền tải điện nếu không bảo đảm an tồn có thể gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe của con người.

Phát triển nông nghiệp - nông thôn cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi

trường sống của con người. Với nguồn dinh dưỡng trong đất không phong phú,

kèm theo điều kiện thời tiết không mấy thuận lợi trong khi muốn năng suất lao động cao nên người dân đã phải sử dụng các loại phân hóa học trong canh tác còn nhiều mà chưa chú ý đến việc sử dụng phân hữu cơ điều này làm cho tính chất đất bị biến đổi, nguồn nước bị ơ nhiễm gây ảnh hưởng đến công tác cấp nước sinh hoạt. Sự tồn tại 07 kho thuốc bảo vệ thực vật ở tỉnh đã và đang gây ô nhiễm nghiêm trọng đến mơi trường khơng khí, mơi trường nước, đất và đời sống sinh hoạt của người dân. Hầu hết các kho chưa thuốc đã bị hư hại, hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong các mẫu đất so với quy chuẩn Việt Nam đều vượt gấp nhiều lần, gây mùi khó chịu, xung quanh những khu vực này cũng đã xuất hiện bệnh ung thư, dị tật bẩm sinh... Dự kiến thời gian hoàn thành xử lý vào năm 2015 (do UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt), trong đó có một kho thuốc ở Thơn 4, xã Trung Trạch, huyện Bố Trạch hiện đang được xử lý.

Đối với nước ta cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn ln chiếm một vị trí quan trọng trong q trình phát triển, chỉ khi hiện đại hóa nơng nghiệp nông thôn mới tạo tiền đề vững chắc để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, đến đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta chủ trương: Phát triển nơng nghiệp tồn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững.

Hiện nay, thực hiện đường lối cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn nên cơ cấu sản xuất nơng nghiệp Quảng Bình cũng đã có sự chuyển đổi. Việc mở rộng diện tích ni tơm trên cát đang nở rộ thành phong trào ở một số huyện như: Lệ Thủy, Bố Trạch, Quảng Trạch. Đặc biệt là năm 2011 sản lượng nuôi tôm của tỉnh đạt 4081 tấn, vượt so với năm 2010 là 772 tấn, 2009 là 1024 tấn. Với ba đến bốn vụ trong một năm nên việc nuôi tôm đã thu lãi hàng tỷ đồng.

Đến nay (2011) diện tích ni trồng thủy sản của tỉnh chiếm 5,7%. Nhìn chung, phong trào ni tơm đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh của một tỉnh trải dài theo bờ biển nhưng vấn đề đáng lo ngại là hầu hết các vùng ni tơm đều có tính tự phát của các hộ gia đình nên việc quy hoạch và phát triển chưa thực hiện theo đúng quy hoạch và phương án đánh giá tác động môi trường mà tỉnh phê duyệt. Đa số các vùng ni tơm khơng có ao hồ chứa nước lắng lọc, chưa có hệ thống xử lý nước thải… Vì vậy, tất cả những chất thải đều thải trực tiếp ra môi trường tiếp nhận mà chưa hề qua bất kỳ một hình thức xử lý nào. Điều này đã làm ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của nguồn lợi hản sản tự nhiên cũng như môi trường sống của con người trong những khu vực này.

Bên cạnh đó, chăn ni gia súc, gia cầm cũng được xác định là một hướng đột phá, là ngành sản xuất trọng điểm của tỉnh. Những trang trại chăn nuôi với quy mô lớn, kỹ thuật tiên tiến được thay thế cho những hộ gia đình chăn ni nhỏ lẻ, thủ cơng đã mang lại năng suất, hiệu quả cao hơn. Đáp ứng cho mơ hình trang trại này địi hỏi các giống vật ni phải là những giống mới có nhiều ưu thế. Song, do ni với số lượng nhiều lại tập trung nên khi phát sinh dịch bệnh thì việc ngăn chặn lây lan dịch bệnh là vấn đề khó khăn. Điều này khơng chỉ ảnh hưởng đến kinh tế của người chăn nuôi mà cịn ảnh hưởng đến mơi trường sống của người dân lân cận. Đặc biệt, trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã khơng ít người bị mắc bệnh do ăn phải hoặc là sống gần với những đàn gia súc, gia cầm đã nhiễm bệnh.

Quảng Bình phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2025 nhằm khai thác cảnh quan thiên nhiên đẹp, thắng cảnh nổi tiếng như: Đèo Ngang, đèo Lý Hòa, cửa biển Nhật Lệ, Đá Nhảy... Đặc biệt Di sản thiên nhiên thế giới - Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Động Thiên Đường, khu du lịch cao cấp Sun Spa Resort là địa điểm hấp dẫn thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước … Tuy nhiên , các biện pháp bảo vệ môi trường trong ngành du

lịch nói riêng và của cả tỉnh nói chung vẫn chưa được quan tâm, chú trọng. Vì vậy, mơi trường tại các điểm đến du lịch vẫn đang chịu nhiều áp lực và nan giải. Nước, rác thải từ các khu du lịch, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch (nhà hàng, khách sạn,…) hầu hết chưa được thu gom xử lý khoa học, hợp lý mà thải trực tiếp ra môi trường làm mất mỹ quan và làm ô nhiễm mơi trường nước, đất, khơng khí ngay tại các điểm đến tham quan, du lịch cũng như trong sinh hoạt và canh tác của người dân nơi đây.

Quảng Bình là một trong những tỉnh nghèo của cả nước, song trong thời gian qua cùng với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì nền kinh tế của tỉnh cũng đã phát triển, nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa ở đường thủy và đường bộ tăng lên đáng kể thì đây cũng là nguy cơ gây ô nhiễm mơi trường nước và khơng khí tăng cao đáng chú ý là ở các khu đơ thị.

Trong thời gian qua, Quảng Bình đã có những nỗ lực vươn lên bằng việc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế cho phù hợp với điều kiện của tỉnh, điều này đã mang lại một số thành tựu đáng kể: Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần thực hiện xóa đói giãm nghèo,… tạo sự chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế, đồng thời kéo theo sự thay đổi trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Tuy nhiên, thực trạng tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội cho thấy nhiều vấn đề về môi trường sống của con người cũng nảy sinh, đòi hỏi chúng ta cần nhận thức đúng và sớm đưa ra các giải pháp kịp thời tác động tích cực đến mơi trường, nếu khơng sẽ khơng lường trước được những hậu quả có thể xãy ra.

Mặc dù sự phát triển về kinh tế của Quảng Bình chưa đủ mạnh để có thể gây ra những tác động nguy hiểm đến môi trường sống của người dân trong tỉnh, nhưng trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa Quảng Bình cần phải tính đến những tác động trái ngược của tăng trưởng kinh tế đối với môi trường sống của con người. Làm sao tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn đảm bảo môi trường sống cho con người, đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển kinh tế, văn

hóa, xã hội, lấy việc nâng cao chất lượng cuộc sống con người làm mục tiêu phục vụ bởi nếu môi trường ô nhiễm, bệnh tật tràn lan, sức khoẻ giảm sút thì có nghĩa là sự phát triển của đất nước đang bị đe dọa, lúc này môi trường càng bị lãng qn hay ngày càng bị xuống cấp thì có lẽ những thành qủa mà kinh tế mang lại cũng sẽ khơng cịn ý nghĩa. Vì vậy, cần gắn tăng trưởng kinh tế với nhiệm vụ bảo vệ môi trường thiên nhiên, một vấn đề mang tính chất sinh tử khơng chỉ đối với Quảng Bình mà cịn đối với cả đất nước. Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010-2015 nhấn mạnh đúng đắn rằng phát triển kinh tế phải gắn liền với việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội, bởi lẽ phát triển kinh tế phải là sự phát triển bền vững dựa trên các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, mơi trường vững chắc.

Một phần của tài liệu quy luật mâu thuẫn và sự vận dụng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh quảng bình hiện nay (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w