Nhằm thực hiện thành cơng q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thì cần có nhiều nguồn lực khác nhau như: Tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - cơng nghệ, con người…trong đó nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất,
có tính chất quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ trước đến nay. Như các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã nhận xét,
con người vừa là điểm khởi đầu vừa là điểm kết thúc, đồng thời lại vừa là trung tâm của sự biến đổi lịch sử và là chủ thể chân chính của các q trình xã hội.
Nói đến nguồn nhân lực tức là nói đến chủ thể tham gia vào quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Đây là q trình biến đổi căn bản và sâu sắc tồn bộ đời sống xã hội, nó địi hỏi con người - chủ thể khơng chỉ sự cần cù, trung thành, nhiệt tình, quyết tâm cách mạng mà điều quan trọng hơn là trí tuệ khoa học, ý chí chiến thắng cái nghèo nàn, lạc hậu, tính năng động ln thích ứng với
hoàn cảnh, ý thức kỷ luật, bản lĩnh lãnh đạo, nghệ thuật quản lý, kỹ thuật kinh doanh…Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực ln chiếm một vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực.
Từ thực tiễn cho thấy, sự thành cơng của cơng nghiệp hố, hiện đại hoá phụ thuộc chủ yếu vào hoạch định đường lối, chính sách và cách thức tổ chức thực hiện, nghĩa là phụ thuộc vào năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Bởi, con người là nguồn lực duy nhất biết tư duy, có trí tuệ và ý chí, biết lợi dụng, gắn kết các nguồn lực lại với nhau tạo thành sức mạnh tổng hợp tác động vào q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Quảng Bình là một tỉnh nghèo, tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa chậm hơn so với các tỉnh khác trong cả nước, nên việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực hiện đang là nhiệm vụ rất quan trọng. Hàng năm, nhờ phát triển các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu lao động nên công tác giải quyết việc làm đã đạt 105,77% kế hoạch. Song, thực tế việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực của tỉnh vẫn cịn gặp nhiều bất cập.
Dân số của Quảng Bình năm 2009 là 845,025 người; năm 2010 là 848,616 người và năm 2011 là 853.004 người. Nguồn nhân lực đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2009 là 452,136 người, năm 2010 là 454,536 người, năm 2011 là 459,812 người [9, tr.26-30]. Từ năm 2005-2010 lao động ở nhóm tuổi từ 14-24 chiếm tỷ lệ 24,6%; nhóm tuổi từ 25-34 chiếm 20,4%; nhóm tuổi từ 35-45 chiếm 17,96%; nhóm tuổi từ trên 45 chiếm 37,04%; số lượng lao động nữ: 29.960 người, chiếm 50,39% trong tổng số lao động toàn tỉnh [44, tr.1]. Từ số liệu trên cho thấy rằng Quảng Bình có nguồn nhân lực khá dồi dào, lực lượng lao động trong tỉnh còn khá trẻ.
Trong những năm qua, Quảng Bình đã khơng ngừng đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu giai đoạn thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Nhìn chung, cơng tác đào tạo nguồn nhân lực đã có bước chuyển biến tích cực. Nguồn nhân lực đã không ngừng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng,
quy mô đào tạo được mở rộng, cơ sở vật chất, trang thiết bị được nâng cấp và đầu tư nhiều hơn, số lượng người được đào tạo ngày càng tăng. Hiện nay, tỉnh có 01 trường Đại học, 05 trường Trung cấp và nhiều cơ sở đào tạo nghề khác. Đây là những nơi đào tạo có uy tín, đáp ứng u cầu về nguồn nhân lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
Tuy việc đào tạo nguồn nhân lực đa dạng, phong phú về ngành, nghề, song thực tế đáng nói là trong lúc lao động xã hội dư thừa, thậm chí lao động mất việc diễn ra thường xun thì cịn có những cơ quan, doanh nghiệp trong tỉnh vẫn thừa nhận thiếu hụt và gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động hoặc là đã bảo đảm số lượng nguồn nhân lực nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu về cơ cấu và chất lượng (yếu về trình độ chuyên mơn, kỹ thuật và kỹ năng). Trình độ văn hóa và ngoại ngữ của người lao động còn nhiều hạn chế. Theo kết quả khảo sát hàng năm thì số người mù chữ trong độ tuổi lao động chiếm 0,7% dân số và 1,5% so với tổng số người trong độ tuổi [41, tr.15]. Chất lượng nguồn nhân lực bị đánh giá còn quá thấp, chưa đáp ứng u cầu của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chưa nhiều, có những người khi tham gia vào thị trường lao động chưa được đào tạo nghề hoặc có đào tạo nhưng vẫn bị hạn chế về kỹ năng nghề nghiệp. Trong tổng số lao động qua đào tạo nghề đang tham gia hoạt động kinh tế - xã hội năm 2008 là 76.261 người thì lao động có tay nghề từ bậc 4-7 là 7.034 người, chỉ chiếm 9,2%, số lao động từ bậc 3 trở xuống chiếm 90,8 % [40, tr.3]. Cơ cấu sử dụng lao động theo hướng thu hút nhiều lao động vào các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và giãm dần tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong thời gian qua, cơ cấu lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng cũng đã được tăng lên, năm 2007 là 14,4%, năm 2008 là 14,6% và năm 2010 tăng lên 17,5% và lao động trong nông nghiệp cũng đã được giãm dần, năm 2007 là 68%, năm 2008 là 66,2% và năm 2010 giãm xuống cịn 62,8%.
Ngồi ra, việc dự báo cho định hướng phát triển kinh tế của tỉnh chưa có, gây khó khăn cho q trình đào tạo nguồn nhân lực, cùng với sự chênh lệch
giữa các ngành nghề đào tạo, tình trạng dư thừa lao động nơng nghiệp, thiếu hụt lao động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ vẫn xảy ra ở hầu hết các vùng, địa phương. Sự phân bố lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật không
đồng đều, chủ yếu tập trung ở thành phố Đồng Hới và các huyện lỵ. Số lao
động có trình độ bậc cao ít, thiếu cơng nhân ở những lĩnh vực công nghệ mới. Như vậy, nguồn nhân lực của tỉnh dồi dào nhưng chất lượng thấp, cơ cấu không đồng bộ. Vì vậy, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, cân đối nguồn nhân lực đang đặt ra là vô cùng cấp bách.
Dự báo về dân số và nguồn nhân lực của tỉnh trong thời gian tới, nếu khống chế mức giảm sinh bình quân hàng năm là 0,25-0,3%0, tỷ lệ tăng tự nhiên vào năm 2015 là 0,9-0,95% và 0,85-0,9% vào năm 2020, thì quy mơ dân số Quảng Bình đến năm 2015 khoảng 925 nghìn người và năm 2020 là khoảng 975 nghìn người. Với quy mơ dân số như vậy, thì dân số trong độ tuổi lao động năm 2015 khoảng 528 nghìn người và năm 2020 là 564 nghìn người. Trong 10 năm từ 2011-2020 dân số trong độ tuổi lao động của Quảng Bình sẽ tăng thêm 70 nghìn người, bình quân mỗi năm tăng thêm 7 nghìn người. Đến năm 2015, số lao động cần bố trí việc làm khoảng 504 nghìn người và 2020 khoảng 540 nghìn người [41, tr.48]. Đây là nguồn nhân lực dồi dào bổ sung cho các ngành kinh tế quốc dân, song cũng đặt ra vấn đề cần giải quyết việc làm cho lực lượng lao động tăng thêm này.
Từ thực tế trên cho thấy, cung - cầu nguồn nhân lực trong tỉnh đang là vấn đề nan giải. Trong khi cung lao động với chất lượng nguồn nhân lực bị đánh giá cịn thấp, chưa đáp ứng u cầu thì cầu nguồn nhân lực cũng chưa có sự cải thiện đáng kể. Có lĩnh vực thì cung lớn hơn cầu, nhưng có lĩnh vực thì cầu lớn hơn cung, địi hỏi tỉnh cần phải có sự điều tiết sao cho hợp lí giữa các ngành, vùng để
có cung - cầu cân đối, tránh tình trạng thừa - thiếu nguồn nhân lực, đặc biệt là trong thời kỳ đẩy nhanh tiến độ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh ta hiện nay.