Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nhằm đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Quảng Bình.

Một phần của tài liệu quy luật mâu thuẫn và sự vận dụng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh quảng bình hiện nay (Trang 70 - 73)

Mục tiêu tổng quát phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2015 là đưa nguồn nhân lực phát triển cả về số lượng và chất lượng, hình thành đội ngũ lao động có trình độ cao và có cơ cấu ngành nghề hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng trình độ, năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực trong hội nhập, phát triển bền vững, ổn định xã hội, phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

Để khắc phục tình trạng mất cân đối cung - cầu nguồn nhân lực thì các cơ quan, ban ngành có liên quan cần có chiến lược tổng thể trong việc phát triển nguồn nhân lực, khơng chỉ dựa trên những cái sẵn có của nguồn nhân lực mà phải trên cơ sở xã hội cần. Chỉ đạo việc xây dựng, thực hiện quy định, chính sách để các doanh nghiệp, nhất là các tập đồn, cơng ty lớn trước khi đầu tư dự án lớn ở địa phương, phải báo cáo cụ thể về phương án, kế hoạch chuẩn bị nguồn nhân lực, cũng như có trách nhiệm trong việc đào tạo chuẩn bị nguồn nhân lực.

Điều chỉnh cơ cấu đào tạo, cân đối giữa đào tạo và sử dụng ở các trình độ và ngành nghề khác nhau, tăng tỷ trọng số người đi học ở các cấp và các ngành còn thiếu, đảm bảo nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp, khu kinh tế, các ngành mũi nhọn, các chương trình kinh tế trọng điểm, đặc biệt cho các ngành cơng nghệ cao trong tương lai.

Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, dạy nghề, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng trường lớp, đào tạo nghề cần thiết. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, phát triển mạnh và nâng cao cho đội ngũ công nhân, xây dựng đội ngũ thợ bậc cao, công nhân lành nghề, nâng cao chất lượng dạy nghề, giáo dục chuyên nghiệp, bảo đảm chất lượng sản phẩm.

Khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh gắn với phát triển nguồn nhân lực. Hỗ trợ và tạo điều kiện cho những dự án thu hút nhiều lao động, tổ chức đào tạo nghề trực tiếp theo nhu cầu. Có chính sách phát hiện bồi dưỡng và sử dụng người tài, thu hút bố trí sử dụng lao động có tay nghề cao, ưu tiên và có chính sách cho những người tự nguyện đến làm việc ở cơ sở nông thôn, vùng

sâu, vùng xa, địa bàn khó khăn. Ưu tiên đào tạo nghề, đào tạo lao động chất lượng cao, coi trọng phát triển bền vững đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu của tỉnh.

Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học nước ngồi theo con đường du học tự túc, cung cấp thơng tin và định hướng cho họ lựa chọn ngành nghề theo yêu cầu phát triển của tỉnh, của đất nước.

Tiếp tục thực hiện các đề án nâng cấp Trường Trung cấp Nghề Quảng Bình thành trường Cao đẳng nghề Quảng Bình; Trường Trung cấp Y thành trường Cao đẳng Y, xây dựng cơ sở 2 của trường Đại học Quảng Bình…cũng cố, hồn thiện và tăng trưởng cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống trường lớp theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực. Thực hiện khảo sát, đánh giá thực trạng và nhu cầu nhân lực ở địa phương, đơn vị. Đổi mới phương pháp tuyển dụng theo tiêu chuẩn cụ thể về trình độ, kinh nghiệm, ngoại ngữ, sức khoẻ, độ tuổi với vị trí việc làm và giải quyết tốt mối quan hệ giữa sử dụng và bồi dưỡng lao động.

Tăng cường đầu tư ngân sách hàng năm khoảng từ 0,8 - 1% tổng chi ngân sách của tỉnh và đổi mới cơ chế chính sách cho phát triển nguồn nhân lực (tôn vinh, đãi ngộ và thu hút đối với những cán bộ khoa học, cán bộ quản lý, những người có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ và những nghệ nhân giỏi… về công tác tại tỉnh).

Cử cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên giỏi đi đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách của tỉnh, bằng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cho thơng thống, thuận lợi để thu hút đầu tư và phát triển kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu quy luật mâu thuẫn và sự vận dụng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh quảng bình hiện nay (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w