Cơng nghiệp hóa là một phạm trù lịch sử, là một phần của hiện đại hóa. Gắn liền với cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa được xem là bước phát triển cao hơn của q trình cơng nghiệp hóa. Về hiện đại hóa hiện nay cũng có nhiều quan niệm khác nhau:
Ở phương Tây, hiện đại hóa như là một mơ hình lý tưởng, là cái đích cuối cùng, là một chuẩn mực phát triển mà tất cả các quốc gia muốn hướng đến. Bởi hiện đại hóa cùng với những tiến bộ của khoa học công nghệ sẽ cải biến nền kinh tế của đất nước. Vì vậy, mơ hình hiện đại hóa này nhanh chóng được nhiều nước trên thế giới ứng dụng. Theo tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc, cơng nghiệp hóa là một q trình phát triển kinh tế, trong quá trình này, một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển kinh tế nhiều ngành ở trong nước với kỹ thuật hiện đại. Có quan niệm cho rằng, hiện đại hóa là q trình chuyển biến từ tính chất truyền thống cũ sang trình độ tiên tiến hiện đại. Hay là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội. Hiện đại hóa là q trình phát triển cơng nghệ, nhằm làm thay đổi cơ cấu các ngành sản xuất, cơ cấu lao động và cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu không ngừng nâng cao hiệu quả cũng như khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Như vậy, tùy vào điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia khác nhau, mà q trình hiện đại hóa của các nước cũng diễn ra khác nhau. Đối với
các nước phát triển, hiện đại hóa là q trình chuyển dịch từ xã hội kinh tế công nghiệp sang xã hội kinh tế tri thức. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, thì hiện đại hóa là q trình đẩy nhanh sự phát triển để rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển mà trước hết là thực hiện giai đoạn cơng nghiệp hóa.
Trong thời đại ngày nay vấn đề cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là một xu thế tất yếu. Nhưng vấn đề khơng chỉ là thừa nhận tính tất yếu của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa mà phải trả lời cho được: cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là gì? Điều kiện cần và đủ để thực hiện thành công mục tiêu của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ? Điều kiện cụ thể của Việt Nam nói chung - của tỉnh Quảng Bình nói riêng, phải tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa với quy mơ và tốc độ như thế nào thì có hiệu quả v.v…? Trước hết, cần phải có quan niệm đúng đắn về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Theo nghĩa hẹp, cơng nghiệp hóa là q trình chuyển dịch từ kinh tế nơng
nghiệp (tiền cơng nghiệp) làm chủ đạo sang nền kinh tế lấy công nghiệp làm chủ đạo, từ chỗ tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm đa số, giảm dần và nhường chỗ cho lao động công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn hơn.
Theo nghĩa rộng, cơng nghiệp hóa là q trình chuyển dịch từ kinh tế
nông nghiệp (tiền công nghiệp) sang kinh tế công nghiệp, từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp, từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.
Quan niệm hiện đại về cơng nghiệp hóa là q trình nâng cao tỉ trọng
cơng nghiệp cả về lao động, giá trị toàn bộ các ngành kinh tế của một địa phương, một quốc gia. Đây là quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội từ nền kinh
tế nông nghiệp với mức tập trung tư bản nhỏ sang nền kinh tế công nghiệp với mức tập trung tư bản lớn.
Theo từ điển “Bách khoa tồn thư”của Việt Nam: Cơng nghiệp hóa là q trình chuyển đổi căn bản, tồn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ cơng là chính sang sử
dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ của khoa học và công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao [11, tr.12]. Đây cũng là quan niệm phù hợp với nền kinh tế, cũng như sự phát triển của đất nước ta mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam xác định.
Như vậy, cơng nghiệp hóa là q trình nâng cao giá trị tuyệt đối sản
lượng và lao động công nghiệp, đồng thời cơng nghiệp hóa gắn với phát triển văn hóa, xã hội để đạt tới xã hội công nghiệp. Bất kỳ một chính sách phát triển nào cũng đều phải bắt nguồn từ địi hỏi của thực tế, nếu khơng trong q trình tiến hành cơng nghiệp hóa sẽ gặp phải những sai lầm.
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là một mục tiêu chiến lược quan trọng bởi lẽ ngày nay nó đang được thừa nhận là xu hướng phát triển chung của các nước trên thế giới, trong đó Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu hướng đó. Vì vậy, việc xây dựng đúng đắn các quan niệm về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa có vị trí rất quan trọng đối với tiến trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đây là cơ sở đúng đắn cho việc định hướng, chỉ đạo thực hiện các nội dung, các bước đi lên cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với bối cảnh hiện nay của nước ta.
Từ đại hội Đảng lần thứ III (9/1960), Đảng ta ln quan tâm về vấn đề cơng nghiệp hóa, ln coi cơng nghiệp hóa là nhiệm vụ trọng tâm của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đảng ta xem cơng nghiệp hóa là điều kiện cho việc thực hiện phân công mới về lao động xã hội, cho q trình tích lũy xã hội chủ nghĩa để không ngừng thực hiện tái sản xuất mở rộng, khai thác tối ưu các nguồn lực và lợi thế, đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định. Đến Đại hội IV của Đảng (12/1976), chủ trương đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, trên cở sở phát triển công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp, vừa xây dựng kinh tế trung ương vừa phát triển
kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế trung ương và địa phương thành một cơ cấu kinh tế thống nhất. Vấn đề này tiếp tục được bổ sung vào các kỳ đại hội tiếp theo của Đảng nhằm đạt được mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Theo quan điểm mới của Đảng, cơng nghiệp hóa bao hàm cả về hoạt động sản xuất, kinh doanh, cả về dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội và các phương pháp tiên tiến, hiện đại cùng với cơng nghệ cao. So với trước thì quan niệm về cơng nghiệp hóa hiện nay khơng bó hẹp trong phạm vi nâng cao trình độ lực lượng sản xuất, kỹ thuật đơn thuần để chuyển lao động thủ cơng thành lao động cơ khí mà nó thể hiện trên tất cả các ngành, các lĩnh vực hoạt động trong đời sống xã hội. Từ khi bước vào thời kỳ đổi mới năm 1986, cùng với việc từng bước phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải phóng các lực lượng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng và Nhà nước đã xác định ngày càng rõ quan điểm mới về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quan điểm mới ấy là kết quả tổng kết thực tiễn, rút ra từ những bài học của mấy thập kỷ trước đây kết hợp với sự nghiên cứu, học hỏi kiến thức và kinh nghiệm của thế giới và thời đại. Cuối thế kỷ XX, Đảng và Nhà nước ta đã vạch ra công nghiệp hố, hiện đại hố khơng phải là hai q trình, tuy có phần lồng vào nhau nhưng về cơ bản vẫn tách biệt và nối tiếp nhau.
Trong thời đại ngày nay, một nước thực hiện cơng nghiệp hóa muộn như ở Việt Nam, muốn rút ngắn được khoảng cách lạc hậu so với các nước phát triển địi hỏi cơng nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa. Kết hợp những bước tiến tuần tự về công nghệ với việc tranh thủ những cơ hội đi tắt, đón đầu, hình thành những mũi nhọn phát triển theo trình độ tiên tiến của khoa học - cơng nghệ thế giới. Hai q trình này nối tiếp, đan xen nhau nên chúng ta không thể thực hiện xong xi q trình cơng nghiệp hóa rồi mới tiến hành hiện đại hóa. Bởi đây là q trình tạo ra những tiền đề vật chất, kỹ thuật về con người, công nghệ,
phương tiện, phương pháp - là những yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất xã hội chủ nghĩa.
Nhận thức rõ sự gắn kết tất yếu giữa cơng nghiệp hóa với hiện đại hóa có vai trị to lớn đối với phát triển kinh tế xã hội, tại hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, Đảng ta khẳng định: “Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là q trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ cơng là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động cao” [6, tr.9].
Có thể nói, cơng nghiệp hóa thực chất là q trình thực hiện sự thay đổi
có tính cách mạng cả về lượng và cả về chất, các yếu tố của lực lượng sản xuất, khoa học, công nghệ của cơ cấu kinh tế, của tổ chức lao động và phong cách làm việc phù hợp với nền công nghiệp hiện đại. Mặc dù tiến hành cơng nghiệp
hóa là một q trình phát triển đầy khó khăn, thử thách nhưng đây là con đường duy nhất để các nước đang phát triển như Việt Nam thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước phát triển trên thế giới.
Trên cơ sở kế thừa và phát triển tinh thần của các Đại hội của Đảng trước đây, các Nghị quyết Ðại hội IX, Ðại hội X, Đại hội XI của Ðảng về cơng nghiệp hóa đã chỉ rõ hơn, cụ thể hơn khơng chỉ về nhận thức mà cịn cả cac bước hành đọng; không chỉ nêu ra cơ hội mà còn nhấn mịnh những thách thức phải vượt qua. Chỉ khi nào hoàn thành CNH, HĐH chúng ta thốt khỏi tình trạng kém phát triển, mới nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, mới rút ngắn được khoảng cách với các nước phát triển.
Ðảng ta vẫn luôn luôn chỉ ra rằng, chúng ta tiến hành cơng cuộc cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa cần phải kế thừa kinh nghiệm của q trình cơng nghiệp hóa của các nước phát triển, các nước có cùng điều kiện hồn cảnh …có như vậy mới chọn được bước đi và cách làm phù hợp, mới nâng coa được đời
sống của nhân dân. Mục đích của cơng nghiệp hóa ở nước ta phải là phát triển sản xuất gắn liền với cải thiện điều kiện lao động và đời sống của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động. Chúng ta không theo "chủ nghĩa duy kinh tế", trái lại từng bước phát triển lực lượng sản xuất phải gắn liền với từng bước có tiến bộ xã hội. Phải chú ý từng bước cơng nghiệp hóa gắn liền với từng bước xây dựng quan hệ sản xuất mới - quan hệ sản xuất mới này có nhiều mặt, nhưng theo Cương lĩnh năm 1991 của Ðảng thì phải dựa trên nền tảng dần dần hình thành chế độ cơng hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội.
Trải qua mấy chục năm cơng nghiệp hóa, về mặt chủ trương, Ðảng ta vẫn ln coi trọng cơng nghiệp hóa nơng nghiệp với ý nghĩa giải phóng sức lao động nơng thơn, đưa nông nghiệp lạc hậu lên nông nghiệp hiện đại, phát triển đồng bộ và quan hệ chặt chẽ cơng - nơng nghiệp, cải thiện tích cực đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta. Muốn vậy chúng ta cần phải coi trọng phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp phần mềm, kỹ thuật số, kỹ thuật mạng... đồng thời không được quên cơng nghiệp hóa nơng nghiệp, nơng thơn.
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về cơng nghiệp hóa, song muốn thành cơng trên con đường cơng nghiệp hóa, mỗi quốc gia phải khai thác hiệu quả các
nguồn lực và vận dụng sáng tạo, linh hoạt những kinh nghiệm được đúc rút từ quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của các nước trên thế giới vào điều kiện cụ thể của đất nước mình.
Nhận thức được tầm quan trọng của q trình cơng nghiệp hóa đất nước, Quảng Bình đã đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, tạo bước chuyển biến rõ rệt về chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh trong tất cả các ngành nghề, trong đó, tập trung phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và công nghiệp sử dụng công nghệ cao.