học cơng nghệ
Nhận thức được vai trị quan trọng của khoa học và cơng nghệ trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉnh đã có những chính sách ưu đãi, thu hút các cán bộ khoa học giỏi về công tác tại tỉnh. Tuy nhiên, với nguồn lực tài chính đầu tư cho cơng tác nghiên cứu cịn q ít, chủ yếu là dựa vào ngân sách của Nhà nước, nên việc triển khai các hoạt động khoa học và cơng nghệ cịn lúng túng và gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao, thị trường cơng nghệ cịn kém phát triển, cơ chế chính sách ưu đãi và mơi trường đầu tư cũng như làm việc cịn kém hấp dẫn. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất phục vụ việc nghiên cứu còn nghèo nàn lạc hậu, các đề tài nghiên cứu chưa đa dạng, phong phú ở các ngành nghề, tiến độ thực hiện một số đề tài còn chậm, chất lượng chưa cao, việc triển khai và ứng dụng thành tựu của khoa học và công nghệ trong các doanh nghiệp thể hiện cịn chậm, chưa rõ nét, chưa có tính chun mơn hóa, mới chỉ
tập trung vào một số lĩnh vực. Đội ngũ cán bộ khoa học vừa thiếu vừa yếu, nhất là cán bộ khoa học đầu ngành, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều hệ thống máy móc thiết bị trang bị chưa đồng độ và chưa phù hợp với chức năng của đơn vị nên phần nào cũng gây khó khăn cho q trình nghiên cứu hay ứng dụng các thành tựu khoa học và cơng nghệ.
Ngày nay, khoa học và cơng nghệ có vai trị vơ cùng quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển, nó góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, tiến tới đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chỉ có đẩy mạnh khoa học - cơng nghệ, năng suất lao động ngày càng tăng, hàng hóa của cải vật chất ngày càng nhiều thì mới có thể nâng cao chất lượng y tế, quốc phòng, an ninh...
Trong thời gian qua, có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học sát với thực tiễn, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hiện nay, tồn tỉnh có 31 đơn vị với 2.610 người đang nghiên cứu, triển khai và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong đó: Đại học và trên đại học có 361 người, chiếm 13,8% so với tổng số. Cùng với 18 phịng thí nghiệm đang hoạt động, trong đó khối quản lý Nhà nước có 07 phịng, khối sản xuất kinh doanh có 11 phịng [41, tr.18-19]. Các đơn vị đều có sự quan tâm nhất định đến cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đầu tư máy móc khoa học kỹ thuật phục vụ cho cơng tác nghiên cứu và chuyển giao cơng nghệ. Vì vậy, hoạt động khoa học và công nghệ trong sản xuất kinh doanh của tỉnh ln được đẩy mạnh và đã có những bước tiến đáng kể, đặc biệt là năng suất, chất lượng và hiệu quả được nâng lên. Các đề tài nghiên cứu khoa học đã tập trung hơn vào thực hiện mục tiêu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm của tỉnh. Các công tác phổ biến thông tin, chuyển giao, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ được chú trọng, nhiều công nghệ tiên tiến đã được chuyển giao và ứng dụng có hiệu quả. Điển hình là Cơng ty xi măng Áng Sơn, Xí nghiệp xi măng số I, Công ty Dược Phẩm, nhà máy Bia rượu,…Việc triển khai thực hiện
Nghị định số 80/2007/NĐ-CP của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ của các tỉnh trong Vùng Bắc Trung Bộ thì đến năm 2012, cả khu vực mới chỉ có 1 doanh nghiệp khoa học và cơng nghệ là công ty Cổ phần Thanh Hương, tỉnh Quảng Bình.
Kết quả điều tra cho thấy, hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đầu tư xã hội, chuyển giao cơng nghệ, kiểm định, đo lường chất lượng cịn nhiều hạn chế. Nguồn vốn đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ chưa phù hợp với tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Muốn tiến độ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh theo kịp với tiến trình chung của cả nước địi hỏi tỉnh cần phải đẩy mạnh hơn nữa sự đầu tư cho công tác nghiên cứu, phát triển và ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học cơng nghệ tiên tiến vào q trình sản xuất.