trường đầu tư kinh doanh để thu hút các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội
Để đáp ứng được tổng nhu cầu vốn đầu tư như trên, đảm bảo cân đối cung - cầu về nguồn tài chính trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, địi hỏi tỉnh Quảng Bình cần phải có hệ thống các giải pháp huy động vốn một cách tích cực và tập trung, tạo sự “bùng nổ” trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh.
Bảng 2.2. Dự kiến tổng nhu cầu đầu tư toàn xã hội thời kỳ 2011-2020
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2011-2015 2016-2020
Tổng số Tỷ trọng(%) Tổng số Tỷ trọng(%) Tổng nhu cầu đầu tư toàn
xã hội
48.000 101.000
Phân theo nguồn vốn
Ngân sách Nhà nước 9.600 20 11.110 11
Vốn tín dụng 20.880 43,5 46.965 46,5
Vốn đầu tư của doanh nghiệp 2.400 5 6.060 6
Vốn kinh tế tập thể, tư nhân, hổn hợp
2.400 5 5.555 5,5
Vốn đầu tư nhà ở dân cư 7.680 6 17.170 17
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.880 6 8.080 8
Vốn khác 2.160 4,5 6.060 6
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đến 2020)
Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo mơi trường thơng thống, đơn giản hóa các thủ tục trong đầu tư, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước ở khâu
đầu tư. Hoạt động thu hút vốn đầu tư phải có tầm nhìn chiến lược, mang tính lâu dài và bền vững. Phải tiến hành đồng bộ với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
Tranh thủ và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA, NGO, nguồn vốn trong dân, các doanh nghiệp để đầu tư vào các cơng trình hạ tầng thiết yếu cho các địa phương khó khăn. Đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI, ưu tiên các dự án có vốn lớn, thu hút nhiều lao động, tiêu thụ nguyên liệu tại chỗ.
Hội nhập vào thị trường trong và ngồi nước, từ đó đẩy mạnh cơng tác xúc tiến đầu tư, xây dựng chiến lược đầu tư theo định hướng xuất khẩu và xúc tiến thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đẩy nhanh việc quy hoạch sử dụng đất trong toàn tỉnh nhằm phục vụ tốt, kịp thời cho phát triển kinh tế xã hội của các vùng địa phương. Huy động các nguồn vốn đầu tư toàn xã hội nhằm thực hiện mục tiêu chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng tăng hiệu quả và phát huy lợi thế kinh tế của địa phương, trên cơ sở đó tăng khả năng cạnh tranh của tồn bộ nền kinh tế.
Chú trọng phổ biến thơng tin về đầu tư các dự án có hiệu quả cao. Tăng cường quảng bá, cung cấp thông tin về những tiềm năng, thế mạnh kinh tế địa phương nhằm thu hút mọi nguồn vốn. Phối hợp giữa các cấp, các ngành, địa phương, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội và đầu tư tại tỉnh.
Tổ chức theo dõi các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, các thủ đoạn trốn thuế để có các biện pháp thu thích hợp, chống thất thu có hiệu quả.
Đổi mới về nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư theo một chương trình chủ động, có hiệu quả, phù hợp với từng địa bàn, loại hình doanh nghiệp.