Vì thế, biện pháp xử lý hànhchính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm phápluật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, theothẩm quyền, thủ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT - -
NIÊN LUẬN
KHÓA: 2012 - 2016
Đề tài:
VIỆC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TẠI HUYỆN LỆ THỦY TỈNH
Trang 2Để hoàn thành được bài niên luận này, trước tiên em xin gửi lời chân thành cảm ơn đến các thầy cô là Giảng Viên Đại học Luật – Đại Học Huế đã truyền đạt cho em những kiến thức quan trọng làm nền tảng căn bản trong những năm qua Đặc biệt, em xin gửi lời chân thành cảm
ơn tới PGS.TS Nguyễn Duy Phương, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong thời gian qua để em có thể hoàn thành một cách tốt nhất bài niên luận của mình.
Em xin kính chúc thầy luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống để tiếp tục sự nghiệp trồng người thiêng liêng và vinh quang mà đảng và nhân dân giao phó.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã luôn theo sát em trong thời gian qua, làm động lực cho em hoàn thành tốt bài niên luận của mình Là sinh viên còn nhiều hạn chế về khả năng trong việc tiếp cận với các thông tin tài liệu nên chắc chắn niên luận của em sẽ không tránh khỏi những
Trang 3mọi sự góp ý, nhận xét, đánh giá của thầy, cô giáo, các bạn sinh viên và những ai quan tâm đến bài niên luận này để bài niên luận ngày càng được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên Hoàng Thị Hiền
Trang 4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 5BPXLHC : Biện pháp xử lý hành chính
UBTVQH : Ủy ban thường vụ quốc hội
UBND : Ủy ban nhân dân
Trang 6A PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Bố cục bài niên luận 3
B PHẦN NỘI DUNG 4
Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH 4
1.1 Khái niệm và đặc điểm của biện pháp xử lý hành chính 4
1.1.1 Khái niệm của biện pháp xử lý hành chính 4
1.1.2 Đặc điểm của biện pháp xử lý hành chính 5
1.2 Mục đích, vai trò của các biện pháp xử lý hành chính 8
1.3 Các biện pháp xử lý hành chính 10
1.3.1 Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn 10
1.3.2 Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng 11
1.3.3 Biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc 12
1.3.4 Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc 13
1.4 Các văn bản pháp luật quy định về xử lý vi phạm hành chính 13
Chương 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH 15
2.1 Mục đích và ý nghĩa của việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính trong đời sống xã hội 15
Trang 7hành chính 16
2.3 Những bất cập về áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật 21
2.3.1 Đối tượng áp dụng các biện pháp xử lý hành chính 21
2.3.2 Các văn bản quy phạm pháp luật về việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính 25
2.3.3 Thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính 26
2.3.4 Về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính 28
2.3.5 Việc lập, lưu, quản lý hồ sơ 29
2.3.6 Về việc đánh giá mức độ vi phạm có thể bị xử lý hành chính 33
2.3.7 Về thẩm quyền và thủ tục ra quyết định 34
2.3.8 Về công tác thi hành quyết định và công tác quản lý, giáo dục các đối tượng 35
2.3.9 Về thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính 37
Chương 3 NHỮNG ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VẾ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH 38
3.1 Đề xuất và kiến nghị 38
3.1.1 Đề xuất 38
3.1.2 Kiến nghị 39
3.2 Giải pháp hoàn thiện 39
C PHẦN KẾT LUẬN 46
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 Tình hình áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
tại huyện Lệ Thủy – tỉnh Quảng Bình 17Bảng 2 Tình hình áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng tại
huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình 18Bảng 3 Tình hình áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
tại huyện Lệ Thủy – tỉnh Quảng Bình 19Bảng 4 Tình hình áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc tại huyện Lệ Thủy – tỉnh Quảng Bình 19Bảng 5 Tình hình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại huyện
Lệ Thủy – tỉnh Quảng Bình từ năm 2012 đến năm 2014 20
Trang 10A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hiện nay đất nước ta đang trong quá trình đổi mới thì
hệ thống các quy định pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính có vaitrò đặc biệt quan trọng trong việc đấu tranh, phòng chống vi phạm phápluật, vi phạm đạo đức, bảo vệ và đảm bảo các quyền, lợi ích chính đángcủa công dân và sẽ góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đất nướcthành công Đồng thời góp phần to lớn trong việc giáo dục người có hành
vi vi phạm trở thành những công dân tốt cho xã hội.Vấn đề vi phạm phápluật trong lĩnh vực hành chính là mối quan tâm của tất cả các quốc gia trênthế giới đặc biệt là ở Việt Nam.Từ khi luật Xử lý vi phạm hành chínhđược Quốc hội thông qua ngày 20/6/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày01/7/2013 thì đây cũng là một bước phát triển mới về cơ chế pháp lý bảođảm quyền con người, quyền công dân ở nước ta Áp dụng các biện pháp
xử lý hành chính là công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý Nhà nướcnhằm duy trì trật tự, kỉ cương hành chính trong đời sống kinh tế - xã hộicủa đất nước Đây cũng là vấn đề trực tiếp liên quan đến cuộc sống hàngngày của nhân dân, tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanhnghiệp được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội hết sức quan tâm Hiện nayvấn đề này còn gặp nhiều bất cập, khó khăn trong việc áp dụng các biệnpháp xử lý hành chính cả về lý luận lẫn thực tiễn áp dụng Vì thế cần phảitìm ra những biện pháp khắc phục hậu quả như thế nào cho phù hợp vớinhững yêu cầu mới hiện nay của pháp luật về vật chất lẫn tinh thần, bảođảm lợi ích chung của cộng đồng, phù hợp với thực tế cuộc sống Chúng
ta cần đặt ra những câu hỏi: Vậy pháp luật về áp dụng các biện pháp đãđược áp dụng như thế nào trong thực tế? Đã để lại những ưu điểm, nhược
Trang 11điểm gì ? Có phù hợp với thực tế không ? Đưa ra những giải pháp tốt nhất
để phù hợp với người dân mà không trái với quy định của pháp luật
2 Mục đích nghiên cứu
Những vấn đề lý luận về áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.Thực tiễn áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo quy định của phápluật về xử lý vi phạm hành chính tại huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình.Nêu lên những bất cập, khó khăn về việc áp dụng các biện pháp xử lýhành chính đó Thông qua đó đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằmgóp phần tìm hiểu và hoàn thiện những quy định của pháp luật về các biệnpháp xử lý hành chính để nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các biệnpháp xử lý hành chính
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nêu những vấn đề lý luận về áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
Nghiên cứu về thực tiễn về áp dụng các biện pháp xử lý hànhchính tại huyện Lệ Thủy
Phân tích những bất cập về áp dụng biện pháp xử lý hành chínhtheo quy định của pháp luật
Đề ra những kiến nghị, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động
áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại huyện Lệ Thủy
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước và pháp luật.Ngoài ra sử dụng các phương pháp khác như phân tích, phương pháp
so sánh, thống kê, phương pháp xã hội học pháp luật
Trang 125 Bố cục bài niên luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung gồm:
Chương 1: Lý luận chung về các biện pháp xử lý hành chính theoquy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Chương 2: Thực trạng áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính
Chương 3: Những đề xuất, kiến nghị và giải pháp hoàn thiện việc
áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử
lý vi phạm hành chính
Trang 13B PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ
HÀNH CHÍNH THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
1.1 Khái niệm và đặc điểm của biện pháp xử lý hành chính
1.1.1 Khái niệm của biện pháp xử lý hành chính
Xã hội chỉ có thể tồn tại và phát triển vững mạnh khi có sự ổn định
về trật tự an toàn xã hội Trật tự đó được quy định bởi hệ thống chế tài,các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội,các hành vi vi phạm hết sức đa dạng, phức tạp Bên cạnh các biện phápcưỡng chế hình sự, dân sự và kỉ luật, các biện pháp cưỡng chế hành chính
có vai trò quan trọng trong việc đấu tranh, phòng ngừa vi phạm pháp luật,duy trì ổn định xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hiệu quả quản
lí nhà nước Cưỡng chế hành chính gồm các biện pháp cưỡng chế khácnhau Dựa vào cơ sở áp dụng, cưỡng chế hành chính bao gồm: biện phápcưỡng chế hành chính được áp dụng khi có vi phạm hành chính xảy ra vàbiện pháp cưỡng chế hành chính được áp dụng trong trường hợp không có
vi phạm hành chính nhằm mục đích ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm hànhchính hoặc vì mục đích an ninh quốc gia; bảo vệ cộng đồng, phòngtránh thiên tai
Các biện pháp xử lý hành chính được xem là biện pháp cưỡng chếhành chính đặc biệt, sở dĩ được xem là đặc biệt vì nó khác các biệnpháp cưỡng chế hành chính thông thường khác như đã phân tích trên và nómang những đặc trưng về mức độ nghiêm khắc cao hơn so với các biệnpháp cưỡng chế hành chính thông thường Về thực chất biện pháp xử lý
Trang 14hành chính hạn chế quyền tự do cá nhân trong một giai đoạn nhất địnhvới hình thức như đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục,đưa vào cơ sở chữa bệnh, không thua kém các biện pháp tư pháp hình sự
về tính chất khắc nghiệt, trừng phạt; hoặc biện pháp có tính chất tác động
xã hội cao như giáo dục tại xã, phường, thị trấn Biện pháp này có đặctrưng là thời gian cưỡng chế dài từ ba tháng đến hai năm, người bị ápdụng phải chịu sự giám sát và quản lý chặt chẽ của các cơ quan hànhchính nhà nước, tổ chức xã hội, các đoàn thể…Đối tượng bị áp dụng cácbiện pháp này cũng đa dạng và đặc biệt hơn Vì thế, biện pháp xử lý hànhchính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm phápluật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, theothẩm quyền, thủ tuc được pháp luật hành chính quy định, bao gồm biệnpháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưavào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1.1.2 Đặc điểm của biện pháp xử lý hành chính
1.1.2.1 Đặc điểm chung
- Tính pháp lí: Các biện pháp xử lý hành chính cũng như các biện
pháp cưỡng chế hành chính được pháp luật hành chính quy định cụ thể vềloại biện pháp, thẩm quyền, trường hợp, đối tượng, thủ tục và phạm vi
áp dụng Hiện nay, thẩm quyền quy định về các biện pháp này thuộc vềQuốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ Trong đó, Quốchội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định những căn cứ chung để ápdụng các biện pháp xử lý hành chính khác làm khung pháp luật; Chínhphủ không thể đặt ra các biện pháp mới mà chỉ quy định một cách cụ thểcách thức áp dụng đối với mỗi loại biện pháp Đặc điểm này chủ yếu đượcphân biệt với các biện pháp cưỡng chế hình sự (được pháp luật hình sự và
Trang 15tố tụng hình sự quy định) và cưỡng chế dân sự (được pháp luật dân sự và
tố tụng dân sự quy định)
- Các biện pháp xử lý hành chính do các cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền theo quy định của pháp luật áp dụng Nghĩa là, không phảibất kì cơ quan quản lý nhà nước nào cũng có thẩm quyền áp dụng mà chỉnhững chủ thể nhất định được Nhà nước trao quyền
- Các biện pháp xử lý hành chính áp dụng trong cả trường hợp có
vi phạm hành chính hoặc chưa đủ dấu hiệu cấu thành vi phạm hành chínhnhưng vì mục đích ngăn chặn, phòng ngừa, giáo dục
- Các biện pháp xử lý hành chính được áp dụng theo thủ tục
hành chính chặt chẽ, công khai, minh bạch do các quy phạm thủ tục hành chính quy định Thủ tục này được pháp luật hành chính quy định một cáchchặt chẽ qua nhiều khâu, quy trình khác nhau tuy nhiên ngắn gọn và đơn giản hơn so với thủ tục áp dụng biện pháp cưỡng chế hình sự, cưỡng chế dân sự được áp dụng theo thủ tục tư pháp
1.1.2.2 Đặc điểm riêng
- Thứ nhất: Đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính là
cá nhân - công dân Việt Nam có hành vi vi phạm pháp luật về an ninhtrật tự, an toàn xã hội trên lãnh thổ Việt Nam nhưng chưa đến mức phải xử
lý hình sự, nhằm giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, ngăn ngừa nguy cơtái phạm và tạo điều kiện cho họ trở thành công dân có ích Các biện pháp
xử lý hành chính khác hạn chế quyền nhân thâncủa cá nhân, vì vậy khôngthể áp dụng với tổ chức vi phạm pháp luật
Các biện pháp xử lý hành chính chỉ có thể áp dụng với cá nhân
là công dân Việt Nam, trong khi đó các biện pháp xử phạt vi phạm hànhchính được áp dụng đối với cả cá nhân hoặc tổ chức Việt Nam, cá nhân tổ
Trang 16chức nước ngoài vi phạm hành chính trên các lĩnh vực khác nhau của quản
lý hành chính Nhà nước
- Thứ hai: Các biện pháp xử lý hành chính vừa do chủ tịch Ủy
ban nhân dân các cấp và vừa do Tòa án nhân dân có thẩm quyền quyếtđịnh, do đó thẩm quyền xử lý hành chính giao cho những chủ thể có thẩmquyền theo quy định của pháp luật Mặt khác thẩm quyền áp dụng cácbiện pháp cưỡng chế hình sự và cưỡng chế dân sự lại chỉ thuộc về cơquan, người tiến hành tố tụng Thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt
vi phạm hành chính cũng thuộc về các chủ thể có thẩm quyền bao gồm: cơquan quản lý nhà nước và cơ quan tố tụng
- Thứ ba: Các biện pháp xử lý hành chính được áp dụng theo thủ tục
hành chính Khác với các biện pháp xử phạt vi phạm hành chínhđược pháp luật quy định đơn giản, nhanh chóng, biện pháp xử lý hànhchính khác tiến hành một cách chặt chẽ, qua nhiều khâu xét duyệt với sựtham gia của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khác nhau.Bởi việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác đối với các đốitượng vi phạm pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, tự do của mỗi cánhân Vì vậy, pháp luật cần phải quy định chính xác, minh bạch trong quátrình xử lí để vừa đảm bảo xử lý nghiêm những hành vi phạm pháp luật,đồng thời đảm bảo được quyền tự do dân chủ của công dân
- Thứ tư: Kết quả áp dụng các biện pháp xử lý hành chính được thể
hiện bằng quyết định áp dụng các biện pháp xử lý và đối tượng bị ápdụng chịu sự quản lý và hạn chế trực tiếp một số quyền tự do nhất định.Thực chất việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính là quá trình xemxét, truy cứu trách nhiệm hành chính nhằm xác định những hậu quả pháp lýbất lợi mà các cá nhân vi phạm phải gánh chịu trước Nhà nước Những hậuquả pháp lý này cần ghi nhận một cách chính thức, rõ ràng trong một quyết
Trang 17định xử lý, và không dừng tại đó, quyết định này phải được tổ chức thựchiện một cách nghiêm túc trên thực tế Kết quả, các đối tượng vi phạm phảichịu sự quản lý, giáo dục, giám sát, chữa bệnh…của các cơ quan có thẩmquyền trong một thời gian nhất định Đó là nét đặc thù của các biện pháp xử
lý hành chính
1.2 Mục đích, vai trò của các biện pháp xử lý hành chính
Xác định mục đích của một loại biện pháp cưỡng chế cần xuất phát
từ chính vai trò của nó đối với xã hội, đồng thời căn cứ vào đối tượng ápdụng của các biện pháp đó Các biện pháp xử lý hành chính có vai trò tolớn trong việc giáo dục, cảm hóa, chữa bệnh và tạo điều kiện cho người viphạm pháp luật trở thành công dân lương thiện, có ích cho xã hội, gópphần ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội, giữ vững trật tự quản lý hànhchính nhà nước
Các biện pháp xử lý hành chính áp dụng nhằm hướng đến những mụcđích sau:
- Thứ nhất: Các biện pháp xử lý hành chính có mục đích giáo
dục, chú ý cải tạo tư tưởng, coi trọng các mối quan hệ của người bị ápdụng với cộng đồng, gia đình và xã hội Giáo dục là mục đích quan trọngđầu tiên của biện pháp xử lý hành chính khác, bắt nguồn từ bản chất nhânđạo sâu sắc của xã hội ta luôn tạo điều kiện hoàn thiện nhân cách conngười, biết tôn trọng và tuân thủ pháp luật Mục đích giáo dục ở đâykhông chỉ giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của đối tượng vi phạm màcòn cảm hóa, giáo dục cả về đạo đức, lối sống, cũng như phục hồi sứckhỏe tạo điều kiện cho người vi phạm pháp luật trở thành công dân lươngthiện, có ích cho xã hội, sớm hòa nhập cộng đồng Đó là mục đích quantrọng và có ý nghĩa to lớn nhất của các biện pháp xử lý hành chính khác
Trang 18- Thứ hai: Các biện pháp xử lý hành chính được áp dụng nhằm mục
đích trừng phạt đối với người vi phạm Tính trừng phạt được xem làmột thuộc tính vốn có của các biện pháp cưỡng chế Mục đích trừng phạtcủa các biện pháp xử lý hành chính khác được hiểu theo nghĩa là tácđộng sâu sắc về mặt xã hội hoặc sự hạn chế một phần quyền tự do cánhân của đối tượng bị áp dụng Đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lýhành chính thường là những đối tượng thực hiện những hành vi nguyhiểm cho xã hội, thường xuyên vi phạm, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh,trật tự, an toàn xã hội Vì vậy, tính trừng phạt của các biện pháp xử lýhành chính thể hiện rất nghiêm khắc, buộc họ phải gánh chịu hậu quả bấtlợi là hạn chế một phần quyền tự do và chịu sự quản lý, giám sát của các
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
- Thứ ba: Các biện pháp xử lý hành chính được áp dụng nhằm
mục đích phòng ngừa, ngăn ngừa khả năng tái phạm ở họ Mục đíchphòng ngừa ở đây bao gồm cả phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng,chú ý loại trừ nguyên nhân thực hiện hành vi trái pháp luật và tạo điềukiện cho người bị áp dụng tái hòa nhập cộng đồng Như đã nói ở trên, cácđối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính thường là những đốitượng nguy hiểm, mức độ tái phạm thường xuyên, cần phải hạn chế quyền
tự do đối với họ, cần sự giám sát và quản lý chặt chẽ để ngăn ngừa khảnăng vi phạm trở lại của họ Mục đích phòng ngừa được thực hiện thôngqua sự kết hợp giữa giáo dục và trừng trị,lôi cuốn các lực lượng trong xãhội tham gia đấu tranh chống và phòng ngừa vi phạm, thúc đẩy dư luận xãhội Hơn nữa, nó cũng là biện pháp răn đe, giáo dục mọi người tinh thầntôn trọng, tuân thủ pháp luật
Trang 19- Thứ tư: Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính có vai trò
to lớn trong việc bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích củaNhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; tăng cườngpháp chế xã hội chủ nghĩa, khôi phục trật tự quản lí nhà nước, trật tựpháp luật
1.3 Các biện pháp xử lý hành chính
1.3.1 Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là một biện pháp xử lýhành chính được áp dụng đối với một số đối tượng có hành vi vi phạmpháp luật nhằm mục đích để giáo dục, quản lý họ tại nơi cư trú Đây làbiện pháp xử lý hành chính không thiên về cưỡng chế mà mang tính giáodục cộng đồng, kết hợp sự giáo dục của chính quyền cơ sở với sự giáo dụccủa các đoàn thể xã hội, cộng đồng dân cư ở địa phương và của gia đìnhđối với người có hành vi vi phạm pháp luật Người bị áp dụng biện phápnày phải chịu sự giáo dục của chính quyền, đoàn thể, nhân dân địa phươngtại nơi cư trú, không bị cách ly khỏi cộng đồng xã hội
Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 3tháng 6 tháng
Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn bao gồm:
- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệucủa một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự;
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệucủa một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự;
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng
có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưađến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định;
Trang 20- Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của
cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dânhoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong
06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Những đối tượng quy định trên mà không có nơi cư trú ổn địnhthì được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em đểquản lý, giáo dục trong thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã,phường, thị trấn
1.3.2 Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
Đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý hành chính áp dụngđối với người có hành vi vi phạm nhằm mục đích để họ lao động, học vănhóa, học nghề, sinh hoạt dưới sự quản lý của cơ sở giáo dục bắt buộc.Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là từ 06tháng đến 24 tháng
Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm:
- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấuhiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộluật hình sự
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệucủa một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệucủa một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự màtrước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 thángthực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng
mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụngbiện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Trang 21Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với cáctrường hợp sau đây:
- Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
- Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
- Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổiđược Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận
1.3.3 Biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính ápdụng đối với người có hành vi vi phạm nhằm mục đích để rèn luyện, tudưỡng, lao động, học văn hóa, học nghề, sinh hoạt dưới sự quản lý của cơ
sở giáo dục để trở thành những công dân có ích cho xã hội Đối tượng bị
áp dụng biện pháp này sẽ được đưa vào các cơ sở giáo dục do Bộ Công anthành lập và quản lý
Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là từ 6 thángđến 24 tháng
Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộcbao gồm:
- Người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nướchoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, củangười nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 6tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụngbiện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện phápnày nhưng không có nơi cư trú ổn định
Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối vớicác trường hợp sau đây:
- Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
- Người chưa đủ 18 tuổi;
Trang 22- Nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi;
- Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
- Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổiđược Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận
1.3.4 Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính ápdụng đối với người có hành vi vi phạm nhằm mục đích để chữa bệnh, laođộng, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc.Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là từ
Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối vớicác trường hợp sau đây:
- Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
- Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
-Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổiđược Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận
1.4 Các văn bản pháp luật quy định về xử lý vi phạm hành chính
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 Luật này có hiệu lực thi hành từngày 01 tháng 7 năm 2013, trừ các quy định liên quan đến việc áp dụngcác biện pháp xử lý hành chính do Tòa án nhân dân xem xét, quyết địnhthì có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014
Trang 23Nghị định số 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biệnpháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 về trình tự, thủ tục xem xét, quyếtđịnh áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân
Thông tư liên tịch số 14/2012/TTLT-BLĐTBXH-BCA ngày 6tháng 6 năm 2012 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Công
an Quy định chi tiết chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào
cơ sở chữa bệnh và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người
tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh
Nghị định số 111/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp
xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường,thị trấn
Trang 24Chương 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP
an ninh, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhànước, lợi ích xã hội và nhân dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa
Áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không chỉ là một hoạt động xử lý
vi phạm hành chính thông thường mà ít nhiều có liên quan đến sự hạn chếquyền tự do cá nhân trong một giai đoạn nhất định.Đây cũng là các biệnpháp nhằm giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của đối tượng có hành vi
vi phạm hành chính, giáo dục, chữa trị và tạo điều kiện cho người vi phạmpháp luật trở thành công dân lương thiện, có ích cho xã hội, ngăn ngừakhả năng tái phạm ở họ Nên trong thời gian vừa qua Nhà nước ta đã banhành nhiều quy định về các biện pháp xử lí hành chính để việc áp dụngđược dễ dàng, thuận tiện và có hiệu quả.Đồng thời nhằm tăng cường hiệulực và hiệu quả quản lí Nhà nước
Luật XLVPHC được ban hành với mục tiêu nhằm khắc phục nhữnghạn chế, bất cập của Pháp lệnh XLVPHC; góp phần bảo đảm trật tự, kỷcương quản lý hành chính, an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền,lợi ích hợp pháp của công dân; đấu tranh phòng, chống có hiệu quả đốivới vi phạm hành chính, tội phạm trong thời kỳ mới; khắc phục tối đa tình
Trang 25trạng thiếu thống nhất và chồng chéo trong hệ thống pháp luật về xử lý viphạm hành chính; tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, thuận lợi cho việc thực hiệncác nghĩa vụ mà Việt Nam đã cam kết trong các điều ước quốc tế; đáp ứngđòi hỏi ngày càng cao của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước trong giaiđoạn phát triển mới.
2.2.Tình hình áp dụng quy định của pháp luật về các biện pháp
xử lý hành chính
Huyện Lệ Thủy là một huyện thuộc tỉnh Quảng Bình Có quốc lộ1A chạy qua và phía nam giáp với huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị ; phíabắc giáp với huyện Quảng Ninh và phía tây giáp tỉnh Khammouan củaLào cuối cùng phía đông giáp với biển Đông Huyện Lệ Thủy là mộthuyện gồm có 2 thị trấn và 26 xã với nhiều truyền thống văn hóa tốt đẹp,con người hiền hòa, chất phác Nên tình hình an ninh trật tự, an toàn xãhội nơi này có thể gọi là tương đối ổn định.Trong thời gian qua, việc ápdụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đã góp phần quan trọngtrong công tác phồng ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vi viphạm hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lí Nhànước, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh giữvững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương.Công tác lập hồ sơ, xét duyệt, quyết định áp dụng các biện pháp giáo dụctại xã, phường, thị trấn nói riêng và các biện pháp xử lý hành chính nóichung trên địa bàn huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình đảm bảo thực hiệnđúng đối tượng, đúng pháp luật, kịp thời đưa đối tượng chấp hành quyếtđịnh, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về an ninhtrật tự của chính quyền cơ sở và nhận sự đồng tình của người dân, cộngđồng xã hội cũng như người bị xử lý và thân nhân gia đình của họ
Pháp luật Việt nam đã quy định cụ thể về các biện pháp xử lý viphạm hành chính nói chung và các biện pháp xử lý hành chính nói
Trang 26riêng.Tuy nhiên, trên thực tế còn có nhiều bất cập, khó khăn khác nhaunhư các quy định của pháp luật còn thiếu chặt chẽ, đồng bộ,năng lực củacán bộ chưa đáp ứng yêu cầu, ý thức pháp luật của người dân chưa cao nên đã dẫn đến trình trạng việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chínhkém hiệu quả.Tình trạng vi phạm pháp luật hành chính hiện nay diễn ra rấtnhiều và diễn biến phức tạp nên ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản
lí Nhà nước.Thực trạng áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại huyện
Lệ Thủy – tỉnh Quảng Bình Từ năm 2012 đến năm 2014 đã chứng minhcho nhận định này
Bảng 1 Tình hình áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường,
thị trấn tại huyện Lệ Thủy – tỉnh Quảng Bình
Năm 2012 trên địa bàn huyện đã có 140 đối tượng bị áp dụng biệnpháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn chiếm tỷ lể 42,4%.Trong đó có 75đối tượng được giáo dục có tiến bộ, 65 đối tượng được giáo dục khôngtiến bộ, đang trong thời gian giáo dục thì tiếp tục vi phạm pháp luật hoặcsau khi hết thời gian chấp hành thì tiếp tục tái phạm
Năm 2013 thì số lượng đối tượng bị vi phạm pháp luật bị đưa vàoADBPGDTX,P,TT là 105 đối tượng chiếm tỷ lệ 31,8% và so với năm
2012 thì có giảm là 35 đối tượng.Trong đó có 61 đối tượng được giáo dục
có tiến bộ, 44 đối tượng được giáo dục không tiến bộ
Trang 27Đến năm 2014 trên địa bàn toàn huyện có 85 đối tượng bị áp dụngbiện pháp này, chiếm tỷ lệ là 25,8% Trong đó có 35 đối tượng được giáodục có tiến bộ, 50 đối tượng được giáo dục không tiến bộ.Đây là năm có
số lượng đối tượng bị áp dụng biện pháp này thấp nhất
Bảng 2 Tình hình áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
tại huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình
Năm 2012, toàn huyện có 20 đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vàotrường giáo dưỡng, chiếm tỷ lệ 50%.Các đối tượng bị áp dụng biện phápđưa vào trường giáo dưỡng chủ yếu là đối tượng không có nghề nghiệp ổn
định.Trong tổng số 20 đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường
giáo dưỡng thì có 5 đối tượng có độ tuổi từ 12 đến dưới 15 tuổi và 15 đốitượng có độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi
Năm 2013, số lượng đối tượng bị áp dụng đưa vào trường giáo dưỡng
là 15 đối tượng, chiếm tỷ lệ 37,5%.Số hồ sơ được lập để áp dụng biệnpháp đưa vào trường giáo dưỡng trong 2013 là 42 hồ sơ trong đó có 15 hồ
sơ được duyệt Có 10 đối tượng có độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi
bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
Năm 2014 là năm có số lượng đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào
trường giáo dưỡng thấp nhất trong 3 năm chỉ còn 5 đối tượng, chiếm tỷ lệ 12,5%.Như vậy trong tổng số 3 năm thực hiện biện pháp đưa vào trường
Trang 28giáo dưỡng thì tỷ lệ đối tượng bị áp dụng biện pháp này giảm dần.
Bảng 3 Tình hình áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
tại huyện Lệ Thủy – tỉnh Quảng Bình
Năm 2012 toàn huyện có 21 đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào
cơ sở giáo dục bắt buộc, chiếm tỉ lệ 51,3%.Về thành phần nghề nghiệp có:
- Sinh viên: 02 đối tượng chiếm 5,4%
- Cán bộ công nhân viên chức nhà nước: 01 đối tượng chiếm 2,7%
- Nghề nghiệp không ổn định: 18 đối tượng, chiếm 91,9%
Năm 2013 thì số đối tượng bị áp dụng biện pháp này là 14 đối tượng,chiếm 34,1% giảm so với năm 2012 là 7 đối tượng.Thành phần nghềnghiệp có:
- Sinh viên: 01 đối tượng chiếm 14,2%
- Nghề nghiệp không ổn định: 6 đối tượng, chiếm 85,8%
Năm 2014 thì số đối tượng bị áp dụng biện pháp này là 6 đối tượng,chiếm 14,6% Qua 3 năm thì số lượng đối tượng bị áp dụng giảm dần theocác năm
Bảng 4 Tình hình áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc tại huyện Lệ Thủy – tỉnh Quảng Bình