LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan : Khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất lúa tại huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình và đề x
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
BỘ MÔN SINH HỌC – MÔI TRƯỜNG
TRƯƠNG MẠNH TRUNG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
QUẢNG BÌNH, 2017
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
BỘ MÔN SINH HỌC – MÔI TRƯỜNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÚA
TẠI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG
Họ tên sinh viên: Trương Mạnh Trung
Mã số sinh viên: DQB05130081 Chuyên ngành:Quản lý tài nguyên và môi trường Giảng viên hướng dẫn: Th.S Bùi Thị Thục Anh
QUẢNG BÌNH, 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan : Khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất lúa tại huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình và đề xuất các giải pháp thích ứng” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, không sao chép của bất cứ ai
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của riêng mình !
Sinh viên
Trương Mạnh Trung
Xác nhận của giảng viên hướng dẫn
Th.S Bùi Thị Thục Anh
Trang 4Lời Cảm Ơn
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Th.S Bùi Thị Thục Anh giảng viên trường ĐH quảng bình đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khóa luận
Em xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Nông Lâm Ngư, các thầy cô trong bộ môn Quản lý Môi trường đã cung cấp các kiến thức khoa học về môi trường và kiến thức các ngành khoa học khác Những kiến thức đó sẽ tạo tiền đề cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu và công tác sau này
Để hoàn thành khóa luận này em cũng xin cảm
ơn sự giúp đỡ của các cán bộ Trạm Khuyến Nông Huyện Lệ Thủy, Phòng Nông nghiệp Huyện Lệ Thủy
đã tạo điều kiện cung cấp số liệu cũng như giúp
đỡ em trong quá trình tìm hiểu thực tế
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giúp
đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện của gia đình, bạn bè để em hoàn thành khóa luận này
Lệ Thủy, ngày tháng năm 2017
Sinh viên
Trương Mạnh Trung
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1
1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2
1.5 THỜI GIAN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯU 2
1.6.1 Phương pháp thu thập thông tin 2
1.6.2 Xử lý thông tin 2
PHẦN 2: NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 3
1.1.1 Các khái niệm về biến đổi khí hậụ 3
1.1.2 Biểu hiện của biến đổi khí hậu trên thế giới và ở Việt Nam 3
1.1.2.1 Biểu hiện của biến đổi khí hậu trên thế giới 3
1.1.2.2 Biểu hiện biến đổi khí hậu ở Việt Nam 4
1.1.2.3 Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Quảng Bình 7
1.1.3 Những tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp 8
1.1.3.1.Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp 8
1.1.3.2 Tác động của biến đổi khí hậu đến trồng trọt (sản xuất lúa) 10
1.1.4 Thích nghi với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp 11
1.1.4.1 Khái niệm thích nghi với biến đổi khí hậu 11
1.1.4.2 Thích nghi với sản xuất nông nghiệp 12
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 13
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 15
2.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU 15
Trang 62.1.1 Điều kiện tự nhiên 15
2.1.1.1 Vị trí địa lý 15
2.1.1.2 Điều kiện thời tiết khí hậu 16
2.1.1.3 Tình hình sử dụng đất 17
2.1.1.4 Điều kiện kinh tế, xã hội 18
2.1.1.5 Cơ sở hạ tầng sản phục vụ cho hoạt động xuất nông nghiệp 19
2.2 BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HUYỆN LỆ THUỶ 20
2.3 THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ THUỶ 24
2.3.1 Vai trò của sản xuất lúa đối với kinh tế hộ gia đình 24
2.3.2 Quy mô sản xuất lúa trên địa bàn Huyện Lệ Thuỷ 24
2.3.3 Các giống lúa sản xuất trên địa bàn Huyện Lệ Thuỷ 26
2.4 TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ THUỶ 27
2.4.1 Tác động của biến đổi khí hậu đến diện tích sản suất lúa trên địa bàn huyện Lệ Thuỷ 27
2.4.2 Tác động của biến đổi khí hậu đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa 29
2.4.3 Tác động của biến đổi khí hậu đến tình hình sâu bệnh hại cây lúa 30
2.5 GIẢI PHÁP THÍCH NGHI VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA NGƯỜI DÂN 32
2.5.1 Giải pháp công trình 32
2.5.2 Giải pháp phi công trình 33
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 35
3.1 KẾT LUẬN 35
3.2 KIẾN NGHỊ 36
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
IPCC : Tổ chức Liên Chính Phủ về Biến đổi khí hậu TNMT : Tài nguyên môi trường
UBND : Ủy ban nhân dân
BĐKH : Biến đổi khí hậu
TTBQ : Tăng trưởng bình quân
UNDP : Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP)
WB : Ngân hàng thế giới
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1 1: Thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa 50 năm qua ở các vùng khí hậu và
trung bình cho cả nước 5
Bảng 2 1 Diện tích đất tự nhiên huyện Lệ Thủy giai đoạn 2013-2015 17
Bảng 2 2 Dân số và sự gia tăng dân số tại Huyện Lệ Thuỷ 19
Bảng 2 3 Diển biến khí hậu thời tiết từ năm 2010-2016 21
Bảng 2 4 Quy mô sản xuất lúa trên địa bàn Huyện Lệ Thuỷ 25
Bảng 2 5: Cơ cấu giống lúa vụ Đông xuân năm 2014-2015 26
Bảng 2 6: Cơ cấu giống lúa Hè Thu 2016 27
Bảng 2 7: Diện tích thiệt hại trong sản xuất lúa giai đoạn 2012-2015 28
Bảng 2 8: Tác động của biến đổi khí hậu đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa29 Bảng 2 9: Tình hình dịch bệnh, sâu hại trên đồng ruộng 30
Trang 9DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2 1: Bản đồ hành chính huyện Lệ Thuỷ 15
Trang 10TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Khoá luận tốt nghiệp “Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt
động sản xuất lúa tại huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình và đề xuất các giải pháp
thích ứng” Đã được thực hiện từ tháng 01/2017 đến tháng 05/2017 nội dung chính
của đề tài nghiên cứu các vấn đề:
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của Huyện Lệ Thủy
- Biểu hiện của biến đổi khí hậu tại Huyện Lệ Thuỷ
- Thực trạng của ngành sản xuất lúa trên địa bàn Huyện Lệ thuỷ: vai trò của sản xuất lúa đối với kinh tế hộ gia đình, quy mô sản xuất lúa trên địa bàn Huyệ Lệ Thủy, các giống lúa trên địa bàn
- Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất lúa trên địa bàn Huyện
Lệ Thuỷ: Tác động của biến đổi khí hậu đến diện tích sản xuất lúa, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa, và tình hình sâu bệnh hại của cây lúa trên địa bàn Huyện lệ Thủy
Sau khi quá trình thực hiện, đã đạt được kết quả và đưa ra được các giải pháp thích ứng đối với biến đổi khí hậu của người dân qua các giải pháp công trình và phi công trình
Với các kết quả đạt được cho thấy biến đổi khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến nông nghiệp nói chung và ngành sản xuất lúa nói riêng, hậu quả chúng mang lại ngày càng lớn, diển tích và sản lượng giảm, kinh tế giảm sút chính vì vậy cần có các biện pháp kịp thời để ứng phó và mang lại hiệu quả cao góp phần giúp ích cho người dân
Trang 11PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Biến đổi khí hậu đang là vấn đề nóng và là mối quan tâm lớn của toàn cầu Ở Việt Nam với vị trí địa lí bờ biển dài 3260 km, tiếp giáp với biển Đông đang là đối tượng chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu Theo tình hình hiện nay, thì những biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam đang rất rõ rệt với sự gia tăng nhiệt độ lên 10C trong vòng 1 thế kỷ qua, lượng mưa, tần suất đang có dấu hiệu thay đổi [4] Mùa mưa có lượng mưa tăng cao, mùa khô lượng mưa giảm đi dẫn đến các
sự kiện thời tiết có xu hướng bất thường có xu hướng tăng lên, Vì vậy, Việt Nam đang phải hứng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như thiên tai lũ lụt, hạn hán khốc liệt hơn trước
Nông nghiệp là ngành sản xuất ra sản phẩm trực tiếp để nuôi sống con người, đặc biệt là ngành sản xuất lương thực chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế xã hội của quốc gia, là chỗ dựa cho các ngành khác phát triển và là nguồn dự trữ cho chính sách xã hội của nhà nước Sản xuất lúa gạo là một trong những thế mạnh của huyện Lệ Thủy, với diện tích trồng 3 vụ đông xuân, hè thu và tái sinh là 19.693,9 ha vào năm 2016 (theo báo cáo nông nghiệphuyện Lệ Thuỷ 2016) [1] Tuy nhiên, trong những năm gần đây khi hiện tượng biến đổi khí hậu đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu, hoạt động sản xuất lúa của Việt Nam nói chung và huyện Lệ Thủy nói riêng đang phải chịu những tác động tiêu cực làm giảm năng suất, sản lượng lương thực trong vùng
Để hiểu thêm về thực trạng sản xuất lúa gạo ở Việt Nam nói chung và Quảng Bình nói riêng đang chịu những tác động gì từ những biến đổi của khí hậu và người dân đã có những giải pháp nào để thích ứng trong quá trình sản xuất Chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động
sản xuất lúa tại huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình và đề xuất các giải pháp thích
ứng”
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu tình hình sản xuất lúa trên địa bàn nghiên cứu
- Tìm hiểu tác động của biến đổi khí hậu đến cây lúa
- Đề xuất các giải pháp để thích ứng với biến đổi khí hậu trong hoạt động sản xuất lúa tại huyện Lệ Thủy
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
a Tìm hiểu điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của Huyện Lệ Thủy
Trang 12b Thực trạng của ngành sản xuất lúa trên địa bàn Huyện Lệ Thủy
c Biểu hiện của biến đổi khí hậu tại huyện Lệ Thủy
d Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất lúa trên địa bàn huyện
Lệ Thủy
e Giải pháp thích nghi với biến đổi khí hậu của người dân
1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Hoạt động sản xuất lúa
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Lệ Thủy
1.5 THỜI GIAN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
- Phạm vi về thời gian: từ năm 2010 đến 2016
1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯU
1.6.1 Phương pháp thu thập thông tin
* Thông tin thứ cấp: Thu thập các thông tin có liên quan tới đề tài được công
bố trên các trang báo, tạp chí, trên mạng internet, sách, các báo cáo, kết quả của các chương trình, dự án đã thực hiện tại địa phương, báo cáo tổng kết hoạt động của thôn, xã
* Thu thập thông tin sơ cấp:
- Thu thập thông tin từ các cán bộ phụ trách nông nghiệp xã, huyện, khuyến nông cơ sở
- Phỏng vấn hộ nông dân có kinh nghiệm trong sản xuất lúa trong vùng về những thay đổi trong điều kiện sản xuất lúa Phỏng vấn 30 hộ thuộc các xã An Thuỷ, xã phong thuỷ và xã hồng thuỷ huyện Lệ thuỷ, Quảng Bình
1.6.2 Xử lý thông tin
Các thông tin sau khi thu thập được mã hóa và xử lí bằng phần mềm
Exell
Trang 13PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1 Các khái niệm về biến đổi khí hậụ
Biến đổi khí hậu được định nghĩa là “ bất kì thay đổi khí hậu theo thời gian do
sự biến thiên của tự nhiên hay là kết quả hoạt động của con người” Theo định nghĩa của IPCC, biến đổi khí hậu có thể được hiểu như là sự thay đổi trong khoảng thời gian dài của nhiệt độ và lượng mưa trung bình
Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của biến đổi khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài hoặc do các hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất
Như vậy, biến đổi khí hậu là những thay đổi bất thường của thời tiết thông qua giá trị trung bình của các yếu tố khí tượng trung bình quan sát trong một khoảng thời gian dài Sự thay đổi này theo một chiều hướng xấu, không có lợi cho sinh vật sống trên trái đất và các hoạt động của con người.[9]
Khả năng tổn thương do biến đổi khí hậu gây ra: là mức độ của một hệ thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế) có thể bị tổn thương do biến đổi khí hậu hoặc không có khả năng thích ứng với những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu.[9]
1.1.2 Biểu hiện của biến đổi khí hậu trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.2.1 Biểu hiện của biến đổi khí hậu trên thế giới
Theo báo cáo đánh giá lần thứ tư của Ủy ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC) năm 2007, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng lên khoảng 0,74 0C ± 0,18
0C trong vòng Trong 100 năm qua, lượng mưa có xu hướng tăng ở khu vực vĩ độ cao hơn 30 0C Tuy nhiên, lượng mưa lại có xu hướng giảm ở khu vực nhiệt đới từ giữa những năm 1970 Hiện tượng mưa lớn có dấu hiệu tăng ở nhiều khu vực trên thế giới (IPCC,2007) Mực nước biển toàn cầu đã tăng trong thế kỷ 20 với tốc độ ngày càng cao Hai nguyên nhân chính làm tăng mực nước biển là sự giãn nở nhiệt
của địa dương và sự tan băng
Số liệu quan trắc mực nước biển trong thời kỳ 1961 - 2003 cho thấy tốc độ tăng của mực nước biển trung bình toàn cầu khoảng 1,8 ± 0,5 mm/năm so với mức
độ gia tăng trung bình của thế kỷ 20 là 1,7 ± 0,5 mm/năm , trong đó đóng góp do
Trang 14giãn nở nhiệt khoảng 0,42 ± 0,12 mm/năm và tan băng 0,70 ± 0,50 mm/năm (IPCC, 2007)
Số liệu đo đạc từ vệ tinh TOPEX/POSEIDON cho thấy giai đoạn 1993 - 2003 là giai đoạn có tốc độ gia tăng mực nước biển nhanh nhất, trung bình toàn cầu là 3,1
± 0,7 mm/năm Đồng thời theo dự báo mực nước biển sẽ tăng lên trung bình từ 200
- 500mm vào năm 2100 so với mức của năm 2000 (IPCC, 2007)
Theo IPCC, đến cuối thế kỷ 21, hàm lượng khí CO2 trong khí quyển sẽ đạt
540 – 970 ppm theo các kịch bản khác nhau về phát thải khí nhà kính, nghĩa là tăng
ít nhất gấp đôi so với thời kỳ tiền công nghiệp, và như vậy, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng lên tương ứng là 2,0 - 4,50C, mực nước biển trung bình sẽ tăng lên từ 0,18 đến 0,59m so với cuối thế kỷ 20
1.1.2.2 Biểu hiện biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, kết quả phân tích các số liệu khí hậu cho thấy biến đổi của các yếu tố khí hậu và mực nước biển có những điểm đáng lưu ý sau:
Nhiệt độ
Trong 50 năm qua (1958 - 2007), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng lên khoảng từ 0,6 - 0,9 0C Mức tăng nhiệt độ trung bình là 0,6 - 1,8 0C trong mùa đông; 0,2 -0,8 0C trong mùa xuân; 0,5 - 0,9 0C trong mùa hè và 0,4 - 0,8 0C trong mùa thu Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931 - 1940 lần lượt là 0,8; 0,4 và 0,7 0C Năm
2007, nhiệt độ trung bình năm ở cả 3 nơi trên đều cao hơn trung bình của thập kỷ
1931 - 1940 là 0,8 - 1,3 oC và cao hơn thập kỷ 1991 - 2000 là 0,4 - 0,5 oC (Nguồn:
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Bộ TNMT, 2008) [3]
Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn ở các vùng khí hậu phía Nam Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập kỷ gần đây (1961 - 2000) cao hơn trung bình năm của 3 thập kỷ trước đó (1931 - 1960)
Có thể nhận thấy nhiệt độ tháng 1 (tháng đặc trưng cho mùa đông), nhiệt độ tháng 7 (tháng đặc trưng cho mùa hè) và nhiệt độ trung bình năm tăng trên phạm vi cả nước trong 50 năm qua Nhiệt độ vào mùa đông tăng nhanh hơn so với vào mùa hè và các vùng có nhiệt độ tăng nhanh hơn là Tây Bắc, Đông Bắc Bộ, Đồng Bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ (khoảng 1,3 - 1,5 0C/50 năm) Khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nam và Nam Bộ có nhiệt độ tháng 1 tăng chậm hơn so với các vùng khí hậu phía Bắc (khoảng 0,6 - 0,9 0C/50 năm) Tính trung bình cho cả nước, nhiệt độ mùa đông
ở nước ta tăng lên 1,2 0C trong 50 năm qua Nhiệt độ tháng 7 tăng khoảng 0,3 - 0,5
0C/50 năm trên tất cả các vùng khí hậu của nước ta Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,5 - 0,65 0C/50 năm ở Tây Bắc, Đông Bắc Bộ, Đồng Bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ,
Trang 15Tây Nam và Nam Bộ, còn mức tăng nhiệt độ trung bình năm ở Nam Trung Bộ thấp hơn, chỉ vào khoảng 0,5 0C/50 năm Tính trung bình cho cả nước, nhiệt độ trung bình năm đã tăng lên khoảng 0,56 0C trong 50 năm qua (Bảng 1.1)
Diễn biến nhiệt độ không khí ở vùng biển nước ta được phân tích dựa trên số liệu của nhiệt độ không khí tháng 1, tháng 7 và trung bình năm của 10 trạm đảo ở Việt Nam Nhận xét ban đầu cho thấy, nhiệt độ ở khu vực ven biển Việt Nam tăng chậm hơn so với trong đất liền Tính trung bình cho tất cả các trạm, chỉ vào khoảng 0,4 0C/50 năm Một điểm đáng lưu ý là tuy mức độ tăng của nhiệt độ mùa đông vẫn cao hơn so với nhiệt độ mùa hè, nhưng sự chênh lệch không rõ rệt trong lục địa, chỉ khoảng 00C Rõ ràng, vai trò của biển đã làm giảm mức tăng nhiệt độ ở các khu vực này
Bảng 1 1: Thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa 50 năm qua ở các vùng khí hậu
và trung bình cho cả nước
Vùng khí
hậu
Số lượng trạm
Nhiệt độ (0C) Lượng mưa (%) Tháng 1 Tháng 7 Trung
bình năm
Trang 16Lượng mưa
Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình năm trong 9 thập kỷ vừa qua (1911 - 2000) không rõ rệt theo các thời kỳ và trên các vùng khácnhau: có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống
Riêng trong 2 thập kỷ gần đây, lượng mưa năm ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có xu hướng giảm đi, trong khi ở Đà Nẵng có xu hướng tăng lên Tuy vậy, có thể thấy trên phần lớn lãnh thổ lượng mưa giảm đi vào tháng 7, tháng 8 và tăng lên vào tháng 9, 10, 11 Số ngày mưa phùn ở miền Bắc giảm một nửa, từ trung bình 30 ngày mỗi năm trong thập kỷ 1961-1970 xuống còn 15 ngày mỗi năm trong thập kỷ 1991-2000
Lượng mưa mùa ít mưa (tháng 11 - 4) tăng lên chút ít hoặc không thay đổi đáng kể ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng mạnh mẽ ở các vùng khí hậu phía Nam trong 50 năm qua Lượng mưa mùa mưa nhiều (tháng 5 - 10) giảm từ 5 đến trên 10% trên đa phần diện tích phía Bắc nước ta và tăng khoảng 5 đến 20% ở các vùng khí hậu phía Nam Xu thế diễn biến của lượng mưa năm hoàn toàn tương tự như lượng mưa mùa mưa nhiều, tăng ở các vùng khí hậu phía Nam và giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc Khu vực Nam Trung Bộ có lượng mưa mùa ít mưa, mùa mưa nhiều và lượng mưa năm tăng mạnh nhất so với các vùng khác ở nước ta, khoảng 20% trong 50 năm qua
Tính trung bình trong cả nước, lượng mưa năm trong 50 năm qua (1958 - 2007) đã giảm khoảng 2%
hại kéo dài 38 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 ở Bắc Bộ (Nguồn: Chương
trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Bộ TNMT, 2008 )[3]
Bão
Trung bình hàng năm có 4 - 6 cơn bão đổ bộ vào Việt Nam Những năm gần đây, bão có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn Mùa hoạt động của bão kéo dài hơn về cuối năm và quỹ đạo bão có dấu hiệu dịch chuyển dần về phía nam và mùa
bão kết thúc muộn hơn, nhiều cơn bão có đường đi dị thường hơn (Nguồn Thông
báo đầu tiên của Việt Nam cho Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH, Bộ TNMT, 2003)
Trang 17Mưa phùn
Số ngày mưa phùn giảm đi rõ rệt Ví dụ: ở Hà Nội, trung bình mỗi năm có gần 30 ngày mưa phùn trong thập kỷ 1981 - 1990, giảm chỉ còn gần một nửa (15
ngày/năm) trong 10 năm gần đây (Nguồn: Nguyễn Đức Ngữ, BĐKH và Phát triển
bền vững ở Việt Nam)[8]
Mực nước biển
Số liệu quan trắc tại các trạm hải văn ven biển Việt Nam cho thấy tốc độ dâng lên của mực nước biển trung bình ở Việt Nam hiện nay là khoảng 3 mm/năm (giai
đoạn 1993 - 2008), tương đương với tốc độ tăng trung bình trên thế giới (Nguồn:
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Bộ TNMT, 2008)
Trong thời kỳ 1960 - 2008, tốc độ xu thế của mực nước biển trung bình năm là 3,88 mm/năm ở trạm Hòn Dấu, tiêu biểu cho vùng biển Bắc Bộ; 3,10 mm/năm ở Sơn Trà, tiêu biểu cho vùng biển Trung Bộ và 3,38 mm/năm tiêu biểu cho vùng biển Nam Bộ Giữa các trạm hải văn tiêu biểu cho 3 vùng không có sự khác biệt đáng kể về tốc độ xu thế của mực nước biển trung bình năm
Tóm lại, trong 50 năm qua, mực nước biển trung bình dâng với tốc độ 3 - 4 mm/năm hay 3 - 4 cm/thập kỷ, nghĩa là trong gần nửa thế kỷ vừa qua, nước biển ở Việt Nam dâng lên khoảng 15 - 20 cm
1.1.2.3 Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Quảng Bình
Việt Nam, theo dự đoán là một trong những nước chịu hậu quả tác động nặng
nề của biến đổi khí hậu và đặc biệt là các khu vực ven biển như tỉnh Quảng Bình Với địa hình hẹp về chiều ngang, trải dài dọc bờ biển, biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng rất lớn tới Quảng Bình trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế, xã hội, văn hóa Năm 2010, theo Nguyễn Xuân Tuyến các biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Quảng Bình: Nhiệt độ trung bình, tính biến động và dị thường của thời tiết có xu hướng gia tăng; mực nước biển dâng lên do sự giản nở nhiệt của đại dương, băng tan ra ở hai cực và các đỉnh núi cao; các thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng, giá rét, bão, lũ lụt, hạn hán…) xảy ra với tần suất cao và có nhiều sự bất thường về cường độ
Sự gia tăng nhiệt độ, nước biển dâng dẩn đến hiện tượng xâm nhập mặn, lũ lụt (thoát nước, tiêu nước và sạt lỡ đất), bão và áp thấp nhiệt đới, hạn hán sẽ là những tác động nặng nề của biến đổi khí hậu
Theo kịch bản biến đổi khí hậu đối với nhiệt độ và lượng mưa được xây dựng cho bảy vùng khí hậu của Việt Nam, lượng mưa mùa khô có thể giảm, lượng mưa mùa mưa và tổng lượng mưa năm có thể tăng tất cả các vùng khí hậu Quảng Bình là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ nên nhiệt độ trung bình tăng 3,60C vào năm 2100
Trang 18và sẽ làm tăng số đợt nắng nóng và số ngày nắng nóng hàng năm Mực nước biển trung bình có thể tăng 65cm vào năm 2050, 75cm vào năm 2070 và dự tính đến
2100 có thể tăng khoảng 1m [10]
Nông nghiệp là lĩnh vực có vị trí cực kỳ quan trọng của nền kinh tế tỉnh Quảng Bình Theo số liệu thống kê năm 2015, nông nghiệp tỉnh có tổng giá trị 11.308 tỷ đồng, chiếm 24,6% GDP.Trồng trọt chiếm diện tích lớn với 54.160 ha lúa, ngô 4.661 ha, lạc 4.881 ha, sắn 6.271 ha, cao su 18.361 ha Chăn nuôi: trâu 35.370 con,
bò 90.856 con, lợn 362.490 con, gia cầm 2,74 triệu con
Tuy nhiên những năm qua, tỉnh đã chịu tác động xấu của nhiều loại thiên tai nguy hiểm như bão lớn, nắng nóng gay gắt, lũ lụt, hạn hán, gây thiệt hại lớn về tính mạng con người, của cải vật chất và đặc biệt đang thách thức ngành Nông nghiệp trước sự phát triển bền vững Hàng năm có từ 4 đến 5 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến tỉnh ta, trong đó có 1-2 cơn đổ bộ trực tiếp, kèm theo đó là mưa
to gây ra lũ lụt, lốc xoáy
Điển hình là cơn bão số 10 lịch sử vào ngày 30-9-2013, gió giật cấp 10, 11, giật cấp 12, 13, đã tàn phá nặng nề địa bàn toàn tỉnh, tổng thiệt hại trị giá trên 8.000 tỷ đồng Trong đó, đối với ngành Nông nghiệp, cơn bão số 10 đã làm cho khoảng
30 tàu đánh cá, thuyền nan của ngư dân bị chìm, hư hỏng; 1.500 ha cây keo, bạch đàn bị gãy đổ; 25.000 tấn lúa của nông dân bị ướt; 50 ao nuôi tôm bị trôi; 10 km kênh mương bị sập; đặc biệt trên 50% diện tích cây cao su bị gãy đổ
Không chỉ gánh chịu những thiệt hại do bão lụt gây ra, nền nông nghiệp Quảng Bình cũng đang phải gồng mình gánh chịu những đợt nắng nóng kéo dài kèm theo gió Lào, gây khô hạn Từ năm 2014 đến 2015, Quảng Bình bị hạn nặng, lượng mưa năm 2014 chỉ đạt 60% trung bình hàng năm, nhiều hồ chứa bị thiếu nước dẫn đến vụ hè-thu nhiều diện tích không gieo cấy được, năng suất cây trồng giảm
Tình hình rét đậm, rét hại cũng tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp, đầu năm 2011, rét kèo dài đến 40 ngày làm 6.900/28.464 ha lúa chết phải gieo lại, 2.743 con trâu bò bị chết; đầu năm 2016 rét đậm ở mức kỷ lục làm 4.402 ha lúa và màu bị thiệt hại, trong đó 1.609 ha bị mất trắng, 1.523 con gia súc và 5.480 gia cầm bị chết
1.1.3 Những tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp 1.1.3.1.Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp bị chi phối rất nhiều bởi điều kiện ngoại cảnh vì đối tượng của nó là sinh vật Trong các yếu tố ngoại cảnh thì khí hậu được coi là yếu tố tác động trực tiếp và thường xuyên nhất đối với sinh vật Trong bối cảnh ngày nay, khi khí hậu đang biến đổi theo chiều hướng bất lợi thì hoạt động sản xuất nông
Trang 19nghiệp sẽ đứng trước nhiều thách thức lớn mà trong nghiên cứu này chỉ đề cập đến hoạt động sản xuất trồng trọt cụ thể là sản xuất lúa Sản xuất nông nghiệp là một ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu Nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động của hàng loạt các yếu tố bên ngoài và trong đó biến đổi khí hậu là một trong những yếu tố mà chúng ta sẽ phải đối mặt ở cả hiện tại và tương lai.[3]
Khí hậu là nhân tố quyết định đến sản xuất nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp đang chịu sự tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi, đầu vào trong sản xuất và các thành phần khác trong hệ thống nghiệp [9]
Nông nghiệp Việt Nam là một trong 5 nước sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng Theo tính toán của các chuyên gia nghiên cứu BĐKH, đến năm 2100, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên
300C và mực nước biển có thể dâng 1m Theo đó, khoảng 40 nghìn km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập Theo dự đoán của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), các tác động trên sẽ gây thiệt hại rất lớn về kinh tế và khiến khoảng
17 triệu người không có nhà Theo nghiên cứu của ngân hàng thế giới (WB), nước
ta với bờ biến dài và hai vùng đồng bằng lớn, khi mực nước biển dâng cao từ 0,2 - 0,6m sẽ có từ 100.000 đến 200.000ha đất bị ngập và làm thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp Nước biển dâng lên 1m sẽ làm ngập khoảng 0,3 - 0,5 triệu ha tại Đồng bắng sông Hồng và những năm lũ lớn khoảng 90% diện tích của Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập từ 4 - 5 tháng, vào mùa khô khoảng trên 70% diện tích bị xâm nhập mặn với nồng độ lớn hơn 4g/l Ước tính Việt Nam sẽ mất đi khoảng 2 triệu ha đất trồng lúa trong tổng số 4 triệu ha hiện nay, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực Quốc gia và ảnh hưởng đến hàng chục triệu người dân Biến đổi khí hậu làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loài sinh vật, dẫn đến tình trạng biến mất của một số loài và ngược lại làm xuất hiện nguy cơ gia tăng các loài “thiên địch” Trong thời gian 2 năm trở lại đây, dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá ở ĐBSCL diễn ra ngày càng phức tạp ảnh hưởng đến khả năng thâm canh tăng vụ và làm giảm sản lượng lúa ở miền Bắc trong vụ Đông Xuân vừa qua sâu quấn lá nhỏ cũng đã phát sinh thành dịch, thời cao điểm diện tích lúa bị hại đã lên đến 400.000ha, gây thiệt hại đáng kể đến năng suất và làm tăng chi phí sản xuất Biến đổi khí hậu có thể tác động đến thời vụ, làm thay đổi cấu trúc mùa, quy hoạch vùng,
kỹ thuật tưới tiêu, sâu bệnh, năng suất, sản lượng; làm suy thoái tài nguyên đất, đa dạng sinh học bị đe dọa, suy giảm về số lượng và chất lượng do ngập nước và do khô hạn, tăng thêm nguy cơ diệt củng của động vật, làm biến mất các nguồn gen quý hiếm Một số loài nuôi có thể bị tác động làm giảm sức đề kháng do biên độ dao động của nhiệt độ, độ ẩm và các yếu tố ngoại cảnh khác tăng lên Sự thay đổi
Trang 20các yếu tố khí hậu và thời tiết có thể làm nảy sinh một số bệnh mới đối với chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy cầm và phát triển thành dịch hay đại dịch
Biến đổi khí hậu là vấn đề rất lớn đối với Việt Nam, nhiều tổ chức quốc tế và các tổ chức nghiên cứu trong nước đều nhận định, nước ta là một trong số ít các nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu Trong đó, ngành nông nghiệp và PTNT và bà con nông dân là những đối tượng bị ảnh hưởng sớm nhất và nặng nề nhất Vì vậy, việc nghiên cứu và thực hiện các biện pháp để thích ứng và đối phó có hiệu quả hơn với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ quan trọng của cơ quan chuyên môn Thời gian qua, ngành nông nghiệp đã triển khai nhiều biện pháp để đối phó với tình trạng này Sau khi đi dự Hội nghị Biến đổi khí hậu thế giới ở Mêhicô cuối năm 2010, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết, vấn đề biến đổi khí hậu được nhiều nước trên thế giới quan tâm Họ đang nỗ lực để tìm ra tiếng nói chung và những giải pháp mạnh mẽ nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu cũng như giúp các nước thích ứng với biến đổi khí hậu Riêng Việt Nam đã tham gia vào các cuộc đàm phán song phương, đa phương, đồng thời tham gia vào những cam kết chung của cộng đồng quốc tế Trong đó, Việt Nam đã cam kết với Liên hợp quốc về bảo vệ và phát triển rừng, giảm thiểu 30% lượng phát thải, qua đó giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu
1.1.3.2 Tác động của biến đổi khí hậu đến trồng trọt (sản xuất lúa)
Sản xuất lúa là một đối tượng của hệ thống sản xuất trồng trọt Hệ thống cây trồng này bị ảnh hưởng của nhiều nhân tố về môi trường như độ ẩm và nhiệt độ và những nhân tố này quyết định đến năng suất cũng như phẩm chất cây trồng Biến đổi khí hậu sẽ tác động trực tiếp lên đối tượng sản xuất, làm giảm năng suất lúa và chất lượng sản phẩm Sự tác động của biến đổi khí hậu lên cây trồng thể hiện ở các khía cạnh khác nhau, tùy thuộc vào đối tượng canh tác ở các vùng địa lí khác nhau Mối quan hệ giữa khí hậu với cây trồng, đất đai là rất quan trọng Khí hậu là yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng nông sản phẩm [4] Một số nghiên cứu cho thấy, khi nhiệt độ tăng thì thường ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất, chất lượng cây trồng Nhiệt độ tăng dẫn đến tăng nhanh quá trình thoát khí CO2 trong quá trình hô hấp của cây và kết quả nó giảm điều kiện tối ưu cho tăng trưởng thực vật của cây, khi nhiệt độ tăng quá cao, vượt quá ngưỡng giới hạn tối cao sinh vật học, cây trồng thường có những phản ứng tiêu cực và từng bước giảm tăng trưởng thực và năng suất của cây Sự thay đổi vòng đời phát triển của cây trồng sẽ dài hơn hoặc ngắn hơn dẫn đến sẽ làm tăng hoặc giảm năng suất cây trồng
Một trong những hậu quả nghiêm trọng do biến đổi khí hậu là làm tăng mực nước biển gây ra tình trạng xâm nhập mặn, làm nhiễm mặn ở các vùng đất lân cận và mạch nước ngầm Trên những vùng đất nhiễm mặn này, cây trồng thường sinh
Trang 21trưởng kém, cho năng suất thấp Thực tế này đòi hỏi muốn duy trì và phát triển ổn định trên đất nhiễm mặn thì cần có những giống cây trồng có khả năng chịu mặn tốt, đặc biệt cần duy trì và bảo tồn các giống có nguồn gốc bản địa thích nghi tốt trong điều kiện đất đai bị nhiễm mặn [9]
Biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân làm tăng dịch bệnh trên cây trồng Biến đổi khí hậu làm thay đổi điều kiện sống của các loại sinh vật, làm mất đi hoặc làm thay đổi các mắt xích trong chuổi thức ăn và lưới thức ăn dẫn đến tình trạng biến mất của một số loài sinh vật và ngược lại xuất hiện nguy cơ gia tăng các loại thiên địch Biến đổi khí hậu cũng có thể làm phát sinh một số chủng, nòi sâu mới, gây hại không những trong sản xuất mà còn trong bảo quản chế biến nông sản, thực phẩm [11]
Ngoài ra, biến đổi khí hậu còn tác động đến hình thức sử dụng đất dẫn đến thay đổi trong phân bố cây trồng và sản xuất nông nghiệp Phân bố cây trồng và sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào sự phân bố địa lí của nhiệt độ và độ ẩm Hiện tượng ấm lên toàn cầu có thể tăng diện tích có lợi cho tăng trưởng cây trồng và sản xuất nông nghiệp cũng như kéo dài mùa vụ cây trồng ở một số nước.[9]
Mất diện tích đất nông nghiệp do mực nước biển dâng, xâm lấn những cánh đồng thấp trũng ven biển
Mùa đông có những đợt rét kéo dài, mùa hè thì hạn hán, nắng nóng, thiếu nước dẫn đến hoang mạc hóa, sa mạc hóa trên những vùng đất cát, đất trống, đồi trọc ảnh hưởng sự sinh trưởng phát triển của cây trồng dẫn đến giảm năng suất sản lượng cây trồng, hiệu quả kinh tế và đe dọa đến an ninh lương thực
Biến đổi khí hậu làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loài sinh vật, dẫn đến tình trạng biến mất của một số loài và ngược lại làm xuất hiện nguy cơ gia tăng
các loài “gây hại”
Biến đổi khí hậu có thể tác động đến thời vụ, làm thay đổi cấu trúc mùa
1.1.4 Thích nghi với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp
1.1.4.1 Khái niệm thích nghi với biến đổi khí hậu
Có nhiều khái niệm về sự thích nghi với biến đổi khí hậu được đưa ra bởi các nhà khoa học nghiên cứu về biến đổi khí hậu Dưới đây là một số thuật ngữ được định nghĩa về sự thích nghi với biến đổi khí hậu [9]
Sự thích nghi với biến đổi khí hậu là một tiến trình xuyên suốt mà con người làm giảm những tác động bất lợi của khí hậu lên sức khỏe và hạnh phúc của họ, lợi dụng những cơ hội mà môi trường khí hậu cung cấp
Trang 22Sự thích nghi bao gồm những sự điều chỉnh để tăng cường khả năng của xã hội và các hoạt động kinh tế và làm giảm thiểu các tổn thương đến khí hậu, bao gồm cả hiện tại và các sự kiện cực đoan cũng như thay đổi khí hậu lâu dài
Sự thích nghi với biến đổi khí hậu bao gồm tất cả những điều chỉnh hành động hoặc cấu trúc kinh tế mà làm giảm thiểu tổn thương xã hội đến những thay đổi trong
hệ thống khí hậu
Tính thích nghi đề cập đến mức độ điều chỉnh có thể trong hành động, xử lý, cấu trúc của hệ thống đối với những biến đổi dự kiến có thể xảy ra hoặc thật sự sẽ xảy ra của khí hậu Sự thích nghi có thể là tự phát hay được lập kế hoạch và có thể được thực hiện thích ứng với những biến đổi trong nhiều điều kiện khác nhau [6] (IPCC, 1996)
1.1.4.2 Thích nghi với sản xuất nông nghiệp
Thích nghi trong sản xuất nông nghiệp có rất nhiều hình thức:
Thứ nhất, chọn giống cây trồng và vật nuôi
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp chủ yếu là cây trồng và vật nuôi Để phát triển sản xuất nông nghiệp thì việc chọn giống cây trồng và vật nuôi là rất quan trọng Nó tác động đến việc quyết định năng suất, chất lượng cũng như khả năng chống chịu với thay đổi của các tác nhân tác động thông qua gen di truyền Vì vậy, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thích nghi trên phương diện giống cây trồng và vật nuôi là thích nghi đầu tiên để đảm bảo sản xuất nông nghiệp tiếp tục
Trong điều kiện nhiệt độ không khí có xu hướng ngày càng tăng, sự gia tăng của các hiện tượng bất thường về các hiện tượng cực đoan, gia tăng mực nước biển, thay đổi môi trường dẩn đến xuất hiện nhiều dịch bệnh đã gây ra những khó khăn đối với sản xuất lương thực và đảm bảo an ninh lương thực Việc sử dụng nhiều giống chịu hạn, chịu nhiệt trong vùng bị khó khăn trong nguồn nước, sử dụng nhiều giống kháng với sâu hại và dịch bệnh, sử dụng giống chịu mặn năng suất cao và chín sớm ở các vùng lạnh Trong lĩnh vực chăn nuôi và thủy hải sản cũng vậy, cũng cần chọn giống thích nghi thời tiết khí hậu và cho năng suất cao
Do đó, để thích nghi với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp chúng ta cần chọn những giống thích nghi tốt trước tác động của biến đổi khí hậu Đặc biệt là những giống bản địa đã trải qua một thời gian dài chuyển đổi để thích nghi trong những điều kiện sản xuất khó khăn Mặt khác trong quá trình nghiên cứu thích nghi với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực chọn giống cây trồng và vật nuôi cần phải nghiên cứu từng loại giống trong mỗi vùng và điều kiện cụ thể
Trang 23Thứ hai, phương thức sản xuất
Thích nghi trong phương thức sản xuất bao gồm thay đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi trên một đơn vị diện tích hay liên kết các loại cây trồng và vật nuôi trong một hệ thống sản xuất Để thích nghi với các biến đổi khí hậu, các vùng khác nhau phải có cách bảo tồn trong nông nghiệp, chất hữu cơ trong đất và đối phó với các rủi
ro trong sản xuất Vì vậy các phương thức sản xuất như kết hợp chặt chẽ trong việc luân canh cây trồng, nông lâm kết hợp, liên kết giữa trồng trọt và chăn nuôi, hệ thống cá- cây, hệ thống cây trồng theo ruộng bậc thang và các hệ thống canh tác khác đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều vùng được xem là thích nghi trong phương thức sản xuất
Thứ ba, thời vụ sản xuất
Thời vụ sản xuất của hệ thống cây trồng và vật nuôi phụ thuộc vào nhiều yếu
tố khí hậu thời tiết Vì vậy hệ thống thông tin dự báo các điều kiện thời tiết khí hậu liên quan đến biến đổi khí hậu là rất cần thiết để xác định thời vụ thích hợp cho mỗi loại cây trồng và vật nuôi Vì vậy cách tiếp cận kết hợp giữa khoa học khí tượng và khoa học cây trồng vật nuôi xuất hiện là cách duy nhất để thích nghi với biến đổi khí hậu trong tương lai Để thích nghi thì việc thay đổi thời gian mùa vụ gieo trồng, bảo vệ cây trồng vật nuôi, xác định được thời điểm thu hoạch sản phẩm nông nghiệp ngoài đồng tránh được lũ lụt xảy ra là quan trọng nhất Bố trí mùa vụ thích hợp trong việc sản xuất của mùa vụ tăng trưởng của cây trồng và vật nuôi làm tăng tiềm năng tối đa năng suất cây trồng và vật nuôi trong điều kiện thiếu ẩm và căng thẳng về nhiệt
Thứ tư, thay đổi kĩ thuật canh tác
Thích nghi trong lĩnh vực kỹ thuật canh tác rất phong phú và đa dạng thuộc vào loại biến đổi khí hậu, điều kiện kinh tế- xã hội- tự nhiên của vùng cũng như nhận thức của người dân, điều này được thể hiện rõ thông qua kiến thức bản địa Kiến thức bản địa là cái cơ bản nhất để đưa ra quyết định ở cấp độ địa phương trong nhiều cộng đồng nông thôn Nó không chỉ có giá trị văn hóa mà nó còn là cơ sở cho các nhà khoa học và các nhà lập kế hoạch để cải thiện các điều kiện ở cộng đồng nông thôn Kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức bản địa trong các chính sách cho biến đổi khí hậu có thể dẫn đến phát triển hiệu quả sự tham gia của cộng đồng và đạt được tính bền vững [7]
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
Nước ta với hơn 70% dân số sống chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, nền nông nghiệp đóng vai trò hàng đầu đối với kinh tế và sự phát triển của nước ta Qua nhiều năm sản xuất lúa, người dân đã có những kỹ năng sản xuất lúa tốt cùng với đó
Trang 24là sự phát triển của khoa học nông nghiệp các tiến bộ kỹ thuật được ứng dụng đã đẩy mạnh việc thâm canh lúa tốt, nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng lúa nước
Thực tiễn thế giới đã chứng minh việc phát triển kinh tế nhanh chóng thì phải
có đủ lương thực đảm bảo cho cuộc sống của người dân, nhất là ở Việt Nam thì điều này còn quan trọng hơn vì nó còn có ý nghĩa phát triển kinh tế hộ gia đình, tạo thu nhập cho người dân, nâng cao mức sống cho toàn xã hội Do đó, cần phải đẩy mạnh nâng cao khả năng tiếp nhận các tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp, tạo kênh thông tin tin cậy giúp người dân có thể nhạy bén tiếp cận thị trường đảm bảo mức cung cầu phù hợp có lợi cho sự phát triển của xã hội
Tuy nhiên trong những năm gần đây thế giới có xu hướng biến động mạnh về biến đổi thời tiết, khí hậu ảnh hưởng đến môi trường phát triển của cây trồng nông nghiệp Ở Việt Nam cũng đã chịu những ảnh hưởng tác động của yếu tố khi hậu thời tiết cực đoan gây ra như ở đồng bằng Sông Cửu Long
Một số tác động của biến đổi khí hậu có thể gây ra đối với sự phát triển sản xuất của vùng đồng bằng sông Cửu Long:
- Thay đổi thời tiết: lượng mưa sẽ tăng vào mùa mưa và giảm vào mùa khô, cùng với đó là các trận bão nhiệt đới mạnh hơn Quỹ đạo bão ngày càng di chuyển dần vào phía Nam
- Biến đổi, biến động ranh giới các vùng nước mặn, nước ngọt, nước lợ làm ảnh hưởng đến cơ cấu cây trồng và vật nuôi
- Đối với những vùng có địa hình thấp, trũng, gần sông càng ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nữa vì mức độ nhiểm mặn sẽ tăng lên, vùng bị ngập úng lũ lụt cũng gia tăng ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực quốc gia…
Trước sự thay đổi khí hậu ngày càng xấu nhiều vùng địa phương khác cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ Ở Quảng Bình là vùng có địa hình hẹp về bề ngang và trải dọc theo biển, người dân nhiều nơi chủ yếu sống dựa vào nền lúa nước, những tác động của biến đổi khí hậu cũng được thể hiện rõ ở đây Do đó để hiểu rõ tầm nghiêm trọng mà biến đổi khí hậu đang gây ra nhằm định hướng chiến lược điều chỉnh phù hợp cho sản xuất nông nghiệp đảm bảo năng suất cây trồng là điều hết sức cần thiết
Trang 25CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Hình 2 1: Bản đồ hành chính huyện Lệ Thuỷ
Huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình có vị trí địa lý từ: 16055’ đến 17022’ vĩ độ Bắc và kinh độ Đông 106025’ và 106059’; có ranh giới: Phía Bắc giáp huyện Quảng Ninh, phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị), phía Đông giáp biển Đông
có đường biển dài hơn 30km và phía Tây giáp tỉnh Savanakhẹt của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào với đường biên giới dài 42,8 km
Diện tích tự nhiên của huyện là 141.611 ha, với 26 xã, 2 thị trấn Về địa hình
có 04 dạng chính, gồm: vùng núi cao, vùng đồi trung du, vùng đồng bằng và vùng cồn cát ven biển Theo cấu tạo địa hình huyện được chia làm 4 vùng sinh thái với các đặc điểm sau:
- Vùng núi cao (gồm các xã Kim Thủy, Ngân Thủy, Lâm Thủy): Tổng diện tích toàn vùng trên 74.000 ha, chiếm trên 50% diện tích tự nhiên toàn huyện Độ cao trung bình toàn vùng từ 600 m - 800 m, độ dốc từ 200 – 250 Vùng có tiềm năng lớn về rừng tự nhiên với các loài gỗ quý và sự đa dạng sinh học; có nhiều thung
Trang 26lũng đất đai khá màu mỡ có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp
- Vùng gò đồi (trung du): Là vùng chuyển tiếp khu vực núi cao phía Tây với vùng đồng bằng phía Đông gồm các dãy đồi có độ cao trung bình từ 30-100m nằm dọc 2 bên đường Hồ Chí Minh nhánh Đông kéo dài từ Bắc xuống Nam, thuộc thị trấn Lệ Ninh và các xã Hoa Thuỷ, Sơn Thuỷ, Phú Thuỷ, Mai Thuỷ, Trường Thuỷ, Văn Thuỷ, Thái Thuỷ, Dương Thuỷ, Tân Thuỷ, Sen Thuỷ, Hưng Thuỷ Diện tích đất đồi chiếm khoảng 21,5% diện tích tự nhiên Đây là vùng có nhiều tiềm năng cho phát triển các loại cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc quy mô lớn
- Vùng đồng bằng: Nằm kẹp giữa vùng đồi và dãy cồn cát ven biển Đây là vùng địa hình thấp, bằng phẳng với diện tích khoảng 20.500 ha Vùng đồng bằng có sông Kiến Giang và các phụ lưu gồm Rào Sen, Rào An Mã, Rào Ngò, Mỹ Đức, Phú
Kỳ, Thạch Bàn (Phú Thủy) hàng năm mang lại nguồn lợi phù sa màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất là cây lúa, khoai lang, lạc, rau màu, thủy sản, chăn nuôi gia cầm Tuy nhiên có nhiều nơi thấp hơn mực nước biển từ 2m- 3m nên bị nhiễm mặn, chua phèn ảnh hưởng đến sản xuất
- Vùng cát ven biển: Diện tích vùng cát chiếm khoảng 11,46% diện tích tự nhiên với các cồn cát, đụn cát, đồi cát cao 10-30m Do độ liên kết kém nên dễ bị di động do gió tạo ra hiện tượng cát bay, cát chảy Vùng cát ven biển có tiềm năng phát triển nghề biển, chăn nuôi gia súc và phát triển nuôi trồng thủy sản theo phương thức công nghiệp và du lịch biển
2.1.1.2 Điều kiện thời tiết khí hậu
Khí hậu huyện Lệ Thủy mang đặc trưng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa Mùa mưa bắt đầu vào giữa tháng 9 và kết thúc vào tháng 2 năm sau Nhiệt độ trung bình năm là: 24,60C Lượng mưa hàng năm dao động trong khoảng 1.448mm - 3.000mm nhưng phân bổ không đều, mưa lớn tập trung vào các tháng 9, 10, 11 Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 có nền nhiệt độ cao Trong mùa khô thường có gió mùa Tây Nam sau khi đi qua lục địa Thái- Lào và dãy Trường Sơn bị mất độ ẩm nên gây ra khô nóng gay gắt
Về thiên tai: Mùa mưa thường có lũ lụt trên diện rộng và bão lốc; mùa khô nắng gắt có gió Tây Nam khô nóng với lượng nước bốc hơi lớn (200mm/tháng), độ
ẩm không khí thấp, gây hạn hán nghiêm trọng Đây là những yếu tố gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp và thủy sản, làm ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của huyện
Trang 272.1.1.3 Tình hình sử dụng đất
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của địa phương, đất là yếu tố sản xuất không thể thay thế được Nó là tư liệu sản xuất có tính giới hạn theo không gian, là đối tượng trực tiếp đê con người tác động trực tiếp vào đối tượng sản xuất, thể hiện khả năn sinh trưởng phát triển của cây là yếu tố quan trọng để bố trí cây trồng thích hợp giúp tăng năng suất cây trồng
Bảng 2 1 Diện tích đất tự nhiên huyện Lệ Thủy giai đoạn 2013-2015
ĐVT: ha
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ
TTBQ
3 năm (%) Diện tích Cơ cấu