1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba Vì, Hà Nội

92 496 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 2,83 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOANEm xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài : “Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất lúa ở huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứ

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Trang 2

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

VĂN VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Hà Nội 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài : “Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất lúa ở huyện Ba Vì, Thành phố

Hà Nội” là công trình nghiên cứu của bản thân Những phần sử dụng tài liệu

tham khảo trong khóa luận đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo Các sốliệu và kết quả trình bày trong khóa luận hoàn toàn trung thực, nếu sai em xinhoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội , ngày tháng năm 2016

Sinh viên

Phùng Thị Hương Giang

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại Học viện Nông Nghiệp ViệtNam, em đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô trongkhoa Thầy cô là những người đã dạy dỗ, hướng dẫn em trong những năm thánghọc tập tại trường, đã trang bị cho em những kiến thức, đạo đức và tư cách củangười cán bộ khoa học kỹ thuật

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài,ngoài sự cố gắng của bản thân em đãnhận được sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều tập thể cá nhân trong và ngoài trường

Bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô.Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Đinh Thị Hải Vân, người đã âncần chỉ bảo tận tình và trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các anh, chị đangcông tác tại Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Ba Vì và PhòngNghiên cứu Khí tượng và Khí tượng nông nghiệp, Trung tâm Nghiên cứu Khítượng nông nghiệp thuộc Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

đã tạo điều kiện giúp đỡ em tận tình trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp

Cuối cùng, em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới giađình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ em hoàn thành tốt công việc học tập,nghiên cứu của mình trong suốt quá trình học tập vừa qua

Vì thời gian có hạn và bản thân chưa có kinh nghiệm thực tiễn nên đề tàikhông tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầygiáo, cô giáo và các bạn để khóa luận của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Sinh viên

Phùng Thị Hương Giang

Trang 5

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục chữ viết tắt vi

Danh mục bảng vii

Danh mục hình viii

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 4

1.1.1 Quan niệm biến đổi khí hậu 4

1.1.2 Biểu hiện biến đổi khí hậu 5

1.1.3 Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu 6

1.2 Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam 10

1.2.1 Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới 10

1.2.2 Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam 11

1.3 Ảnh hưởng của BĐKH đến tình hình sản xuất nông nghiệp 14

1.3.1 Ảnh hưởng của BĐKH đến tình hình sản xuất nông nghiệp trên thế giới .14

1.3.2 Ảnh hưởng của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam 17

1.4 Biện pháp thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp 19

1.4.1 Biện pháp thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới .19

1.4.2 Biện pháp thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam 21

Trang 6

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

24

2.1 Đối tượng nghiên cứu 24

2.2 Phạm vi nghiên cứu 24

2.3 Nội dung nghiên cứu 24

2.4 Phương pháp nghiên cứu 24

2.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp 24

2.4.2 Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp: 25

2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu 25

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26

3.1 Điều kiện Tự nhiên – Kinh tế huyện Ba vì, Thành phố Hà Nội 26

3.1.1 Điều kiện Tự nhiên 26

3.1.2 Điều kiện kinh tế 28

3.1.3 Điều kiện Xã hội 30

3.2 Diễn biến khí hậu huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội 30

3.2.1 Diễn biến biến đổi về nhiệt độ 30

3.2.2 Diễn biến biến đổi về lượng mưa 34

3.2.3 Diễn biến biến đổi số giờ nắng 36

3.2.4 Diễn biến số ngày nắng nóng, nắng nóng gay gắt và rét đậm, rét hại .37

3.2.5 Diễn biến biến đổi về bão 40

3.3 Hiện trạng sản xuất lúa và ảnh hưởng của BĐKH đến sản xuất lúa tại huyện Ba Vì, TP Hà Nội 42

3.3.1 Ảnh hưởng của BĐKH đến diện tích sản suất lúa tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội 43

3.3.2 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất lúa tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội 47

Trang 7

3.3.3 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến lịch thời vụ, cơ cấu cây trồng

50 3.4 Nhận thức của người dân và biện pháp thích ứng với BĐKH tại

huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội 52

3.4.1 Nhận thức của người dân về BĐKH 52

3.4.2 Các biện pháp thích ứng trong canh tác lúa tại huyện Ba Vì 54

3.5 Đề xuất các biện pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp với biến đổi khí hậu tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội 60

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63

Kết luận 63

Kiến nghị 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

PHỤ LỤC 68

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ATNĐ Áp thấp nhiệt đới

BĐKH Biến đổi khí hậu

IPCC Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TNMT Tài nguyên và Môi trường

WMO Tổ chức Khí Tượng Thế Giới

UNFCCC Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH

KP Nghị thư Kyoto

NOAA Cục quản lý Đại Dương và Khí quyển Quốc gia MỹNASA Cục Quản trị Không Gian và Hàng Không Quốc gia

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa theo xu thế

của Việt Nam trong 50 năm qua 12Bảng 1.2 Mức độ ảnh hưởng của hiện tượng ấm dần lên của trái đất

đến sản xuất nông nghiệp 16Bảng 1.3 Thiệt hại do thiên tai đối với nông nghiệp Việt Nam giai

đoạn (1995 – 2007) 17Bảng 3.1 Xu hướng biến đổi của nhiệt độ huyện Ba Vì, trong giai

đoạn 1980 – 2014 33Bảng 3.2 Tổng số ngày nắng nóng, nắng nóng gay gắt và rét đậm, rét

hại trong vòng 3 thập kỷ ở huyện Ba Vì 38Bảng 3.3 Thống kê các cơn bão và ATNĐ ảnh hưởng tới Thành phố

Hà Nội giai đoạn 2010 - 2015 41Bảng 3.4 Xu hướng biến đổi của bão giai đoạn 1960 - 2014 42Bảng 3.5 Diện tích lúa của huyện Ba Vì giai đoạn 2010 – 2015 43Bảng 3.6 Các cơn bão điển hình và gây ảnh hưởng tới sản xuất nông

nghiệp huyện Ba Vì giai đoạn 2010 - 2015 50Bảng 3.7 Lịch thời vụ của cây lúa huyện Ba Vì năm 2011 và năm 2015 50Bảng 3.8 Cơ cấu cây trồng của huyện Ba Vì năm 2010 và năm 2015

51Bảng 3.9 Các giống lúa được sử dụng ở 2 xã Tây Đằng và xã Vật Lại

57Bảng 3.10 Biện pháp thích ứng “phản ứng nhanh” trong sản xuất lúa

của các hộ điều tra ở huyện Ba Vì 59

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Ba Vì năm 2014 27Hình 3.2 Diễn biến nhiệt độ trung bình năm huyện Ba Vì giai đoạn

1980 – 2014 30Hình 3.3 Diễn biến nhiệt độ tối cao và tối thấp trung bình năm

huyện Ba Vì giai đoạn 1980 – 2014 31Hình 3.4 Diễn biến nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7 huyện Ba

Vì giai đoạn 1980 – 2014 32Hình 3.5 Diễn biến tổng lượng mưa năm huyện Ba Vì giai đoạn

1980 – 2014 34Hình 3.6 Diễn biến tổng lượng mưa tháng 1 và tháng 7 huyện Ba Vì

giai đoạn 1980 – 2014 35Hình 3.7 Tổng số giờ nắng năm huyện Ba Vì giai đoạn 1980 – 2014

37Hình 3.8 Diễn biến số ngày nắng nóng, nắng nóng gay gắt ở

huyện Ba Vì giai đoạn 1980 – 2014 39Hình 3.9 Diễn biến số ngày rét đậm, rét hại ở huyện Ba Vì giai đoạn

1980 – 2014 40Hình 3.10 Diện tích sản xuất lúa ở vụ Đông Xuân (a), vụ Mùa (b) và

cả năm (c) của huyện Ba Vì giai đoạn 2010 - 2015 44Hình 3.11 Năng suất lúa của vụ Mùa, vụ Xuân và cả năm ở huyện Ba

Vì giai đoạn 2010 – 2015 48Hình 3.12 Nhận thức của người dân về BĐKH tại huyện Ba Vì 53Hình 3.13 Các biện pháp thích ứng của người dân với BĐKH tại xã

Tây Đằng và xã Vật Lại 55

Trang 12

MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, biến đổi khí hậu đang là vấn đề nóng bỏng của toàn cầu Biểuhiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, là băng tan, là nước biển dâng cao haycác hiện tượng bất thường, bão lũ, hạn hán,… Năm 2014, NASA đã ghi nhận

là năm có nhiệt độ trung bình cao nhất trong lịch sử Tuy nhiên, theo báo cáomới được công bố của văn phòng khí tượng Vương quốc Anh: thì năm 2015 -

2016 sẽ là 2 năm nóng kỉ lục trên trái đất Nhiệt độ toàn cầu năm 2015 đã tăng0,38 +/- 0,140C so với giai đoạn 1981 - 2010 (tăng 0,68 +/- 0,140C so với giai

đoạn 1961 - 1990) (Khánh Ly, 2015)

Bão mạnh và nước biển dâng cao là hậu quả của tình trạng nóng lêntoàn cầu Theo đánh giá của Uỷ ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu(IPCC, 2007) nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu sẽ tiếp tục tănglên nhanh hơn trong thế kỷ XXI So với năm 2013 thì năm 2014 số lượng cáccơn bão đã giảm đi nhưng số lượng các siêu bão lại tăng lên, ví dụ như siêubão ảnh hưởng trực tiếp đến Philippin, Nhật Bản gây thiệt hại lớn về người vàtài sải Năm 2014, Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp của 3 cơn bão và 1 ápthấp nhiệt đới từ cơn bão số 5 suy yếu thành, trong đó có hai siêu bão ảnhhưởng đến khu vực Bắc Bộ, và một cơn bão ảnh hưởng đến khu vực NamTrung Bộ

Theo kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam do Bộ TN và MTcông bố năm 2012 thì với kịch bản phát thải trung bình năm 2100, nhiệt độ ởcác khu vực sẽ tăng khoảng từ 2,10C đến 2,80C so với thời kỳ 1980 - 1999,

mực nước biển có thể dâng 49 - 82 cm (Bộ TN và MT, 2012).

Việt Nam có hơn 3000 km bờ biển và hơn 3000 đảo lớn nhỏ sẽ chịuảnh hưởng nặng nề từ việc nước biển dâng Hàng triệu hecta vùng đồng

Trang 13

bằng sông Cửu Long và vùng đồng bằng sông Hồng có thể bị chìm ngập,hàng trăm nghìn hecta rừng ngập mặn bị mất Việt Nam là một nước nôngnghiệp và là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới nên việc tácđộng tiêu cực bởi BĐKH càng nặng nề Sản xuất lúa gạo vốn là ngành mũinhọn của nền kinh tế nước ta nay càng “đứng mũi chịu sào” nhiều áp lực.Chính vì vậy việc sản xuất lúa gạo càng cần được quan tâm trước thựctrạng biến đổi khí hậu hiện nay.

Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa nằm về phía Tây Bắc thủ đô HàNội Với tổng diện tích 424km2, với địa hình thấp dần từ phía Tây Nam sangphía Đông Bắc, dân số hơn 265 nghìn người (bao gồm 3 dân tộc Kinh,Mường, Dao) Toàn huyện có 31 xã, thị trấn, trong đó có 7 xã miền núi, một

xã giữa sông Hồng Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, Ba Vì chịu ảnhhưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nên khí hậu hình thành 2 mùa rõrệt: mùa mưa và mùa khô Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng

10 với nhiệt độ trung bình khoảng 230C Tổng lượng mưa trong mùa mưa là1832,2 mm (chiếm 90,9% tổng lượng mưa cả năm) Mùa khô bắt đầu từ tháng

11 và kết thúc vào tháng 3 với nhiệt độ xấp xỉ khoảng 200C Lượng mưa cáctháng biến động từ 15,0 đến 64,4 mm Đất đai huyện Ba Vì được chia thành 2nhóm (đồng bằng và đồi núi); nhóm vùng đồng bằng có diện tích khoảng

12,892 ha (chiếm 41,1% diện tích đất toàn huyện)(Cổng giao tiếp điện tử

Huyện Ba Vì, 2015) Nông nghiệp là ngành sản xuất mạnh trong cơ cấu kinh

tế của huyện với những lợi thế có sẵn về điều kiện tự nhiên Lúa là cây lươngthực chủ đạo Diện tích đất nông nghiệp khoảng 29184,99 ha chiếm 68,8%trên 42402.69 ha diện tích đất tự nhiên, trong đó, đất trồng lúa là 8931,04 ha

chiếm 21,1% trên tổng diện tích đất tự nhiên (Quyết định quy hoạch sử dụng

đất nông nghiệp, 2014)

Trong điều kiện BĐKH hiện nay, sản xuất lúa vốn chịu ảnh hưởng

Trang 14

nhiều từ điều kiện tự nhiên thì biện pháp thích ứng của người dân rất quan

trọng Xuất phát từ thực tiễn trên em tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất lúa ở huyện Ba

Vì, Thành phố Hà Nội”.

Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá được diễn biến khí hậu từ năm 1964 – 2014 tại huyện Ba Vì,Thành phố Hà Nội

- Tìm hiểu được hiện trạng sản xuất và năng suất lúa của khu vựcnghiên cứu

- Đánh giá được ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến diện tích và năngsuất lúa của khu vực nghiên cứu

- Tìm hiểu được các biện pháp thích ứng trong sản xuất lúa tại khu vựcnghiên cứu

- Đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuấtnông nghiệp tại khu vực nghiên cứu

Yêu cầu nghiên cứu

- Thu thập số liệu khí tượng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất lúa như:Nhiệt độ trung bình, nhiệt độ tối thấp, nhiệt độ tối cao, lượng mưa, số giờnắng, số ngày nắng nóng, nắng nóng gay gắt, số ngày rét đậm, rét hại tronggiai đoạn 1980 – 2014

- Thu thập các số liệu về hoạt động sản xuất lúa như: Năng suất, diệntích trong giai đoạn 2010 – 2015

- Thu thập các số liệu thứ cấp như: Lịch thời vụ, cơ cấu cây trồng, cácthiệt hại do mưa bão, rét đậm rét hại,…từ các cơ quan liên quan

- Điều tra phỏng vấn người dân trên địa bàn nghiên cứu để tìm hiểu về cácbiện pháp thích ứng trong sản xuất lúa từ đó đề xuất các giải pháp tăng cườngkhả năng thích ứng của người dân với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp

Trang 15

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Quan niệm biến đổi khí hậu

Trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều khái niệm về BĐKH Một sốkhái niệm thường được sử dụng hiện nay:

Chương trình Môi trường Quốc gia về Ứng phó với biến đổi khí hậu

của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đưa ra khái niệm: “Biến đổi khí hậu là sự

biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất” (Bộ TN và MT, 2008).

Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) cho rằng: “Biến đổi

khí hậu đề cập đến sự thay đổi về trạng thái của khí hậu mà có thể xác định được (ví dụ như sử dụng các phương pháp thống kê) diễn ra trong một thời kỳ dài, thường là một thập kỷ hoặc lâu hơn Biến đổi khí hậu đề cập đến bất cứ biến đổi nào theo thời gian, có hay không theo sự biến đổi của tự nhiên do hệ quả các hoạt động của con người” (IPCC,2007).

Các khái niệm về biến đổi khí hậu trên có đôi chút khác nhau song nộidung chính của các khái niệm vẫn đồng quan điểm với nhau, đó là sự thay đổicủa trạng thái khí hậu trong khoảng thời gian dài và có liên quan tới conngười Như vậy, có thể hiểu đơn giản “Biến đổi khí hậu là sự biến đổi theomột xu thế nào đó như: sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bìnhhoặc là dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài dẫn tớicác đặc trưng thời tiết dần dần trở nên khắc nghiệt hơn hoặc ôn hoà hơn, theothời gian nó không trở lại xung quanh trị số khí hậu trung bình nữa”

Trang 16

1.1.2 Biểu hiện biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu dẫn tới thời tiết thay đổi thất thường, không theo quyluật vốn có và xảy ra không theo quy luật nhất định, diễn ra trên diện rộng vàxảy ra ở nhiều nơi trên trái đất Sự nóng dần lên của trái đất cũng như nhiệt

độ của khí quyển tăng cao hay nóng lên Hiện tượng băng tan kéo theo nướcbiển dâng Theo đánh giá của Uỷ ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu

(IPCC, 2007), nhiệt độ không khí trung bình toàn cầu trong thế kỷ XX đã

tăng lên 0,740C và nhiệt độ trung bình bề mặt toàn cầu sẽ tăng 2,0 – 4,50C vàonăm 2100 (so với thời kỳ 1980 – 1999) tương ứng với mức tăng nhiệt độ nóitrên, mức nước biển trung bình toàn cầu sẽ tăng 0,18 – 0,59 m vào thời kỳ 2090 -

2099 (so với thời kỳ 1980 – 1999) Trong kịch bản biến đổi khí hậu năm 2012của Bộ Tài nguyên và Môi trường có viết: “Theo báo cáo gần đây của WMO,

2010 là năm nóng nhất trong lịch sử, với mức độ tương tự như các năm 1998

và 2005 Ngoài ra, trong mười năm qua tính từ năm 2001, nhiệt độ trung bìnhtoàn cầu đã cao hơn nửa độ so với giai đoạn 1961 - 1990, mức cao nhất từngđược ghi nhận đối với bất kì một giai đoạn 10 năm nào kể từ khi bắt đầu quantrắc khí hậu bằng thiết bị đo đạc Theo số liệu của NOAA (Hoa Kỳ), tháng 6năm 2010 được ghi nhận là tháng nóng nhất trên toàn thế giới kể từ nhữngnăm 1880, khi các quan trắc khí tượng được thực hiện một cách tương đối hệ

thống” (Bộ TN và MT, 2012).

Hiện tượng băng tan do nhiệt độ dâng cao hay sự giãn nở nhiệt của đạidương làm cho các chóp băng ở hai cực tan dần, khối lượng băng trên toàncầu suy giảm dẫn tới sự dâng cao của mực nước biển Trong thế kỉ XX, nướcbiển đã dâng cao trung bình 0,17 m (từ 0,12 m đến 0,22 m) Theo đánh giácủa IPCC (2007), đại dương đã nóng lên đáng kể từ cuối thập kỉ 1950, lượngbăng trên mặt đất đã giảm dần về diện tích, có những tảng băng đã tan trước

đó vào cuối thế kỉ XIX Ở Nam Cực, chiều dày của các tấm băng đã giảm đivào cuối năm 2002, thềm băng Larsen đã bị vỡ ra Ở Bắc Bán cầu diện tích

Trang 17

băng giảm 7% từ năm 1990 Các nghiên cứu từ số liệu quan trắc trên toàn cầucho thấy, mực nước biển trung bình toàn cầu trong thời kỳ 1961 - 2003 đãdâng với tốc độ 1,8 +/- 0,5 mm/năm, trong đó, đóng góp do giãn nở nhiệtkhoảng 0,42 +/- 0,12 mm/năm và tan băng khoảng 0,70 +/- 0,50 mm/năm.Mực nước biển thay đổi không đồng đều trên các vùng khác nhau Có nhữngvùng có tốc độ dâng cao gấp đôi tốc độ trung bình nhưng cũng có những vùngmực nước biển lại giảm đi như ở bờ biển phía Đông của Nam Mỹ và khu vực

ven biển phía Nam Alaska (Bộ TN và MT, 2012).

Tại Việt Nam, trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng0,5oC trên phạm vi cả nước và lượng mưa có xu hướng giảm ở phía Bắc vàtăng ở phía Nam lãnh thổ Tại Việt Nam, những năm gần đây thời tiết diễn rangày càng phức tạp, mưa nắng thất thường không theo mùa Có những năm, ởmiền Bắc vào mùa đông lại xuất hiện những ngày nắng nóng hoặc mưa bão;hay vào mùa đông năm 2014, nhiệt độ cao hơn những năm trước đó, nhữngđợt rét đậm rét hại không còn khéo dài trên diện rộng và không xảy ra nhiều

1.1.3 Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu

Có 2 nguyên gây ra biến đổi khí hậu: nguyên nhân tự nhiên và nguyênnhân do con người

Nguyên nhân tự nhiên

Trong các yếu tố tác động đến khí hậu, sự thay đổi trong quỹ đạo củatrái đất là yếu tố có ý nghĩa quan trọng làm thay đổi năng lượng mặt trời, bởi

dù chỉ có sự thay đổi rất nhỏ trong quỹ đạo trái đất cũng đã dẫn tới những sựthay đổi trong sự phân phối của ánh sáng mặt trời khi tiến tới bề mặt trái đất

Độ lệch tâm, độ nghiêng của trục và tuế sai (là chuyển động của các trục quaycủa các thiên thể) là ba chu kỳ chi phối tạo ra sự thay đổi trong quỹ đạo tráiđất Sự kết hợp hiệu quả của các biến thể trong ba chu kỳ này tạo ra sự thayđổi trong sự tiếp nhận theo mùa vụ của bức xạ mặt trời trên bề mặt trái đất,Như vậy, chu kỳ Milankovitch (tên gọi cho hiệu ứng tổ hợp của các thay đổi

Trang 18

trong chuyển động của trái đất lên khí hậu) ảnh hưởng trực tiếp đến tăng haygiảm bức xạ mặt trời mà trái đất nhận được, từ đó ảnh hưởng tới hoàn lưu khíquyển, đồng thời cũng ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống băng hà trên trái

đất (Bùi Thu Vân, 2013).

Núi lửa cũng là một phần làm gia tăng lượng khí cacbon có trong khíquyển Theo khảo sát của các đoàn địa chất Hoa Kỳ, đã ước tính rằng các hoạtđộng của con người còn tạo ra một khối lượng khí cacbon nhiều gấp 130 lầnlượng khí được tao ra do hoạt động của núi lửa Lớn hơn nhiều tác động củacác vụ núi lửa, được gọi là các vụ cháy ở các địa phương, xảy ra chỉ vài lầntrong hàng trăm triệu năm, nhưng có thể định hình lại khí hậu của hàng triệu

năm và gây ra sự tuyệt chủng khổng lồ (Bùi Thu Vân, 2013).

Có thể thấy rằng các nguyên nhân gây ra BĐKH do các yếu tố tự nhiênđóng góp một phần rất nhỏ vào sự BĐKH Theo các kết quả nghiên cứu vàcông bố từ Ủy Ban Liên Chính Phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) thì nguyênnhân gây ra BĐKH chủ yếu là do các hoạt động của con người

Nguyên nhân do con người

Trong những thập kỉ gần đây, những hoạt động phát triển kinh tế xã hộivới nhịp điệu ngày càng cao trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, côngnghiệp, nông-lâm nghiệp, giao thông và sinh hoạt đã làm tăng nồng độ cáckhí gây hiệu ứng nhà kính (N2O, CH4, và nhất là CO2) trong khí quyển, làmtrái đất nóng lên, làm biến đổi hệ thống khí hậu và ảnh hưởng tới môi trườngtoàn cầu Đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu chứng minh rằng nhiệt độ bềmặt trái đất tăng lên nhanh chóng hơn nửa thế kỷ qua chủ yếu là do hoạt độngcủa con người, chẳng hạn như việc đốt các nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầumỏ…) phục vụ các hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải,… và thay đổimục đích sử dụng đất bao gồm thay đổi trong nông nghiệp, công nghiệp, nhàở và nạn phá rừng Ngoài ra còn một số hoạt động khác như đốt sinh khối,sản phẩm sau thu hoạch Nhu cầu năng lượng của nhân loại ngày càng nhiều,

Trang 19

trong đó năng lượng hóa thạch chiếm phần lớn Sử dụng năng lượng hóathạch là nguyên nhân làm tăng đáng kể nồng độ khí CO2 trong khí quyển,trong đó các nước phát triển đóng góp phần lớn trong việc làm biến đổi khíhậu toàn cầu.

Đánh giá liên quan đến nguyên nhân gây biến đổi khí hậu do hoạt độngcủa con người do Uỷ ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đã công

bố và cải thiện qua các năm như sau:

- Trong báo cáo của IPCC 1995 cho rằng: hoạt động của con ngườiđóng góp vào 50% nguyên nhân gây ra BĐKH

- Trong báo cáo của IPCC 2001: sau khi các nhà nghiên cứu thực hiệncác nghiên cứu khoa học thì kết quả chỉ ra rằng hoạt động của con người đónggóp vào 67% nguyên nhân gây ra BĐKH

- Trong báo cáo của IPCC 2007: một loạt các nghiên cứu được thựchiện, kết quả chỉ ra rằng hoạt động con người đóng góp vào 90% nguyên nhângây ra BĐKH

- Theo báo cáo mới nhất của IPCC 2014 kết luận rằng hoạt động conngười đóng góp vào 95% nguyên nhân gây ra BĐKH

Theo Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC (2007), hàm lượng khí CO2

trong khí quyển năm 2005 đã vượt xa mức tự nhiên trong khoảng 650.000năm qua (180 – 280 ppm) và đạt 379 ppm (tăng ~ 35%) Lượng phát thải khí

CO2 từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã tăng trung bình từ 6,4 tỷ tấn cacbon(23,5 tỷ tấn CO2) mỗi năm trong những năm 1990 đến 7,2 tỷ tấn cacbon (45,9

tỷ tấn CO2) mỗi năm trong thời kỳ 2000 – 2005 Lượng phát thải khí CO2 từviệc thay đổi sử dụng đất ước tính bằng 1,6 tỷ tấn cacbon (5,9 tỷ tấn CO2)trong những năm 1990

Hàm lượng khí CH4 trong khí quyển đã tăng từ 715 ppb trong thời kỳtiền công nghiệp lên 1.732 ppb trong những năm đầu thập kỷ 90 và đạt 1.774ppb năm 2005 (tăng ~148%) Hàm lượng khí ôxit nitơ (N2O) trong khí quyển

Trang 20

đã tăng từ 270 ppb trong thời kỳ tiền công nghiệp lên 319 ppb vào năm 2005(tăng khoảng 18%) Các khí metan và nito ôxit tăng chủ yếu từ sản xuất nông

nghiệp, đốt nhiên liệu hóa thạch, chôn lấp rác thải,… (IPCC, 2007).

Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch phát thải 70 - 90% lượng CO2 vàokhí quyển Năng lượng hóa thạch được sử dụng trong giao thông vận tải,chế tạo các thiết bị điện: tủ lạnh, hệ thống điều hòa nóng lạnh và các ứngdụng khác Lượng CO2 còn do hoạt động trong nông nghiệp và khai thácrừng (kể cả cháy rừng), khai hoang và công nghiệp Do đó, việc tiêu thụnăng lượng hóa thạch đóng góp khoảng một nửa (46%) vào tiềm năng nónglên toàn cầu Phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18% và hoạt động nôngnghiệp tạo ra khoảng 9% tổng số các khí gây ra lượng bức xạ cưỡng bứclàm nóng lên toàn cầu Các sản phẩm hóa học (CFC, Halocacbon,…) là24% và các nguồn khác như rác chôn dưới đất, nhà máy xi măng,…là 3%

(Lê Văn Khoa và cộng sự, 2012).

Riêng các chất khí chlorofluoro carbon (CFCS) vừa là khí nhà kính vớitiềm năng làm nóng lên toàn cầu lớn gấp nhiều lần khí CO2, vừa là chất pháhủy tầng ô zôn bình lưu, chỉ mới có trong khí quyển do con người sản xuất ra

kể từ khi công nghiệp làm lạnh, hóa mỹ phẩm phát triển Các khí nhà kính tồntại lâu trong khí quyển, từ vài tháng cho đến vài trăm năm, được xáo trộnnhanh chóng và làm thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu nói chung Do sựxáo trộn như vậy, phát thải khí nhà kính từ bất kỳ nguồn nào, ở đâu cũng đềuảnh hưởng đến mọi nơi trên thế giới

Như vậy, BĐKH hiện nay có cả nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo, song

sự nóng lên toàn cầu được khẳng định là do hoạt động của con người làm tănghàm lượng các khí nhà kính trong khí quyển gây ra một lượng bức xạ cưỡng bứcdương Phát thải khí nhà kính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến BĐKH hiện nay,một sự thay đổi môi trường nghiêm trọng nhất mà con người phải chịu đựng.Đây cũng là lý do vì sao BĐKH là một vấn đề mang tính toàn cầu

Trang 21

1.2 Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam

1.2.1 Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới

Kết quả đo đạc và nghiên cứu hiện nay cho thấy, nhiệt độ không khítrung bình toàn cầu trong thế kỷ XX đã tăng lên 0,740C +/- 0,2oC, trên đấtliền, nhiệt độ tăng nhiều hơn trên biển và thập kỷ 1990 là thập kỷ nóngnhất trong thiên niên kỷ vừa qua Đến những năm đầu thế kỷ XXI, nhiệt độTrái Đất tiếp tục tăng Nhiệt độ trung bình toàn cầu năm 2003 tăng 0,46oC

so với trung bình thời kỳ 1971 – 2000, là năm ấm thứ ba kể từ năm 1861,năm ấm thứ hai là năm 2002 Kể từ năm 1850 – 2006, trong số 12 nămnóng nhất thì đã có 11 năm nằm trong 12 năm gần đây (1995 – 2006) Hiệntượng thời tiết ấm lên ở Alaska trong những năm gần đây cũng là một minhchứng rõ rệt nhất Tại đây, nhiệt độ đã tăng lên 1,5oC so với trung bìnhnhiều năm, lớp băng vĩnh cửu giảm 40% và hàng năm lớp băng thường dày1,2 m chỉ còn khoảng 0,3 m (mỏng hơn 4 lần so với trung bình nhiều năm).Nhiệt độ trung bình bề mặt toàn cầu sẽ tăng 2,0 – 4,5oC vào năm 2100 (so

với thời kỳ 1980 - 1999) (IPCC, 2007)

Người ta nhận thấy trong tầng đối lưu đã có sự gia tăng nhất định củalượng hơi nước Từ năm 1976, cùng với sự ấm dần lên của trái đất, độ ẩmcũng tăng lên trên các lục địa và các đại dương Trên mặt biển, cột hơi nước

đã tăng khoảng 1,2 +/- 0.3% mỗi thập kỷ trong khoảng thời gian từ 1988 đến

2004 Do có sự gia tăng của độ ẩm mà lượng mưa cũng tăng theo (Nguyễn

Thọ Nhân, 2009).

Khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên, lượng mưa tại các khu vực khác nhauđang thay đổi Lượng mưa cũng có nhiều biến động đáng kể, tăng 5 – 10%trong thế kỷ XX trên lục địa bán cầu Bắc và giảm ở một số nơi, tuy xu thếkhông rõ rệt như nhiệt độ Hiện tượng mưa lớn tăng lên ở các vĩ độ trung bình

và cao của bán cầu Bắc Tương ứng với sự tăng của nhiệt độ toàn cầu, mựcnước biển trung bình của đại dương cũng tăng lên 10 – 25 cm (trung bình 1 –

Trang 22

2 mm/năm thế kỷ XX) do băng tan và giãn nở nhiệt đại dương Theo các báocáo tại Hội nghị Quốc tế về BĐKH họp ở Brucxen (Bỉ) vừa qua cho biết,trung bình mỗi năm, các núi băng trên cao nguyên Thanh Hải (Trung Quốc)

bị giảm 7% khối lượng và 50 m – 60 m độ cao, uy hiếp nguồn nước của cácsông lớn ở Trung Quốc Nếu nhiệt độ trái đất tiếp tục tăng, khối lượng băngtuyết ở khu vực cao nguyên sẽ giảm 1/3 vào năm 2050 và chỉ còn một nửa

vào năm 2090, đe dọa hệ thống đường sắt trên cao nguyên (Bộ TN và MT,

2007).

Những dữ liệu thu qua vệ tinh từng năm cho thấy số trận bão, lốccường độ mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng lên, đặc biệt ở Bắc Mỹ, Tây NamThái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Đại Tây Dương Số lượng các trận bãolớn, lốc xoáy cường độ mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng lên gấp đôi, trùng hợpvới nhiệt độ bề mặt đại dương tăng lên gây thiệt hại lớn về người và của, nhưcơn bão Katrina đổ bộ vào nước Nam Mỹ năm 2005 gây thương vong lên đếnhàng ngàn người và thiệt hại về kinh tế ước tính 25 tỷ USD, hay trận sóngthần ở Ấn Độ Dương năm 2004 đã cướp đi sinh mạng của 225.000 người

thuộc 11 quốc gia (Nguyễn Văn Thắng và cộng sự, 2010).

Bên cạnh nhiệt độ tăng và mực nước biển dâng, con người cũng đã cảmnhận ngày càng rõ rệt về sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan Hạnhán và lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn; các cơn bão trở nên mạnh hơn; nhiềuđợt nắng nóng hơn; số ngày lạnh, đêm lạnh và sương giá giảm đi, trong khicác đợt nắng nóng này ngày càng xảy ra thường xuyên hơn; cường độ củanhững cơn bão và lốc nhiệt đới đã trở nên nghiêm trọng hơn

1.2.2 Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam

BĐKH đã và đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu với những đặc điểmchung là nhiệt độ tăng lên, lượng mưa biến động mạnh, hiện tượng mưa lớngia tăng, hạn hán xuất hiện thường xuyên hơn, hoạt động của bão và áp thấpnhiệt đới phức tạp hơn Trong thập kỷ gần đây, hiện tượng El Nino ngày càng

Trang 23

có tác động mạnh hơn đến thời tiết và đặc trưng khí hậu của Việt Nam.

Theo Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008 cho thấy, ở ViệtNam xu thế BĐKH ngày càng có tác động mạnh mẽ đến chế độ thời tiết vàđặc trưng khí hậu trên nhiều vùng khác nhau Trong vòng 50 năm trở lại đây(1951 – 2000), nhiệt độ trung bình năm của Việt Nam đã tăng 0,70C Nhiệt độtrung bình năm trong vòng 4 thập kỷ gần đây (từ 1961 – 2000) đã được ghinhận là cao hơn so với giá trị trung bình hàng năm của 3 thập kỷ trước đó(1931 – 1960)

Ở tất cả các khu vực, có sự thay đổi về lượng mưa trung bình trong 9thập kỷ gần đây (từ 1911 – 2000) không đồng nhất Có những thời gian lượngmưa tăng vào mùa mưa, nhất là từ tháng 9 đến tháng 11, và ngược lại lượngmưa giảm vào mùa khô Trên toàn lãnh thổ Việt Nam, ở các vùng khác nhau,

lượng mưa có xu hướng biến đổi khác nhau (Lê Văn Khoa và cộng sự, 2012).

Bảng 1.1: Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa theo xu thế của

Việt Nam trong 50 năm qua

Vùng khí hậu

Sốlượngtrạm

Nhiệt độ (OC) Lượng mưa (%)

Tháng1

Tháng7

TBnăm

Nguồn: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và BĐKH (2015)

Về xoáy nhiệt đới, trung bình hàng năm có khoảng 12 cơn bão và áp

Trang 24

thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên Biển Đông Số cơn bão và ATNĐ ảnhhưởng đến Việt Nam vào khoảng 7 cơn mỗi năm và trong đó có 5 cơn đổ bộhoặc ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Nơi có tần suất hoạt động của bão,ATNĐ cao nhất nằm ở phần giữa các khu vực Bắc Biển Đông Khu vực đổ bộcủa các cơn bão và ATNĐ vào Việt Nam có xu hướng lùi dần về phía Nam,

số lượng cơn bão rất mạnh và có xu hướng gia tăng, mùa bão có dấu hiệu kếtthúc muộn hơn trong thời gian gần đây Nếu những năm thế kỷ XX, bão mạnhnhất chỉ ở cấp 12, giật trên cấp 12 thì những năm gần đây đã xuất hiện siêubão cấp 13 và giật tới cấp 15 Mức độ ảnh hưởng của bão đến nước ta có xu

hướng ngày càng mạnh lên (Bộ TN và MT, 2012).

Hạn hán, bao gồm hạn hán tháng và hạn hán mùa có xu thế tăng lênnhưng với mức độ không đồng đều giữa các vùng và giữa các trạm trongtừng vùng khí hậu Hiện tượng nắng nóng có dấu hiệu gia tăng rõ rệt ởnhiều vùng trong cả nước, đặc biệt là ở Trung Bộ và Nam Bộ Các kịchbản về biến đổi lượng mưa trong thế kỷ XXI cho thấy, lượng mưa mùa mưa

ở phần lớn các vùng, nhất là Trung Bộ sẽ tăng 5 – 10%, trong khi lượngmưa mùa khô giảm 0 – 5% Như vậy, hạn hán trong mùa khô có thể

nghiêm trọng hơn (Bộ TN và MT, 2012).

Số liệu mực nước quan trắc tại các trạm hải văn ven biển Việt Nam chothấy biến đổi mực nước biển trung bình năm ở hầu hết các trạm có xu hướngtăng Số liệu mực nước đo đạc từ vệ tinh từ năm 1993 đến 2010 cho thấy, xuthế tăng mực nước biển trên toàn Biển Đông là 4,7 mm/năm Chỉ tính cho dảiven bờ biển ven bờ Việt Nam, khu vực ven biển Trung Trung Bộ và TâyNam bộ có xu hướng tăng mạnh, trung bình cho toàn dải ven biển Việt Nam

tăng khoảng 2,9 mm/năm (Bộ TN và MT, 2012).

Nhiệt độ cao, độ ẩm thấp làm tăng khả năng bốc hơi, dẫn đến suy giảmlượng nước dự trữ trong đất, trong khi nhiều nguồn nước sông, suối, hồ chứa

bị cạn kiệt, dẫn đến hạn hán xảy ra nhiều trên diện rộng trong những năm gần

Trang 25

đây, đặc biệt là năm 1998 Hầu hết những năm hạn nặng trên diện rộng đềugắn liền với hiện tượng El Nino Hầu hết các đợt El Nino gây ra thâm hụt

lượng mưa các tháng (Lê Văn Khoa và cộng sự, 2012).

BĐKH đã làm các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng diễn

ra ác liệt hơn Các thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng, giárét, bão, lũ lụt, hạn hán,…) xảy ra bất thường với tần suất thay đổi theo hướngtiêu cực, ảnh hượng nặng nề tới khí hậu toàn cầu nói chung và khí hậu ViệtNam nói riêng

1.3 Ảnh hưởng của BĐKH đến tình hình sản xuất nông nghiệp

1.3.1 Ảnh hưởng của BĐKH đến tình hình sản xuất nông nghiệp trên thế giới

BĐKH gây ra những ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp trên toànthế giới Tình trạng sa mạc hóa đang gia tăng với tốc độ báo động, gấp đôi sovới những năm 1970.Theo tính toán, đến năm 2025 sẽ có 2/3 diện tích đấtcanh tác ở châu Phi, 1/3 diện tích đất canh tác ở châu Á và 1/5 diện tích đấtcanh tác ở Nam Mỹ không còn sử dụng được Các nước Trung Á cũng bị ảnhhưởng nặng, đặc biệt Kazakhstan kể từ năm 1980, gần 50% diện tích trồngtrọt đã bị bỏ hoang vì đất quá cằn trong tiến trình sa mạc hóa Ở Nam Âu -vùng đã từng dễ bị tổn thưởng bởi tính bất thường của khí hậu - BĐKH sẽlàm cho các điều kiện (nhiệt độ cao và hạn hán) nghiêm trọng hơn và nhìnchung làm giảm khả năng sử dụng nước, tiềm năng thuỷ điện, du lịch và năng

suất cây trồng (Bộ TN và MT, 2014).

Ở Châu Phi vào năm 2020, khoảng 75 – 250 triệu người sẽ phải chịu áplực lớn về nước do BĐKH Cũng vào năm 2020, ở một số nước, sản lượngnông nghiệp dựa vào nước mưa có thể giảm tới 50% SXNN tại nhiều nướcchâu Phi sẽ bị thiệt hại nặng nề, gây ảnh hưởng xấu tới an ninh lương thực vàtăng tình trạng suy dinh dưỡng Đến cuối thế kỷ XXI, mực nước biển dânggây ảnh hưởng tới các vùng trũng, đông dân cư Chi phí thích ứng có thể

Trang 26

chiếm tới 5 – 10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Năm 2080, diện tích đấtkhô cằn và bán khô cằn ở châu Phi tăng từ 5 – 8% theo các kịch bản khí hậu

(IPCC, 2007).

Khu vực châu Mỹ Latinh, BĐKH làm năng suất của một số loại câytrồng quan trọng và khả năng sinh sản của gia súc sẽ giảm, gây hậu quả bấtlợi tới an ninh lương thực Nhìn chung, số lượng người có nguy cơ bị đói giatăng Những thay đổi trong các mô hình về lượng mưa và sự biến mất của cácsông băng sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng sử dụng nước phục vụ cho con

người, nông nghiệp và thủy điện (IPCC, 2007).

Theo báo cáo AR4 của IPCC, một số các tác hại của biến đổi khí hậuđến nông nghiệp sẽ tăng dần trong thế kỷ 21 Ở châu Á, năng suất cây lươngthực sẽ bị giảm đi từ 2,5 đến 10% vào năm 2020 và sẽ giảm từ 5 – 30% vàonăm 2050 so với năm 1990 Lúa, ngô, lúa mì đã bị giảm năng suất từ nhiềuthập kỷ nay ở những vùng bị hạn hán đe dọa Theo các tính toán, khi nhiệt độtrái đất tăng thêm 10C, năng suất cây ngô sẽ giảm đi từ 5% đến 20% Theonghiên cứu của Viện Lúa Quốc Tế (IRRI), năng suất lúa sẽ giảm đi 10% nếunhiệt độ tối thiểu trong mùa gieo trồng tăng thêm 10C Trong thế kỷ XX, sảnlượng lúa ở châu Á đã giảm đi 3,8% do nhiều lý do, trong đó có biến đổi khíhậu Vì có sự thiếu hụt lương thực ở châu Á vào năm 2080, cho nên giá lươngthực ở đây sẽ tăng gấp 3 lần so với hiện nay Theo nhiều nghiên cứu, nạn đói

sẽ tiếp tục tăng ở nhiều nước đang phát triển của châu Á, số người bị nạn đói

đe dọa sẽ tăng lên 49 triệu, 132 triệu và 266 triệu người vào các năm tươngứng 2020, 2050 và 2080 Các con số này là kết quả của tính toán dựa trênkịch bản A2 của SRES (không có thêm CO2 để tăng độ dinh dưỡng của cây,không có hiện tượng bón phân “cacbon” Đấy là chưa kể việc đất canh tác bịngập mặn do nước biển dâng, lượng lương thực giảm trong khi số dân khôngngừng tăng cao Các hiện tượng thời tiết cực đoan có khả năng tăng cường vàtần suất cũng gây nguy hại cho nông, lâm, ngư nghiệp Hạn hán, lũ lụt, nắng

Trang 27

nóng cũng như dịch bệnh, côn trùng, cháy rừng có nguy cơ tăng lên sẽ làmcho sản lượng lương thực, cây có sợi, bị hao hụt đi rất nhiều Trong đợt nắngnóng vào mùa hè 2003 (nhiệt độ cao hơn bình thường đến 60C), sản lượngngô ở Pháp giảm đi 20% so với năm 2002, sản lượng hoa quả giảm 25%, sảnlượng rượu nho thấp nhất trong một thập kỷ và thiệt hại tổng cộng của nước

Pháp lên đến 4 tỷ euro (Nguyễn Thọ Nhân, 2009)

Nhiệt độ trên mặt đất và trong không khí tăng dần dưới ảnh hưởng củacác chất khí thải nhà kính Trong trường hợp xuất hiện các hiện tượng cựcđoan như nóng và lạnh quá mức thì nông nghiệp là lĩnh vực kinh tế bị tácđộng nhiều nhất Người ta tính rằng, với việc trái đất ấm dần lên, năng suấtnông nghiệp ở các nước đang phát triển sẽ giảm đi từ 9% đến 21%, trong khi

ở các nước công nghiệp phát triển năng suất này còn giảm ít hơn 6% Theobáo cáo Stern năm 2009, các ảnh hưởng trên nông nghiệp của hiện tượng tráiđất ấm dần lên sẽ như sau:

Bảng 1.2: Mức độ ảnh hưởng của hiện tượng ấm dần lên

của trái đất đến sản xuất nông nghiệp Nếu trái đất ấm lên Ảnh hưởng trên sản xuất lương thực thế giới

1 O C Năng suất ngũ cốc ở các vùng ôn đới có thể tăng ít nhiều

2 O C Năng suất cây lương thực ở vùng nhiệt đới bị giảm đi

(giảm 5% - 10% ở châu Phi)

3 O C Năng suất cây lương thực ở các vĩ độ cao đạt đến đỉnh

cao nhất, 100 triệu – 550 triệu người có thể bị thiếu đói ở các vùng năng suất thấp

4 O C Năng suất nông nghiệp ở châu Phi giảm đi từ 15% đến

35% Nhiều vùng khô cằn như ở châu Úc sẽ không còn khả năng sản xuất nông nghiệp

5 O C Độ axit của nước biển lên cao, tác động đến hệ sinh thái

biển Nhiều loại cá không sinh trưởng được nữa

Nguồn: Stephen N.Ngigi (2009)

1.3.2 Ảnh hưởng của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam

Việt Nam là một nước nông nghiệp với 73% dân số sống bằng nghề nông

Trang 28

và 70% lãnh thổ là nông thôn với cuộc sống người dân còn phụ thuộc nhiều vàođiều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Sản xuất nông nghiệp hiện nay vẫnchủ yếu dựa trên các hộ cá thể, quy mô nhỏ, trình độ khoa học kỹ thuật chưa cao,phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết Đây là một thách thức lớn dưới tác động củaBĐKH Nhiệt độ, tính biến động và dị thường của thời tiết và khí hậu tăng sẽảnh hưởng rất lớn tới sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng trọt Sự gia tăng củathiên tai và các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan như bão, lũ lụt, hạn hán,giá rét sẽ ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ tới sản xuất nông nghiệp như: ảnhhưởng đến sử dụng đất cho nông nghiệp, mất diện tích do nước biển dâng.BĐKH làm mất đi một số đặc điểm quan trọng của các vùng nông nghiệp phíaBắc Việt Nam được đánh giá là nước nằm trong trung tâm của vùng bão nhiệtđới, hàng năm ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung chịu thiệthại nặng nề do hậu quả của bão và hiện tượng thời tiết cực đoan (bảng 1.3).

Bảng 1.3: Thiệt hại do thiên tai đối với nông nghiệp Việt Nam

giai đoạn (1995 – 2007)

Năm

Lĩnh vực nông nghiệp Tất cả các lĩnh vực Tỷ

lệ (%)

Triệu đồng Triệu USD Triệu đồng Triệu USD

Trang 29

đồng (tương đương 54,9 triệu USD) Cơ cấu thiệt hại do thiên tai trong giá trịngành nông nghiệp chiếm 54,03% so với tổng thiệt hại GDP Tuy nhiên, dogiá trị nông nghiệp chiếm 70% dân số, do vậy bất cứ thiệt hại nào do thiên taiđối với nông nghiệp sẽ đem lại tổn thương nhiều đối với nông dân nghèo vàkhả năng phục hồi sẽ khó khăn vì cần có thời gian dài hơn.

Đợt rét hại kỷ lục kéo dài 33 ngày (năm 2007 – 2008) là một minhchứng cụ thể cho vấn đề đó Theo số liệu thống kê, có 33.000 con trâu bò,34.000 ha lúa Xuân đã cấy, hàng chục ngàn ha mạ non, nhiều đầm cá tôm ởtất cả các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ bị chết, thiệt hại lên tới hàng ngàn tỷđồng (trong đó chưa tính tới các cây, con hoang dã ở các vùng núi cao bị bănggiá trong nhiều ngày liền) Năm 2011, thời tiết, thủy văn đã có những diễnbiến phức tạp, khó lường, trái với quy luật so với những năm trước đây; thiệthại do ảnh hưởng của thiên tai, lụt bão gây ra đã làm chết 269 người và mấttích 31 người, 269 người bị thương; đổ sập và trôi 11.890 ngôi nhà, ngập và

hư hại 426.426 ngôi nhà, gần 1.502 phòng học, hơn 106 sở y tế bị đổ, trôi, hưhại; 239.676 ha lúa bị ngập, trong đó 15.740 ha bị mất trắng và nhiều thiệt hạikhác về nông nghiệp, thủy lợi, thủy sản, năng lượng, vật tư,… Tổng thiệt hại

về tài sản ước tính trên 12.000 tỷ đồng

Năng suất và sản lượng nông nghiệp đều giảm ở những vùng khô, ngay

cả khi nhiệt độ tăng không đều (1 – 3oC) Đặc biệt do nhiệt độ cực đại có xuthế tăng lên, cùng với đợt gia tăng các đợt nắng nóng và số ngày nắng nóngdẫn đến tình trạng mất dần hoặc triệt tiêu tính phù hợp giữa các tập đoàn cây,con trên vùng sinh thái, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nhất là các tỉnhMiền Trung, cũng làm giảm năng suất, thậm trí không có thu hoạch Mộtphần đất châu thổ sông Hồng, sông Mê Kông bị ngập mặn do nước biển dângnếu không có các biện pháp ứng phó thích hợp

1.4 Biện pháp thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp

BĐKH gây ra những hậu quả nặng nề với sự phát triển Kinh tế - Xã hội

Trang 30

của tất cả các nước và khu vực Để giảm nhẹ các thiệt hại nặng nề do BĐKHgây ra, người ta nghiên cứu áp dụng tổng hợp các biện pháp hướng tới sốngchung với BĐKH với nhận thức BĐKH là một quá trình không thể đảo ngượcđược Thích ứng là một khái niệm rất rộng, khi áp dụng vào lĩnh vực BĐKH

nó được dùng trong rất nhiều trường hợp Thích ứng với BĐKH là một quátrình, trong đó những giải pháp được triển khai và thực hiện nhằm giảm nhẹhoặc đối phó với tác động của các sự kiện bất lợi của khí hậu và lợi dụng

những mặt thuận lợi của chúng (IPCC, 2007).

1.4.1 Biện pháp thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới

Tháng 11/2010, Hội nghị toàn cầu lần thứ nhất về Nông nghiệp, Anninh Lương thực và BĐKH tổ chức tại Hà Lan đã tập hợp lại các chươngtrình, nghị sự cho nông nghiệp, an ninh lương thực và BĐKH Tại hội nghịthượng đỉnh lần thứ nhất này, một lộ trình hành động đã được xây dựng, đóngvai trò là “tư liệu sống”, nhằm huy động hành động của tất cả các bên liênquan để hướng tới một nền nông nghiệp thích ứng thông minh với khí hậu,xem đây là một biện pháp giúp nâng cao năng suất và thu nhập bền vững, khảnăng đàn hồi trước BĐKH Chiến lược thích ứng với BĐKH bao gồm tất cảnhững sự điều chỉnh về các hoạt động đối với cơ cấu kinh tế, cơ chế, chínhsách, hạ tầng cơ sở, các hệ thống tự nhiên và xã hội hiện tại và trong tương lainhằm giảm nhẹ khả năng tổn hại và ngăn ngừa rủi ro đối với sự phát triển doBĐKH Khả năng tổn hại do BĐKH đối với nhiều khu vực và cộng đồng cònchịu những áp lực khác (tăng dân số, đói nghèo v.v ), vì vậy các chính sáchnhằm giảm nhẹ các áp lực lên các nguồn tài nguyên, cải tiến quản lý rủi romôi trường, tăng cường phúc lợi đối với các thành phần nghèo nhất trong xãhội có thể giúp tăng cường năng lực thích ứng và giảm nhẹ khả năng tổn hại

do BĐKH Xây dựng và tăng cường năng lực thích ứng cho các hệ thống tựnhiên và xã hội, nhất là đối với những hệ thống nhạy cảm với BĐKH là một

Trang 31

phần quan trọng của hoạch định chiến lược thích ứng.

Biện pháp đầu tiên là việc chọn giống, lai tạo hay biến đổi gen để tạo racác giống mới thích ứng với các điều kiện BĐKH Ví dụ như việc tìm ra cácgiống phù hợp với mùa vụ gieo trồng hoặc ngắn hoặc dài hơn trước hay phùhợp với nhiệt độ trung bình trong ngày, có khả năng chịu được sâu bệnh, điềukiện nước và đáp ứng các thay đổi về chu kỳ ánh sáng Ở Zambia, các giốngngô, kê truyền thống có thời gian sinh trưởng khoảng 5 tháng nhưng vào ngắnhơn vào mùa mưa Hiện nay, người ta đã tìm ra giống ngô, kê và đậu đũa mới

có khả năng chịu hạn và ngắn ngày (sinh trưởng khoảng 3 – 4 tháng) (Stephen

N.Ngigi, 2009).

Bên cạnh việc cải tạo giống cho phù hợp với điều kiện BĐKH là việcthay đổi phương thức sản xuất Theo FAO (2007), để thích ứng với BĐKH,các vùng khác nhau phải có cách bảo tồn trong nông nghiệp, chất hữu cơtrong đất và đối phó với rủi ro trong sản xuất Vì vậy, phương thức sản xuấtnhư kết hợp chặt chẽ trong việc luân canh cây trồng, nông lâm kết hợp, liênkết giữa trồng trọt và chăn nuôi, hệ thống cá – cây, hệ thống cây trồng theoruộng bậc thang và hệ thống canh tác kết hợp khác đã được áp dụng rộng rãitại nhiều vùng Ở Bangladesh, nghiên cứu giống lúa BRRI 47 có năng suất 6tấn/ha và có khả năng chống chịu tốt thay cho giống lúa BRRI 41 và BRRI42; người nông dân thực hiện cũng đã những mô hình nông nghiệp nhằm đểthích ứng với thời tiết như: nuôi cá – lúa, lúa – nuôi cá – trồng rau

(Raghib Hassan, 2010) Ngoài ra, ở Malawi người dân ở đây đã áp dụng trồng

xen canh ngô với quy mô nhỏ vào giữa cánh đồng trè rộng lớn Và tiếp tụctrồng xen canh ngô với các cây họ đậu: đậu hà lan, đậu đũa, đậu tương, bíngô, sắn, kê,…Đồng thời, các đường ranh giới bao quanh được trồng lạc,khoai tây ngọt và họ cũng không trồng độc canh nữa mà luân phiên cây trồng

để tận dụng được độ ẩm trong các tầng đất khác nhau) (Oxfam, 2011).

Theo Báo cáo Phát triển Thế giới (2010), BĐKH sẽ đòi hỏi phải ứngdụng nhanh hơn nữa công nghệ và các phương thức tăng năng suất để đối phó

Trang 32

với sự thay đổi khí hậu và giảm khí thải Đánh giá lồng ghép về kiến thức,khoa học, công nghệ nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH đòi hỏi phải kết hợp

cả phương thức cũ và phương thức mới Người nông dân đã áp dụng phươngthức “nông nghiệp bảo tồn”, sử dụng các biện pháp can thiệp vào đất ở mứctối thiểu (gieo hạt với sự xáo trộn đất tối thiểu và duy trì ít nhất 30% rác thảicây trồng trên bề mặt đất), duy trì phân thải từ cây trồng và xoay vụ Nhữngphương pháp canh tác này có thể tăng sản lượng, chống xói mòn và rửa trôiđất, tăng hiệu quả nguồn nước và sử dụng dưỡng chất, giảm giá thành sản

xuất và trong nhiều trường hợp còn thu hồi được Cacbon (Báo cáo Phát triển

Thế giới, 2010).

1.4.2 Biện pháp thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp

ở Việt Nam.

Khí hậu Việt Nam chịu ảnh hưởng của gió mùa nhiệt đới nóng và ẩm,

và là một trong những nước chịu nhiều thiên tai trên thế giới như bão, lũ do

có đường bờ biển dài tới 3260 km Trung bình, có từ 4 đến 6 cơn bão đổ bộvào Việt Nam mỗi năm Những vùng chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai nhất liênquan tới nước là châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long (hai vùng nôngnghiệp chủ yếu) Một khu vực lớn của hai vùng châu thổ này chỉ cao hơn 1 m

so với mực nước biển, thậm chí thấp hơn mực nước biển Nhận thức rõ tácđộng của BĐKH, Việt Nam đã sớm tham gia Công ước Khung của Liên HợpQuốc về BĐKH (UNFCCC) năm 1992, Nghị định thư Kyoto (KP) năm 1998

Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao làm cơ quan đầu mối của Chính phủViệt Nam tham gia và thực hiện UNFCCC, KP Chính phủ đã ban hành cácChỉ thị, Quyết định, Nghị quyết giao tới Bộ TN và MT và các bộ, ngành, địaphương có liên quan triển khai thực hiện các cam kết này

Việt Nam đang tiếp tục thực hiện các hoạt động nghiên cứu về thíchứng BĐKH Ở cấp quốc gia, Việt Nam đã lồng ghép phòng chống BĐKH vào

Trang 33

Luật bảo vệ môi trường, xây dựng các chương trình như: Chương trình nghị

sự Agenda 21 của Việt Nam; Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinhhọc và BĐKH; Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đếnnăm 2020; Kế hoạch hành động quốc gia về BĐKH giai đoạn 2012 – 2020;ban hành khung chương trình hành động với BĐKH của ngành Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn (Bộ NN và PTNT giai đoạn 2008 – 2020).

Theo Khung Chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậucủa ngành NN và PTNT giai đoạn 2008 – 2020, mục tiêu cụ thể trong giaiđoạn 2008 – 2020 là:

+ Xây dựng được hệ thống chính sách, lồng ghép với chương trình củangành và các nhiệm vụ cụ thể, xác định trách nhiệm của các cơ quan banngành liên quan và nguồn vốn, cơ chế quản lý các nhiệm vụ của chương trìnhhành động giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành

+ Xây dựng kế hoạch hành động và đề xuất chính sách hỗ trợ các vùngchịu ảnh hưởng bất lợi của biến đổi khí hậu để sản xuất bền vững đối với cáclĩnh vực trong ngành nông nghiệp

+ Tăng cường năng lực trong các hoạt động nghiên cứu, dự báo ảnhhưởng của biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi, lâmnghiệp, thủy sản và phát triển nông thôn làm cơ sở khoa học để xây dựng cácchính sách, chiến lược và giải pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khíhậu của ngành

+ Tăng cường hợp tác quốc tế, kết nối với các chương trình quốc tế vàkhu vực, tiếp nhận sự trợ giúp quốc tế về kinh nghiệm và công nghệ trongviệc giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành

+ Phát triển nguồn nhân lực trong các hoạt động của ngành về giảmthiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu

+ Nâng cao được nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức trongngành và cộng đồng trong việc giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu

Trang 34

ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

+ Đảm bảo cho cộng đồng dân cư nông thôn được hưởng lợi bình đẳng

từ các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu

Ngoài ra, để thích ứng với BĐKH ở nước ta đã có rất nhiều công trìnhnghiên cứu, các dự án thực tế và những giải pháp trên cộng đồng Trongphương thức sản xuất nông nghiệp, nông dân Việt Nam đã thay đổi cơ cấucây trồng để thích ứng với BĐKH Đặc biệt, tại hai tỉnh Thái Bình và NamĐịnh một số cây dài ngày được thay thế bằng các loại cây trồng ngắn ngày,việc sử dụng các loại cây ngắn ngày đã tránh được mưa lớn, lũ lụt, sâu bệnh

và rét, bằng cách này, năng suất cây trồng đã đạt cao hơn Đồng thời, giốnglúa được thay một số giống lúa mới như: Tạp Giao, Bắc Thơm, BC15 và C10.Ngoài ra, do thời tiết khô hạn nên người dân chuyển sang trồng thêm một loạicây trồng khác như khoai tây, ngô lai và đậu tương

Biện pháp quan trọng khác là nâng cao nhận thức của cộng đồng về khíhậu và BĐKH ở Việt Nam, tạo cơ hội để người dân tìm hiểu về BĐKH, đồngthời là hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng tới từng người dân,từng địa phương để có cách thích ứng với BĐKH Qua những hoạt động này,nhận thức và sự hiểu biết của người dân về các vấn đề BĐKH chắc chắn sẽtăng lên và góp phần thay đổi hành vi của họ với môi trường như tiết kiệm và

sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên nước, bảo vệ rừng ngập mặn, thayđổi các thói quen canh tác nông nghiệp lạc hậu, trồng và bảo vệ các loại rừngphòng hộ ven biển

Trang 35

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Xu hướng biến đổi khí hậu và tình hình sản xuất lúa tại Huyện Ba Vì –Thành phố Hà Nội

2.2 Phạm vi nghiên cứu

• Phạm vi nghiên cứu về thời gian: từ 11/1/2016 đến 11/5/2016

• Phạm vi nghiên cứu về không gian: toàn bộ diện tích đất trồng lúa ởcác xã Tây Đằng (xã thuộc vùng đồng bằng, giáp sông Hồng), và xã Vật Lại

• Phạm vi nghiên cứu về nội dung: nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH(nhiệt độ, lượng mưa, số cơn bão, hạn hán, lũ lụt, số ngày nắng nóng, số ngàyrét đậm ) tới sản xuất lúa

2.3 Nội dung nghiên cứu

• Diễn biến khí hậu tại Huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội

• Hiện trạng sản xuất lúa và năng suất lúa của khu vực nghiên cứu

• Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến diện tích và năng suất lúa tại khuvực nghiên cứu

• Các biện pháp thích ứng trong sản xuất lúa tại khu vực nghiên cứu

• Đề xuất biện pháp nhằm giảm thiểu tác động bất lợi của biến đổi khíhậu đến sản xuất lúa tại khu vực nghiên cứu

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

• Thu thập thông tin về đặc điểm khí tượng của Huyện Ba Vì, Thànhphố Hà Nội Những số liệu khí tượng liên quan trực tiếp đến sản xuất lúa như:nhiệt độ, lượng mưa, số cơn bão, số ngày rét đậm, rét hại của Huyện Ba Vì

• Thu thập tài liệu, số liệu thống kê về hiện trạng canh tác (diện tích,

Trang 36

giống lúa), năng suất lúa trong giai đoạn 1994 – 2014 từ số liệu thống kê hàngnăm của Tổng cục Thống kê, các báo cáo phát triển Kinh tế - Xã hội trongnăm tại địa phương.

• Thu thập thông tin qua Internet để thu thập thêm các tài liệu, số liệuthống kê về biến đổi khí hậu, diện tích đất canh tác, năng suất lúa hiện naycủa khu vực nghiên cứu

• Thu thập tài liệu, số liệu từ các công trình nghiên cứu liên quan đến

đề tài

2.4.2 Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp:

• Điều tra bảng hỏi: Phỏng vấn trực tiếp từng hộ gia đình nhằm thu thập

số liệu thực tế về hiện trạng canh tác lúa và những tác động của biến đổi khíhậu đến sản xuất nông nghiệp (bão, lũ,…) hay các yếu tố khách quan ảnhhưởng đến sản xuất nông nghiệp (thay đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mụcđích sử dụng đất…)

• Số lượng phiếu: 35 phiếu/1 xã Lựa chọn hai xã điển hình xã Tây Đằng

và xã Vật Lại, do hai xã có khoảng cách địa lý khác nhau so với Sông Hồng

để tiến hành điều tra

• Đối tượng: cán bộ và người dân tại địa phương nơi tiến hành điều tra.Người dân tham gia phỏng vấn được chọn ngẫu nhiên theo danh sách gồm cả

hộ giàu, nghèo, giới tính nam, nữ ở các độ tuổi khác nhau

• Cách chọn hộ phỏng vấn : chia đều số lượng phiếu theo từng thôntrong xã Sau đó, chọn theo phương pháp ngẫu nhiên

• Khảo sát hiện trường: nhằm quan sát, chụp ảnh để nắm rõ hơn hiệntrạng, các vấn đề nổi bật tại địa bàn được khảo sát

2.4.3.Phương pháp xử lý số liệu

• Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý số liệu: Sử dụng phần mềmExcel để tính toán các giá trị của biến số, xử lý thống kê và xây dựng cácbảng biểu phân tích số liệu

Trang 37

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Điều kiện Tự nhiên – Kinh tế huyện Ba vì, Thành phố Hà Nội

3.1.1 Điều kiện Tự nhiên

Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm về phía Tây Bắc thủ đô HàNội Với tổng diện tích 424 km2, dân số hơn 265 nghìn người (bao gồm 3 dântộc Kinh, Mường, Dao), toàn huyện có 31 xã, thị trấn, trong đó có 7 xã miềnnúi, một xã giữa sông Hồng Phía đông giáp thị xã Sơn Tây, phía nam giáptỉnh Hòa Bình, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ và phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc

Ba Vì có một hệ thống đường giao thông thủy bộ rất thuận lợi nối liềncác tỉnh Tây Bắc, Việt Bắc với toàn bộ Đồng bằng Bắc bộ, trong đó có thủ đô

Hà Nội – Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước Từ Trung tâmhuyện theo quốc lộ 32 đi Sơn Tây về Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộhoặc ngược Trung Hà đi Tây Bắc, Việt Bắc Đồng thời cũng từ trung tâmhuyện theo sông Hồng ngược Trung Hà theo sông Lô, sông Thao lên TâyBắc, hoặc theo sông Đà đi Hoà Bình - cửa ngõ Tây Bắc của Tổ quốc Ngoài

ra trên địa bàn huyện còn có một số tuyến đường Tỉnh lộ khác và các đườngliên huyện, đê Sông Hồng, đê Sông Đà thông thường giữa các vùng, miền,các tỉnh Với những lợi thế về địa hình, Ba Vì có điều kiện khá thuận lợi tronggiao lưu kinh tế, văn hóa với bên ngoài, tiếp thu những tiến bộ khoa học - kỹthuật để phát triển kinh tế với cơ cấu đa dạng: nông nghiệp, dịch vụ, du lịch,công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Đất đai và địa hình

Huyện Ba Vì được bao quanh bởi hai con sông lớn là sông Đà và sôngHồng Địa hình của huyện thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đông Bắc,chia thành 3 tiểu vùng khác nhau: Vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng vensông Hồng Đất đai huyện Ba Vì được chia làm 2 nhóm, nhóm vùng đồngbằng và nhóm đất vùng đồi núi Nhóm đất vùng đồng bằng có 12.892 ha bằng

Trang 38

41,1% diện tích đất đai toàn huyện Nhóm đất vùng đồi núi: 18.478 ha bằng58,9% đất đai của huyện Theo số liệu thống kê năm 2008, diện tích rừng toànhuyện có 10.724,9 ha, trong đó rừng sản xuất 4.400,4 ha, rừng phòng hộ 78,4

ha và 6.246ha rừng đặc dụng Diện tích rừng tự nhiên tập trung chủ yếu ởvùng núi Ba Vì từ độ cao 400m trở lên Rừng tự nhiên được phủ xanh bằngcác loại thảm thực vật phong phú, đa dạng, trong đó có nhiều loại cây đặctrưng của rừng nhiệt đới thuộc phạm vi Vườn quốc gia Ba Vì

Năm 2014, tổng diện tích đất đai toàn huyện là 42.402,69 ha Trong đó,với 17.160,34 ha là diện tích đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất là 40,47%,đất phi nông nghiệp với diện tích 12.954,48 ha chiếm 30,55%, diện tích đấtlâm nghiệp với 10.901,02 ha chiếm 25,71%, diện tích đất nuôi trồng thủy sản

là 1.113,06 ha chiếm 2,62%, còn lại là 273,8 ha đất chưa sử dụng chiếm tỉ lệthấp nhất 0,65%

Hình 3.1: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Ba Vì năm 2014

Nguồn: Phòng NN và PTNN (2015)

Qua hiện trạng quỹ đất trên ta thấy: Đất đai của huyện gần như đã tậndụng hết, thể hiện ở đất chưa sử dụng chỉ còn 273,8 ha chiếm 0,65% Tỷ lệđất nông nghiệp chiếm tương đối cao (40,40%), như vậy cho thấy đất đai ở

Trang 39

đây chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và người dân ở đây nguồn thunhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp.

Đặc điểm khí hậu và thủy văn

Ba Vì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng khí hậunhiệt đới gió mùa Các yếu tố khí tượng trung bình nhiều năm ở trạm khítượng Ba Vì cho thấy: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10với nhiệt độ trung bình 230C, tháng 6 và tháng 7 có nhiệt độ trung bình caonhất là 28,60C Tổng lượng mưa là 1832,2 mm (chiếm 90,87% lượng mưa cảnăm) Lượng mưa các tháng đều vượt trên 100 mm và tháng mưa lớn nhất làtháng 8 (339,6 mm) Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 vớinhiệt độ xấp xỉ 200C , tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 15,80C; Lượng mưa cáctháng biến động từ 15,0 đến 64,4 mm và tháng mưa ít nhất là tháng 12 chỉ đạt15mm Gió có 2 hướng chính là gió Đông Bắc với tần suất khá lớn là 50 - 60%,gió Nam vào mùa hè với tần suất 45 - 55%

Ba Vì là nơi có mạng lưới thủy văn hết sức độc đáo, xung quanh gầnnhư được bao bọc bởi hai dòng sông lớn là sông Hồng và sông Đà Ngoài ra,trong khu vực còn có nhiều dòng suối nhỏ bắt nguồn từ trên đỉnh núi xuống,mùa mưa lượng nước lớn tạo ra các thác nước Phía Tây là dòng sông Đàchảy sát chân núi Phía Đông là hồ Đồng Mô, phía Bắc là Hồ Suối Hai, xahơn là sông Hồng Với mạng lưới thủy văn như vậy, rất thuận lợi cho việcphát triển nông nghiệp tại Huyện

3.1.2 Điều kiện kinh tế

Ngành nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp được tiếp tục được xác định

là một lĩnh vực quan trọng trong phát triển kinh tế Trong năm 2015 UBNDhuyện Ba Vì đã triển khai thực hiện kế hoạch của UBND TP Hà Nội về việcthực hiện chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệpchuyên canh tập trung Trong đó huyện đã hỗ trợ 50% cá giống, hóa chất xử

lý môi trường ao nuôi, máy phun mưa tạo ô xy, bao gồm 1.950 lít Vinadin và

Trang 40

2.535 kg Enzym biosub hóa chất phòng chống dịch bệnh thủy sản cho 65 ha.

Vụ mùa năm 2015, năng suất bình quân toàn huyện đạt 57,9 tạ/ha, thấp hơn

so với vụ mùa năm 2014 là 0,1 tạ/ha nhưng về cơ cấu giống lúa chất lượngcao toàn huyện đạt 2.928 ha, tăng 548 ha so với năm 2014 Tốc độ phát triểncủa ngành nông nghiệp đạt 6,2% vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra Sản xuấtnông lâm nghiệp thủy sản theo giá trị tăng thêm đạt 1.662 tỷ đồng, tăng 24,2%

so với cùng kỳ Các cơ chế hỗ trợ sản xuất của huyện được triển khai có hiệuquả góp phần chuyển đổi nhận thức trong nhân dân về phát triển sản xuất, nângcao năng suất và chất lượng sản phẩm, thu nhập trên một đơn vị diện tích Giátrị thu nhập trên một đơn vị diện tích đạt 110 triệu đồng/ha canh tác

Lâm nghiệp: Giá trị sản xuất lâm nghiệp trong năm 2015 là 413 tỷđồng

Chăn nuôi: vẫn tiếp tục là chăn nuôi công nghiệp và chăn nuôi báncông nghiệp với 175 trang trại, chăn nuôi gia súc, gia cầm với số lượng: 514nghìn con trâu, 30.131 nghìn con bò, 17.133 nghìn cơn lợn, 21 nghìn con dê

và gia cầm với 3.212 nghìn con

Thủy sản: với diện tích 2.428 ha nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là nuôitôm, giá trị sản xuất năm 2015 là 330 tỷ đồng

Phương hướng, mục tiêu sản xuất nông nghiệp năm 2016, huyện Ba Vìphấn đấu tốc độ tăng trưởng ngành sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản năm

2016 tăng từ 5% trở lên Tỉ lệ chăn nuôi chiếm 52,5%, trồng trọt chiếm 47,5%

cơ cấu nội bộ ngành

Ngành công nghiệp: Giá trị tăng thêm đạt 340 tỷ đồng, tăng 34% so vớicùng kỳ Huyện có hai cụm công nghiệp (Cam Thượng và Đồng Giai xã VậtLại) và 12 làng nghề đang hoạt động hiệu quả

Dịch vụ du lịch: Giá trị tăng thêm đạt 1.803 tỷ đồng, tăng 48,4% so vớicùng kỳ Doanh thu du lịch đạt 70 tỷ đồng, thu hút 1,5 triệu lượt khách đếnvới Ba Vì Huyện có 15 đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch

Ngày đăng: 30/03/2017, 19:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, NXB Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Nhà XB: NXB Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam
Năm: 2012
8. Trần Thọ Đạt (2012), Biến đổi khí hậu và sinh kế ven biển. NXB Giao thông vận tải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến đổi khí hậu và sinh kế ven biển
Tác giả: Trần Thọ Đạt
Nhà XB: NXB Giao thông vận tải
Năm: 2012
9. Lê Văn Khoa và cộng sự (2012), Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu. NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu
Tác giả: Lê Văn Khoa và cộng sự
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2012
10. Nguyễn Thọ Nhân (2009), Biến đổi khí hậu và năng lượng. NXB Tri thức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến đổi khí hậu và năng lượng
Tác giả: Nguyễn Thọ Nhân
Nhà XB: NXB Tri thức
Năm: 2009
17. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu (2015), Thống kệ số liệu khí tượng Huyện Ba Vì giai đoạn 1980 – 2014.Tài liệu Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kệ số liệu khí tượng Huyện Ba Vì giai đoạn 1980 – 2014
Tác giả: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu
Năm: 2015
1. Cổng giao tiếp điện tử huyện Ba Vì, http://bavi.hanoi.gov.vn/trang-chu Ngày cập nhật 15/10/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: http://bavi.hanoi.gov.vn/trang-chu
1. Báo cáo Phát triển Thế giới (2010), Phát triển về Biến đổi khí hậu Khác
2. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2008). Quyết định 2730/QĐ-BNN-KHCN Ban hành Khung Chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2008 - 2020 Khác
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Tuyển tập Hội thảo quốc tế về tác động của BĐKH trong nông nghiệp Khác
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Biến đổi khí hậu: Thực trạng, thách thức và giải pháp Khác
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu Khác
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thay đổi tư duy chống biến đổi khí hậu Khác
11. Phòng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn huyện Ba Vì (2015). Niên giám thống kê giai đoạn 2010 – 2015 Khác
12. Bùi Thu Vân (2013), Biến đổi khí hậu và tác động của nó đối với Việt Nam Khác
13. Nguyễn Văn Thắng và cộng sự (2010), Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Khác
14. Trung tâm dữ liệu khí tượng Thủy văn Trung ương (2015), Xu hướng biến đổi bão giai đoạn 1960 – 2014 Khác
15. Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia (2015), Thống kê các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam theo thời gian (1961 – 2014) Khác
16. Viện khoa học kĩ thuật nông nghiệp miền Nam (2013), Biến đổi khí hậu Khác
1. Abu Wali Raghib Hassan (2010). Agricultural adaptation to climate change at local level in Bangladesh Khác
6. Oxfam (2011), Overcoming the barriers: How to ensure future food production under climate change in Southern Africa Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w