1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Một Số Mô Hình Nuôi Trồng Thủy Sản Đến Chất Lượng Nước Tại Tỉnh Vĩnh Phúc

80 636 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 1,47 MB

Nội dung

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMKHOA MÔI TRƯỜNG ------KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPTÊN ĐỀ TÀI: “ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC TẠI XÃ THƯỢNG TRƯNG H

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPTÊN ĐỀ TÀI:

“ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ

MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC TẠI XÃ THƯỢNG TRƯNG HUYỆN VĨNH TƯỜNG TỈNH VĨNH PHÚC"

Người thực hiện : LÊ THỊ HẢI YẾN

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS HOÀNG THÁI ĐẠI

Hà Nội – 2016

Trang 2

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:

“ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ

MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ĐẾN

CHẤT LƯỢNG NƯỚC TẠI XÃ THƯỢNG TRƯNG HUYỆN VĨNH TƯỜNG TỈNH VĨNH PHÚC"

Người thực hiện : LÊ THỊ HẢI YẾN

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS HOÀNG THÁI ĐẠI

Địa điểm thực tập : Xã Thượng Trưng,

huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

Hà Nội – 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận làtrung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì nghiên cứu nào khác

Em xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực tập hoàn thành khóaluận này đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ

rõ nguồn gốc

Sinh viên

LÊ THỊ HẢI YẾN

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo Khoa Môi trường,Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã truyền đạt cho em những kiến thức cơbản và tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thiện bài khóa luận

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Hoàng TháiĐại, khoa Môi trường – Học Viện nông nghiệp Việt Nam đã trực tiếp hướngdẫn em trong suốt thời gian em thực hiện đề tài

Em xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân xã Thượng Trưng đã tạomọi điều kiện thuận lợi cho em tiếp cận và thu thập thông tin, lấy mẫu phântích cần thiết cho đề tài

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đãđộng viên, giúp đõ em về tinh thần , vật chất trong suốt quá trình thực hiện đềtài này

Hà nội, ngày… tháng… năm

LÊ THỊ HẢI YẾN

Trang 5

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt v

Danh mục bảng vi

Danh mục hình vii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Hoạt động nuôi trồng thủy sản 3

1.1.1 Khái niệm về nuôi trồng thủy sản 3

1.1.2 Vai trò của nuôi trồng thủy sản 3

1.1.3 Các hình thức và các hệ thống NTTS chủ yếu 5

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản 6

1.1.5 Các chỉ tiêu, quy chuẩn trong đánh giá chất lượng nước NTTS 8

1.1.6 Ảnh hưởng của NTTS đến môi trường 14

1.2 Hoạt động nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam 16

1.2.1 Tiềm năng tài nguyên nước mặt trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam 16

1.2.2 Hiện trạng NTTS ở Việt Nam 17

1.2.3 Công tác kiểm soát môi trường nước nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam 20

1.3 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc 21

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 23

2.2 Nội dung nghiên cứu 23

Trang 6

2.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Thượng Trưng huyện

Vĩnh Tường, Tỉnh Vĩnh Phúc 23

2.2.2 Tình hình nuôi trồng thủy sản tại xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc 24

2.2.3 Đánh giá chất lượng nước nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc 24

2.3 Phương pháp nghiên cứu 24

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 24

2.3.2 Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu 25

2.3.3 Phương pháp phân tích các thông số 26

2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu 27

2.3.5 Phương pháp thống kê so sánh 27

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh vĩnh Phúc 28

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 28

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 30

3.2 Tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã 37

3.3 Đánh giá chất lượng nước NTTS tại xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc 43

3.4 Đề xuất một số giải pháp cải thiện chất lượng nước NTTS 53

3.4.1 Giải pháp quản lý môi trường 53

3.4.2 Giải pháp kỹ thuật 54

3.4.3 Giải pháp kinh tế 59

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

PHỤ LỤC 66

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu, chữ viết tắt Diễn giải

FAO Tổ chức lượng thực và nông nghiệp của Liên

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Các hệ thống nuôi 6

Bảng 1.2 Một số yếu tố hóa lý ảnh hưởng đến các loài thủy sản 9

Bảng 1.3 Bảng QCVN 38:2011/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh 10

Bảng 1.4 Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt cho nuôi trồng thủy sản cột B1- QCVN 08:2015/BTNMT 11

Bảng 1.5 Ảnh hưởng của pH đối với cá 12

Bảng 1.6 Ảnh hưởng của amoni đối với cá 14

Bảng 2.1 Vị trí lấy mẫu 26

Bảng 2.2 Danh mục các tiêu chuẩn phân tích từng chỉ tiêu 27

Bảng 3.1 Tình hình dân số và lao động của xã Thượng Trưng năm 2015 .31

Bảng 3.2 Tỷ lệ sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2013-2015 33

Bảng 3.3 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Thượng Trưng năm 2015 34

Bảng 3.4 Diện tích và tỷ lệ hộ nuôi trồng thủy sản của các mô hình nuôi 37

Bảng 3.5 Thuận lợi và khó khăn của một số mô hình nuôi 38

Bảng 3.6 Mật độ và lượng thức ăn theo từng giai đọan phát triển của cá 41

Bảng 3.7 Hiệu quả kinh tế từ nuôi trồng thủy sản của từng mô hình 43

Bảng 3.8 Kết quả phân tích các chỉ tiêu tại một số ao NTTS 44

Bảng 3.9 Các chỉ tiêu so sánh trong QCVN 08: 2015/ BTNMT và QCVN 38: 20011/ BTNMT 44

Bảng 3.10 Liều lượng phèn nhôm để xử lý nước đục 56

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Tỷ lệ nuôi cá tra ở các tỉnh trong cả nước 18

Hình 1.2 Giá trị sản xuất thủy sản quý I/2014 và quý I/2015 20

Hình 3.1 Vị trí địa lý của xã Thượng Trưng 28

Hình 3.2 Cơ cấu sử dụng đất của xã Thượng Trưng năm 2015 32

Hình 3.3 Vệ sinh ao nuôi sau khi thu hoạch cá 42

Hình 3.4 Giá trị DO quan trắc được tại các mẫu ao nuôi trồng thủy sản ở xã Thượng Trưng 45

Hình 3.5 Giá trị TSS quan trắc được tại các mẫu ao nuôi trồng thủy sản ở xã Thượng Trưng 46

Hình 3.6 Giá trị BOD5 quan trắc được tại các mẫu ao nuôi trồng thủy sản ở xã Thượng Trưng 47

Hình 3.7 Giá trị COD quan trắc được tại các mẫu ao nuôi trồng thủy sản ở xã Thượng Trưng 48

Hình 3.8 Giá trị PO43- quan trắc được tại các mẫu ao nuôi trồng thủy sản ở xã Thượng Trưng 49

Hình 3.9 Giá trị NH4+ quan trắc được tại các mẫu ao nuôi trồng thủy sản ở xã Thượng Trưng 50

Hình 3.10 Giá trị NO3- quan trắc được tại các mẫu ao nuôi trồng thủy sản ở xã Thượng Trưng 51

Trang 10

MỞ ĐẦU

Tính cấp thiêt của vấn đề

Nuôi trồng thủy sản ( NTTS) là ngành cung cấp các sản phẩm giàuchất dinh dưỡng cho con người như cá, tôm, cua… là một mặt hàng thiết yếutrên thị trường quốc tế Trong những năm gần đây, với việc đòi hỏi vốn đầu

tư không quá lớn, tận dụng được điều kiện tự nhiên xã hội đất nước, thì nuôitrồng thủy sản đã trở thành một bộ phận đóng góp không nhỏ cho nền kinh tếquốc dân của nước ta, góp phần tăng tích lũy vốn, xuất khẩu thu về ngoại tệcho nhà nước, cung cấp nguyên liệu cho nghành công nghiệp và nghành yhọc, dược tạo việc làm cho người lao động

Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển là những vấn đề bất cập cần sớmđược giải quyết Đặc biệt là việc đảm bảo chất lượng nước NTTS và xử lýnước thải trước khi xả ra môi trường Nguồn nước có đảm bảo thì năng suấtnuôi trồng mới đạt hiệu quả cao Việc các chất hữu cơ dư thừa từ thức ăn; cácloại hóa chất, kháng sinh sử dụng trong NTTS đã khiến cho môi trườngnước ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, dẫn đến giảm năng suất và chấtlượng thủy sản, đồng thời còn mất kinh phí cho việc xử lý, cải tạo môi trường.Không những thế việc xử lý không tốt nước thải sau mỗi mùa vụ sẽ gây ảnhhưởng xấu đến sức khỏe con người; môi trường đất, nước và hệ sinh vật xungquanh.Vì vậy, để phát triển NTTS bền vững chúng ta cần phải cân bằng giữalợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường

Là một huyện có tiềm năng về nuôi trồng thủy sản, Vĩnh Tường có trên1.500 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản Với việc đưa các giống mớinăng suất cao, chất lượng tốt, sạch bệnh như: cá rô phi Đường Nghiệp, chéplai 3 dòng vào sản xuất, cùng với việc chuyển đổi các vùng trũng cấy lúasang NTTS, đã mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội cho các hộ nuôi Năngsuất trung bình từ các giống cá mới đạt 10 -15 tấn một vụ nuôi 5-6 tháng Tuy

Trang 11

nhiên, việc nuôi thủy sản tại huyện đang phải đối mặt với một loạt các vấn đề

về môi trường, đặc biệt là chất lượng nước trong các ao nuôi

Hiện nay tại xã Thượng Trưng chưa có số liệu chi tiết về chất lượngnước tại các vùng nuôi trồng thủy sản, xuất phát từ thực trạng đó em tiến hành

nghiên cứu đề tài “ Đánh giá ảnh hưởng của một số mô hình nuôi trồng

thủy sản đến chất lượng nước tại xã Thượng Trưng huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc” sẽ giúp ta hiểu thêm về chất lượng nước NTTS, qua đó ta sẽ

đề xuất các biện pháp cải tạo và nâng cao chất lượng nước nhằm tăng năngsuất NTTS

Mục tiêu nghiên cứu

 Đánh giá được chất lượng nước vùng NTTS tại xã Thượng Trưng Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc

- Đáng giá ảnh hưởng của một số mô hình NTTS đến chất lượng nướctại xã Thượng Trưng – Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc

 Đề xuất được một số biện pháp cải thiện chất lượng nước vùng NTTStại xã Thượng Trưng - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc

Yêu cầu nghiên cứu

 Bám sát mục tiêu nghiên cứu

 Trung thực với số liệu nghiên cứu

 Không vi phạm đạo đức trong quá trình nghiên cứu

 Đảm bảo tiến độ

Trang 12

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Hoạt động nuôi trồng thủy sản

1.1.1 Khái niệm về nuôi trồng thủy sản

Theo giáo trình nuôi trồng thủy sản đại cương: Thuật ngữ “ Nuôi trồngThủy sản” được sử dụng tương đối rộng rãi để chỉ tất cả các hệ thồng, phươngthức, hình thức, nuôi động vật và trồng thực vật ở các môi trường nước ngọt,

lợ và mặn (pillay, 1990) NTTS không bao gồm việc canh tác các loại câytrồng chính trên cạn cũng như nuôi các loại động vật chủ yếu trên cạn Nuôitrồng thủy sản là sự tác động của con người vào ít nhất mội giai đoạn trongchu trình sinh trưởng, phát triển của đối tượng nuôi trồng nhằm tăng tỷ lệsống, tốc độ sinh trưởng để đạt hiệu quả kinh tế cao

Theo FAO (2008) thì NTTS ( tiếng anh: aquaculture) là nuôi thủy sinhvật trong môi trường nước ngọt và lợ/mặn, bao gồm áp dụng cá kỹ thuật vàoquy trình nuôi nhằm nâng cao năng suất: thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể

Một số quan điểm về khái niệm nuôi trồng thủy sản đơn giản hơn đó lànuôi hay canh tác động và thực vật dưới nước do xuất xứ từ thuật ngữ aqua( nước ) + culture ( nuôi)

1.1.2 Vai trò của nuôi trồng thủy sản

NTTS cung cấp sản phẩm giàu chất đạm cho nhân dân: Sản phẩm thủy

sản là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng Từ xưa tới nay, con người luôn coisản phẩm thủy sản là thực phẩm lý tưởng nhất Trong nó có các đặc điểm nhưhàm lượng protein cao, lượng mỡ thấp, có nhiều loại vitamin, dễ tiêu hóa vàhấp thụ đối với con người, đẩy mạnh quá trình trao đổi chất Theo tính toánkhoa học, trong các loại chất protein của động vật mà con người dễ hấp thunhất, khoảng một nửa có nguồn gốc từ sản phẩm thủy sản ( mỗi cân cá trắmđen chứa 195g hàm lượng protein trong khi 1kg thịt lợn chỉ chứa 95g hàmlượng protein, 1kg thịt gà có chứa 136 hàm lượng protein)

Trang 13

Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản, công nghiệp thực phẩm, dược phẩm mỹ nghệ: Các sản phẩm thủy sản ngoài phục vụ nhu

cầu tiêu thụ trực tiếp của dân cư thì một phần lớn được cung cấp cho các nhàmáy chế biến làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đông lạnh như: tôm,

cá, nhuyễn thể nguyên liệu cho các xí nghiệp dược phẩm như: sản xuất keoalginate, cồn, thuốc tẩy giun sán Hải mã, hải long, vỏ bào ngư là nguồn dượcliệu quý và nổi tiếng, rất nhiều loại vỏ sinh vật nhuyễn thể có thể làm nguyênliệu để sản xuất đồ mỹ nghệ xuất khẩu như: sản phẩm khảm trai, ngọc trai, đồi

mồi Các sản phẩm phụ của nghành nuôi trồng thủy sản ( các loại tôm cá tạp),

các phụ phẩm của nhà máy chế biến thuỷ sản làm nguyên cho các nhà máychế biến thức ăn gia súc, gia cầm… theo số liệu của FAO sản phẩm thủy sảndành cho chăn nuôi chiếm khoảng 30%

Tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng, tăng nguồn thu nhập ngoại tệ cho đất nước: Hiện nay hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam ngày càng được

ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực Theo thống kê củatổng cục thủy sản: kinh nghạch xuất khẩu thủy sản của cả nước năm 2014 đạt4,67 tỷ USD, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm 2013, 2015 ước tính đạt 6,7 tỷUSD, xuất khẩu thủy sản tháng 1/2016 tăng 4,84% so với tháng 12/2015

Duy trì, tái tạo các nguồn lợi thủy sản: Các nguồn lợi thủy sản là

nguồn lợi tự nhiên với tính chất có hạn, khan hiếm khi khai thác đánh bắt mộtcách tràn lan không có kế hoạch thì nguồn lợi này càng khan hiếm, thậm chígần như tuyệt chủng Nhờ có NTTS kết hợp với việc khai thác, đánh bắt mộtcách hợp lý mà nghành thủy sản phát triển bền vững hơn

Phát triển NTTS góp phần phát triển kinh tế xã hội: Nghề NTTS tạo

công ăn việc làm cho nhiều người lao động, giúp bà con nông dân và ngư dânxóa đói giảm nghèo và tiến lên làm giàu cho bản thân và cho quê hương Pháttriển NTTS làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm tăng thunhập, cải thiện mức sống cho nông ngư dân Góp phần xây dựng trật tự xãhội, an ninh nông thôn, vùng biển, biên giới, vùng sâu, vùng xa

Trang 14

1.1.3 Các hình thức và các hệ thống nuôi trồng thủy sản chủ yếu

Hình thức NTTS:

Nuôi đơn: Nuôi đơn là hình thức nuôi một loài thủy sản trong khu vực

nhằm thu được sản lượng cao nhất của loài đó Ví dụ: Ao nuôi cá rô phi đơntính, ao nuôi cá tra…Thường áp dụng trong nuôi thâm canh hay nuôi cao sảnnhằm tăng hiệu quả kinh tế và dễ áp dụng với các thủy vực nước tĩnh có diệntích nhỏ ( nuôi lươn, trê lai…) hay các thủy vực nước chảy ( nuôi cá lồng…).Nuôi đơn chủ động con giống, chăm sóc thu hoạch, giảm chi phí công laođộng trong việc tách, lựa chọn từng loài Tuy nhiên nuôi đơn không tận dụng

được phổ thức ăn và không gian sống ở các tầng nước trong thủy vực ( Kim

Văn Vạn, 2009)

Nuôi ghép: là nuôi kết hợp nhiều loài thủy sản khác nhau trong cùng

một thủy vực như nuôi ghép giữa cá trắm cỏ, cá chép, cá mè trắng… trong aođầm với mục đích tận dụng không gian, tận dụng nguồn thức ở các tầng nướctrong cùng một thủy vực nhằm thu được sản lượng cao trong một đơn vị diệntích Đây là hình thức nuôi cá ao chính hiện nay ở các nước Đông Nam Á.Trong ao nuôi cá, đầm thường nuôi ghép những loài có tập tính ăn và phân bố

nơi sống trong ao, đầm không giống nhau ( Kim Văn Vạn, 2009)

Nuôi luân canh: Trong NTTS, việc nuôi mỗi đối tượng thủy sản thường

gắn với một mùa khí hậu thích hợp Nuôi luân canh được hiểu là việc nuôixen kẽ các loài khác nhau với các mùa liên tiếp nhau trong cùng một thủyvực Ví dụ ở vùng duyên hải miền Bắc thường nuôi cá rô phi sau khi nuôi tôm

sú, còn ở miền nam thì thường nuôi tôm sú vào mùa khô và tôm càng xanhvào mùa mưa Việc nuôi luân canh để tăng hiệu quả kinh tế và nâng cao tính

bền vững của nghề nuôi ( Kim Văn Vạn, 2009)

Nuôi kết hợp trong hệ thống VAC: VAC là từ viết tắt của Vườn – Ao

-Chuồng Đây là hình thức nuôi cá trong ao kết hợp với làm vườn và chăn nuôigia súc, gia cầm trên cạn VAC là hình thức canh tác có tính tận dụng cao

Trang 15

Các sản phẩm từ ruộng, vườn được cung cấp cho ao, chuồng Nước từ ao cóthể dùng tưới cây và rửa chuồng trại hằng ngày Chăn nuôi gia súc bên aođược hưởng môi trường sinh thái khá tốt, giảm được công sức vận chuyển cácloại chất thải VAC mang một nét tiêu biểu của hoạt động sản xuất nông

nghiệp, kết hợp cả chân tay và trí óc ( Kim Văn Vạn, 2009)

Chủ yếu giống nhân tạo

Hoàn toàn nhân tạo

Tự nhiên

Có sử dụng thức ăn bổsung

Chủ yếu dùng thức ănchế biến

Thức ăn công nghiệp

(Nguồn: Kim Văn Vạn 2009)

Trong các hệ thống nuôi: Thâm canh cho năng suất cao nhất, quảngcanh năng suất thấp nhất

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản

Nhân tố tự nhiên: Mỗi sinh vật sống trên trái đất này đều phụ thuộc vào

những yếu tố tự nhiên nhất định, các loài thủy sản cũng không phải là ngoại lệ.Nhân tố này quyết định khả năng nuôi trồng thủy sản trên từng vùng, từng lãnhthổ, và ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng nuôi trồng thủy sản Các nhân

tố tự nhiên như đất đai, khí hậu, thời tiết, gió, nhiệt độ, mưa… đã ảnh hưởng đếnđiều kiện sống, khả năng sinh sản và di trú của loài thủy sản

Khí hậu, nhiệt độ: đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng

của sinh vật nói chung và các loài thủy sản nói riêng Khả năng chống chịucủa chúng nằm trong khoảng giới hạn nhất định Sự thay đổi của nhiệt độ làđiều kiện phát sinh của nhiều loài dịch bệnh xảy ra cho các loài vật nuôi

Trang 16

Nhiệt độ tăng cao ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của thủysản Tác động của thời tiết cũng ảnh hưởng mạnh đến môi trường ao nuôi.Đối với nghề nuôi cá thủy sản nước mặn, lợ thì độ mặn là yếu tố ảnh hưởnglớn đến sinh trưởng và phát triển của loài nuôi Khi mưa lớn độ mặn trong các

ao nuôi giảm đi đột ngột vượt ra khỏi khả năng chịu đựng làm cho tôm, cá bịsốc và chết hoặc chậm lớn

Đất đai, diện tích mặt nước: Đất đai để NTTS quyết định đến sự tồn tại

và phát triển của các loài động vật thủy sản vì nếu tách chúng ra khỏi môitrường nước thì chúng ta thì cúng sẽ chỉ tồn tại được trong một thời gianngắn Diện tích mặt nước quyết định tới quy mô phát triển nuôi trồng thủysản, điều đó thể hiện ở chỗ nếu diện tích có khả năng nuôi trồng lớn thì quy

mô để phát triển thủy sản cũng lớn

Nguồn nước: là một trong các yếu tố quyết định sự thành công của việc

NTTS, chất lượng sản phẩm thủy sản Bởi vì mỗi giống loài thủy sản đều cónhững đặc điểm sinh lý, sinh thái riêng, có một môi trường sống riêng màkhông phải môi trường nào nó cũng tồn tại được Theo thời gian nuôi, châtlượng thủy vực biến động rất lớn giá trị các thông số tăng dần từ đầu vụ đếngiữa vụ và tăng mạnh ở tháng cuối vụ, thể hiện rõ nhất qua sự gia tăng BOD,COD, H2S… và sự suy giảm các giá trị DO, pH Do đó cần kiểm soát tốt chấtlượng môi trường trong ao để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình NTTS

Nhân tố kinh tế xã hội và khoa học kỹ thuật

Nhân tố kinh tế: Như chúng ta đã biết nghành NTTS có vai trò quan trọng

trong nền kinh tế quốc dân, trong tương lai nghành sẽ là một nghề có lợi và pháttriển mạnh Ngoài việc chịu ảnh hưởng của các nhân tố như diện tích mặt nước,khí hậu, nguồn nước… thì việc đầu tư vốn vào lĩnh vực này cần được đẩy mạnh

và tăng cường hơn nữa Vốn đầu tư có thể huy động từ nhiều nguồn: Vốn ngânsách nhà nước, vốn tín dụng trung hạn và dài hạn, vốn huy động từ các tổ chức

cá nhân, cộng đồng dân cư, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài

Trang 17

Nhân tố xã hội: Dân cư và lao động vừa là lực lượng sản xuất, vừa là lực

lượng tiêu thụ sản phẩm Lực lượng sản xuất này là các cá nhân, hộ gia đìnhlàm việc trong lĩnh vực NTTS Người lao động ở nông thôn và các vùng venbiển đều bieesrt NTTS như một nghề truyền thống và hơn nữa, trong nhữngnăm gần đây NTTS đã được coi như là một nghề chính, có khả năng làm giàu

ở nhiều địa phương Lao động nông ngư dân với kinh nghiệm và kiến thứcNTTS của mình đang là yếu tố thuận lợi để phát triển NTTS

Nhân tố khoa học kỹ thuật: Đóng góp vai trò quan trọng trong sản xuất

giống thủy sản mới, chất lượng cao, sinh trưởng nhanh và khả năng chốngchịu với các điều kiện ngoại cảnh của thủy sản Nhờ áp dụng khoa học kỹthuật mà người ta có thể kiểm soát và phòng trừ dịch bệnh trong NTTS, pháttriển và mở rộng ứng dụng các kỹ thuật hiện đại chuẩn đoán và xử lý kịp thờicác bệnh nguy hiểm ở giống loài thủy sản

1.1.5 Các chỉ tiêu, quy chuẩn trong đánh giá chất lượng nước nuôi trồng thủy sản

Nước là tài nguyên vô cùng quan trọng vì nước không chỉ cần thiết chocuộc sống sinh hoạt hằng ngày của con người mà còn là một yếu tố không thểthiếu đối với bất kỳ một nghành thủy sản nào Tuy nhiên, chất lượng nướcđang bị đe dọa bởi nhiều nguyên nhân khác nhau Điều này đã gây ảnh hưởngtrực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của loài người Vì vậy, cần có những chỉtiêu cụ thể để đánh giá chất lượng nước Các chỉ tiêu này phụ thuộc vào loạichất gây ô nhiễm, trình độ phát triển kinh tế, kỹ thuật của mỗi khu vực, mỗiquốc gia và các nghành sử dụng nước khác nhau Trong NTTS, chất lượngnước thường đánh giá qua một số chỉ tiêu thông số sau:

Trang 18

Bảng 1.2 Một số yếu tố hóa lý ảnh hưởng đến các loài thủy sản

Thông số Tác động đối với thủy sinh vật Giá trị thích hợpDO

DO thấp dẫn tới hiện tượng lười ăn, chậmlớn nếu kéo dài hoặc DO quá thấp sẽ gâychết

3-8 mg/l

Nhiệt độ

Nhiêt độ quá cao hoặc quá thấp có thể gây

ra một số hiện tượng: sốc nhiệt, mất cânbằng…

< 0,1 mg/l

NH3

Hàm lượng cao làm dịch máu khô tiết ramôi trường ngoài, giảm khả năng vậnchuyển O2

Quá trình biến đổi các chất hữu cơ tiêu hao

O2, COD nếu quá cao sẽ ảnh hưởng hô hấp

và hoạt động sống của thủy sinh vật

Trang 19

Bảng 1.3 : Bảng QCVN 38:2011/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh

Trang 20

Bảng 1.4: Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt cho nuôi

Trang 21

Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng nước NTTS là:

Trực tiếp gây chết đối với nhiều loài cá

Cá yếu có thể mất muối từ trong cơ thể, tổn thươngmang, giảm khả năng sinh sản, sinh trưởng kém vàchống chịu kém với bệnh tật

Sức sản xuất của ao giảmẢnh hưởng đến nhiều loài cáGây chết nếu cá tiếp xúc trong thời gian dài, gây lồimắt, tổn thương mang

Gây chết đối với hầu hết các loài cá trừ một số ao cóhàm lượng oxy hòa tan cao

(Nguồn: Kim Văn Vạn 2009)

Nhiệt độ: Nguồn cung cấp nhiệt độ chủ yếu cho thủy vực là từ năng bức

xạ của mặt trời Nhiệt độ thích hợp cho hầu hết các sinh vật nhiệt đới sinhtrưởng và phát triển nằm trong khoảng 20 -300C Nhiệt độ dưới 150C làmgiảm quá trình tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng dẫn đến tôm, cá giảm ăn và chậmlớn Đặc biệt một số loài có nguồn gốc từ xứ nóng như cá rô phi, cá chimtrắng thể bị chết rét khi nhiệt độ xuống dưới 10 -120C trong vài ngày Ngượclại nhiệt độ cao cũng làm cho thủy sinh vật mất cân bằng sinh lý trong cơ thể,hầu hết tôm cá bị chết nóng khi nhiệt độ trên 380C – 390C Sự thay đổi độtngột của nhiệt độ có thể gây ra hiện tượng sốc nhiệt làm cho động vật thủysản chết

Màu sắc: Màu sắc của nước cho ta biết tình trạng tốt xấu của ao, giúp ta

có các quản lý tốt mang lại hiệu qủa kinh tế cao nhất Các yếu tố tạo nên màu

Trang 22

sắc của nước : các chất hòa tan, các chất vẩn cặn (phù sa, cát ), sinh vật phù

du ( tảo lục, tảo khuê làm nước có màu xanh lục, tảo lam gây nên màu xanhlam ) Màu nước tốt nhất để NTTS là màu xanh nõn chuối

Các chất rắn lơ lửng: Hàm lượng chất rắn lơ lửng lớn làm hạn chế sự

xuyên của ánh sáng dẫn đến làm hạn quá trình quang hợp, hạn chế lượng thức

ăn cho cá Ao bị đục thường do thành phần đất sét ở đáy ao, độ đục này sẽđược làm giảm bằng phèn chua ( 25 – 45 kg/ha) hoặc vật chất hữu cơ

Chỉ tiêu hóa học

Nhu cầu oxy hòa tan trong nước là một trong những yếu tố cơ bản quan

trọng nhất trong chất lượng nước cho động vật thủy sản Oxy hòa tan trongnước có được là do sự khuếch tán oxy từ không khí và sự quang hợp của thựcvật thủy sinh (TVTS) Trong nước nuôi ĐVTS có hàm lượng oxy hòa tan thấplàm cho cá, tôm, giảm ăn dẫn đến chậm lớn, nếu thiếu lâu có thể gây biếndạng cơ thể ( môi cá mè) và tiêu tốn nhiều thức ăn cho một kg tăng trọng, khithiếu quá nhiều, trầm trọng và kéo dài sẽ làm chết ĐVTS Các loài khác nhauthì nhu cầu đòi hỏi lượng oxy hòa tan khác nhau: nhu cầu oxy hòa tan trongnước đối với cá trê (2mg/l) thấp hơn cá chép ( 4mg/l), trong cùng một loài thì

cá hương, cá giống nhu cầu oxy là cao hơn cá trưởng thành tính trên kg khốilượng, cá hoạt động đòi hỏi lượng oxy hòa tan cao hơn cá nghỉ ngơi Mức đòihỏi cho cá nghỉ ngơi là 100 – 500 mg oxy hòa tan/kg khối lượng/giờ và đốivới cá hoạt động là 300 – 1500 mg oxy hòa tan/kg khối lượng /giờ

Amoniac: Amoniac là thông số nước quan trọng thứ 2 sau oxy hòa tan.

Trong nước amoniac trong nước tồn tại ở 2 dạng: NH3 và NH4+, chúng có thểchuyển hóa qua nhau trong điều kiện của môi trường:

NH3 + H2O NH4+ + OHDạng NH3 rất độc với cá, hàm lượng NH3 tồn tại trong nước phụ thuộcvào pH và nhiệt độ của nước Khi pH và nhiệt độ cao, tỷ lệ NH3 nhiều lên vàcàng gây độc cho cá Điều này được thể hiện ở bảng 1.6

Trang 23

-Bảng 1.6 Ảnh hưởng của amoni đối với cá

Hàm lượng NH3 Ảnh hưởng đối với cá

Hàm lượng an toàn cho nhiều loài cá ôn, nhiệt đới

(Nguồn: Kim Văn Vạn 2009) Nitrit: là sản phẩm trung gian trong quá trình oxy hóa sinh học của NH3thành NO3- Nitrit rất độc đối với cá, khi cá hấp thu chất này nó làm cho cá chết

do thiếu oxy Yếu tố duy trì ảng hưởng độ độc của cá là nồng độ Cl-, đối với cáhồi chỉ cần ở nồng độ 1 mg/l nitrit đã gây chết cá ở hàm lượng chloride thấp

Nitrat: là nguồn thức ăn tốt cho tảo và thực vật phu du, nhưng nếu vượt

quá 7 mg/l thì môi trường sẽ bị ô nhiễm và phú dưỡng

1.1.6 Ảnh hưởng của nuôi trồng thủy sản đến môi trường

Việt Nam đang là một trong các quốc gia có sản lượng về NTTS caonhất trên thế giới Việc phát triển NTTS nước lợ nói riêng và NTTS nói chung

đã, đang và sẽ dẫn tới nhiều biến đổi bất lợi cho môi trường nói chung và môitrường mặt nói riêng Sự phát triển NTTS mạnh mẽ kéo theo các tác động môitrường diễn ra ở quy mô ngày càng lớn và hết sưc đa dạng Đã có nhiềunghiên cứu chỉ ra vấn đề đó nhằm đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trườngtrong NTTS để bảo đảm sự phát triển bền vững

Một số nghiên cứu cho thấy: môi trường đất, nước, và các hệ sinh tháitrong phát triển và NTTS bị biến đổi suy thoái, ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm nguồn nước và nước mặt: do NTTS ồ ạt, không tuân theo quy

trình kỹ thuật đã gây lên nhiều tác động tiêu cực đến môi trường nước Cùngvới việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hóa chất trong NTTS, các

Trang 24

thức ăn dư thừa lắng xuống đáy, ao, hồ làm cho môi trường nước bị ô nhiễmcác chất hữu cơ, đặc biệt là việc nuôi trong bè ở các vùng với mật độ lồng cao.

Mất cân bằng sinh thái: Việc các mô hình NTTS chuyển hóa từ dạng

này sang dang khác, sử dụng nhiều năng lượng và chi phí nếu không được xử

lý một cách triệt để sẽ tạo ra sự mất cân bằng của hệ sinh thái tự nhiên Nếu

mô hình nuôi càng lớn thì chất lượng chất thải càng nhiều, mức độ nguy hạicàng cao, vấn đề cân bằng sinh thái càng bị đe dọa Vấn đề nuôi tôm chântrắng có nguồn gốc từ châu Mỹ thường mắc những bệnh cơ bản, các bệnh này

có thể lây sang những giống tôm bản địa làm mất cân bằng sinh thái, ảnh

hưởng đến đa dạng sinh học ( Trí Quang, 2010)

Phát tán dịch bệnh: Vùng NTTS nhiễm vi sinh, nhiễm Fe sẽ gây ra

bệnh cho các giống trong khu vực ao nuôi Những bệnh này có thể lan sangcác loài bản địa và phát tán đi khắp nơi Ví dụ nuôi giống ở Phú Yên đã đangkhông qua kiểm dịch, xét nghiệm, vì vậy, khả năng lây lan, bùng phát dịchbệnh là rất lớn, con người chịu ảnh hưởng gián tiếp qua dịch bệnh này và cóthể mắc phải một số loại bệnh đường tiêu hóa bệnh giun sán kí sinh trùng…

Một số kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ có 17% trọng lượng khô củathức ăn cung cấp cho ao nuôi được chuyển thành sinh khối, phần còn lại đượcthải ra môi trương dưới dạng phân và các chất hữu cơ dư thừa thối rữa vàomôi trường Đối với các ao nuôi công nghiệp chất thải trong ao có thể chứađến trên 45% nittrogen và 22% là các chất hữu cơ khác Các loại chất thảichứa nitơ và phốtpho ở hàm lượng cao phát sinh tảo độc trong NTTS Nguồnnước này nếu không được xử lý trước khi thải ra môi trường sẽ lan truyền rấtnhanh đối với hệ thống nuôi cá bè trên sông, nuôi cá trong các đầm trũngngâp nước… cùng với lượng phù sa lan truyền có thể gây ô nhiễm môi trường

và dịch bệnh thủy sản phát sinh trong môi trường nước Tuy nhiên tình trạngtrên không thực sự phổ biến vẫn mang tính cục bộ, hơn nữa hiện nay đã xuấthiện nhiều mô hình canh tác NTTS thân thiện với môi trường, ví dụ nuôi kết

hợp với trồng lúa (Trí Quang, 2014).

Trang 25

NTTS là ngành cần lượng nước lớn, nước cần phải đảm bảo an toàn choNTTS, lượng nước thải của quá trình nuôi là rất lớn khi đổ ra môi trường khichưa được xử lí gây ra hậu quả không tốt với môi trường nước mặt tại chỗ cũngnhư môi trường xung quanh ao nuôi Một trong các nguyên nhân chủ quan là donhiều địa phương chưa có kế hoạch và bố trí kinh phí để xử lí Gần đây nướcNTTS có nhiều xu hướng đi xuống kéo theo dịch bệnh tràn lan nên công táckiểm soát phòng chống dịch bệnh đang được quan tâm nhằm hạn chế các rủi roNTTS đến mức thấp nhất nâng cao năng suất chất lượng cho thủy sản.

1.2 Hoạt động nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam

1.2.1 Tiềm năng tài nguyên nước mặt trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam

Tài nguyên nước mặt ( dòng chảy sông ngòi) của một vùng lãnh thổhay một quốc gia là tổng của lượng dòng chảy sông ngòi từ ngoài vùng chảyvào và lượng dòng chảy được sinh ra trong vùng ( dòng chảy nội địa)

Việt Nam là một quốc gia có lượng mưa trung bình năm khá lớn lên tớitrên 2000mm, gấp khoảng 2,5 lần so với lượng mưa trung bình trên Trái Đất (800mm) và Châu Âu ( 789mm) Ba phần tư lãnh thổ của nước ta là đồi núivới độ che phủ rừng hiện nay khoảng 29%, mạng lưới sông suối, đầm, ao, hồ,kênh, mương khá dày đặc và có nước quanh năm, nhìn chung tài nguyên nướckhá phong phú, hằng năm lượng nước từ bên ngoài đổ vào lãnh thổ chảy vàokhoảng 889 tỉ m3/năm, nưới dưới đất có trữ lượng tiềm năng khoảng 48 tỉ m3/năm Tổng lượng dòng chảy sông ngòi trung bình hàng năm của nước ta bằngkhoảng 847 km3, trong đó tổng lượng ngoài vùng chảy vào là 507 km3 chiếm60% và dòng chảy nội địa là 340 km3, chiếm 40%

Nếu xét chung thì tài nguyên nước mặt nước ta tương đối phong phú,chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới, trong khi

đó, diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giới Tuynhiên, tài nguyên nước mặt thường có sự biến đổi mạnh mẽ theo không gian

và thời gian ( dao động giữa các năm và phân phối không đều trong năm) và

Trang 26

còn phân bố rất không đều giữa các hệ thống sông và các vùng.

Tổng lượng dòng chảy năm sông Mê Kông bằng khoảng 500 km3,chiếm tới 59% tổng lượng dòng chảy năm của các sông trong cả nước, sau đóđến hệ thống sông Hồng 126,5 km3 ( 14,9%), hệ thống sông Đồng Nai 36,3

km3 (4,3 %), sông Mã, Cả, Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy xấp xỉ nhau,khoảng trên dưới 20 km3 (2,3 – 2,6%), các hệ thống sông Kỳ Cùng, Thái Bình

và sông Ba cũng xấp xỉ nhau, khoảng 9 km3 (1%), các sông còn lại là 94,5

Tài nguyên nước mặt là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhấtđến sự phát triển của ngành thủy sản Chính nhờ vào nguồn tài nguyên nướcmặt phong phú nên Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng phát triển NTTS

ở khắp mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt

1.2.2 Hiện trạng nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam

Nuôi trồng thủy sản Việt Nam rất phong phú và đa dạng Theo điều tra

sơ bộ của ngành thủy sản, riêng cá nước ngọt có 544 loài, cá nước lợ, nướcmặn cũng có 186 loài Trong đó nhiều loài đặc sản có giá trị xuất khẩu cao,được ưa chuộng trên thị trường quốc tế Phương thức nuôi cũng rất đa dạng

và phong phú

Nuôi thủy nước ngọt

Nuôi cá ao hồ nhỏ: là một nghề có tính truyền thống gắn với nhà nông,

từ phong trào ao cá Bác Hồ đến phong trào VAC Xu hướng diện tích ao đang

Trang 27

bị thu hẹp do nhu cầu phát triển nhà ở Đối tượng cá nuôi khá ổn định: trắm,chép, trôi, mè, trê lai, rô phi… nguồn giống sinh sản hoàn toàn chủ động.Năng suất cá nuôi bình quân trên 3 tấn/ha

Nuôi ao nước mặt lớn: Đối tượng nuôi chủ yếu là cá mè, ngoài ra còn

thả ghép cá trôi, cá rô phi… Do khó khăn trong khâu bảo vệ và giá cá mè thấpnên lượng cá thả vào hồ có xu hướng giảm

Nuôi cá ruộng trũng: Tổng diện tích ruộng trũng có thể đưa vào nuôi cá

theo mô hình cá – lúa khoảng 640.000 ha Đây là một hướng cho việc chuyểnđổi cơ cấu trong nông nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động, xóa đóigiảm nghèo ở nông thôn

Tình hình nuôi cá tra – basa: là loài cá nước ngọt sống khắp lưu vực sôngMekong, ở những nơi mà nước sông không bị nhiểm mặn từ biển Với đặctính này nên những tỉnh nằm dọc sông Tiền và sông Hậu thường rất thuận lợicho việc nuôi cá tra, basa.Hiện các tỉnh có sản lượng cá tra, basa lớn nhất làĐồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre Sản lượng cá tranguyên liệu năm 2012 đạt 1.190 nghìn tấn, trong đó có 5 tỉnh vừa nêu cũng lànhững tỉnh có sản lượng cá tra lớn nhất (đều trên 100.000 tấn/năm), cung cấp

trên 87% sản lượng cá tra chế biến của cả nước (Theo tổng cục thống kê thủy

sản, 2014)

Hình 1.1 Tỷ lệ nuôi cá tra ở các tỉnh trong cả nước

Trang 28

Nuôi tôm nước lợ: Những năm gần đây tôm được nuôi ở khắp các tỉnh

ven biển trong cả nước, nhất là tôm sú, tôm he, tôm bạc thẻ, tôm nương, tômrảo, song chủ yếu là tôm sú Tôm được nuôi trong ao đầm theo mô hình khépkín, nuôi trong ruộng và nuôi trong rừng ngập mặn Nhình chung miền Namthuận lợi nhất cho việc nuôi tôm

Đối với tôm: là loài sống phù hợp ở các vùng nước lợ gần biển Với đặctrưng này, Miền Trung, Nam Trung Bộ (Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, BàRịa – Vũng Tàu…), Đồng Bằng Sông Cửu Long (Long An, Tiền Giang, BếnTre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang) là nơi tập trung sản lượng tômnuôi nhiều nhất cả nước Do là loài chân khớp có thể trạng nhỏ, thân mềm, nêncông tác nuôi tôm phức tạp và khó khăn hơn so với cá tra, basa Tôm sú với đặctính phức tạp hơn, thường mất khoảng 5 tháng từ lúc thả đến lúc thu hoạch,trong khi tôm chân trắng dễ thích nghi hơn chỉ mất khoảng 3 tháng

Nuôi trồng thủy sản nước mặn: Nghề nuôi trai lấy ngọc, nuôi cá lồng,

nuôi tôm hùm, nuôi thả nhuyễn thể hai mảnh vỏ, nuôi trồng rong sụn có nhiềutriển vọng tốt Tuy nhiên do khó khăn về vốn, hạn chế về công nghiệp, chưachủ động được nguồn giống nuôi nên nghề nuôi bển thời gian qua còn bị lệthuộc vào tự nhiên, chưa phát triển mạnh

Theo báo cáo của tổng cục thống kê thuỷ sản năm 2015 có tổng sản lượngthủy sản hơn 6,56 triệu tấn; trong đó: Khai thác 3,03 triệu tấn; nuôi trồng 3,53triệu tấn; diện tích nuôi trồng là 1,28 triệu ha; kim ngạch xuất khẩu khoảng 6,72

tỷ USD Cụ thể, trên lĩnh vực tôm, ước tích diện tích nuôi tôm nước lợ cả năm

2015 đạt 691,8 nghìn ha, giảm 2,3% so năm 2014; sản lượng 596 nghìn tấn, thấphơn 9,5% so năm trước Tình hình dịch bệnh trên tôm giảm 50% so năm ngoái;

Về cá tra, trở ngại lớn nhất trong năm qua là giá cá tra nguyên liệu không ổnđịnh, có xu hướng giảm khi vào chính vụ; trong khi nguyên liệu đầu vào tăngcao; ước diện tích cá tra cả năm khoảng 5.000 ha, sản lượng 1,22 triệu tấn (bằng

Trang 29

98% về diện tích và tăng 6,7% về sản lượng so năm 2014)

Qúy I/2015 giá rị sản xuất thủy sản đạt hơn 34 nghìn tỷ đồng ( theo giá

cố định năm 2010), tăng 3,6 so với cùng kỳ năm 2014 Trong đó giá trị nuôitrồng thủy sản đạt 17,6 nghìn tỷ, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2014 Tổngsản lượng thủy sản ước đạt 1,22 triệu tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ, trong đósản lượng khai thác đạt 711,5 nghìn tấn, tăng 3,5% NTTS đạt 577 nghìn tấn,tăng 2,8% so với cùng kỳ

Nguồn: Trung tâm Thông tin Thủy sản tổng hợp

Hình 1.2 Giá trị sản xuất thủy sản quý I/2014 và quý I/2015

1.2.3 Công tác kiểm soát môi trường nước nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam

Hiện nay, dịch bệnh thủy sản diễn ra hết sức phức tạp ở hầu hết các tỉnhthành trên cả nước Trong những năm gần đây, hiện tượng cá chết hàng loạtkhông còn là điều mới đối với ngư dân nước ta, đặc biệt năm 2016 vụ cá chếthàng loạt xảy ra ở 4 tỉnh duyên hải miền Trung đang khiến cho dư luận vôcùng quan ngại, làm nhức nhối nhiều cơ quan chức năng Những hiện tượngtrên đang lên tiếng cho việc: chất lượng nước NTTS đang bị ô nhiễm nóiriêng, và tình hình ô nhiễm môi trường nói chung Một trong những nguyênnhân chủ quan là do nhiều địa phương chưa có kế hoạch hoặc có kế hoạchnhưng chưa bố trí kinh phí ( hoặc kinh phí rất thấp), không đủ triển khai cóhiệu quả các hoạt động phòng, chống dịch bệnh thủy sản

Trang 30

Để tránh những bất lợi cho NTTS các hộ nuôi đã thực hiện một số biệnpháp: Đảm bảonguyên tắc đánh giá tác động môi trường cần thiết cho cácchương trình và dự án mới trong ngành nuôi trồng thủy sản Xúcc tiến chươngtrình giáo dục cho tất cả các bên liên quan từ cán bộ quản lý đến cá nhânnhững người nuôi trồng thủy sản về khái niệm phát triển bền vững và làm thếnào để đạt được điều đó trong nuôi trồng thủy sản Quản lý chặt chẽ việc sửdụng thức ăn và thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 10/05/2016, BNN và PTNT đã ban hành Thông tư số 04/2016/TT– BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản Theo

đó, nguyên tắc phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản là: Phòng bệnh làchính Giám sát mầm bệnh, chủ động quan trắc môi trường, thu thập thông tinbệnh, tuyên truyền và hướng dẫn cho chủ cơ sở nuôi chủ động phòng chống,dịch bệnh Các hoạt động phòng chống dịch bệnh phải kịp thời và hiệu quả

2.3 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc

Trong những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản ở Vĩnh Phúc cóbước phát triển và tăng trưởng khá nhanh Để đạt được kết quả đó, Đản ủy đãtạo mọi điều kiện thuận lợi giúp bà con địa phương quy hoạch các vùng nuôithủy sản tập trung Nhờ vậy, nhiều hộ gia đình đã đầu tư mở rộng diện tích,nâng cấp hệ thống ao nuôi, phát triển thủy sản theo hướng bề vững, cho hiệuquả kinh tế cao

Diện tích nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm 2014 ước đạt 5.328,7

ha, giảm 0,57% so với cùng kỳ Trong đó, diện tích nuôi cá 5.184 ha; diệntích nuôi trồng thủy sản khác như ếch, baba, cá sấu 6,7 ha; diện tích ươmgiống 138 ha Hiện tại, toàn tỉnh có 9.093 cơ sở nuôi trồng thủy sản và có 549

cơ sở sản xuất giống Nuôi trồng thủy sản của Vĩnh Phúc có ít diện tích nuôibán thâm canh mà chủ yếu là nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến do đóviệc đầu tư cho nuôi trồng thủy sản còn hạn chế Tổng sản lượng thủy sản 6tháng đầu năm 2014 dự kiến đạt 9.176,5 tấn, tăng 3,94% so với cùng kỳ

Trang 31

Trong đó: Sản lượng nuôi trồng đạt 8.266,7 tấn, tăng 4,30 % so với cùng kỳ Vĩnh Tường là một trong những huyện phát triển mô hình chăn nuôi thuỷ sản

đã và đang góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,tăng thu nhập và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn

Là một huyện có tiềm năng về nuôi trồng thủy sản, Vĩnh Tường có trên1.500 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản Tuy nhiên, kết quả trong sảnxuất ở lĩnh vực này cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh còn khákhiêm tốn về năng suất, sản lượng cá và hiệu quả cuối cùng của sản xuất.Trong quý III năm 2015, sản lượng thủy sản trên địa bàn ước tính đạt 1275tấn Để việc nuôi trồng thủy sản đem lại hiệu quả kinh tế cao, Phòng NôngNghiệp và Phát triển nông thôn huyện thường xuyên phối hợp với các cơ quanchuyên môn tích cực hỗ trợ nông dân đưa giống thủy sản mới có năng suấtcao, chất lượng tốt sạch bệnh như: Trắm, chép, trôi, mè ; chuyển dịch từphương thức nuôi tận dụng, không hạch toán hiệu quả qua sản xuất sanghướng nuôi cá bán thâm canh và thâm canh; tuyên truyền rộng rãi kết quả, hiệuquả của một số giống cá mới đã được thực nghiệm qua mô hình sản xuất từ

2012 đến nay là giống cá rô phi đơn tính dòng Đường Nghiệp, chép lai 3 máu;chuyển giao nhanh việc tổ chức sản xuất thâm canh các giống cá này Với năngsuất trung bình đạt được từ 10-15 tấn cá trong chu kì nuôi hơn 5 tháng và hiệuquả kinh tế thu được vượt trội, đồng thời hướng dẫn các hộ nuôi trồng thủy sảnthực hiện tốt các quy trình kỹ thuật, chọn giống, mật độ nuôi cá thả, đảm bảonguồn thức ăn Đây là mô hình sinh động và cũng sẽ là định hướng chỉ đạosản xuất NTTS hàng hóa huyện Vĩnh Tường trong thực hiện tái cơ cấu nghànhnông nghiệp tới đây Từ hiệu quả của các mô hình NTTS huyện Vĩnh Tườngtiếp tục khuyến khích nông dân chuyển đổi diện tích ruộng trũng một vụ lúabấp bênh sang NTTS, phối hợp với các nghành chức năng chuyển giao tiến bộkhoa học kỹ thuật cho bà con nông dân để phát triển các mô hình trang trạichăn nuôi thủy sản, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương

Trang 32

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

 Hoạt động NTTS xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường, Tỉnh VĩnhPhúc

2.2 Nội dung nghiên cứu

2.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Thượng Trưng huyện Vĩnh Tường, Tỉnh Vĩnh Phúc

Điều kiện tự nhiên:

 Vị trí địa lý

 Địa hình và thổ nhưỡng

 Khí hậu

 Thủy văn

Điều kiện kinh tế xã hội:

 Dân số và nguồn nhân lực

 Giáo dục và đào tạo

 Kinh tế

 Cơ sở hạ tầng

Trang 33

2.2.2 Tình hình nuôi trồng thủy sản tại xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

2.2.3 Đánh giá chất lượng nước nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

Đề xuất một số giải pháp cải thiện chất lượng nước nuôi trồng thủy sản

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

2.3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Tìm hiểu đọc trên sách, báo, những đề tài nghiên cứu tương tự, internet,xin các số liệu từ xã để thu thập thông tin về đặc điểm tự nhiên,kinh tế xã hộicủa xã Thượng Trưng huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc Tình hình NTTStại tỉnh Vĩnh Phúc; các tiêu chuẩn quy chuẩn có liên quan đến đến chất lượngnước phục vụ cho NTTS

Kế thừa các thông tin khoa học từ các đề tài nghiên cứu,các bài báokhoa học có liên quan đến đề tài khóa luận

2.3.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Các thông tin thu được thông qua điều tra khảo sát thực địa; lập phiếuđiều tra phỏng vấn

- Trực tiếp xuống địa điểm nghiên cứu quan sát và thu thập số liệu

- Quan sát, chụp ảnh, ghi chép một số thông tin tại địa điểm nghiên cứu

nhằm lưu lại thông tin tại thời điểm khảo sát và khái quát về khu vực nghiêncứu Tập trung vào quan sát, mô tả các nguồn áp lực đối với chất lượng nướcphục vụ nuôi trồng thủy sản

- Mục đích: Nhằm tìm hiểu về vị trí của đầm, ao điều kiện tự nhiênxung quanh, các hoạt động sản xuất, các mô hình nuôi trồng thủy sản, quytrình nuôi, quy trình cấp thoát nước, quy trình xử lý nước thải của các môhình, quy mô sản xuất Các vấn đề liên quan đến hiện trạng sử dụng nướcmặt, nguồn phát sinh, các biện pháp xử lí nguồn nước, dịch bệnh

Trang 34

- Số phiếu điều tra: 30 phiếu

-Đối tượng điều tra: Hộ dân nuôi trồng thủy sản

-Vị trí điều tra: các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã

-Thông tin thu thập: kỹ thuật, quy mô sản xuất, thức ăn chăn nuôi, sốlượng tôm cua cá, quy trình xử lý ao nuôi, kiểm soát dịch bệnh,

2.3.2 Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu

Lấy mẫu tại 5 ao NTTS

* Vị trí lấy mẫu: Mỗi ao nuôi lấy mẫu nước ở bốn góc ao nuôi cách bờ 2-3m và giữa ao sau đó trộn lại với nhau; lấy ở độ sâu 20 – 40cm

* Thời gian lấy mẫu: tháng 3/2016

* Nhiệt độ tại thời điểm lấy mẫu: 21oC

* Kỹ thuật lấy mẫu

+ Dụng cụ lấy mẫu theo TCVN 5992:1995 ( ISO 5667 – 2: 1991)

+ Phương pháp lấy mẫu theo TCVN 5994: 1995 ( ISO 5667-4 : 1987); TCVN 5996: 1995 ( ISO 5667 -6:1990)

+ Phương pháp bảo quản và xử lý mẫu theo TCVN 5993: 1995 ( ISO 5667- 3:1985)

Trang 35

105.48 21.243 Ao ương nuôi cá giống Ao nuôi có màu xanh

nõn chuối, lấy mẫu vào thời điểm cho ănMẫu

2

105.488 21.23 Ao nuôi cá thịt Ao nuôi có màu xanh

đậm, tiếp nhận trực tiếp nguồn thải sinh hoạt

5

105.478 21.222 Nuôi cá theo mô hình cá

– lúa

Nước NTTS có màu nâu đen

2.3.3 Phương pháp phân tích các thông số

Các mẫu nước sau khi được lấy được gử đến phân tích tại phòng thínghiệm của bộ môn công nghệ, khoa Môi Trường, học viện Nông NghiệpViệt Nam

Bảng 2.2 Danh mục các tiêu chuẩn phân tích từng chỉ tiêu

Các chỉ tiêu Phương pháp phân tích

Trang 36

Màu sắc Cảm quan

pH Phương pháp sử dụng giấy quỳ

COD Phương pháp chuẩn độ oxy hóa khử

BOD5 Phương pháp nuôi cấy trong tủ định ôn 200C

trong 5 ngàyTSS Phương pháp khối lượng

NH4+/ NH3 So màu (=3mg/l giàu dinh dưỡng, >4 ô nhiễm,

tăng khi nhiệt độ, pH tăng)

2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu

- Các thông tin thu thập được phân tích, tổng hợp, lập bảng biểu, sơ đồ

- Xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel

2.3.5 Phương pháp thống kê so sánh

- So sánh các số liệu thu được với QCVN 38: 2011 và QCVN 08: 2015cột B1

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh vĩnh Phúc

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Trang 37

Hình 3.1 Vị trí địa lý của xã Thượng Trưng

Vị trí địa lý: Thượng Trưng là một xã đồng bằng, nằm về phía Tây

huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, cách trung tâm huyện 2 km về phíaĐông Ranh giới hành chính được xác định như sau :

+ Phía Bắc giáp xã Thổ Tang ;

+ Phía Nam giáp xã Tuân Chính;

+ Phía Tây giáp xã Tân Cương;

+ Phía Đông giáp Thị trấn Vĩnh Tường

Địa hình địa mạo: Là một xã đồng bằng không có đồi núi ,giáp sông

Hồng, đất đai màu mỡ khá thích hợp cho sản xuất nông nghiệp

Khí hậu: Thượng Trưng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Mùa hè thì nóng bức, nhiệt độ từ 33 -370 C, có khi lên đến 390 C Về mùađông nhiệt độ lại khá thấp, trung bình từ 14 - 200 C, có lúc xuống tới 100 C

Trang 38

Nói chung khí hậu khá phức tạp, nắng nóng thì gay gắt, mưa bão thì rất dữdội Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 chủ yếu gió Đông Bắc, mùa mưa tháng

4 đến tháng 10 nóng ẩm, gió thịnh hành là gió Tây Nam Mùa khô không khíkhô hanh, độ ẩm bình quân là 30 – 60%, mùa mưa khí hậu ẩm ướt, độ ẩm từ

80 – 90 %

Tài nguyên đất đai: Đất đai trên địa bàn xã chủ yếu là đất phù sa và phù

sa cổ phân bố ở vùng đồng bằng do sông Hồng bồi đắp Đất phù sa là loại đất

có thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ đến trung bình, thích hợp cho việctrồng lúa và một số cây trồng hàng năm khác

Thủy văn: Trên địa bàn xã có hệ thống Sông Hồng sông chảy qua Diện

tích lưu vực sông là 16.730 km2, mật độ lưới sông là 0,60 km/km2 Lưu lượngtrung bình hàng năm của sông đạt 688 m3/s Mực nước bình quân lớn nhất là5,03 m, lưu lượng lớn nhất bình quân là 2.260 m3/s Ngoài ra, trên địa bàn xãmột mạng lưới hồ, ao, kênh rạch khác

Tài nguyên nhân văn: Là một xã đồng bằng nằm gần trung tâm huyện

cho nên đời sống kinh tế-xã hội khá phát triển Hầu hết con em trong xã đềuđược học hành đầy đủ và số người tốt nghiệp cao đẳng, đại học khá nhiều.Mật độ dân số đông nên có một nguồn nhân lực khá dồi dào cả về chất vàlượng

Những thuận lợi:

+ Với vị trí là xã cửa ngõ của huyện, địa bàn xã phân bố dọc theo hệthống sông Hồng và quốc lộ 2 nên có điều kiện thuận lợi để giao lưu kinh tếvới các vùng trong khu vực

+ Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm thích hợp cho việc phát triểncủa các loại cây trồng

+ Có điều kiện đất đai và nguồn nước thuận tiện cho phát triển trồngtrọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản Từ đó, tạo thuận lợi cho phát triển nềnsản xuất nông sản theo hướng tập trung thành những vùng chuyên canh lớn

Trang 39

trồng cây lương thực, thực phẩm có giá trị kinh tế cao

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Năm 2015 Đảng ủy đã có những bước đi và giải pháp thích hợp đểchuyển dịch cơ cấu kinh tế đó là: vận động người dân áp dụng tiến bộ khoahọc kỹ thuật, đưa giống cây, giống nuôi năng suất cao, giá trị kinh tế cao vàocanh tác và sản xuất, phát triển chăn nuôi theo hình thức bán công nghiệp,bước đầu hình thành các trang trại đem lại nguồn thu nhập cao cho ngườinông dân; chuyển đổi việc sử đất chỉ trồng lúa ở vùng đất trũng sang nuôi cátrong ruộng Cùng với sự phát triên nông nghiệp, các nghành tiểu thủ côngnghiệp, kinh doanh, dịch vụ, thương mại và xây dựng được xã chú trọng quantâm Đến nay, toàn xã có khoảng 430 hộ làm nghề kinh doanh dịch vụ,; hơn

400 lao động làm nghề thủ công nghiệp ( thợ xây, cơ khí, rèn…) ước tính thunhập hơn 130 tỷ đồng Tổng giá trị sản xuất của xã đạt trên 283 tỷ đồng, thunhập bình quân đầu người toàn xã đạt trên 28 triệu đồng/người/ năm; tỷ lệ hộgiảm 2,22%

Trang 40

3.1.2.1.Tình hình dân số và lao động

Bảng 3.1: Tình hình dân số và lao động của xã Thượng Trưng năm 2015

2

có 102,56 km đường giao thông

+ Trường học cấp 1,2 khang trang, sạch đẹp Trạm y tế đầy đủ trangthiết bị khám chữa bệnh

+ Thủy lợi: Hiện nay trên địa bàn xã có 2 trạm bơm điện có công suất

410 m3/h, 13 km kênh mương trong đó có 6,9 km được kiên cố hóa, đạt tỷ lệ53,08 %

+ Điện: Lưới điện đã đưa đến tận các thôn tạo điều kiện thuận lợi choviệc phục vụ các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân địa phương Cả

xã có 2 trạm điện, cung cấp đủ cho 100 % hộ trong xã sử dụng

3.1.2.3 Văn hóa, phong tục, tập quán

Mặc dù là một xã đang phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn giữ được nhữngnét truyền thống của văn hóa nông thôn Việt Nam.

Ngày đăng: 30/03/2017, 19:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w