1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỎ DẠI ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐẤT TRỒNG CAM Ở HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG

79 520 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 2,37 MB

Nội dung

Hiện nay, cây có múi nói chung, cây cam quýt nói riêng được trồng tập trung chủ yếu ở 7 vùng sản xuất chính bao gồm đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Trong giai đoạn từ 20002017, diện tích trồng cam quýt trong cả nước có xu hướng tăng qua các năm, trong đó các tỉnh miền núi phía Bắc là nơi đang mở rộng nhanh về diện tích nhiều nhất. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (tính đến cuối năm 2017) 2, tổng diện tích trồng cây cam quýt tại Việt Nam đạt 221,6 nghìn ha, tăng gấp 3 lần so với năm 2014 (75,6 nghìn ha); về sản lượng đạt 1.284,4 nghìn tấn tương đương với mức thu nhập ước đạt hàng trăm tỷ đồng. Khu vực Trung du miền núi phía Bắc đứng thứ 2 cả nước về diện tích và sản lượng trồng cây cam quýt, trong đó phải kể đến tỉnh Tuyên Quang, hiện đứng thứ 2 cả nước về diện tích, đứng thứ nhất về sản lượng (tổng diện tích trồng cam trên 7.000 ha, sản lượng đạt 104.092 tấn năm 2016). Đây được coi là đóng góp chính trong sự phát triển của nền kinh tế địa phương. Tại vùng Tây Bắc đang có xu hướng chuyển đổi các vườn tạp, vườn vải già cỗi sang trồng cam, đứng trước việc mở rộng về diện tích, cũng như tăng nhanh về sản lượng là điều đáng mừng, tuy nhiên cũng đi cùng với những bất cập. Do đặc điểm địa hình nổi bật tại khu vực là địa hình đồi núi, có độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh nên rất dễ phải đối mặt với hiện tượng xói mòn, rửa trôi. Điển hình là khu vực canh tác cam tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang có địa hình phức tạp, hầu hết diện tích đất tự nhiên là đồi núi thấp, độ dốc lớn, độ cao trung bình 500 600 m. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến giai đoạn kiến thiết của cây cam quýt. Đặc điểm cây cam là loại cây ăn quả dài ngày. Trải qua 2 giai đoạn cơ bản trong 1 chu kì, đó là giai đoạn kiến thiết cơ bản (kéo dài 4 năm) và tiếp đến là giai đoạn sản xuất kinh doanh (từ 5 đến 15 năm). Trong đó, đặc biệt là giai đoạn kiến thiết cơ bản rất nhạy cảm với xói mòn rửa trôi. Do phải đối mặt với nguy cơ xói mòn, rửa trôi dinh dưỡng, người dân có xu hướng lạm dụng phân bón hóa học để bổ sung dinh dưỡng cho đất. Cùng với đó là biện pháp quản lý cỏ dại chưa hợp lý, chủ yếu là sử dụng thuốc diệt cỏ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tính chất đất. Đất bị suy thoái nghiêm trọng trở nên chai cứng, trơ trọi, không có lớp thực vật che phủ nên không còn khả năng giữ lại độ ẩm và các chất dinh dưỡng. Ngoài ra việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật cũng làm giảm tính đa dạng của hệ sinh thái đất, điều này ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh địa hóa. Nhằm mục đích khắc phục tình trạng trên, nghiên cứu tác dụng từ cỏ dại cho thấy, chúng rất hữu ích trong việc bảo vệ đất, chống xói mòn rửa trôi vào mùa mưa, bảo vệ độ ẩm của đất vào mùa khô. Ngoài ra, theo các nghiên cứu thì một vài loài cỏ dại cũng có khả năng tích lũy chất dinh dưỡng. Tuy là hình thức cạnh tranh dinh dưỡng nhưng nếu có biện pháp quản lý một cách khoa học sẽ giúp hoàn trả lại dinh dưỡng cho cây trồng. Hệ rễ của cỏ đóng vai trò là không gian sống và cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của khu hệ sinh vật đất. Hệ rễ của một số loài cỏ dại có tác dụng cố định C đất, cố định N, chuyển hóa phốt pho khó tan,... Từ đó, có thể thay đổi lượng phân hữu cơ bổ sung vào đất, giúp giảm tác động của hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học đến hệ sinh thái, rất phù hợp với địa hình canh tác miền núi. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một nghiên cứu cụ thể nào đánh giá về tác dụng của việc quản lý cỏ dại hợp lý trong việc cải thiện chất lượng đất trồng cam tại khu vực huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang được báo cáo. Trên cơ sở đó, đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của một số biện pháp quản lý cỏ dại đến chất lượng đất trồng cam ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang” được đặt ra nhằm cung cấp cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn cho việc cải tạo, bảo vệ và phục hồi chất lượng đất trồng cam tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Đồng thời, cũng mở ra hướng canh tác mới hiệu quả, bền vững đối với cây cam nói riêng, cây ăn quả nói chung. Từ đó, góp phần đảm bảo ổn định năng suất, chất lượng sản phẩm và lợi ích kinh tế xã hội.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-Lê Công Tuấn Minh

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỎ DẠI ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐẤT TRỒNG CAM

Ở HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-Lê Công Tuấn Minh

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỎ DẠI ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐẤT TRỒNG CAM

Ở HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG

Chuyên ngành: Khoa học Môi trường

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS Trần Thị Tuyết Thu

Hà Nội - 2017

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan toàn bộ kết quả trong luận văn này là côngtrình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nghiên cứu được trình bàymột cách chính xác và trung thực Toàn bộ số liệu và kết quả nghiêncứu trình bày trong luận văn là tôi trực tiếp thực hiện Các số liệu củacác tác giả khác được sử dụng đã có trích dẫn rõ ràng

Hà Nội, tháng 12 năm 2017

Học viên

Lê Công Tuấn Minh

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, học viên xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong

Bộ môn Thổ nhưỡng và Môi trường đất, Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học

Tự nhiên đã giảng dạy, chỉ bảo và tạo điều kiện cho học viên trong suốt quá trình họctập và hoàn thiện luận văn thạc sỹ

Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình, chu đáo và những đóng góp quý báu về

chuyên môn khoa học và kỹ năng làm việc của TS Trần Thị Tuyết Thu - cán bộ

giảng dạy của Bộ môn Thổ nhưỡng và Môi trường đất, Khoa Môi trường, Trường Đạihọc Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã nhận được sự hỗ trợ và tạo mọi điều kiệnthuận lợi của cô Tạ Thị Thu và anh Nông Văn Nghiệp - cán bộ Trung tâm Cây ăn quảHàm Yên, chú Nguyễn Hữu Hậu - trưởng Trạm Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật, cùngvới sự hợp tác nhiệt tình và chia sẻ những thông tin trong quá trình canh tác của các hộtrồng cam trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang Đặc biệt là hộ gia đình chịHương đã tạo điều kiện địa điểm để học viên bố trí thí nghiệm ngoài thực địa trongthời gian từ tháng 9/2016 đến tháng 9/2017

Cuối cùng học viên xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè,những người đã luôn động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần chohọc viên trong suốt thời gian học tập và làm khóa luận

Học viên xin trân trọng cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó!

Hà Nội, tháng 12 năm 2017

Học viên

Trang 6

Kali dễ tiêuKali tổng sốNitơ dễ tiêuNitơ tổng số Phốt pho dễ tiêuPhốt pho tổng số

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Trang

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 1.1: Cơ cấu đóng góp về diện tích (a) và sản lượng cam (b) của các vùng 2014

Hình 1.2: Diện tích và sản lượng cam quýt vùng trung du miền núi phía Bắc (2015)

Hình 1.3: Diện tích và sản lượng cam được trồng và thu hoạch tại Hàm Yên

Hình 2.1 Địa điểm khu vực nghiên cứu

Hình 2.2: Vị trí lấy mẫu nghiên cứu tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Hình 2.3: Phương pháp lấy mẫu đất

Hình 2.4: Địa điểm các công thức thí nghiệm tại huyện Hàm Yên, Tuyên Quang

Hình 3.1: Độ chua của đất trồng cam Hàm Yên

Hình 3.2: Hàm lượng chất hữu cơ trong đất trồng cam Hàm Yên

Hình 3.3: Dung tích trao đổi cation của đất trồng cam Hàm Yên

Hình 3.4: Hàm lượng Ca và Mg trao đổi trong đất trồng cam Hàm Yên

Hình 3.5: Hàm lượng Nitơ trong đất trồng cam Hàm Yên

Hình 3.6: Hàm lượng phốt pho trong đất trồng cam Hàm Yên

Hình 3.7: Hàm lượng Kali trong đất trồng cam Hàm Yên

Hình 3.8 Ảnh hưởng của trồng lạc dại đến độ ẩm đất thí nghiệm

Hình 3.9 Ảnh hưởng của trồng lạc dại đến độ chua của đất thí nghiệm

Hình 3.10 Ảnh hưởng của trồng lạc dại đến hàm lượng chất hữu cơ trong đất

Hình 3.11 Ảnh hưởng của trồng lạc dại đến CEC của đất thí nghiệm

Hình 3.12 Ảnh hưởng của trồng lạc dại đến nitơ dễ tiêu trong đất thí nghiệm

Hình 3.13 Ảnh hưởng của trồng lạc dại đến phốt pho dễ tiêu trong đất thí nghiệm

Hình 3.14 Ảnh hưởng của trồng lạc dại đến Kali dễ tiêu trong đất thí nghiệm

Hình 3.15 Ảnh hưởng của trồng lạc dại đến Ca, Mg trao đổi trong đất

Trang 9

MỞ ĐẦU

Hiện nay, cây có múi nói chung, cây cam quýt nói riêng được trồng tập trungchủ yếu ở 7 vùng sản xuất chính bao gồm đồng bằng sông Hồng, trung du miền núiphía Bắc, Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồngbằng sông Cửu Long Trong giai đoạn từ 2000-2017, diện tích trồng cam quýt trong cảnước có xu hướng tăng qua các năm, trong đó các tỉnh miền núi phía Bắc là nơi đang

mở rộng nhanh về diện tích nhiều nhất Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn (tính đến cuối năm 2017) [2], tổng diện tích trồng cây cam quýt tạiViệt Nam đạt 221,6 nghìn ha, tăng gấp 3 lần so với năm 2014 (75,6 nghìn ha); về sảnlượng đạt 1.284,4 nghìn tấn tương đương với mức thu nhập ước đạt hàng trăm tỷ đồng.Khu vực Trung du miền núi phía Bắc đứng thứ 2 cả nước về diện tích và sản lượngtrồng cây cam quýt, trong đó phải kể đến tỉnh Tuyên Quang, hiện đứng thứ 2 cả nước

về diện tích, đứng thứ nhất về sản lượng (tổng diện tích trồng cam trên 7.000 ha, sảnlượng đạt 104.092 tấn - năm 2016) Đây được coi là đóng góp chính trong sự phát triểncủa nền kinh tế địa phương

Tại vùng Tây Bắc đang có xu hướng chuyển đổi các vườn tạp, vườn vải già cỗisang trồng cam, đứng trước việc mở rộng về diện tích, cũng như tăng nhanh về sảnlượng là điều đáng mừng, tuy nhiên cũng đi cùng với những bất cập Do đặc điểm địahình nổi bật tại khu vực là địa hình đồi núi, có độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh nên rất dễphải đối mặt với hiện tượng xói mòn, rửa trôi Điển hình là khu vực canh tác cam tạihuyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang có địa hình phức tạp, hầu hết diện tích đất tự nhiên

là đồi núi thấp, độ dốc lớn, độ cao trung bình 500 - 600 m Điều này ảnh hưởng khôngnhỏ đến giai đoạn kiến thiết của cây cam quýt Đặc điểm cây cam là loại cây ăn quảdài ngày Trải qua 2 giai đoạn cơ bản trong 1 chu kì, đó là giai đoạn kiến thiết cơ bản(kéo dài 4 năm) và tiếp đến là giai đoạn sản xuất kinh doanh (từ 5 đến 15 năm) Trong

đó, đặc biệt là giai đoạn kiến thiết cơ bản rất nhạy cảm với xói mòn rửa trôi

Do phải đối mặt với nguy cơ xói mòn, rửa trôi dinh dưỡng, người dân có xuhướng lạm dụng phân bón hóa học để bổ sung dinh dưỡng cho đất Cùng với đó làbiện pháp quản lý cỏ dại chưa hợp lý, chủ yếu là sử dụng thuốc diệt cỏ Điều này ảnhhưởng rất lớn đến tính chất đất Đất bị suy thoái nghiêm trọng trở nên chai cứng, trơtrọi, không có lớp thực vật che phủ nên không còn khả năng giữ lại độ ẩm và các chấtdinh dưỡng Ngoài ra việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật cũng làm giảm tính đadạng của hệ sinh thái đất, điều này ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh địa hóa

Nhằm mục đích khắc phục tình trạng trên, nghiên cứu tác dụng từ cỏ dại chothấy, chúng rất hữu ích trong việc bảo vệ đất, chống xói mòn rửa trôi vào mùa mưa,bảo vệ độ ẩm của đất vào mùa khô Ngoài ra, theo các nghiên cứu thì một vài loài cỏdại cũng có khả năng tích lũy chất dinh dưỡng Tuy là hình thức cạnh tranh dinh

Trang 10

dưỡng nhưng nếu có biện pháp quản lý một cách khoa học sẽ giúp hoàn trả lại dinhdưỡng cho cây trồng Hệ rễ của cỏ đóng vai trò là không gian sống và cung cấp dinhdưỡng quan trọng cho sự phát triển của khu hệ sinh vật đất Hệ rễ của một số loài cỏdại có tác dụng cố định C đất, cố định N, chuyển hóa phốt pho khó tan, Từ đó, có thểthay đổi lượng phân hữu cơ bổ sung vào đất, giúp giảm tác động của hóa chất bảo vệthực vật, phân bón hóa học đến hệ sinh thái, rất phù hợp với địa hình canh tác miềnnúi Tuy nhiên, hiện nay chưa có một nghiên cứu cụ thể nào đánh giá về tác dụng củaviệc quản lý cỏ dại hợp lý trong việc cải thiện chất lượng đất trồng cam tại khu vựchuyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang được báo cáo

Trên cơ sở đó, đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của một số biện pháp quản lý cỏ

dại đến chất lượng đất trồng cam ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang” được đặt ra

nhằm cung cấp cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn cho việc cải tạo, bảo vệ và phụchồi chất lượng đất trồng cam tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang Đồng thời, cũng

mở ra hướng canh tác mới hiệu quả, bền vững đối với cây cam nói riêng, cây ăn quảnói chung Từ đó, góp phần đảm bảo ổn định năng suất, chất lượng sản phẩm và lợi íchkinh tế xã hội

Trang 11

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tổng quan về cây cam

1.1.1 Nguồn gốc và phân loại cây cam

đã vạch đường ranh giới vùng xuất xứ các giống thuộc chi Citrus từ phía đông Ấn Độ

(chân dãy Hymalaya) qua Úc, Miền Nam Trung Quốc, Nhật Bản [14]

Theo Giucopx thì cam chanh có nguồn gốc từ Trung Quốc, vì hiện nay TrungQuốc có nhiều giống cam chanh ngon, tốt Còn theo các tác giả Casin (1984) Cameron

và Soost (1979) thì nguồn gốc cam quýt bao gồm Miền Đông Ấn, Nam Trung Quốc,Bắc Việt Nam, Thái Lan giữa 15-250 vĩ độ Bắc

Nhiều tác giả khác cho rằng nguồn gốc cây cam ở Miền Nam Việt Nam, do ViệtNam từ Bắc tới Nam địa phương nào cũng trồng cam quýt với rất nhiều giống, dạng cùngcác tên địa phương khác nhau mà không nơi nào trên thế giới có như cam Sành Bố Hạ,cam Sành Hàm Yên, cam Sen Yên Bái, cam Xã Đoài, cam Sông Con, Các cây trong

chi họ Citrus là cây có tính thích ứng mạnh mẽ với mọi điều kiện sinh thái Việt Nam.

Như vậy, qua nhiều công trình nghiên cứu, các tác giả đều có điểm chung đánhgiá nguồn gốc cam là ở Đông Nam Á, kể cả lục địa hay bán đảo, quần đảo Từ đây màcon người đã tác động theo nhiều phương thức để tạo tính đa dạng, phong phú của camquýt trồng hiện nay

Phân loại

Một số giống cam được trồng phổ biến tại Việt Nam

Cam Sành: Là giống quýt (King mandarin), dân ta quen gọi là cam, tuỳ vùng trồng lâu

đời mà có các tên gọi như cam sành Bố Hạ, cam sành Hà Giang - Tuyên Quang [3]

Cam Xã Đoài: Nguồn gốc từ vùng Xã Đoài, huyện Nghi Lộc, Nghệ An Cây cao trung

bình, tán lá hơi xoè, thích nghi rộng Năng suất cao, khối lượng quả trung bình 200

-250 g/quả [7]

Cam Valencia: Nhập vào Việt Nam từ năm 1971 Quả to hơn cam Hamlin, trung bình

250 g/quả Khi chín vỏ quả có màu vàng, ruột màu vàng da cam Chín muộn vào dịpTết âm lịch [7]

Cam HamLin: Là giống của Mỹ, (Hamlin là tên ông chủ vườn ở Mỹ), được đưa vào

Việt Nam từ năm 1971 thông qua CuBa Hamlin là giống chín sớm vào tháng 9 - 10,

vỏ quả mỏng, khối lượng quả trung bình 200 g/quả [7]

Trang 12

Cam Sông Con: Nguồn gốc chọn từ cây gieo hạt ở Nông trường Sông Con, Nghệ An.

Cây cao trung bình, tán gọn, không có gai trên cành, thích nghi rộng Năng suất trungbình, khối lượng quả trung bình 200 - 250 g/quả [7]

Cam Vân Du: Được chọn lọc từ những cây gieo hạt của giống cam Sunkist ở Trại

nghiên cứu cam Vân Du (Thanh Hoá) Cây cao trung bình, tán gọn có gai trên cành,thích nghi rộng Năng suất cao, khối lượng quả trung bình 180 - 200 g/quả [7]

1.1.2 Giá trị dinh dưỡng và kinh tế của cây cam

1.1.2.1 Giá trị dinh dưỡng

Cam là loại trái cây giàu giá trị dinh dưỡng, được con người sử dụng phổ biếnhàng ngày trong mục đích giải khát hay bồi bổ sức khỏe Nó có giá trị trong Đông vàTây y tham gia vào nhiều vị thuốc cổ truyền và có các công dụng: kích thích hoạt độngcủa ruột: nhuận tràng, lợi tiểu, có thể giảm huyết áp, hạ nhiệt và tăng tính đề kháng của

cơ thể, vỏ quả thường được dùng để trị ho như vỏ quýt, vỏ quất (trần bì), trong vỏ quả

có nhiều dầu thơm vừa có tính kích thích, vừa có chất sát trùng Theo báo dinh dưỡngtrẻ em: ngoài vitamin C có tác dụng tăng chất đề kháng và tăng sức hấp thụ, nước camcòn chứa nhiều canxi hơn là các sản phẩm từ sữa Chất canxi tập trung nhiều trong tépcam và vỏ cam Khi pha nước cam, một phần lớn canxi sẽ tiết ra hoà cùng nước camcung cấp cho cơ thể khi ta sử dụng Vì thế chúng ta nên dùng nước cam hàng ngày, đó

là cách tốt nhất giúp cơ thể giải khát và làm việc tốt hơn Hàm lượng dinh dưỡng trongcam được trình bày ở bảng 1.1

Trang 13

Bảng 1.1 Giá trị dinh dưỡng trong 100 g cam quả tươi Thành phần dinh dưỡng Đơn vị Giá trị trong 100 gam

(Nguồn: USDA National Nutrient Database for Standard Reference) [59]

1.1.2.2 Giá trị kinh tế của cây cam

Giá trị kinh tế của cây cam là cây ăn quả có múi thuộc loại lâu năm, nhanh thuhoạch Nhiều cây có thể cho thu hoạch ngay từ năm thứ 2 sau khi trồng Ở Việt Nam, 1

ha cam ở thời kỳ 8 tuổi, năng suất trung bình có thể đạt 16 tấn hoặc thậm chí nhiềuhơn thế nữa, với giá bán cam hiện nay, người trồng cam có thể thu nhập lên tới 200triệu đồng/ha/năm

Trồng cam ở Cao Phong nói riêng đã góp phần đánh kể trong phát triển kinh tế

xã hội, giải quyết nhu cầu việc làm, tăng thu nhập và cải thiện sinh kế cho cộng đồngđịa phương Theo Nguyễn Phương Loan, Trần Thị Tuyết Thu (2016) [24], nghiên cứuđánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng cam tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đãchỉ ra rằng mỗi hecta trồng cam tạo ra việc làm cho 2 lao động với mức thu nhập là62,5 triệu đồng/người/năm Năm 2015, lợi nhuận trung bình của các vườn đạt trên 500triệu đồng/ha/năm Đó được coi là những đóng góp không hề nhỏ đối với phát triểnkinh tế xã hội tại địa phương

Theo Thu Yến - Đức Tuấn (2014) [25] tại Báo Hưng Yên, hiệu quả kinh tế từ trồng cam Nhiều năm trở lại đây, người dân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đẩy mạnh

Trang 14

việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng Các loại cây có múi được người dân đưa vào trồngmang lại hiệu quả kinh tế cao Trong đó, cam Vinh là giống cây trồng mang lại thunhập lớn cho người dân ở các địa phương như Văn Giang, Khái Châu, thành phố HưngYên, … Hiện nay, cam Vinh trồng tại Hưng Yên đã tạo được chỗ đứng ổn định trên thịtrường với chất lượng tốt được khách hàng trong và ngoài tỉnh đánh giá cao, việc tiêuthụ cam diễn ra tương đối thuận lợi; trung bình người trồng cam có thể thu lãi từ 20 -

25 triệu đồng/sào, tương đương với 500 - 700 triệu đồng/ha

Tiếp đó, phải kể đến là huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, thuộc khu vựcTrung du và miền núi phía Bắc Tuyên Quang đứng thứ 2 cả nước về diện tích nhưngđứng thứ nhất về sản lượng Trong năm 2016, tổng diện tích trồng cam tại huyện HàmYên là 7.022 ha, sản lượng đạt 101.640 tấn Tổng thu nhập ước đạt 510 tỷ đồng

1.1.3 Đặc điểm sinh học của cây cam

1.1.3.1 Đặc điểm hình thái

Thân, cành: Cam thuộc loại thân gỗ, dạng bụi hay bán bụi Các cành chính

thường mọc ra ở các vị trí trong khoảng 1 m cách mặt đất Cành có thể có gai, tuynhiên sau giai đoạn ra hoa và quả, các gai thường ít phát triển Cành cam phát triểntheo lối hợp trục, khi cành mọc dài đến một khoảng nhất định thì ngừng lại, các mầmbên dưới đỉnh sinh trưởng của ngọn cành sẽ mọc ra, các cành thứ cấp này cũng mọcdài đến một khoảng nhất định thì ngừng lại và các mầm bên dưới đỉnh sinh trưởng lạitiếp tục phát triển giống như cũ Trong một năm cây có thể cho 3 - 4 đợt cành Tùytheo chức năng của cành trên cây, có thể phân loại thành các nhóm như: cành mangquả, cành mẹ, cành dinh dưỡng, cành vượt [14]

Hoa: Hoa cam là loại hoa lưỡng tính có khả năng tự thụ phấn, tràng hoa thường có

màu trắng Hoa cam thường có 5 cánh, có nhiều nhị (khoảng 20 - 40 nhị) Hoa được phânhoá từ mùa đông năm trước trong điều kiện khô và nhiệt độ thấp Cam thường phân hoáhoa từ tháng 11 đến tháng 12, cam sành từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau [14]

Quả: Cam thuộc loại quả mọng, vỏ quả dày, mỏng khác nhau tuỳ từng loài,

giống, được chia làm 2 phần: Phần vỏ ngoài gồm lớp biểu bì do các tế bào sừng dàylên, xen kẽ có các khí khổng; Phần vỏ giữa gồm 2 lớp (lớp sắc tố và lớp trắng) Lớpsắc tố do tầng tế bào chứa nhiều sắc tố hợp thành một lớp mỏng do đó khi quả xanhnhờ có diệp lục mà quả có thể quang hợp Lớp trắng dưới lớp sắc tố là lớp cùi độ dàymỏng của lớp cùi này phụ thuộc vào từng giống [14]

Hạt: Hạt cam gồm nhiều phôi, từ 1 - 7 phôi gọi là hiện tượng đa phôi trong đó

có một phôi hữu tính còn các phôi khác gọi là phôi vô tính Thường phôi vô tính nảymầm thành cây khoẻ và có khuynh hướng giống mẹ nhiều hơn [14]

Trang 15

Rễ: Cây cam có cấu tạo gồm ba loại rễ, bao gồm: Rễ chính hay còn gọi là rễ

cọc, rễ ngang (rễ bên) và rễ tơ (rễ hút) Tuỳ thuộc vào từng loài, tính chất đất mà rễchính có thể ăn sâu đến 1,5 - 2 m Rễ ngang thường tập trung chủ yếu ở độ sâu tầngđất 0 - 30 đến 40 cm, nhiều nhất là rễ hút phân bố nông và mật độ cao ở độ sâu 0 - 10

cm và ở độ sâu 0 - 30 cm có thể tập trung đến 80% lượng rễ hút của đất Rễ ngang cóthể ăn rộng gấp 2 - 3 lần đường kính tán nhưng tập trung ở phạm vi 50 cm trong vàngoài hình chiếu tán [14]

Các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ cây cam là ánh sáng,nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng khí của đất, độ chua, hàm lượng chất hữu cơ và các chấtdinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu ra hoa, đậu quả, hình thành năng suất, chất lượngcam thương phẩm

1.1.3.2 Yêu cầu sinh thái

Nhiệt độ: Cây có múi có thể sống và phát triển ở nhiệt độ 13 - 39oC, nhưngthích hợp nhất là 23 - 29oC Cây cam có nguồn gốc cận nhiệt đới nên ở Việt Nam cóthể trồng cam từ miền Bắc đến miền Nam, cả ở vùng thấp cũng như nơi đất cao Tuynhiên, cam không chịu được nhiệt độ quá lạnh, càng lên cao khi nhiệt độ giảm xuống,thời gian từ khi ra hoa đến kết quả dài ra Dưới 13oC và trên 40oC thì sự sinh trưởngngừng lại, dưới âm 5oC cây chết

Nhiệt độ ảnh hưởng đến phẩm chất và sự phát triển của trái Thường ở nhiệt độcao trái chín sớm, ít xơ và ngọt nhưng khả năng cất giữ kém và màu sắc trái chínkhông đẹp (ở nhiệt đô thấp các sắc tố hình thành nhiều hơn) Ở miền Nam thường cóbiên độ nhiệt giữa ngày và đêm thấp nên khi chín vỏ trái thường còn màu xanh, tuynhiên yếu tố tạo màu sắc khi chín còn ảnh hưởng bởi giống trồng [11]

Nước và độ ẩm: Cam ưa ẩm nhưng không chịu được úng nước Khi đất bị thiếu

oxy do ngập úng, hệ nấm rễ hoạt động kém, lâu ngày sẽ thối chết làm rụng lá, quả non

Do đó, cây cam trồng trên đất dốc tốt hơn trên đất bằng

Lượng nước cần hàng năm đối với 1 ha cam từ 9.000 - 12.000 m3, tương đươngvới lượng mưa 900 - 1.200 mm/năm [42] Với cam kinh doanh, lượng nước cầnkhoảng 10.000 - 15.000 m3/ha/năm Ở Việt Nam, lượng mưa trung bình hàng năm từ

1500 đến 1800 mm và phân hóa theo mùa nên vào mùa khô hạn phải tưới, vào mùamưa phải có biện pháp chống úng Cam, quýt không ưa độ ẩm không khí quá thấp,song nếu quá cao sẽ tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển, độ ẩm thích hợp là 75%

Ánh sáng: Cam, quýt là cây ưa nắng, trong điều kiện bình thường, nếu thiếu ánh

sáng thì sự quang hợp sẽ kém, lượng cacbonhydrat tích luỹ ít, sản lượng quả giảm, phẩmchất kém Cường độ ánh sáng thích hợp trong khoảng 10.000 - 15.000 lux (tương đươngvới ánh sáng lúc 8 giờ sáng và 4 - 5 giờ chiều trong mùa hè) [9]

Trang 16

Ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ, cam, quýt chín trong thời gian trời trong xanh,ánh sáng đầy đủ nên quả có màu vàng đẹp; còn ở Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, cam,quýt chín đúng mùa mưa trời u ám, quả thường có màu xanh tái nên quả chín nhìn vẫnxanh Thậm chí trong cùng một cây, quả ở ngoài tán, trên cành đủ ánh sáng, hình dángquả tròn trĩnh, màu sắc quả đẹp hơn ở cành lá thiếu ánh sáng [20].

Gió: Gió bão gây nguy hiểm cho lá và cây, lá có thể bị sứt đi, quả cọ sát vào

nhau gây thương tích, tạo điều kiện cho sâu bọ xâm nhập Ở những vùng nhiều gióthường phải trồng những hàng cây chắn gió xung quanh vườn để cây không bị layđộng, chống gió đông bắc khi cây ra hoa, thụ tinh và chống gió khi quả đang lớn

1.1.3.3 Nhu cầu dinh dưỡng

Nguyên tố dinh dưỡng cần thiết là những nguyên tố mà khi thiếu nó cây khôngthể hoàn thành chu trình sống, trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chấttrong cơ thể, không thể thiếu hoặc thay thế bằng nguyên tố khác Các nguyên tố dinhdưỡng thiết yếu chia làm 2 nhóm: các nguyên tố cây sử dụng nhiều không thể thiếutrong quá trình sinh trưởng phát triển (hơn 100 mg/kg chất khô của cây): C, H, O, N, P,

K, S, Ca, Mg; và các nguyên tố vi lượng trong cây trồng

Các bon (C), hydro (H), oxy (O) là 3 nguyên tố chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong

cây (khoảng 95% trọng lượng của cây) Chúng được cây lấy trực tiếp từ nước, đất vàkhông khí

Đạm (N): quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cũng như

trong quá trình hình thành hoa và quả Đủ N cây sinh trưởng tốt, thiếu N cây còi cọc,

lá vàng, bón quá nhiều N cây sinh trưởng quá mạnh có hại cho sự phân hoá hoa Câynhiều tược, lá to nhưng mềm, quả lại sần sùi, vỏ dầy, thô, hương vị kém

Phốt pho (P): tác dụng giữ sản lượng và phẩm chất hàng năm Phốt pho giúp

điều hoà dinh dưỡng N của cây Thiếu P lá phát triển không bình thường, đầu lá bị tù,chuyển màu đồng và dễ rụng, vỏ trái dầy Đủ phốt pho quả phát triển tốt, vỏ cứng múingọt, nhiều nước, tăng tỷ đường trong quả, quả mau chín, vỏ chắc, dễ bảo quản Nếuthừa phốt pho cũng làm cành cây có múi sinh trưởng mạnh, ít cành tược

Kali (K): được xem là nguyên tố phẩm chất (quả to và ngọt hơn), chắc mô giúp

chống tốt Thiếu kali lá phát triển không bình thường, có những vết xám hay màuđồng, dễ rụng, cây chịu rét kém, sức chống chịu bệnh yếu, chất lượng kém, nhiều kaliảnh hưởng đến sinh trưởng

Lưu huỳnh (S): Là thành phần của các axit amin chứa lưu huỳnh và vitamin,

biotin, thiamin và coenzim A Giúp cho cấu trúc protein vững chắc, tăng năng suất,chất lượng cam

Trang 17

Canxi (Ca), magiê (Mg), lưu huỳnh (S) là những nguyên tố cần thiết Thiếu Ca

lá vàng rụng sớm, cành non dễ bị khô Thiếu Mg lá vàng phiến lá, phần gần cuống lá

có màu xanh chữ V ngược

Các nguyên tố vi lượng (Cu, Zn, Mn, Fe, Bo, Mo,…) là thành phần thiết yếu

trong các enzym và protein hô hấp, xúc tác cho các quá trình tổng hợp diệp lục, giúpcây sinh trưởng và phát triển

1.1.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam trên thế giới và ở Việt Nam

1.1.4.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam trên thế giới

Năm 2011, diện tích trồng cam của toàn thế giới là 4.003.305 ha, năng suấttrung bình đạt 17,79 tấn/ha, sản lượng 71.241.218 tấn Đến năm 2013, năng suất giảmnhẹ xuống 17,53 tấn/ha nhưng diện tích tăng lên 4.068.281 ha nên sản lượng tăng lên71.305.973 tấn

Khu vực châu Mỹ là nơi sản xuất cam với sản lượng hàng đầu thế giới, trong đó

có ba nước thuộc nhóm 5 nước đứng đầu: Brazil, Mỹ và Mexico Năng suất trung bình

ở Mỹ cao nhất thế giới và luôn ổn định, từ năm 2010 đến năm 2012 tăng từ 28,75tấn/ha lên 33,65 tấn/ha Tuy nhiên những năm gần đây, năng suất trung bình của Mỹ

đã có xu hướng giảm Tính đến năm 2014 sản lượng trung bình chỉ đạt 25,64 tấn/ha

Là quê hương của cam quýt, hầu hết các nước ở châu Á đều sản xuất cam quýt.Tính đến năm 2014, đây là vùng có diện tích sản xuất cam lớn nhất thế giới (1.729.570ha), chiếm 42,1% song sản lượng của châu Á chỉ đứng thứ hai sau châu Mỹ do năngsuất trung bình ở mức thấp nhất thế giới Nguyên nhân là do điều kiện kinh tế, xã hộicòn nhiều hạn chế Nghề trồng cam quýt chưa được chú trọng, chưa áp dụng khoa học

kỹ thuật hiện đại vào canh tác, quy mô sản xuất chưa đạt mức công nghiệp hóa và tìnhtrạng dịch bệnh, dịch hại còn nhiều diễn biến Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước cósản lượng cam lớn nhất khu vực và thuộc nhóm 5 nước đứng đầu thế giới Năm 2014,sản lượng của Trung Quốc (7.964.133 tấn) và Ấn Độ (7.317.610 tấn) chiếm tương ứng10,21% và 9,01% tổng sản lượng cả thế giới [61]

Trang 18

Bảng 1.2: Nhóm các quốc gia có sản lượng cam đứng đầu thế giới

Quốc gia Năm Diện tích (ha) Sản lượng

(tấn)

Năng suất (tấn/ha)

Kết quả tổng hợp về tình hình sản xuất cam quýt ở Việt Nam giai đoạn từ năm

2000 đến 2014 được trình bày trong bảng 1.3 và hình 1.1 như sau:

Bảng 1.3: Tình hình sản xuất cam quýt ở Việt Nam (2000-2014)

Trang 19

Phân bố

Diện tích gieo trồng (x 1000 ha)

Sản lượng (x 1000 tấn)

2000 2005 2010 2014 ↑↓ 2000 2005 2010 2014 ↑↓

Đồng bằng sông Hồng 6,0 5,9 5,1 5,4 -0,6 38,6 49,6 64,2 59,8 +21,2Trung du miền núi

phía Bắc 12,8 14,6 10,2 15,7 +2,9 37,7 55,1 51,4 75,3 +37,6Bắc Trung Bộ &

Duyên hải miền Trung 10,5 10,4 6,0 8,1 -2,4 78,7 45,7 57,5 48,9 -29,8Tây Nguyên 0,3 0,6 0,7 1,0 +0,7 0,9 1,9 3,9 4,5 +3,6Đông Nam Bộ 4,2 7,3 5,3 6,2 +2,0 15,9 26,0 71,6 51,6 +35,7Đồng bằng sông Cửu

Long 34,8 48,4 33,4 39,2 +4,4 254,9 423,0 471,5 496,0 +241,1

Cả nước 68,6 87,2 60,9 75,6 +7,0 426,7 601,3 720,1 736,1 309,4

Ghi chú: (↑↓) biến động trong giai đoạn (2000-2014) (Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2014)

a) Cơ cấu về diện tích b) Cơ cấu về sản lượng

Hình 1.1: Cơ cấu đóng góp về diện tích (a) và sản lượng cam (b) của các vùng 2014

Hiện nay, cây có múi nói chung, cây cam quýt nói riêng được trồng rộng rãikhắp mọi tỉnh thành trong cả nước, nhưng tập trung chủ yếu ở 7 vùng sản xuất chínhbao gồm đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và duyênhải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long Theo BộNông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2014), cả nước có 75.600 ha đất trồng camquýt, đạt sản lượng trung bình 736.100 tấn quả tươi, so với cùng kỳ năm 2013 thì diệntích tăng thêm do trồng mới là 5.200 ha, sản lượng tăng thêm 26.700 ha do một số diệntích cam thời kỳ kiến thiết đã chuyển sang giai đoạn sản xuất kinh doanh Trong giaiđoạn từ 2000-2014, diện tích trồng cam quýt trong cả nước có xu hướng tăng qua cácnăm, dao động từ 68,6 đến 87,2 nghìn ha, riêng năm 2005 diện tích trồng cam tăngmạnh lên 87,2 nghìn ha, còn các năm tiếp theo thì giảm về diện tích Tuy nhiên, sảnlượng cam quýt trong giai đoạn từ 2005-2014 vẫn tăng đều qua các năm do sự tăngcường đầu tư thâm canh và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng và canhtác cam So với thời điểm năm 2000 cho thấy diện tích trồng cam quýt trong cả nước

đã tăng lên 7.000 ha về diện tích và 309.400 tấn về sản lượng [1]

Trang 20

Vùng có diện tích và sản lượng cam quýt nhiều nhất trong cả nước là vùngđồng bằng sông Cửu Long, tiếp đến thứ hai là vùng Trung du miền núi phía Bắc.Trong năm 2014, diện tích trồng cam của đồng bằng sông Cửu Long là 39.200 ha chosản lượng 496 nghìn tấn (chiếm 52% về diện tích, 67% về sản lượng cam quýt toànquốc), tăng so với năm 2000 4.400 ha, 241.00 tấn sản lượng; tiếp đến là các tỉnh trung

du miền núi phía Bắc có tổng diện tích đất trồng cam quýt 15.700 ha cho sản lượng75.300 tấn, chiếm 21% về diện tích và 10% về sản lượng cam quýt trong cả nước, tăng

so với năm 2000 là 2.900 ha và 37.600 tấn sản lượng Còn lại, vùng đồng bằng sôngHồng, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đóng góp từ 7 - 11% vềdiện tích, từ 7 - 8% về sản lượng

So với thời điểm năm 2000, hai vùng có diện tích đất trồng cam quýt giảm làđồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ, duyên hải miền trung, trong đó đồng bằngsông Hồng giảm 600 nghìn ha còn vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung giảmmạnh nhất (giảm 2.400 ha) Điều đáng chú ý là vùng đồng bằng sông Hồng tuy cógiảm về diện tích nhưng sản lượng cam vẫn ở mức cao, năm 2014 đạt 59.800 tấn(chiếm 8% tổng sản lượng cả nước), sản lượng tăng 21.200 tấn Chứng tỏ rằng nghềtrồng cam tại vùng này đã có những kỹ thuật canh tác hiệu quả nhờ vào những thành

tự đóng góp của khoa học công nghệ cũng như vai trò của phân bón hóa chất làm tăngsản lượng (Bảng 1.3 và hình 1.1)

Trang 21

1.1.4.3 Tình hình phát triển cây cam quýt ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam

Bảng 1.4: Diện tích và sản lượng cam vùng trung du miền núi phía Bắc (2000-2015)

Đơn vị: ×1000 ha, ×1000 tấn

Diện tích

Sản lượng

Diện tích

Sản lượng

Diện tích

Sản lượng

Diện tích

Sản lượng

Diện tích

Sản lượng

Các tỉnh trung du miền núi phía Bắc là một trong những vùng kinh tế trọng điểmphát triển cây có múi (chanh, cam, quýt, bưởi) nói chung và cây cam, quýt nói riêng,với mức đóng góp vào cơ cấu diện tích trồng cây cam quýt đứng thứ 2 cả nước Làvùng có diện tích đồi núi lớn nhưng diện tích trồng cam chủ yếu tập trung vào các tỉnh

Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Bắc Cạn, Bắc Giang,… Từ kết quả thống kê của

Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kết hợp với báo cáo của chi cục trồng trọt cáctỉnh cho thấy trong giai đoạn 2000-2015 có sự chuyển dịch cơ cấu diện tích, đặc biệtcác tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Hà Giang, Bắc Cạn, Lạng Sơn đã có diện tích trồngcam tăng mạnh (Tuyên Quang tăng từ 1,1 lên 5,2 nghìn ha; Bắc Giang và Hòa Bìnhtăng từ 500 ha và 700 ha lên 1.700 ha và 2.700 ha; Hà Giang tăng từ 4.300 ha lên5.700 ha, Bảng 1.4 và hình 1.2)

Hình 1.2: Diện tích và sản lượng cam quýt vùng trung du miền núi phía Bắc (2015)

Trang 22

Tính đến thời điểm năm 2015 so với năm 2000, các tỉnh đã mở rộng diện tíchđất trồng cam tăng thêm nhiều nhất là Tuyên Quang 4.100 ha, Hòa Bình 2.000 ha, BắcCạn 1.500 ha, Hà Giang 1.400 ha, Bắc Giang 1.200 ha; các tỉnh có diện tích cam tăng

ít là Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, nguyên nhân là các tỉnh này tậptrung nhiều núi cao, điều kiện khí hậu khắc nghiệt hơn, địa hình lại chia cắt mạnh, đấtquá dốc không phù hợp cho sự phát triển của cây cam Bên cạnh đó, một số tỉnh códiện tích đất trồng cam giảm xuống như Thái Nguyên, Yên Bái và Phú Thọ, diện tíchgiảm khoảng 200-900 ha Kết quả tổng hợp được cho thấy sản lượng cam của các tỉnhmiền núi phía Bắc Việt Nam cũng có sự khác biệt lớn ở các tỉnh, có sự tương quan rõvới sự tăng lên về diện tích trồng mới và sự khác nhau về điều kiện kỹ thuật canh tác.Trong giai đoạn 2000-2015, sản lượng cam tăng mạnh nhất ở tỉnh Tuyên Quang, từ 2,1lên 43 nghìn tấn (tăng thêm 40,9 nghìn tấn do diện tích trồng tăng thêm 4.100 ha), thứhai là Hòa Bình tăng từ 2,2 lên 26,7 nghìn tấn (tăng thêm 24,5 nghìn tấn), thứ 3 là BắcCạn từ 3,2 lên 10,9 nghìn tấn (tăng thêm 7,7 nghìn tấn), tiếp theo là Bắc Giang, từ 2nghìn tấn lên 6,5 nghìn tấn (tăng thêm 4,5 nghìn tấn) (Bảng 1.4 và hình 1.2)

Mặc dù tỉnh Hà Giang có trồng tăng thêm về diện tích gần tương ứng với BắcCạn và nhiều hơn Bắc Giang, tuy nhiên sản lượng cam tăng trong giai đoạn này ở mứcrất thấp, tăng thêm 490 tấn Về vấn đề này có thể do một số nguyên nhân khác nhauliên quan đến các vườn cam đã bị già cỗi, hoặc đất bị thoái hóa hoặc người trồng camchưa thực sự đầu tư chăm sóc để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm Các tỉnh cósản lượng cam quýt giảm có liên quan đến sự giảm diện tích là Phú Thọ và TháiNguyên, ngoài ra là Cao Bằng, Lai Châu có diện tích tăng 100-200 ha nhưng sảnlượng cam lại giảm 100-200 tấn Như vậy, chứng tỏ rằng các tỉnh này chưa thực sự coicây cam là đối tượng cần được quan tâm phát triển (Bảng 1.4 và hình 1.2)

Một số giống cam được trồng phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam

hiện nay bao gồm: Cam Sành là giống quýt (King mandarin), tuỳ vùng trồng lâu đời

mà có các tên gọi như cam sành Bố Hạ - Bắc Giang, cam sành Bắc Quang - Hà Giang,cam sành Hàm Yên - Tuyên Quang; Cam Xã Đoài được trồng nhiều ở Cao Phong, HòaBình có nguồn gốc từ vùng Xã Đoài, huyện Nghi Lộc, Nghệ An nhưng đã được gọitheo chỉ dẫn địa lý là cam Cao Phong Cây cao trung bình, tán lá hơi xoè, thích nghirộng Năng suất cao, khối lượng quả trung bình 200 - 250 g/quả; Cam Valencia đượcnhập vào Việt Nam từ năm 1971 Quả to hơn cam Hamlin, trung bình 250 g/quả Khichín vỏ quả có màu vàng, ruột màu vàng da cam Chín muộn vào dịp Tết âm lịch; CamHam Lin là giống của Mỹ, (Hamlin là tên ông chủ vườn ở Mỹ), được đưa vào ViệtNam từ năm 1971 thông qua Cu Ba Hamlin là giống chín sớm vào tháng 9 - 10, vỏquả mỏng, khối lượng quả trung bình 200 g/quả; Cam Sông Con có nguồn gốc chọn từcây gieo hạt ở Nông trường Sông Con, Nghệ An Cây cao trung bình, tán gọn, không

Trang 23

có gai trên cành, thích nghi rộng Năng suất trung bình, khối lượng quả trung bình 200

- 250 g/quả; Cam Vân Du được chọn lọc từ những cây gieo hạt của giống cam Sunkist ởTrại nghiên cứu cam Vân Du (Thanh Hoá) Cây cao trung bình, tán gọn có gai trên cành,thích nghi rộng Năng suất cao, khối lượng quả trung bình 180 - 200 g/quả [1]

1.2 Một số biện pháp quản lý cỏ dại

1.2.1 Vai trò của quản lý cỏ dại

Cỏ dại khi phát triển quá mức có thể trở thành yếu tố cạnh tranh với cây trồng

về ánh sáng, nước, dinh dưỡng với cây trồng, là ký chủ của sâu bệnh hại, ảnh hưởngđến năng suất và chất lượng nông sản Tuy là cạnh tranh dinh dưỡng nhưng chúngcũng đem lại những lợi ích đáng kể nếu được quản lý hợp lý: làm giảm hiện tượng xóimòn, rửa trôi, đặc biệt là trên những địa hình dốc, tích lũy dinh dưỡng vào sinh khối vàtrả lại đất thông qua tàn dư thực vật, tăng hàm lượng mùn hữu cơ cho đất nhờ tạo điềukiện hoạt động tốt cho khu hệ vi sinh vật đất, duy trì độ ẩm đất, cung cấp và lưu trữcác bon đất, bảo vệ được độ phì và đa dạng sinh học đất, từ đó giúp bảo vệ và phục hồisức khỏe đất

Quản lý cỏ dại có ý nghĩa quan trọng giúp giảm thiểu tối đa những tác động xấucủa cỏ dại đến chất lượng đất và cây trồng, tận dụng được những lợi ích mà cỏ dại manglại, từ đó giúp bảo vệ độ phì của đất, giúp quá trình canh tác đạt được hiệu quả cao

Trang 24

1.2.1.1 Vai trò của cỏ dại trong phong chống xói mòn đất

Cỏ dại nếu được quản lý một cách hợp lý sẽ đóng vai trò như lớp thực vật chephủ, có tác dụng phòng chống hiện tượng xói mòn thường xảy ra ở những nơi đất dốc,

do khả năng xói mòn sẽ tăng khi lớp thực vật che phủ bị mất đi

Lớp thực vật che phủ bề mặt đóng vai trò che chắn và bảo vệ đất trước khả năngbào mòn của nước và gió Hơn nữa, rễ cỏ có tác dụng liên kết các hạt đất lại với nhautức là làm tăng kết cấu đất, làm đất khó bị xói mòn hơn Các loại cỏ dại có khả năngche phủ tốt như cỏ vectiiver, các loại cây họ đậu, cỏ phân xanh, …

1.2.1.2 Vai trò của cỏ dại trong bảo vệ chất lượng đất

Thảm thực vật che phủ có vai trò quan trọng trong việc giúp đất giữ nước vàduy trì độ ẩm tốt hơn do chúng là giảm tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời xuốngmặt đất, làm giảm sự bay hơi của nước trong đất, ngăn các dòng chảy và giữ lại mộtphần lượng nước mưa sau đó trả lại vào đất, từ đó tăng khả năng giữ nước của đất Độ

ẩm đất tăng cũng đảm bảo cải thiện các chỉ tiêu của đất như pH, dung tích trao đổication (CEC), hàm lượng Ca, Mg trao đổi, …

Hệ vi khuẩn, vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong đất nhờ việc phân giảicác chất hữu cơ, một số có khả năng tổng hợp Nitơ, phân giải phốt pho và xenlulo Do

đó, việc duy trì hoạt động của hệ sinh vật đất là tương đối quan trọng đối với chấtlượng đất Hệ rễ của thảm thực vật che phủ đóng vai trò cung cấp không gian sống,cung cấp chất hữu cơ khi chết đi cho các vi sinh vật, đảm bảo các hoạt động sinh họcđược diễn ra trong đất

1.2.1.3 Lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường của quản lý cỏ dại

Cỏ dại đóng vai trò là lớp thực vật bảo vệ bề mặt, từ những ích lợi từ việcchống rửa trôi, cải thiện độ ẩm đất giúp cả thiện các chỉ tiêu của đất như pH, dung tíchtrao đổi cation (CEC), hàm lượng Ca, Mg trao đổi, … góp phần làm tăng chất lượngcủa sản phẩm nông nghiệp

Hơn nữa, bản thân lớp cỏ cũng đóng vai trò tích trữ chất hữu cơ và các khoáng.Lượng tàn dự thực vật lâu dài và liên tục từ cỏ đóng vai trò hoàn trả vào đất lượng chấthữu cơ và khoáng đáng kể Từ đó hạn chế được lượng phân bón bổ sung vào đất, giúpgiảm được chi phí đầu tư trong quá trình canh tác

Ngoài ra, ở một vào lại cỏ dại thuộc cây họ đâu, tiêu biểu như cây lạc dại có khảnăng tổng hợp N dễ tiêu và phân giải phốt pho Điều này giúp hạn chế các tác hại từphân bón hóa học, giảm được các tác động bất lợi đến các hoạt động của hệ vi sinh vậtđất Điều quan trọng hơn là giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh sử dụng đất

Trang 25

Đối với việc kiểm soát cỏ dại, thời gian cắt tốt nhất là khi cây cỏ phát triển mạnh,cao quá ngang người, gây khó khăn cho việc đi lại, chăm sóc tưới tiêu, bón phân.

Ngoài ra cũng có thể sử dụng máy cắt cỏ Tuy máy không thể cắt được nhữngcây cỏ nằm sát mặt đất, nhưng đối với những vùng đất cao địa hình dốc thì hệ thống cỏnày lại vô cùng cần thiết để giảm bớt sự xói mòn đất

Nghiên cứu được công bố trên Argicultural Systems đã chỉ ra những lợi ích màcây che phủ đất mang lại đối với hơn 10 dịch vụ hệ sinh thái bao gồm: tăng tuần hoàncác bon và nitơ, chống xói mòn, nhiều nấm rễ cộng sinh hơn và lợi ích trấn át cỏ dại.Theo Mard (2011) tại Science daily, Cục Bảo tồn tài nguyên quốc gia Mỹ (NRCS) ướctính, tăng cây che phủ sử dụng hằng năm trong năm 2011 đã làm giảm trung bình 78%hiện tượng mất lớp đất màu mỡ bề mặt, 35% thất thoát nitơ bề mặt, giảm 40% thất thoátnitơ dưới lớp thổ nhưỡng và giảm 30% thất thoát phốt pho tổng số [41]

Ở Ấn Độ, những nơi có điều kiện cải tiến tốt, họ khuyến khích trồng

cây Calopogonium mucunoides và Mimosa invisa Kỹ thuật che phủ đất bằng cây họ

đậu rất có ích trong quản lý bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora gây ra, nhờ làmgiảm thiểu sự phát triển của bệnh [3]

Ở Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu về ứng dụng các loại cây che phủ trongbảo vệ và cải thiện chất lượng đất canh tác tại nhiều vùng trên khắp cả nước TheoTrung tâm Nghiên cứu nông nghiệp miền núi phía Bắc - Viện Khoa học Kỹ thuật Nôngnghiệp Việt Nam đã chứng minh được nhiều biện pháp trồng cây nông nghiệp trên đấtdốc mang lại đa lợi nhuận cho nông nghiệp, trong đó có biện pháp kỹ thuật canh tácngô nương có thảm thực vật che phủ Nghiên cứu đã chứng minh phương thức kỹ thuậtcanh tác ngô nương có thảm thực vật che phủ đất làm tăng tỷ lệ mọc mầm của ngô, giữ

Trang 26

ẩm cho đất; tăng năng suất ngô hạt từ 30 - 50% (tùy theo độ dốc và tính chất đất); hạnchế tới 85% lượng đất xói mòn, tăng cường hoạt động sinh vật đất [9].

Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu đất, phân bón và môi trườngTây Nguyên đã xác định và đưa vào khuyến cáo bà con nông dân các địa phương trồngcác loại cây như cây lạc dại, cây đậu mèo Thái Lan, cây Kuddu (sắn dây dại), muồnghoa vàng, cốt khí vừa để chống xói mòn, bảo vệ đất vừa dùng làm phân bón để cungcấp dinh dưỡng cho cây trồng

Theo công bố của Hiệp hội cao su Việt Nam, mô hình trồng cây che phủ câyKuddu cho cao su tiểu điền trong giai đoạn kiến thiết cơ bản được triển khai năm 2012đến nay mang lại kết quả khả quan, chống xói mòn đất, cải tạo bảo vệ và giữ độ ẩmcho đất trên vườn cao su tiểu điền so với những năm trước khi chưa áp dụng quy trình,ngoài ra còn cung cấp một lượng lớn phân xanh trả lại cho đất trồng, cải tạo đất tốt,tăng lượng đạm tự nhiên có trong đất Tại Bắc Kạn, việc sử dụng các loại cỏ che phủ

có tác dụng cải tạo đất như cỏ Stylo, lạc dại, cốt khí, trong dự án cải tạo các vườnquả kém chất lượng đã mang lại những hiệu quả đáng kể

Biện pháp sử dụng cây lạc dại

Cây lạc dại có xuất xứ từ Nam Mỹ, du nhập vào Việt Nam qua một số dự ánquản lý và bảo vệ đất nông nghiệp Lạc dại tồn tại ngoài thiên nhiên như hàng trămloài cỏ dại Thân lá lạc dại có thể dài tới 2 m, xanh tốt quanh năm, nhất là khi được cắtđịnh kỳ Củ lạc dại nhỏ, nằm trong đất, ít khi được thu hoạch Sau khi nhập nội và tiếnhành hàng chục thực nghiệm trên nhiều nền đất, từ đất xấu bạc màu, nghèo dinhdưỡng, đất đồi núi dốc đến đất cát, đất chua mặn ven biển, Viện Khoa học Kỹ thuậtNông - Lâm nghiệp miền núi phía Bắc (NOMAFSI) nhận xét, lạc dại chịu được đấtnghèo dinh dưỡng và những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên có thể trồng ở nhiềuvùng khác nhau; có thể trồng kèm (xen) với cây ăn trái, cây công nghiệp lâu năm (dứa,

cà phê, hạt tiêu), trồng xen với bắp trên đất dốc [23]

Về chống xói mòn, vườn cây ăn trái trồng thảm lạc dại đã làm giảm 72,4%lượng đất (đồi) bị xói mòn so với không trồng lạc dại Độ ẩm của đất có thảm lạc dạiluôn cao hơn so với đối chứng từ 10 đến 50% tùy thuộc vào độ dày của thảm che phủ

và điều kiện đất đai Các loài vi sinh vật (VSV) có lợi tăng rất cao dưới thảm lạc dại

Cụ thể VSV cố định đạm tăng 200%, VSV phân giải lân tăng 611,1%, VSV phân giảixenlulozo tăng 138,1% so với đối chứng (vườn cây cùng loại không trồng lạc dại).Trồng lạc dại giúp hệ sinh thái côn trùng đất như giun, dế phát triển, ngày đêm “càyxới, chế biến lá mục” làm cho đất thêm tơi xốp

Theo tính toán của NOMAFSI, trồng lạc dại, lượng chất xanh có thể cung cấp

595 kg N, 140 kg P2O5, 200 kg K2O/ha/năm và khẳng định chắc chắn điều này sẽ gópphần quan trọng trong cải tạo độ phì của đất Ở miền Nam, trồng lạc dại phủ đất đã

Trang 27

được ứng dụng thử nghiệm vào vườn hồ tiêu, xoài ở Đồng Nai, điều (Bình Phước, KonTum, Đăk Lăk), thanh long (Bình Thuận), bước đầu cho kết quả tốt.

1.2.2.2 Che phủ bằng thực vật không sống

Che phủ đất bằng thực vật không sống là biện pháp sử dụng những phụ phẩmnông nghiệp còn lại sau thu hoạch, các loại cây phân xanh hoặc cỏ sau khi cắt để chephủ bề mặt đất canh tác Biện pháp này giúp giảm thiểu được tình trạng xói mòn rửatrôi, đặc biệt là với đất dốc, trả lại lượng dinh dưỡng tích lũy trong thực vật cho đất,bảo vệ độ ẩm đất, tăng hàm lượng mùn và độ phì cho đất

Nguyên vật liệu sử dụng cho biện pháp này thường là tàn dư thực vật và phụphẩm nông nghiệp như rơm rạ, vỏ trấu, mùn cưa,… hay sử dụng chính các loại cỏ làmvật liệu che phủ

1.2.2.3 Phun thuốc diệt cỏ

Các loại hóa chất diệt cỏ được sử dụng phổ biến trên thế giới:

Một số loại thuốc BVTV như thuốc diệt côn trùng chứa alkyl thiocyanate vàthuốc diệt nấm chứ dithiocacbamat đã được sử dụng từ những năm 1930 Tuy nhiên,đến năm 1942, khi thuốc diệt côn trùng DDT được giới thiệu thì ngành công nghiệpthuốc trừ sâu mới thật sự bắt đầu Năm 1944, thuốc diệt cỏ đầu tiên chứa 2,4-D đượcđưa ra thị trường Giai đoạn từ năm 1945 đến 1955 được coi là thời kỳ thứ 2 của thuốcBVTV Các nhóm thuốc diệt côn trùng gốc photpho hữu cơ như cacbamat và urê pháttriển và được sử dụng phổ biến cho đến nay Các loại thuốc diệt nấm nhưbenzimidazoles, pyrethrin, triazoles và imidazoles xuất hiện từ những năm 1960 đến

1970 Thời kỳ thứ 3 của thuốc BVTV xuất hiện các nhóm chất như Pyrethrin và Sulfonylureas trong giai đoạn từ 1970 - 1980 [55]

Năm 1993, tổng lượng thành phần hoạt chất thuốc BVTV trên thế giới khoảng 2

tỷ tấn, trong đó 57% là thuốc diệt cỏ, 23% là thuốc diệt côn trùng và 12% là thuốc diệtnấm (Dẫn theo Damia Barcelo) [55] Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc thuốc trừ cỏ có

xu hướng tăng lên qua các năm Tương tự, ở Việt Nam cũng có xu hướng tăng tỷ lệ sửdụng các loại thuốc trừ cỏ Theo Cục Bảo vệ thực vật (2015), từ năm 2011 đến 2014[2], Việt Nam nhập khẩu và sử dụng từ 70.000 đến 100.000 tấn thuốc BVTV mỗi năm,tăng gấp hơn 10 lần so với giai đoạn năm 1985, trong đó thuốc trừ sâu chiếm 20,4%,thuốc trừ bệnh chiếm 23,2% và thuốc trừ cỏ chiếm 44,4%, các loại thuốc khác chiếm12% Đến năm 2015, trong số các loại hóa chất BVTV, có khoảng 45-47% là thuốc trừ

cỏ, 20-22% là thuốc trừ bệnh, 22-23% là thuốc trừ sâu, còn lại là các thuốc điều hòasinh trưởng và nhóm thuốc khác Trong những năm gần đây, sử dụng hóa chất BVTVtrong canh tác có xu hướng tăng lên rõ rệt Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, chỉ tínhriêng 3 tháng đầu năm 2017, giá trị nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu lên đến

183 triệu USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2016 [35]

Trang 28

Các hoạt chất của thuốc diệt cỏ được sử dụng phổ biến trên thế giới, ở Mỹ vàchâu Âu được trình bày ở bảng 1.5 Ở những khu vực khác nhau mức độ phổ biến củamột số loại hoạt chất là khác nhau Các loại hoạt chất như Glyphosate và Atrazineđược sử dụng phổ biến ở trên thế giới Bên cạnh đó, một số loại hoạt chất nhưThiobencarb, Paraquat và Propanil mặc dù có mức độ sử dụng cao trên thế giới nhưnglại không thường được sử dụng ở Mỹ và châu Âu.

Bảng 1.5: Một số hoạt chất của thuốc diệt cỏ sử dụng phổ biến [47]

1.2.3 Tác động của thuốc diệt cỏ đến hệ sinh thái đất

Đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu tác động của hóa chất BVTV nói chung vàthuốc diệt cỏ nói riêng đến hệ sinh thái đất, môi trường và sức khỏe cộng đồng Nhiềunhà khoa học đã nghiên cứu về những ảnh hưởng tiêu cực của thuốc diệt cỏ đến sự đadạng vi sinh vật đất, chu trình sinh hóa và hoạt động của enzym đất

Việc sử dụng thuốc diệt cỏ gây tác động tiêu cực đến sinh khối vi sinh vật và hôhấp đất Theo Seghers và cộng sự (2003), Atrazine và metolachlor làm thay đổi cấutrúc quần xã của sinh vật đất Butaclo là một loại hợp chất rất độc, gây ức chế sự pháttriển, trưởng thành và tạo kén ở giun đất Brawida willsi (Panda và Sahu, 2004) Sửdụng thuốc diệt có có chứa glyphosate làm giảm số lượng vi khuẩn trong đất (Araujo

và cộng sự, 2003), thay đổi cấu trúc quần xã trong thời gian ngắn (Busse và cộng sự,

2001) Theo Strandberg và Scott-Fordsmand (2004), Pendimethalin làm giảm số lượng

Trang 29

tuyến trùng và các loại động vật không xương sống khác, giảm sự cộng sinh giữa thựcvật và vi khuẩn nốt sần ở nồng độ thấp 0,5 - 1 kg/ha (Dẫn theo Bunemann, 2006) [56].Satos và cộng sự (2006) đã nghiên cứu ảnh hưởng của fluazifop-p-butyl và fomesafenđến hoạt động của vi sinh vật đất ở trong 2 hệ thống đất canh tác và đất không canhtác Sau 51 ngày, sinh khối C của vi sinh vật và số lượng vi sinh vật giảm [29] Khinghiên cứu ảnh hưởng của thuốc diệt cỏ chứa haloxyfop, Abbas Mohammadi vàYadegar Amini (2015) đã chỉ ra rằng, hợp chất này làm ức chế hoàn toàn sự nảy mầm

của bào tử nấm Trichoderma harzianum tại nồng độ 2000 ppm [40].

Vi sinh vật đất có khả năng thực hiện chuyển hóa chác chất như nitơ, phốt pho,sunfua hay các bon Vì vậy, sử dụng thuốc diệt cỏ có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc giántiếp đến chu trình sinh hóa, bao gồm quá trình khoáng hóa chất hữu cơ, cố định nitơ,nitrat hóa, phản nitrat hóa, amoni hóa thông qua việc ức chế hoạt động của các vi sinhvật đất và enzym đất Theo các nghiên cứu của Malik và Tesfai (1985 và 1993), thuốc

diệt cỏ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của Bradyrhizobium japonicum và giảm nốt

sần ở rễ cây đậu tương trong điều kiện nhà kính Những ảnh hưởng tiêu cực của một sốloại thuốc diệt cỏ như terbutryn, simazine, prometryn và butazone đến sinh vật vùng rễ

đã được mô tả bởi Singh và Wright (1999, 2002) Theo nghiên cứu của Niewiadomska(2004) và Niewiadomska và Klama (2005), thuốc diệt cỏ chứa imazetapir có ảnh

hưởng tiêu cực đến hoạt động của enzym của Rhizobium leguminosarum, Sinorhizobium meliloti và Bradyrhizobium sp Theo nghiên cứu của Adeleye và cộng

sự (2004), khi tăng nồng độ của 3 loại thuốc diệt cỏ (2,4-D, Atranex và Agroxone) làm

giảm sự tồn tại của Rhizobium phaseoli và Azotobacter vinelandi Theo Kinney và

cộng sự (2005), prosulfuron ức chế quá trình nitrat hóa và phản nitrat hóa từ 0,02 đến

10 lần sau 48 giờ thí nghiệm

Trong đất bao gồm enzym tự do, enzym ngoại bào vi sinh vật (Mayanglambam

và cộng sự, 2005) Sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật, trong đó có thuốc diệt

cỏ, làm gián đoạn quá trình trao đổi chất và hoạt động của enzym trong đất Nhữngảnh hưởng tiêu cực của thuốc diệt cỏ đến hoạt động của các enzym đất như hydrolaza,oxidoreductaza và dehydrogenaza đã được nghiên cứu rộng rãi Theo nghiên cứu củaSingh và Wright (1999), sử dụng thuốc diệt cỏ như Terbutyl làm giảm hoạt động củaenzym nitrogenaza Theo nghiên cứu của Tu (1981), thuốc diệt cỏ chứa 2,4-D ức chếhoạt động của enzym photphataza Cũng theo nghiên cứu của Sannino và Gianfreda(2001), khi nghiên cứu trong điều kiện phòng thí nghiệm cho thấy Glyphosate làm kìmhãm hoạt động của phosphataza lên đến 98% Thuốc diệt cỏ Atrazine gây ức chếenzim chuyển hóa [29]

Trên cơ sở các nghiên cứu đã có, có thể thấy rõ vai trò của các biện pháp quản

lý cỏ dại nói chung, cũng như những tác động tiêu cực từ việc sử dụng thuốc diệt cỏnói riêng Vì vậy, việc đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp quản lý cỏ dại đến chấtlượng đất trồng cam tại Hàm Yên, tỉnh Quang là hữu ích, giúp chỉ ra được hướng canhtác hợp lý, nhằm nâng cao cả về chất lượng và sản lượng cây trồng

Trang 30

1.3 Tổng quan về vùng trồng cam Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

1.3.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội

1.3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Hàm Yên là huyện miền núi có tổng diện tích đất tự nhiên là 897 km2, có 18đơn vị sự nghiệp hành chính cấp xã (bao gồm 17 xã và 1 thị trấn) Nằm về phía TâyBắc của tỉnh Tuyên Quang, cách thị xã Tuyên Quang (là trung tâm chính trị, văn hoá

xã hội của tỉnh) khoảng 40 km về phía Tây Bắc và có tiếp giáp ranh giới được xác địnhnhư sau: phía Bắc giáp huyện Bắc Quang của tỉnh Hà Giang; phía Nam giáp huyệnYên Sơn của tỉnh Tuyên Quang; phía Đông giáp huyện Chiêm Hoá của tỉnh TuyênQuang; phía Tây giáp huyện Yên Bình Lục Yên tỉnh Yên Bái

Huyện Hàm Yên có địa hình phức tạp, hầu hết diện tích đất tự nhiên là đồi núithấp, có độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh Độ cao trung bình 500 - 600 m, cao nhất là núiCham Chu (xã Phù Lưu) có độ cao 1.591 m, thấp nhất ở khu vực phía Nam có độ cao

300 m so với mực nước biển, chia làm 2 vùng chính: Vùng núi thấp tập trung chủ yếu

ở các xã phía Nam, có độ cao trung bình 300 m, xen giữa những núi thấp là những dảiđồng bằng khá rộng, màu mỡ chạy dọc theo lưu vực của sông Lô; Vùng cao phía Bắc

và phía Tây của huyện bao gồm các xã còn lại, có địa hình khá phức tạp gồm các dãynúi kéo dài liên tiếp nhau, có độ cao từ 500 - 1000 m Hầu như các dãy núi của vùngđược hình thành trên các khối đá mác ma, biến chất, trầm tích, có đỉnh nhọn, độ dốchai bên sườn lớn, bị chia cắt mạnh mẽ, xen kẽ các dãy núi chạy dọc theo các sông suốilớn có các thung lũng nhỏ hẹp dạng lòng máng nên thực vật phát triển mạnh rất đadạng và phong phú

Đất đai chủ yếu là đất feralit, gồm các loại đất feralit màu nâu đỏ phát triển trên

đá vôi, đất feralit đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét, đất phù sa cổ

Huyện Hàm Yên có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu khí hậu của Lục địa Bắc ÁTrung Hoa và chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng9; mùa đông khô, lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau với các đặc trưng chính trungbình hàng năm có nhiệt độ từ 22 - 24oC; lượng mưa từ 1.600 - 1.800 mm; tổng số giờnắng khoảng 1.500 giờ; độ ẩm không khí từ 80 - 82% và các hướng gió chính là ĐôngBắc hoặc Bắc, Đông Nam hoặc Nam

1.3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

Những năm trở lại đây cây cam đã trở thành cây trồng chủ lực trong phát triểnkinh tế của người dân huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang Để tạo động lực thúc đẩyphát triển sản xuất, tiêu thụ và đáp ứng nhu cầu về sản phẩm an toàn, tỉnh TuyênQuang nói chung và huyện Hàm Yên nói riêng đã có nhiều chính sách phát triển câycam với mục chính là làm giàu cho người nông dân

Trang 31

Vùng sản xuất cam tập trung có hơn 22.027 hộ, số lao động 53.057 người, trong

đó lao động nông nghiệp 25.604 người (chiếm 48.25%) Tỷ lệ hộ nghèo bình quântoàn vùng 28,17%, trong đó số hộ nghèo trồng cam trung bình 3 - 5% số hộ Tất cả các

xã trong vùng trồng cam đều có hệ thống đường giao thông dẫn thẳng đến trụ sở Ủyban nhân dân xã Vùng sản xuất tập trung nằm trên trục đường quốc lộ 2 và đường tỉnh

lộ ĐT 189, ĐT 178 thuận lợi trong việc lưu thông hàng hóa Các tuyến giao thông liên

xã, dẫn đến các khu công nghiệp đang được triển khai nâng cấp Hệ thống các côngtrình thủy lợi đảm bảo nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất Tỷ lệ số hộ dânđược sử dụng điện lưới quốc gia đạt trên 97% [28]

1.3.2 Tình hình phát triển và tiêu thụ cam tại huyện Hàm Yên

Cây cam hiện đang chiếm vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế huyện HàmYên, giúp giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân Diện tích cam sành tập trung chủyếu ở huyện Hàm Yên đến năm 2014 đã phát triển lên đến 4.430 ha, và đến năm 2017

đã có trên 7.000 ha, tăng 1,7 lần so với năm 2014 [28]

Về các đầu mối tiêu thụ, chủ yếu do tư thương của các tỉnh lên trực tiếp thumua và các tư thương trên địa bàn huyện cung ứng về các chợ đầu mối Những nămgần đây, thương hiệu cam Hàm Yên được nhiều người tiêu dùng các tỉnh phía Bắc biếtđến và đang mở rộng ra các tỉnh miền Trung và miền Nam Đầu vụ (tháng 10 - 12) chủyếu tiêu thụ ở thị trường miền Trung và Nam, sản lượng trên chiếm 38% Giữa vụ (từtháng 12 đến tháng 1) tiêu thụ chủ yếu tại thị trường miền Bắc vác các tỉnh miềnTrung, sản lượng chiếm 52% Cuối vụ (tháng 2 - 3) tiêu thụ chủ yếu tại thị trườngmiền Bắc, sản lượng trên 10% Ngoài ra, từ năm 2016 cam Hàm Yên đã được đưasang một số tỉnh Lào, Campuchia giáp biên giới miền Trung và Nam [28]

Giống cam chủ yếu là cam sành còn lại là các giống cam chanh, cam canh, camVinh, cam Valencia Năm 2016, diện tích cam trồng trên đất chu kì 1 là 7.022 ha, trong

đó diện tích cho thu hoạch trên 3.890,8 ha, còn lại là diện tích kiến thiết cơ bản; diệntích cam trồng trên đất chu kì 2 là 94 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch là 10,5 ha,diện tích kiến thiết cơ bản là 83,5 ha

- Công tác quảng bá giữ vững thương hiệu cam sành Hàm Yên

+ Huyện hỗ trợ kinh phí quảng bá giữ vững thương hiệu cam sành Hàm Yênnăm 2016: 391.160.000 đồng

+ Quảng bá giới thiệu sản phẩm qua các Hội chợ nông sản hàng hóa trong vàngoài tỉnh

Trang 32

+ Quảng bá thương hiệu cam sành Hàm Yên trên phóng sự truyền hình VTV1,truyền hình VOV, Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, đài truyền hình tỉnh BìnhDương, Đồng Nai, Kon Tum và quảng bá thương hiệu qua mạng xã hội

1.3.3 Tình hình quản lý canh tác cam tại huyện Hàm Yên

Việc đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, phòng trừ dịch hạiđược người sản xuất chú trọng, chất lượng quả cam đã dần được cải thiện Năng suấttăng từ 50 tạ/ha năm 2006 lên 127 tạ/ha năm 2013, sản lượng trên 34 nghìn tấn, giábình quân 10.000 đồng/kg Năm 2016, Hàm Yên được mùa, sản lượng đạt 107.000 tấn,tăng gần gấp đôi so với năm 2015, giá trị thu nhập trên 700 tỷ đồng Tuy nhiên, việcngười dân tự ý mở rộng diện tích trồng cam tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không có biệnpháp bảo quản chế biến sau thu hoạch và mở rộng thị trường tiêu thụ cũng như tăngcường quản lý chất lượng, giữ vững thương hiệu

Bảng 1.6: Thống kê tình hình phát triển cây cam ở huyện Hàm Yên

tích (ha)

Diện tích khai thác (ha)

Sản lượng (tấn)

So sánh với năm 2011

(Nguồn: Báo cáo đánh giá kết quả sản xuất vụ cam hàng năm huyện Hàm Yên

-UBND huyện Hàm Yên) [28]

Hình 1.3: Diện tích và sản lượng cam được trồng và thu hoạch tại Hàm Yên

Việc thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả cây cam

Tổ chức sản xuất giống sản xuất giống cam sạch bệnh; hợp đồng liên kết sảnxuất giống với các Viện, Trường có khả năng sản xuất và cung ứng giống cam sạchbệnh đảm bảo đủ giống theo kế hoạch trồng mới và cung ứng cho các hộ để thay thếgiống cũ, giống trồng bằng cành chiết sang trồng bằng giống cam ghép sạch bệnh

Tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ nông dân trồng, chăm sóc,thu hoạch cam

Trang 33

Tổ chức ký cam kết sản xuất cam an toàn với các hộ trồng cam trên địa xã vùngcam trên toàn huyện kết quả đạt 4.047/5670 hộ.

Thành lập tổ công tác liên ngành thực hiện kiểm tra, giám sát, trong việc sảnxuất, kinh doanh, thu hái, vận chuyển tiêu thụ cam năm 2016

Phối hợp với các công ty phân bón, các viện, trường thực hiện các mô hình sửdụng các loại phân bón chất lượng cao, phân hữu cơ vi sinh theo dõi ảnh hưởng củacác loại phân bón đến chất lượng sản phẩm cam sành

Phối hợp với Chi cục Trồng trọt và BVTV, trường Nông lâm Thái Nguyênthực hiện các mô hình trồng thử nghiệm một số giống cam mới nhằm lựa chọn

giống cam có năng xuất chất lượng cao bổ sung cơ cấu giống hợp lý thay thế dần một

số diện tích cam sành già cỗi

Thực hiện rà soát diện tích cơ cấu các loại giống cam trồng trên địa bàn các xãvùng cam để tuyên truyền cho nhân dân, tham mưu đề xuất, hướng phát triển cơ cấugiống và kế hoạch tiêu thụ cam cho phù hợp với nhu cầu của thị trường

1.3.4 Một số nghiên cứu về cây cam và đất trồng cam tại Hàm Yên

Cam Sành Hàm Yên được biết đến là một trong những loại cam ngon nhất Việt

Nam, đã được trao hàng loạt danh hiệu như “Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam” Là đặc sản của miền núi Tuyên Quang, giá trị dinh dưỡng cao; hơn nữa, Tuyên

Quang cũng là địa danh đứng đầu cả nước về diện tích đất trồng cam, do vậy, cây cam

và đất trồng cam ở Hàm Yên rất được quan tâm và đã có những nghiên cứu cụ thểđánh giá, nhận xét về vấn đề này

Nguyễn Tú Huy và cộng sự (2009) đã đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tựnhiên đến quá trình sản xuất cam tại vùng Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, nghiên cứubình tuyển, chọn lọc cây cam ưu tú làm vật liệu khởi đầu cho công tác nhân giống camtại Hàm Yên Từ đó, giúp điều tra, tuyển chọn loại trừ được các cây bị nhiễm sâu bệnh,năng suất, phẩm chất kém, chọn ra được cây cam ưu tú có triển vọng, là cơ sở để bảotồn tính đa dạng sinh học và sử dụng có hiệu quả các nguồn gen quý nhằm phục vụcho công tác chọn giống tại địa phương

Kết quả nghiên cứu của Cao Việt Hà và Lê Thanh Tùng (2010) ở các vườn cam

có tuổi vườn từ 2 - 20 năm ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang cũng đã chỉ ra rằngviệc trồng độc canh cam trong một khoảng thời gian dài đã làm suy thoái chất lượngđất về nhiều mặt: đất có xu hướng ngày càng bị nén theo tuổi cây (giảm tỷ lệ kết hạtlớn d > 10 mm và tăng rõ tỷ lệ kết hạt nhỏ d < 10 mm), tăng dung trọng đất và quátrình rửa trôi sét xuống tầng đất sâu, giảm độ xốp, độ trữ ẩm đồng ruộng, hàm lượng

Trang 34

chất hữu cơ và đạm tổng số Sau 20 năm trồng cam, hàm lượng kẽm dễ tiêu trong đấtgiảm rõ rệt, đất có phản ứng từ chua đến rất chua, hàm lượng Ca, Mg trao đổi và CECđều ở mức thấp [12].

Theo Đào Thanh Vân và Nguyễn Thị Bích Ngọc (2007), tại vùng trồng camtrên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang có rất nhiều loài sâu bệnh hại cam,trong đó có 12 loài côn trùng và nhện hại thuộc 11 họ; Có 10 loại bệnh, trong đó bệnh

greening, tristeza, vàng lá thối rễ do Fusarium spp và Phytophthora spp và đốm dầu

là các bệnh gây hại rất phổ biến trên cây cam sành Trong tổng số các cây nghiên cứu,

có đến 73,55% cây mắc bệnh tristeza và 35,29% cây mắc bệnh greening Loại bệnhthường gặp ở giai đoạn búp non, hoặc trên các cành non là rầy chổng cánh, sâu vẽ bùavới mật độ thấp và mật độ trung bình cao là rệp muội; còn bệnh hại trên lá và quảthường gặp nhiều có mật độ trung bình là bệnh nhện đỏ, muội đen, vàng lá thối rễ,Greening và đốm rong; còn nhóm gây bệnh hại nặng là tristeza

Trang 35

Bảng 1.7 Thành phần sâu và nhện hại trên cây cam sành tại Hàm Yên

Ghi chú: + rất ít gặp, mật độ thấp; ++ gặp nhiều, mật độ trung bình)

(Nguồn: Đào Thanh Vân và Nguyễn Thị Bích Ngọc, 2007)[30]

Bảng 1.8 Thành phần sâu bệnh hại chính trên cây cam sành tại Hàm Yên

Ghi chú: + gây hại nhẹ; ++ gây hại trung bình; +++ gây hại nặng

(Nguồn: Đào Thanh Vân và Nguyễn Thị Bích Ngọc, 2007) [30]

Ngoài ra, việc canh tác quảng canh còn làm tăng mức độ phụ thuộc vào thời tiếtcủa vùng Cam Sành Hàm Yên chín tập trung vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau, mùathu hoạch thường có mưa phùn kéo dài, độ ẩm không khí cao làm cho nhiều vườn bịrụng quả dẫn đến giảm sản lượng và chất lượng quả cam Những hiện tượng thời tiếtcực đoan có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất cam ở vùng Các hiện tượng

Trang 36

khí hậu cực đoan như nắng nóng, khô hạn, mưa lũ, hạn hán, rét đậm rét hại và mưa đádiễn ra ở các thời điểm trong năm đều tác động đến các giai đoạn sinh trưởng và sứcsống của cây cam Các hiện tượng này có những biến đổi bất thường có nhiều thay đổi,chúng tác động không nhỏ tới sinh kế của người dân đặc biệt là hộ nghèo Thời điểm

ra hoa thường gặp mưa lớn, gây rụng hoa làm giảm năng suất cam

Hiện nay, các hộ canh tác cam ở Hàm Yên đều chủ yếu phụ thuộc vào nướctrời, do vậy nếu mùa khô hạn kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng cây cam bị thiếu nước ảnhhưởng đến chu kỳ sinh trường bật lộc, ra hoa đậu quả, đặc biệt là vấn đề bón phân vàhấp thu dinh dưỡng Đáng chú ý là những vườn cam đang ở giai đoạn kiến thiết cơ bảnvẫn sử dụng thuốc diệt cỏ nhiều hơn hai lần trên năm làm cho đất nhanh trở nên khôhạn và chai cứng, có thể ảnh hưởng đến quá trình tích lũy các bon và làm tăng nguy cơthoái hóa đất

Trang 37

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại vùng trồng cam sành ở

huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Đối tượng nghiên cứu: Đất feralit vàng nhạt phát triển trên phiến thạch sét và

mica, đất trồng cam sành được lấy tại các vườn trồng cam trên địa bàn huyện HàmYên, ở các độ tuổi khác nhau thuộc cùng 1 chu kỳ (chu kỳ 1)

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3/2016 đến hết tháng 12/2017.

Hình 2.1: Địa điểm khu vực nghiên cứu 2.2 Nội dung nghiên cứu

Các nội dung nghiên cứu bao gồm:

1) Nghiên cứu ảnh hưởng của hiện trạng quản lý cỏ dại đến chất lượng đất trồngcam ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

2) Nghiên cứu ảnh hưởng của trồng cây lạc dại che phủ đất đến chất lượng đấttrồng cam ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Trang 38

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Nghiên cứu đã tiến hành thu thập, tổng hợp và xử lý các tài liệu, thông tin từcác công trình nghiên cứu trong và ngoài nước qua các báo cáo, sách, tạp chí khoa học

để kế thừa, phát triển những nội dung nghiên cứu mới và lý giải những kiến thức khoahọc có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài Số liệu thứ cấp được thu thập từ các

cơ quan chức năng của huyện Hàm Yên và tỉnh Tuyên Quang

2.3.2 Phương pháp điều tra thực địa và lấy mẫu đất nghiên cứu

Nghiên cứu đã tiến hành điều tra, khảo sát về lịch sử, hoạt động canh tác vànăng suất thu hoạch ở các vườn trồng cam Trên cơ sở phỏng vấn trực tiếp và điều tratheo thông tin ghi sẵn trong bảng hỏi đã lựa chọn được địa điểm lấy mẫu đất nghiêncứu và bố trí thí nghiệm Mẫu phiếu điều tra chi tiết được trình bày ở Phụ lục 11

Hình 2.2: Vị trí lấy mẫu nghiên cứu tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Trang 39

Mẫu đất được lấy ở các vườn đại diện cho đất trồng cam ở vùng nghiên cứu ởcác độ tuổi khác nhau trong cùng chu kỳ canh tác Chi tiết các kết quả điều tra thựcđịa, địa điểm lấy mẫu nghiên cứu được trình bày trong bảng 2.1 và hình 2.2.

Bảng 2.1: Chú giải địa điểm lấy mẫu đất nghiên cứu

Tuổi

vườn

(năm)

Biện pháp quản lý cỏ dại

Sử dụng phân bón (tấn/ha/năm 2015)

Năng suất (tấn/ha)

N (*) P 2 O 5(*) K 2 O (*) Hữu cơ Vôi

1 - 4 Phun thuốc diệt cỏ

Hình 2.3: Phương pháp lấy mẫu đất

Ngày đăng: 20/04/2018, 19:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Cao Văn Chí (2015), Giới thiệu một số giống cam cho hiệu quả kinh tế cao hiện đang được chuyển giao ở các tỉnh phía bắc, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có múi, Viện Nghiên cứu Rau Quả Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu một số giống cam cho hiệu quả kinh tế cao hiện đangđược chuyển giao ở các tỉnh phía bắc
Tác giả: Cao Văn Chí
Năm: 2015
7. Nguyễn Xuân Cự, Trần Thị Tuyết Thu (2014), ”Ảnh hưởng của vùi lạc dại (Arachis Pintoi) kết hợp với tưới giữ ẩm đến một số tính chất đất trồng chè ở Phú Hộ, tỉnh Phú Thọ”, Tạp chí Khoa học, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội 30 (4S), tr.21-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: (ArachisPintoi)" kết hợp với tưới giữ ẩm đến một số tính chất đất trồng chè ở Phú Hộ, tỉnh PhúThọ”, "Tạp chí Khoa học, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Xuân Cự, Trần Thị Tuyết Thu
Năm: 2014
8. Nguyễn Thế Đặng, Đặng Văn Minh, Nguyễn Thế Hùng (2007), Vật lý đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vật lý đất
Tác giả: Nguyễn Thế Đặng, Đặng Văn Minh, Nguyễn Thế Hùng
Nhà XB: NXB Nôngnghiệp
Năm: 2007
9. Lê Đức (2004), Bài giảng nguyên tố vi lượng, Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng nguyên tố vi lượng
Tác giả: Lê Đức
Năm: 2004
11. Võ Thị Gương, Dương Minh, Ngô Xuân Hiền, Trần Bá Linh (2009), Hiện trạng suy thoái về lý, hóa, sinh học đất vườn vùng trọng điểm trồng cây có múi tỉnh Hậu Giang và biện pháp cải thiện, Đề tài nghiên cứu đã nghiệm thu, Sở Khoa học Công Nghệ tỉnh Hậu Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Hiện trạng suythoái về lý, hóa, sinh học đất vườn vùng trọng điểm trồng cây có múi tỉnh Hậu Giangvà biện pháp cải thiện
Tác giả: Võ Thị Gương, Dương Minh, Ngô Xuân Hiền, Trần Bá Linh
Năm: 2009
12. Cao Việt Hà, Lê Thanh Tùng (2010), "Nghiên cứu một số tính chất lý hóa học của đất trồng cam theo độ tuổi vườn ở Hàm Yên, Tuyên Quang", Tạp chí Khoa học và Phát triển, Tập 8, Số 3, tr. 393 - 401 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số tính chất lý hóa học của đấttrồng cam theo độ tuổi vườn ở Hàm Yên, Tuyên Quang
Tác giả: Cao Việt Hà, Lê Thanh Tùng
Năm: 2010
13. Võ Thị Thu Hiền (2002), Khảo sát một số đặc điểm hình thái, hóa sinh của cam Sông Con và cam Sunkit trồng tại nông trường Sông Con, Tân Kỳ, Nghệ An, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Sinh học, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát một số đặc điểm hình thái, hóa sinh của cam SôngCon và cam Sunkit trồng tại nông trường Sông Con, Tân Kỳ, Nghệ An
Tác giả: Võ Thị Thu Hiền
Năm: 2002
14. Nguyễn Quốc Hiếu (2012), Nghiên cứu tính chất lý hoá đất và một số biện pháp thâm canh cam trên đất đỏ bazan Phủ Quỳ, Nghệ An, Luận án tiến sỹ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tính chất lý hoá đất và một số biện pháp thâmcanh cam trên đất đỏ bazan Phủ Quỳ, Nghệ An
Tác giả: Nguyễn Quốc Hiếu
Năm: 2012
15. Vũ Văn Hiếu, Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Quang Sáng (2015), "Ảnh hưởng của sử dụng phân bón và một số biện pháp kỹ thuật đến tính chất lý, hóa học đất trồng cam sành ở huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Số 9, tr. 46-51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởngcủa sử dụng phân bón và một số biện pháp kỹ thuật đến tính chất lý, hóa học đất trồngcam sành ở huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
Tác giả: Vũ Văn Hiếu, Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Quang Sáng
Năm: 2015
17. Nguyễn Thị Mai Hương, Lê Thị Phương Quỳnh, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Christina Sellder, Matthias Kaendler, Dương Thị Thùy (2012), “Hàm lượng một số kim loại nặng trong môi trường đất và nước vùng canh tác nông nghiệp (Hoa-rau-cây ăn quả) tại xã Phú Diễn và xã tây Tựu (Hà Nội)”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 50 (6), tr.491-496 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hàm lượng một số kim loạinặng trong môi trường đất và nước vùng canh tác nông nghiệp (Hoa-rau-cây ăn quả)tại xã Phú Diễn và xã tây Tựu (Hà Nội)”", Tạp chí Khoa học và Công nghệ
Tác giả: Nguyễn Thị Mai Hương, Lê Thị Phương Quỳnh, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Christina Sellder, Matthias Kaendler, Dương Thị Thùy
Năm: 2012
18. Nguyễn Tú Huy (2009), Nghiên cứu tuyển chọn cây cam ưu tú tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông Nghiệp, Đại học Nông lâm, Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tuyển chọn cây cam ưu tú tại huyện Hàm Yên,tỉnh Tuyên Quang
Tác giả: Nguyễn Tú Huy
Năm: 2009
19. Hồ Nguyên Kha, (2005), “Hiệu quả của chế phẩm EM trong trồng trọt”, Báo Nông Nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả của chế phẩm EM trong trồng trọt”
Tác giả: Hồ Nguyên Kha
Năm: 2005
20. Nguyễn Thị Kim Liên, Lê Thị Thủy, Nguyễn Viết Hiệp, Nguyễn Huy Hoàng (2012),“Nghiên cứu đa dạng hệ nấm cộng sinh Arbuscular Mycorrhiza funggi trong đất và rễ cam tại Quỳ Hợp, Nghệ An”, Tạp chí Sinh học, (34), tr. 441 - 445 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đa dạng hệ nấm cộng sinh Arbuscular Mycorrhiza funggi trong đất và rễcam tại Quỳ Hợp, Nghệ An”, "Tạp chí Sinh học
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Liên, Lê Thị Thủy, Nguyễn Viết Hiệp, Nguyễn Huy Hoàng
Năm: 2012
21. Phạm Thị Như Quỳnh (2002), Một số đặc điểm hình thái và hóa sinh của cam Bù, cam Đường và tắt trồng ở Hương Sơn, Hà Tĩnh, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Sinh học, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm hình thái và hóa sinh của cam Bù, camĐường và tắt trồng ở Hương Sơn, Hà Tĩnh
Tác giả: Phạm Thị Như Quỳnh
Năm: 2002
23. Trần Thị Tuyết Thu, Nguyễn Văn Toàn (2014), “Thành phần hóa học của một số loại vật liệu hữu cơ che tủ đất trồng chè ở Phú Hộ, tỉnh Phú Thọ”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, Số (3 + 4), tr. 104 - 109 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành phần hóa học của một số loạivật liệu hữu cơ che tủ đất trồng chè ở Phú Hộ, tỉnh Phú Thọ”, "Tạp chí nông nghiệp vàphát triển nông thôn
Tác giả: Trần Thị Tuyết Thu, Nguyễn Văn Toàn
Năm: 2014
24. Nguyễn Thị Phương Loan, Trần Thị Tuyết Thu, Đặng Thanh An (2016), “Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng cam tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 1S (2016) tr. 306-312 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứuđánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng cam tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình”,"Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Loan, Trần Thị Tuyết Thu, Đặng Thanh An
Năm: 2016
1. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, (2015), Cơ sở dữ liệu thống kê – Thông tin an ninh lương thực, Trung tâm thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hà Nội Khác
2. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (2017), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch tháng 12 năm 2017 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm tin học thống kê, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Khác
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2015), Giáo trình Mô Đun chuẩn bị đất trồng cây có múi Khác
4. Đỗ Đình Ca (2013), Tài liệu hội thảo trong chương trình phục hồi, phát triển vùng cam hàng hóa và sản suất theo tiêu chuẩn VietGAP tại Hải Phòng Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w