1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Một Số Mô Hình Nuôi Trông Thủy Sản Đến Chất Lượng Nước Xã Vũ Di, Huyện Vĩnh Tường, Tỉnh Vĩnh Phúc

73 529 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTATTP : An toàn thực phẩm BOD5 : Nhu cầu oxy sinh hóa BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường COD : Nhu cầu oxy hóa học CRSD : Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát tr

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG

TỈNH VĨNH PHÚC

Người thực hiện : NGUYỄN THỊ NGỌC MAI

Chuyên ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS HOÀNG THÁI ĐẠI

Địa điểm thực tập : VŨ DI – VĨNH TƯỜNG – VĨNH PHÚC

Trang 2

Hà Nội – 2016

Trang 3

Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ vô điều kiện củacán bộ xã Vũ Di huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc, cùng sự động viên củangười thân và bạn bè, tôi đã hoàn thành đề tài theo đúng kế hoạch được giao.

Với thời gian có hạn và kinh nghiệm hạn chế nên việc nghiên cứu đềtài không tránh khỏi sai sót Kính mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và cácbạn để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Sinh viên

Nguyễn Thị Ngọc Mai

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC HÌNH vi

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Cơ sở khoa học của kiểm soát chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản 3

1.1.1 Khái niệm về nuôi trồng thủy sản 3

1.1.2 Vai trò, các hình thức nuôi, các hệ thống nuôi trồng thủy sản 3

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản 12

1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước mặt trong nuôi trồng thủy sản .14

1.2 Hiện trạng hoạt động nuôi trồng thủy sản 16

1.2.1 Hoạt động nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam 16

1.2.2 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc 17

1.2.3 Ảnh hưởng của nuôi trồng thủy sản đến môi trường 19

1.2.4 Công tác kiểm soát chất lượng nước NTTS ở Việt Nam 20

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

2.1 Đối tượng nghiên cứu 24

2.2 Phạm vi nghiên cứu 24

2.3 Nội dung nghiên cứu 24

2.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc 24

2.3.2 Tình hình chung về NTTS và môi trường tại xã Vũ Di 24

2.3.3 Tình hình quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản tại xã Vũ Di 24

2.3.4 Hiện trạng môi trường nước mặt nuôi trồng thủy sản tại xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc 25

2.3.5 Đề xuất một số giải pháp cải thiện chất lượng nước NTTS 25

Trang 5

2.4 Phương pháp nghiên cứu 25

2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 25

2.4.2 Phương pháp phân tích số liệu 27

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc 28

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 28

3.1.2 Các nguồn tài nguyên 30

3.1.3 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 31

3.1.4 Tình hình quản lý và sử dụng đất xã Vũ Di 35

3.2 Tình hình chung về NTTS và môi trường tại xã Vũ Di 37

3.3 Tình hình quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản tại xã Vũ Di 42

3.4 Hiện trạng môi trường nước mặt nuôi trồng thủy sản tại xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc 45

3.5 Đề xuất một số giải pháp cải thiện chất lượng nước NTTS 52

3.5.1 Giải pháp quản lý môi trường 52

3.5.2 Giải pháp kỹ thuật 54

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ATTP : An toàn thực phẩm

BOD5 : Nhu cầu oxy sinh hóa

BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường

COD : Nhu cầu oxy hóa học

CRSD : Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững

FAO : Tổ chức lượng thực và nông nghiệp của Liên Hợp QuốcGCNQSD : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

HĐND : Hội đồng nhân dân

KVA : K – Kilo, V – Volt, A – Ampere

NTTS : Nuôi trồng thủy sản

PTNT : Phát triển Nông thôn

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

THCS : Trung học cơ sở

UBND : Ủy ban nhân dân

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Giá trị giới hạn các thông số trong nước mặt dùng cho mục đích

bảo vệ đời sống thủy sinh 14

Bảng 1.2 Một số yếu tố hóa lý ảnh hưởng đến các loài thủy sản 14

Bảng 1.3 Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt cho nuôi trồng thủy sản cột B1 – QCVN 08:2015/BTNMT 15

Bảng 1.4 Sản lượng thủy sản Việt Nam năm 2013, 2014 17

Bảng 2.1 Tọa độ vị trí lấy mẫu 26

Bảng 2.2 Các chỉ tiêu phân tích 26

Bảng 3.1 Thực trạng hệ thống dân cư xã Vũ Di 32

Bảng 3.2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 xã Vũ Di 36

Bảng 3.3 Diện tích và số hộ nuôi của từng hình thức nuôi trồng thủy sản 37

Bảng 3.4 Kỹ thuật nuôi trồng của hai mô hình tại xã 38

Bảng 3.5 Những thuận lợi và khó khăn của hai hình thức nuôi 42

Bảng 3.6 Ý kiến của hộ nuôi về môi trường nước nuôi trồng thủy sản năm 2016 43

Bảng 3.7 Thuận lợi và khó khăn của các nguồn cấp nước 44

Bảng 3.8 Kết quả quan trắc nước mặt các ao nuôi trồng thủy sản vào tháng 3 và Các chỉ tiêu so sánh trong quy chuẩn Việt Nam ban hành QCVN 38:2011/BTNMT 46

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 1993 – 2014 6

Hình 1.2 Sản lượng thủy sản Việt Nam qua các năm (nghìn tấn) 16

Hình 3.1 Biểu đồ biễu diễn nồng độ pH tại một số hộ NTTS 47

Hình 3.2 Biểu đồ biễu diễn nồng độ DO (mg/l) tại một số hộ NTTS 47

Hình 3.3 Biểu đồ biễu diễn nồng độ BOD5 (mg/l) tại một số hộ NTTS 48

Hình 3.4 Biểu đồ biễu diễn nồng độ COD (mg/l) tại một số hộ NTTS 49

Hình 3.5 Biểu đồ biễu diễn nồng độ PO43- (mg/l) tại một số hộ NTTS 50

Hình 3.6 Biểu đồ biễu diễn nồng độ TSS (mg/l) tại một số hộ NTTS 51

Hình 3.7 Biểu đồ biễu diễn nồng độ NH4+ (mg/l) tại một số hộ NTTS 51

Hình 3.8 Biểu đồ biễu diễn nồng độ NO3- (mg/l) tại một số hộ NTTS 52

Trang 9

MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, hàng thủy sản xuất khẩu đóng vai trò quantrọng trong việc tăng thu nhập ngoại tệ mạnh cho đất nước Theo Tổng cụcthống kê, ước tính giá trị sản xuất thủy sản năm 2014 đạt gần 188 nghìn tỷđồng, tăng 6.5% so với cùng kỳ năm ngoái Trong đó giá trị nuôi trồng thủysản ước đạt hơn 155 nghìn tỷ đồng và giá trị khai thác thủy sản ước đạt 73nghìn tỷ đồng Những năm tới, do nhu cầu mặt hàng thủy sản trên thế giớităng cao, thị trường được mở rộng nên ngành khai thác, nuôi trồng thủy sản ởViệt Nam rất có tiềm năng phát triển Tuy nhiên đi đôi với sự phát triển lànhững tác động khó lường lên môi trường nước vùng nuôi cũng như vùng lâncận khác của hoạt động NTTS đang đặt ra những vấn đề cấp bách cần giảiquyết Đó là vấn đề cân bằng giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường, giữalợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài Tình trạng ô nhiễm môi trường đang xảy

ra nghiêm trọng trong NTTS do phần lớn chất hữu cơ dư thừa từ thức ăn đọnglại ở dưới đáy áo nuôi Ngoài ra, còn các hóa chất, kháng sinh được sử dụngtrong quá trình nuôi trồng dư đọng lại mà không được xử lý Chất lượng nướctrong NTTS bị ô nhiễm, sẽ dẫn đến việc giảm năng suất và chất lượng thủysản; mất nhiều chi phí để phục hồi môi trường cũng như những thiệt hại màNTTS gây ra cho các ngành khác Vì vậy để ngành NTTS phát triển bềnvững, chúng ta vừa phải chú trọng đến sản xuất, vừa phải quan tâm giải quyếtđến vấn đề bảo vệ môi trường NTTS

Hiện nay, toàn huyện Vĩnh Tường có trên 1.500 ha diện tích mặt nướcnuôi trồng thủy sản Tính riêng trong quý III năm 2015, sản lượng thủy sảntrên địa bàn huyện ước đạt 1.275 tấn, tăng hơn 30 tấn so với cùng kỳ năm

2014 Xã Vũ Di nằm ở trung tâm huyện Vĩnh Tường, là một xã thuần nôngvới tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 54.39 ha; sản lượng trung bình là 315tấn/năm Tuy nhiên do kỹ thuật nuôi trồng của người dân còn hạn chế và chưa

có nhiều giống mới cho năng suất cao, chất lượng tốt nên chất lượng nướcnước ngày càng có nguy cơ bị ô nhiễm, gây tác động xấu đến sự phá triển của

Trang 10

thủy sản Hơn nữa, do biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, nhiệt độmôi trường ao nuôi chênh lệch lớn, thường thay đổi đột ngột khiến thủy sảnhay bị sốc nhiệt hoặc nhiễm các loại khí độc như H2S, NH3 làm cho sức đềkháng thủy sản giảm và dễ bị bệnh.

Xuất phát từ thực trạng đó em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá

ảnh hưởng của một số mô hình nuôi trồng thủy sản đến chất lượng nước tại xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc” sẽ giúp có thêm hiểu biết

về chất lượng nước mặt trong NTTS nói chung Qua đó chúng ta có thể đánhgiá chất lượng nước mặt và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nướcnhằm tăng năng suất NTTS

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Đánh giá được chất lượng nước mặt NTTS tại xã Vũ Di Vĩnh Tường Vĩnh Phúc

-Đánh giá ảnh hưởng của một số mô hình NTTS trên địa bàn xã đếnchất lượng nước

Đề xuất được một số biện pháp cải thiện chất lượng nước vùng NTTStại xã Vũ Di - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc

Trang 11

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Cơ sở khoa học của kiểm soát chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản

1.1.1 Khái niệm về nuôi trồng thủy sản

Theo tổ chức FAO (2008) thì việc nuôi trồng thủy sản là các thủy sinhvật trong môi trường nước ngọt, nước lợ và mặn, bao gồm áp dụng các kỹthuật vào quy trình nuôi nhằm nâng cao năng suất; thuộc sở hữu cá nhân haytập thể

Hoạt động thủy sản là việc tiến hành khai thác nuôi trồng, vận chuyểnthủy sản khai thác; bảo quản chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủysản, điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản Khai thác thủy sản làviệc khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển, sông, hồ, đầm và các vùng nước

tự nhiên khác

1.1.2 Vai trò, các hình thức nuôi, các hệ thống nuôi trồng thủy sản

a Vai trò của nuôi trồng thủy sản

Cung cấp sản phẩm giàu chất đạm đáp ứng nhu cầu của xã hội

Sản phẩm thủy sản là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng rất được mọingười yêu thích Từ xưa tới nay, con người luôn coi sản phẩm thủy sản làthực phẩm lý tưởng nhất Trong nó có rất nhiều loại vitamin, dễ tiêu hóa vàhấp thụ như hàm lượng protein cao, lượng mỡ và colexteron thấp, có nhiềuloại vitamin, dễ tiêu hóa và hấp thụ đối với con người, đẩy mạnh quá trìnhtrao đổi chất Đây là đặc điểm khiến cho các loại thịt không thể so sánh đượcvới sản phẩm thủy sản

Hơn nữa, sản phẩm thủy sản còn là nguồn cung cấp protein thích hợpnhất cho sức khỏe của con người Rất nhiều nước trên thế giới luôn coi việc

sử dụng mặt nước biển là khởi nguồn quan trọng để cung cấp protein cho conngười Theo tính toán khoa học, trong các loại chất protein của động vật màcon người dễ hấp thụ nhất, khoảng gần một nửa có nguồn gốc từ sản phẩmthủy sản Theo kết quả phân tích cứ mỗi cân cá trắm đen chứa 195 gram hàm

Trang 12

lượng protein, trong khi 1kg thịt lợn chỉ chứa 95 gram hàm lượng protein,1kg thịt gà có chứa 136 gram hàm lượng protein, 1kg thịt vịt có chứa 147gram hàm lượng protein Các loại tôm và sinh vật nhuyễn thể tảo cũng đều lànhững loại thực phẩm thủy sản hàm lượng protein cao và hàm lượng chất béothấp Trong các loại sinh vật nhuyễn thể thì loài Hàu được gọi là “sữa bòbiển” Hàm lượng protein có trong thịt của loài Hàu lên đến 45% - 57% Một

số động vật thủy sản kinh tế khác như: ba ba, rùa, tôm, cua, ếch…là nhữngthực phẩm bổ dưỡng

Việt Nam là một nước đang phát triển, lương thực vẫn là thức ăn chínhcho người dân Việt Nam, tỷ lệ chất protein và lipit động vật trong thức ăn vẫncòn thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân trên thế giới

Hiện nay mức tiêu dùng của người Việt Nam đối với các loài thủy sảnước tính chiếm khoảng 50% về tiêu dùng thực phẩm chứa protein Riêng về

cá đã cung cấp khoảng 8kg/người/năm, trong đó nuôi trồng chiếm khoảng30% Những năm tới xu thế đời sống nhân dân ngày càng khá lên, mức tiêudùng thực phẩm sẽ tăng Điều đáng quan tâm là ngày nay nhân dân có xu thếthiên về sử dụng thực phẩm ít béo Do đó tôm, cá, và các sản phẩm có nguồngốc thủy sản được dùng làm thực phẩm chiếm phần quan trọng

Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, phân bón cho nông nghiệp

Sản phẩm phụ của ngành nuôi trồng thủy sản (các loại tôm cá tạp), cácphụ, phế phẩm của nhà máy chế biến thủy sản làm nguyên liệu cho các nhàmáy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và một số loại thức ăn cho tôm cá vàtheo số liệu của FAO sản phẩm thủy sản dành cho chăn nuôi chếm khoảng30% Hàng năm ở Việt Nam đã sản xuất ra khoảng 40.000 – 50.000 tấn bột cálàm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm

và thức ăn cho tôm cá

Trang 13

Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, mỹ nghệ

Phát triển nghề nuôi trồng thủy sản có thể cung cấp nguyên vật liệu chocác ngành như công nghiệp, nông nghiệp, y dược và công nghiệp quốc phòng,thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề liên quan

Các sản phẩm của ngành nuôi trồng thủy sản ngoài chức năng làm thựcphẩm cho con người còn được sử dụng nhiều trong lĩnh vực khác Rất nhiềumặt hàng thủy sản là nguyên liệu cho các nhà máy chế biến đông lạnh như:tôm, cá, nhuyễn thể… Nguyên liệu cho các xí nghiệp dược phẩm như: rong

mơ, rong câu, rong thuốc giun…sản xuất keo alginate, Aga aga, Iod, cồn,thuốc tẩy giun sán Hải mã, hải long, vỏ bào ngư là nguồn dược liệu quý vànổi tiếng, rất nhiều loại vỏ sinh vật nhuyễn thể có thể làm nguyên liệu sảnxuất đồ mỹ nghệ xuất khẩu như: sản phẩm khảm trai, ngọc trai, đồi mồi Cùngvới sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đời sống nhân dân ngày càng đượcnâng cao thì sản phẩm nuôi trồng thủy sản ngày càng có xu hướng được sửdụng rộng rãi hơn Đồng thời, sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sảncũng kéo theo sự phát triển cảu các ngành liên quan Phát triển nghề nuôitrồng thủy sản không chỉ hoàn thiện cơ cấu sản xuất nông nghiệp, duy trì hệsinh thái mà còn hình thành lên chiến lược khai thác, sử dụng tổng hợp tàinguyên trên lãnh thổ Việt Nam

Phát triển nghề nuôi trồng thủy sản khuyến khích các vùng nông thônven biển thực hiện việc kinh doanh tổng hợp như: Nông – lâm – ngư tạo điềukiện thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao hiệu quả trongsản xuất kinh doanh

Đồng thời, sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản cũng kéo theo

sự phát triển của các ngành liên quan như công nghiệp chế biến thức ăn, côngnghiệp cơ khí, chế biến thực phẩm tiêu thụ sản phẩm, du lịch chữa bệnh vàcác hoạt động dịch vụ…

Trang 14

Tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng, tăng thu nhập ngoại tệ cho đất nước

Sản phẩm thủy sản thương phẩm là sản phẩm xuất khẩu quan trọng củaViệt Nam, có tỉ xuất thu đổi ngoại tệ cao Cùng với các chính sách cải cách và

mở cửa của nền kinh tế, mối quan hệ giữa sự phát triển ngành thủy sản ViệtNam và thi trường quốc tế ngày càng trở nên mật thiết các ngành nuôi trồngthủy sản địa phương đã chủ chương phát triển kinh tế hướng ngoại để thamgia vào thị trường cạnh tranh quốc tế, đẩy mạnh ngành nuôi trồng thủy sảnphát triển nhằm tạo ra ngoại tệ mạnh cho đất nước Việt Nam hiện đứng thứ 3thế giới về nuôi trồng thủy sản (sau Trung Quốc, Ấn Độ) với kim ngạch xuấtkhẩu đạt 7.9 tỷ USD năm 2014 và năm 2015 đạt 6.7 tỷ USD (Nguồn: PhòngThông tin kinh tế quốc tế)

Hình 1.1 Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 1993 – 2014

Trong 10 năm qua, ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản xuất khẩucủa Việt Nam không ngừng phát triển và đã trở thành một ngành kinh tế mũinhọn, ngành sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập quốc tế

Với giá trị gia tăng cao, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Namchiếm 6-7% giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn quốc

Thủy sản Việt Nam đã được xuất khẩu sang 165 thị trường, với 61 nhàmáy chế biến quy mô công nghiệp đạt quy chuẩn ATTP, trong đó 461 nhà

Trang 15

máy đạt điều kiện xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (chiếm hơn 75%) Hailoại thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là tôm và cá tra (Nguồn: PhòngThông tin kinh tế quốc tế)

Phát triển nuôi trồng thủy sản góp phần phát triển kinh tế - xã hội

Nghề nuôi trồng thủy sản tạo công ăn việc làm cho nhiều người laođộng, giúp bà con nông dân và ngư dân xóa đói giảm nghèo và tiến lên làmgiàu cho bản thân và cho quê hương Nguồn lao động ở các vùng nông thônhết sức phong phú nhưng do chịu những hạn chế về thực lực cũng như quy

mô và tốc độ phát triển ngành công nghiệp Việt Nam khiến cho lao động trẻmới rất khó được tiếp nhận Hiện nay, ở nông thôn Việt Nam cùng với sựnâng cao về năng xuất lao động và trình độ thâm canh hóa sản xuất, hàng loạtlao động nông thôn đã chuyển sang hướng sản xuất phi nông nghiệp chohuyện thị nông thôn và làm nghề phụ tay trái thì nghề nuôi trồng thủy sản với

ưu thế diện tích lớn, đầu tư ít, đạt hiệu quả kinh tế cao đã kích thích nhữngngười nông dân “rời đất chứ không xa quê” đã mở ra cánh cửa vươn lên làmgiàu trên chính mảnh đất quê hương mình

Với đặc thù nông thôn, ven biển mật độ dân số cao trình độ dân trí thấp,hàng năm dân số tăng nhanh kéo theo sự gia tăng lao động dư thừa Bên cạnh

đó một bộ phận lớn ngư dân làm nghề khai thác ven bờ do nguồn lợi cạn kiệt,khai thác kém hiệu quả, từng bước chuyển sang nuôi trồng thủy sản Ngoài racòn một số bộ phận nông dân vừa sản xuất nông nghiệp, vừa nuôi trồng thủysản, làm phong phú thêm cho nền văn minh lúa nước, đưa nền văn minh lúanước lên cao hơn, hiện đại hơn

Phát triển nuôi trồng thủy sản tạo ra sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nôngthôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện mức sống cho nông ngư dân Gópphần xây dựng trật tự xã hội, an ninh nông thôn, vùng biển, biên giới, vùngsâu, vùng xa (Nguồn: Vai trò, vị trí, đặc điểm và khả năng phát triển ngànhNTTS ở Việt Nam, 123doc.org,

Trang 16

id=1007201&t=1463043904&aut=8f67da955bdb51d34ab819074a70b031,ngày 5/3/2016)

b Các hình thức nuôi trồng thủy sản

- Nuôi ao

Đây là hình thức phổ biến nhất và xuất hiện sớm nhất ở Việt Nam Từthời xa xưa, người dân Việt Nam đã biết đào ao thả cá, sau đó họ xây dựngcác mô hình sản xuất tổng hợp theo VAC Hình thức này được giới hạn trongphạm vi nhất định tùy theo diện tích ao nuôi và người dân có thể áp dụngphương thức nuôi khác nhau từ quảng canh đến thâm canh (Nguyễn QuangLinh, 2011)

Nuôi trong ao là hình thức nuôi các loài thủy sản trong ao đất (ao nằmtrên đất liền) Có nhiều loại ao khác nhau được thiết kế cho nuôi trồng thủysản như ao cho cá đẻ ao trú động, ao ương cá bột, ao nuôi cá thương phẩm…

- Nuôi trong lồng bè ở các mặt nước lớn ở đảo, vịnh hay ven bờ

Đây là hình thức nuôi khá phổ biến cả ở các thủy vực khác nhau (ngọt

và lợ, mặn), hình thức này tùy theo thủy vực như hồ đập chứa hay lưu vực cácdòng sông hoặc trên các vịnh, đảo hay ven bờ, nơi có độ sâu từ 3 m trở lên.Đây là hình thức được phát triển rất mạnh trong 5 năm trở lại đây Người dântận dụng điều kiện mặt nước để phát triển nuôi trồng thủy sản và mang lạihiệu quả rất tốt Hình thức này có thể áp dụng cho nuôi bán thâm canh vàthâm canh (Nguyễn Quang Linh, 2011)

Nuôi bè là hình thức nuôi các loài thủy sản trong các bè, chủ yếu bằng

gỗ và có kích thước lớn Thuật ngữ bè thường được dùng phổ biến ở vùngNam Bộ để chỉ các bè nuôi cá tra, basa, cá mè vinh…trên sông Kích cỡ rấtkhác nhau từ dưới 100 đến hơn 1000 m3/bè

Nuôi lồng là hình thức nuôi các loại thủy sản trong các lồng làm bằnglưới có kích cỡ rất khác nhau từ dưới 10 m3/lồng đến hơn 1000 m3/ lồng(trường hợp là nuôi lồng biển) Tuy nhiên, nuôi lồng cũng có thể chỉ hình

Trang 17

- Nuôi chắn sáo, đăng quầng

Là hình thức nuôi có giới hạn bằng các chắn đăng, sáo ở các lưu vực cómặt nước lớn nhưng độ sâu có giới hạn nhất định từ 4 - 6 m Trên các thủyvực này người dân có thể thiết kế các chắn đăng, sáo bằng vật liệu rẻ tiền đểnuôi cá hay các đối tượng hỗn hợp Hình thức này có thể áp dụng cho nuôi từquảng canh đến thâm canh nhưng trong thực tế chủ yếu là nuôi quảng canh vàquảng canh cải tiến Với những vùng nuôi như mặt nước lớn ở các hồ thủyđiện có độ sâu từ 4 – 6 m hay các vùng đầm phá nuôi bằng chắn sáo, độ sâu

từ 2 -3 m (Nguyễn Quang Linh, 2011)

Là hình thức nuôi các loài thủy sản trong các quầng lưới hay đăng tre

có kích thước rất khác nhau tùy theo loài nuôi Quầng có thể có một mặt giápvới bờ, nhưng đáy lồng là nề đáy của sông, bãi triều hay đầm phá…

- Nuôi kết hợp các đối tượng đăng quầng trong ao

Đây là hình thức áp dụng cho các mô hình nuôi bán thâm canh hayquảng canh cải tiến, người dân có thể nuôi ghép các đối tượng cá, tôm, cua,nhuyễn thể và cả rong biển Hình thức nuôi hỗn hợp này đã mang lại hiệu quảkinh tế, môi trường và an toàn dịch bệnh hơn Ở các vùng nội đồng hình thứcnuôi hỗn hợp các đối tượng cá nước ngọt truyền thống khá phổ biến (NguyễnQuang Linh, 2011)

- Nuôi bãi triều

Là hình thức nuôi quảng canh sò huyết, vẹm, hầu, điệp, nghêu…trênnền bãi triều ven biển Sau một thời gian nuôi thì chúng được thu hoạch bằngphương pháp cào lớp bùn đáy Phương thức này cũng được dùng trong trồngrong biển (Nguyễn Quang Linh, 2011)

- Nuôi giàn/ dây treo

Nuôi giàn thường dùng để chỉ hình thức nuôi các loài nhuyễn thể (2mảnh vỏ) Giàn có thể ở dạng cố định bằng cọc cắm xuống bãi triều hoặcdạng phao nổi để treo các chuỗi hay túi lưới đựng các loài nuôi bên trong như

Trang 18

nuôi hầu, vẹm xanh… dạng phao có thể nuôi xa bờ còn dạng cố định thườnggần bờ (Nguyễn Quang Linh, 2011)

c Các hệ thống nuôi

- Nuôi thủy sản siêu thâm canh

Nuôi thủy sản siêu thâm canh là nuôi có năng suất cao, trung bình hơn

200 tấn/ha/năm; sử dụng thức ăn viên công nghiệp có thành phần dinh dưỡngđáp ứng nhu cầu của đối tượng nuôi; giống được sản xuất từ các trại (haygiống nhân tạo); không dùng phân bón và loại bỏ hết định hại; kiểm soát hoàntoàn các điều kiện nuôi (nước được bơm hay tư chảy, thay nước hoàn toànchủ động và kiểm soát chất lượng nước, có sục khí,…) Nuôi chủ yếu trong aonước chảy, trong lồng, bể hay trong hệ thống máng nước chảy (PGS.TS.Nguyễn Thanh Phương, PGS.TS Trần Ngọc Hải, PGS.TS Dương NhựtLong, 2009)

- Nuôi thủy sản thâm canh

Nuôi thâm canh là hình thức nuôi có năng suất dưới 200 tấn/ha/năm;kiểm soát tốt các điều kiện nuôi, chi phí đầu tư ban đầu, kỹ thuật áp dụng vàhiệu quả sản xuất đều cao; và có xu hướng tiến tới chủ dộng kiểm soát tất cảcác điều kiện nuôi (khí hậu và chất lượng nước); và các hệ thống nuôi có tínhnhân tạo (PGS.TS Nguyễn Thanh Phương, PGS.TS Trần Ngọc Hải, PGS.TS.Dương Nhựt Long, 2009)

- Nuôi thủy sản bán thâm canh

Đây là hệ thống nuôi chủ yếu ở Việt Nam hiện nay, chủ yếu sử dụnggiống nhân tạo và thức ăn chế biến với diện tích của các đầm nuôi không quálớn, nguồn nước cung cấp chủ động, có trang thiết bị hỗ trợ cho vận hành hệthống nuôi Do vậy hệ thống ngày càng phát triển

Hình thức nuôi này có năng suất từ 2 – 20 tấn/ha/năm; lệ thuộc nhiềuvào nguồn thức ăn tự nhiên nhờ vào bón phân hay cho ăn bổ sung; giốngđược sản xuất từ các trại (hay là giống nhân tạo); bón phân định kỳ, trao đổinước hay sục khí định kỳ, cấp nước bằng máy bơm hay tự chảy Nuôi trong

Trang 19

ao, quầng hay bè đơn giản (PGS.TS Nguyễn Thanh Phương, PGS.TS TrầnNgọc Hải, PGS.TS Dương Nhựt Long, 2009).

- Nuôi thủy sản quảng canh cải tiến

Nuôi thủy sản quảng canh cải tiến là hình thức nuôi có năng suất từ 0.5– 5 tấn /ha/năm; có thể ăn bổ sung bằng thức ăn chất lượng thấp, giống đượcsản xuất từ các trại (giống nhân tạo) hay thu gom ngoài tự nhiên; bón phân vôhay hữu cơ thường xuyên; quan sát một số yếu tố chất lượng nước đơn giản.Nuôi ao, lồng đơn giản (ví dụ nuôi cá lồng dựa vào thức ăn tự nhiên và có bổsung thức ăn) (PGS.TS Nguyễn Thanh Phương, PGS.TS Trần Ngọc Hải,PGS.TS Dương Nhựt Long, 2009)

- Nuôi thủy sản quảng canh

Nuôi thủy sản quảng canh là hình thức nuôi mà mức độ kiểm soát hệthống nuôi thấp (môi trường, thức ăn, địch hại, bệnh,…); mức độ đầu tư banđầu, kỹ thuật áp dụng và hiệu quả sản xuất đều thấp (năng suất <500kg/ha/năm); phụ thuộc nhiều vào thời tiết, chất lượng nước; nuôi tận dụngmặt nước tự nhiên (ví dụ: đầm phá, vịnh, eo ngách); và không chủ động đượcthức ăn tự nhiên cho cá (PGS.TS Nguyễn Thanh Phương, PGS.TS TrầnNgọc Hải, PGS.TS Dương Nhựt Long, 2009)

- Nuôi thủy sản kết hợp

Nuôi thủy sản kết hợp là hình thức nuôi thủy sản chia xẻ tài nguyênnhư nước, thức ăn, quản lý,… với các hoạt động khác; thường là nông nghiệp,công nghiệp, cơ sở hạ tầng ( chất thải trong sản xuất, trạm thủy điện,…) Nuôi

cá trong hồ chứa nước thủy điện,…(PGS.TS Nguyễn Thanh Phương,PGS.TS Trần Ngọc Hải, PGS.TS Dương Nhựt Long, 2009)

- Nuôi kết hợp thủy sản với nông nghiệp

Nuôi thủy sản bán thâm canh kết hợp với nông nghiệp (bao gồm cảchăn nuôi) là hình thức nuôi phối hợp để tận dụng điều kiện của nhau Ví dụ:nuôi cá kết hợp trồng lúa (PGS.TS Nguyễn Thanh Phương, PGS.TS TrầnNgọc Hải, PGS.TS Dương Nhựt Long, 2009)

Trang 20

- Nuôi luân canh

Nuôi thủy sản lâm canh là hình thức không nuôi liên tục hai hay nhiều

vụ một đối tượng trên cùng một diện tích sản xuất Ví dụ như nuôi một vụtôm càng xang và một vụ trồng lúa hay nuôi một vụ tôm sú và một vụ cá rôphi trong ao tôm (PGS.TS Nguyễn Thanh Phương, PGS.TS Trần Ngọc Hải,PGS.TS Dương Nhựt Long, 2009)

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản

a Nhân tố tự nhiên

Các nhân tố tự nhiên là tiền đề cơ bản để phát triển và phân bố thủysản Mỗi loại thủy sản chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong điều kiện tựnhiên nhất định Các yếu tố tự nhiên quan trọng là: đất, nước, khí hậu Chúngảnh hưởng trực tiếp đến năng suất – chất lượng – sản lượng của nuôi trồngthủy sản

- Diện tích mặt nước:

Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản là đất có mặt nước nội địa baogồm ao, hồ, đầm, sông ngòi, kênh rạch; đất có mặt nước ven biển; đất bãi bồiven sông, ven biển bãi cát cồn cát ven biển; đất sử dụng cho kinh tế trangtrại… Đất đai dễ nuôi trồng thủy sản quyết định đến sự tồn tại và phát triểncủa các loài động vật thủy sản vì nếu tách chúng ra khỏi môi trường nước thìchúng chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn Hơn nữa diện tích mặtnước còn quyết định đến quy mô phát triển nuôi trồng thủy sản

- Nguồn nước:

Nguồn nước là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành côngcủa việc nuôi trồng thủy sản Tính chất mặt nước còn quyết định tới yếu tốgiống loài thủy sản được nuôi trồng Bởi vì mỗi giống loài thủy sản đều cónhững đặc điểm sinh lý, sinh thái riêng, có một môi trường sống riêng màkhông phải môi trường nước nào nó cũng có thể tồn tại được Môi trườngnước được phân ra làm ba loại: nước ngọt, nước lợ, nước mặn Nguồn nướcphục vụ nuôi trồng thủy sản yêu cầu về chất lượng nước khá nghiêm ngặt,

Trang 21

nước không bị ô nhiễm, độ đục thấp, hàm lượng oxy hòa tan trong nước cao,hàm lượng chất hữu cơ trong nước thấp, hàm lượng các chất độc trong nướcthấp hoặc không có Để sử dụng nguồn nước mặt cho nuôi trồng thủy sản đạthiệu quả cao và phát triển bền vững phải chú ý các giải pháp quản lý, giảipháp kỹ thuật… làm cơ sở để hạn chế ô nhiễm nguồn nước mặt trên diệnrộng, bảo vệ chất lượng môi trường nước.

- Khí hậu:

Các điều kiện thời tiết, khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nuôitrồng thủy sản, có thể thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển và lan tràn dịchbệnh cho vật nuôi Việt Nam là một nước năm trong vùng nhiệt đới, vì vậykhí hậu mang đến những thuận lợi, khó khăn nhất định cho nuôi trồng thủysản Những tác động có lợi như: các giống, các loài động thực vật thủy sinhphong phú, đa dạng và có nhiều loài có giá trị kinh tế cao, nguồn nước dồidào… Bên cạnh đó còn những bất lợi như: những tai biến thiên nhiên (bão, lũlụt, hạn hán…) gây thiệt hại nghiêm trọng tới nuôi trồng thủy sản

Các nhân tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa…ảnh hưởng rấtlớn đến khả năng sống, khả năng sinh sản và di trú của các loài thủy sinh.Trong đó nhiệt độ là một trong những yếu tố môi trường tác động nhiều đếnđời sống thủy sinh, gắn liền với hoạt động sinh lý, sinh thái và nhu cầu dinhdưỡng của các loài Mỗi loài có một khoảng thích ứng riêng, khả năng chốngchịu nằm trong những giới hạn nhất định Sự tăng hoặc giảm nhiệt độ quá caohoặc quá thấp đều làm suy giảm lượng thủy sản trong ao hồ

b Nhân tố kinh tế - xã hội

Nhân tố xã hội: Dân cư và nguồn lao động ảnh hưởng tới hoạt độngnuôi trông thủy sản ở hai mặt, vừa là lực lượng sản xuất vừa là người tiêudùng các nông sản Bất kể một ngành sản xuất vật chất nào cũng nhằm mụcđích tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con người Và ngànhnuôi trồng thủy sản cũng vậy muốn tạo ra sản phẩm thủy sản thì phải có lựclượng sản xuất như: các cá nhân, hộ gia đình làm việc trong lĩnh vực nuôitrồng thủy sản

Trang 22

Nhân tố tiến bộ khoa học kỹ thuật: Xã hội ngày càng phát triển và kèmtheo đó là những tiến bộ khoa học kỹ thuật Tiến bộ khoa học kỹ thuật ra đời

đã làm thay đổi đời sống con người trên mọi lĩnh vực Trong lĩnh vực nuôitrồng thủy sản cũng vậy, nhờ áp dụng những tiến bộ này mà người ta có thểsản xuất ra những giống thủy sản mới, chất lượng cao, sinh trưởng nhanh, cókhả năng chống chịu với những điều kiện ngoại cảnh tốt Mặt khác người tacũng có thể kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản;chuẩn đoán và xử lý kịp thời bệnh thủy sản nhờ áp dụng những tiến bộ khoahọc kỹ thuật

Nhân tố thị trường: Bất kể một ngành sản xuất nào cũng nhằm mụcđích là sử dụng các yếu tố đầu vào trong sản xuất để tạo sản phẩm đầu ra.Nhưng để có được lợi nhuận thì các nhà sản xuất phải tìm kiếm được đầu racho các sản phẩm của mình Muốn tìm kiếm được thị trường tiêu thụ cho sảnphẩm của mình không hề đơn giản chút nào trong giai đọan cạnh tranh khốcliệt như hiện nay Khi đó, thị trường có vai trò quan trọng quyết định đến việcchuyển dịch cơ cấu hàng hóa theo hướng sản xuất hàng hóa ngày càng cao

Do tính chất đa dạng của nhu cầu thị trường làm cho các hoạt động nuôi trồngthủy sản cũng biến đổi đa dạng về mặt cơ cấu sản phẩm

1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước mặt trong nuôi trồng thủy sản

Bảng 1.1: Giá trị giới hạn các thông số trong nước mặt dùng cho mục đích bảo vệ đời sống thủy sinh (QCVN 38:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh)

Trang 23

Thông số Tác động đối với động vật thủy sinh Giá trị thíchhợp

DO DO thấp dẫn tới hiện tượng động vật thủy sinh lười ăn,

chậm lớn, nếu kéo dài hoặc DO quá thấp sẽ gây chết

3 – 8 mg/l

Nhiệt độ Khi nhiệt độ quá cao hay quá thấp hoặc biến đổi đột

ngột thường gây ra các hiện tượng sốc nhiệt, mất cân

bằng sinh lý, rối loạn hô hấp, tiêu hóa…

20 - 30°C

pH pH cao hoặc thấp có thể ảnh hưởng đến hoạt động sinh

hóa, hàm lượng ion kim loại trong nước dẫn đến gây

ngộ độc cho các loài thủy sản

6,5 – 8,5

H2S Hàm lượng H2S cao làm con vật bị ngạt, tác động lên hệ

thần kinh làm con vật bị tê liệt

<0,1 mg/l

Độ trong Ảnh hưởng đế quá trình quang hợp của tảo, khả năng

bắt mồi, hô hấp…của các loài thủy sản

20 – 40 cm

Độ cứng Nước quá cứng sẽ ảnh hưởng đến sự điều hòa áp suất

thẩm thấu, giảm sự lột xác và mức tăng trưởng của tôm

5 - 10°H

NH3 Hàm lượng cao làm dịch máu khó tiết ra môi trường

ngoài, tăng pH máu, giảm khả năng vận chuyển O2

Quá trình oxy hóa Fe2+ thành Fe3+ tiêu tốn O2 <0,1 mg/l

COD Quá trình biến đổi các chất hữu cơ tiêu hao O2 nhu cầu

tiêu hao oxy hóa học, nếu cao quá sẽ ảnh hưởng hô hấp

và hoạt động sống của thủy sinh vật

10 – 20 mg/l

BOD5 Quá trình biến đổi các chất hữu cơ tiêu hao O2 5 -10 mg/l

( Nguồn: Nguyễn Đức Hội, 2002)

Bảng 1.3: Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt cho nuôi

Trang 24

4 COD mg/l 30

6 Amoni ( NH+

( Nguồn: QCVN 08:2015/BTNMT)

1.2 Hiện trạng hoạt động nuôi trồng thủy sản

1.2.1 Hoạt động nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam

Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và đường biển dài hơn 3260

km, nên rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản.Sản lượng thủy sản Việt Nam tăng liên tục qua các năm từ 1995 đến 2013 cả

về sản lượng nuôi trồng và sản lượng khai thác, được thể hiện ở hình dướiđây:

(Nguồn vasep)

Hình 1.2 Sản lượng thủy sản Việt Nam qua các năm (nghìn tấn)

Sản lượng thủy sản việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong trong

17 năm qua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm Với chủ trương thúc đẩyphát triển của chính phủ, hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có những bướcphát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua, bình quân đạt12,77%/năm, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của

cả nước Trong khi đó, trước sự cạn kiệt dần của nguồn thủy sản tự nhiên vàtrình độ của hoạt động khai thác đánh bắt chưa được cải thiện, sản lượng thủy

Trang 25

sản từ hoạt động khai thác tăng khá thấp trong các năm qua, với mức tăngbình quân 6,42%/năm.

Sản lượng thủy sản Việt Nam năm 2013, 2014 được thể hiện ở bảngdưới đây:

Bảng 1.4 Sản lượng thủy sản Việt Nam năm 2013, 2014

Sản lượng thủy sản Việt Nam năm 2013/2014 (nghìn tấn)

1.2.2 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc

Thời gian gần đây, cùng với ngành chăn nuôi đang có những chuyểnbiến tích cực, ngành thủy sản cũng có những bước phát triển khá ổn định, tiếptục đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi trồng

Diện tích nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm 2014 ước đạt 5.328,7 ha,giảm 0,57% so với cùng kỳ Trong đó, diện tích nuôi cá 5.184 ha; diện tíchnuôi trồng thủy sản khác như ếch, baba, cá sấu 6,7 ha; diện tích ươm giống

138 ha Hiện tại, toàn tỉnh có 9.093 cơ sở nuôi trồng thủy sản và có 549 cơ sởsản xuất giống

Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2014 dự kiến đạt 9.176,5 tấn,tăng 3,94% so với cùng kỳ Trong đó: Sản lượng thủy sản khai thác ước đạt909,8 tấn tăng 0,85% so với cùng kỳ Sản lượng nuôi trồng đạt 8.266,7 tấn,tăng 4,30 % so với cùng kỳ (Trung tâm Thông tin Nông Nghiệp và PTNTVĩnh Phúc)

Công tác khuyến ngư tiếp tục được quan tâm và triển khai tích cực Chicục Thủy sản và Trung tâm Khuyến nông tỉnh vẫn đang tiếp tục triển khai môhình nuôi cá rô phi đơn tính ở hầu hết các địa phương trong tỉnh Vĩnh Tường

là một trong những huyện phát triển các mô hình chăn nuôi thủy sản đã và

Trang 26

đang góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tăng thunhập và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn.

Và hiện nay, toàn huyện Vĩnh Tường có trên 1.500 ha diện tích mặtnước nuôi trồng thủy sản Tính riêng trong quý III năm 2015, sản lượng thủysản trên địa bàn huyện ước đạt 1.275 tấn, tăng hơn 30 tấn so với cùng kỳ năm

2014 Để việc nuôi trồng thủy sản đem lại hiệu quả kinh tế cao, Phòng Nôngnghiệp & Phát triển nông thôn huyện thường xuyên phối hợp với các cơ quanchuyên môn tích cực hỗ trợ người nông dân đưa các giống thủy sản mới cónăng suất cao, chất lượng tốt, sạch bệnh như: Cá rô phi đơn tính dòng ĐườngNghiệp, cá chép lai 3 máu vào nuôi theo hướng chuyên canh Đồng thờihướng dẫn các hộ nuôi thủy sản chú trọng thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật,chọn con giống, mật độ nuôi thả, đảm bảo nguồn thức ăn, vệ sinh ao nuôiđịnh kỳ (Trung HIếu, 2015)

Từ hiệu quả của các mô hình nuôi thủy sản, huyện Vĩnh Tường tiếp tụckhuyến khích nông dân chuyển đổi diện tích ruộng trũng một vụ lúa bấp bênhsang nuôi trồng thủy sản, phối hợp với các ngành chức năng chuyển giao tiến

bộ khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân để phát triển các mô hình trang trạichăn nuôi thủy sản, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương

1.2.3 Ảnh hưởng của nuôi trồng thủy sản đến môi trường

Những tác động xấu từ NTTS đến môi trường nước là khác nhau, vớimức độ ảnh hưởng tùy theo hình thức nuôi, loại hình và cấp độ nuôi, chủ yếuxảy ra tại những khu nuôi tập trung, diện tích lớn và mức độ thâm canh cao,

hệ thống cấp nước không tốt, không xử lý nước thải và sử dụng nhiều hóachất, thức ăn Nước thải từ nuôi thủy sản kết hợp chịu tác động từ chất thảicông nghiệp, nông nghiệp thì khả năng gây ra ô nhiễm ngay trong vùng nuôithủy sản và tác động xấu đến môi trường xung quanh sẽ xảy ra Tình trạng ônhiễm chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm kháng sinh, và đặc biệt phá vỡ hệsinh thái nước ngầm, hay hệ sinh thái cát…

Trang 27

Một số nghiên cứu cho thấy, chỉ có 17% trọng lượng khô của thức ăncung cấp cho ao nuôi được chuyển thành sinh khối, phần còn lại được thải ramôi trường dưới dạng phân và chất hữu cơ dư thừa thối rữa vào môi trường.Đối với các ao nuôi công nghiệp chất thải trong ao có thể chứa đến trên 45%nitrogen và 22% các chất hữu cơ khác Các loại chất thải chứa nito vàphotpho ở hàm lượng cao gây nên hiện tượng phú dưỡng môi trường nướcphát sinh tảo độc trong môi trường thủy sản Nguồn nước này nếu khôngđược xử lý trước khi thải ra môi trường sẽ lan truyền rất nhanh đối với hệthống nuôi cá bè trên sông, nuôi cá trong các đầm trũng ngập nước…cùng vớilượng phù sa lan truyền có thể gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sảnphát sinh trong môi trường nước Đối với cá nước ngọt, lượng thải nhiều ítcòn phụ thuộc vào thức ăn đưa vào chăn nuôi thông thường chi phí thức ăn từ1,5 – 2 kg thức ăn/1kg sản phẩm, ngoài ra còn có lượng thức ăn dư thừakhông tiêu thụ hết lắng xuống tạo ra nguồn thải rất dễ phân hủy hữu cơ gây ônhiễm môi trường nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh Các ao nuôi sauquá trình thu hoạch sản xuất thường phải nạo vét bùn cặn Đây là một nguồnthải rất lớn có thể gây ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên tình trạng trên không thực sự phổ biến vẫn mang tính cục bộ,hơn nữa hiện nay xuất hiện nhiều mô hình canh tác nuôi trồng thủy sản thânthiện với môi trường, ví dụ như nuôi nhuyễn thể hay các mô hình nuôi kếthợp thủy sản và lúa, nuôi sinh thái,… Do vậy nếu các nguyên nhân gây ảnhhưởng môi trường nước được nêu trên được hạn chế hay loại bỏ thì tác độngcủa nuôi trồng thủy sản tới độ bền vững môi trường là hoàn toàn có thể hạnchế được (Trí Quang, 2014)

1.2.4 Công tác kiểm soát chất lượng nước NTTS ở Việt Nam

Công tác kiểm soát bao gồm kiểm soát các yếu tố: Chất lượng giốngđầu vào, chất lượng thức ăn và quản lý thức ăn, kiểm soát chất lượng nước,phòng và trị bệnh

Trong thời gian qua đơn vị đã tham mưu xây dựng các quy trình xử lývùng nuôi trồng thủy sản đồng thời hướng dẫn người dân áp dụng các quy

Trang 28

trình đó xử lý môi trường vùng nuôi để sản xuất an toàn Tiến hành kiểm tra,đánh giá chất lượng nước vùng sản xuất giống, vùng nuôi, cơ sở sản xuất thức

ăn, chế phẩm sinh học cho các đối tượng nuôi trồng thủy sản Tham gia hệthống quan trắc cảnh báo và thẩm định môi trường vùng nuôi, đề xuất các giảipháp xử lý nguồn nước cấp, nước thải và cải tạo môi trường vùng nuôi Trongnăm 2011-2015 đã đạt được những kết quả sau:

Công tác quan trắc và cảnh báo môi trường:

- Hàng năm vào khoảng tháng 2 đến tháng 11, đơn vị phối hợp với Phòng kỹthuật huyện, thành, thị UBND các xã có diện tích nuôi tôm tiến hành lấy mẫu

định kỳ (Mẫu còng cáy, giáp xác), để kiểm tra các chỉ tiêu về mầm bệnh Virut

đốm trắng, Taura, đầu vàng và bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm; lấy mẫunước để test và phân tích các chỉ tiêu, sau khi có kết quả thông báo trực tiếpbằng văn bản tới UBND các xã, tổ cộng đồng nuôi tôm để biết và có biệnpháp xử lý, cấp nước vào ao nuôi tôm nhằm hạn chế dịch bệnh xảy ra

- Trong 05 năm đã kiểm tra 510 mẫu giáp xác về các chỉ tiêu Virut Đốmtrắng,Taura, Đầu vàng, hoại tử gan tụy cấp; lấy 412 mẫu nước để test và phântích Kết quả số mẫu bị nhiễm virut đốm trắng là 188 mẫu; Số mẫu bị bệnh

hoại tử gan tụy cấp 03 mẫu; số mẫu bị nhiễm đầu vàng, taura 0 mẫu (Lê Hồng

Trung - Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản, 2015)

Công tác kiểm tra, xử lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản từ năm 2011- 2015:

- Đơn vị phối hợp với Chi cục Thú y, UBND các huyện, thị thành lập

đoàn kiểm tra các cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc, chế phẩm sinh học xử lýcải tạo môi trường về các chỉ tiêu quy định như: Điều kiện sản xuất kinhdoanh, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, nơi bày bán thuốc, hóa chất có đảm bảomôi trường

- Năm 2011: Đã kiểm tra 14 cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc, chế phẩm

sinh học dùng trong NTTS Kết quả có 10 cơ sở /14 cơ sở đủ điều kiện kinhdoanh thức ăn, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản Có 4 cơ sở

Trang 29

chưa thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà nước trong hoạt động kinhdoanh thức ăn.

- Năm 2012: Qua 02 đợt kiểm tra, đã kiểm tra 20 cơ sở kinh doanh thức

ăn, thuốc, hóa chất xử lý cải tạo môi trường dùng trong NTTS; kết quả 14 cơ

sở đạt loại A; 03 cơ sở loại B; 03 cơ sở đạt loại C

- Năm 2013: Kiểm tra 20 cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc, hóa chất xử

lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản, kết quả 15 cơ sở xếp loại A; 4 cơ sởxếp loại B; 1 cơ sở xếp loại C

- Năm 2014: Đợt 1 kiểm tra 18 cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc, hóa

chất xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản , kết quả (14 cơ sở xếp loại

A, 03 cơ sở xếp loại B); 01 cơ sở không đạt xếp loại C

- Năm 2015: 8 tháng đầu năm đã tiến hành kiểm tra25 cơ sở kinh doanh

thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường; Kết quả số cơ sở đạt yêu cầu vềkinh doanh thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường là 25/25 cơ sở trong

đó 23/25 cơ sở xếp loại A, 02/25 cơ sở xếp loại B

-Đối với cơ sở không đạt, xếp loại C đoàn đã yêu cầu các cơ sở khắc

phục các tồn tại như: Chưa có bản công bố chất lượng sản phẩm; hợp đồngvới nhà cung cấp sản phẩm; đảm bảo ghi chép đầy đủ thông tin nhập/xuấtthức ăn; Kho chứa thức ăn đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ và có sự ngăn cáchvới khu vực chứa hóa chất Nếu sau thời gian 01 tháng cơ sở không khắc phục

sẽ đình chỉ sản xuất (Lê Hồng Trung - Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản, 2015)

Công tác tuyên truyền, tập huấn:

- Tiến hành tổ chức các cuộc tập huấn phổ biến quy định của nhà nước(Nghị Định, thông tư,Quyết định) về sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùngtrong nuôi trồng thủy sản; Phối hợp với Đài truyền thanh tỉnh, huyện, xã phátsóng các chương trình nhịp cầu nhà nông nhằm hướng dẫn, khuyến cáo ngườidân cách sử dụng sản phẩm; Với sự hỗ trợ của Ban quản lý dự án CRSD Nghệ

An, ở một số vùng nuôi trọng điểm có sự tham gia của các tư vấn kỹ thuậttrực tiếp hướng dẫn người nuôi về cách sử dụng, bảo quản sản phẩm

Trang 30

- Trong 05 năm đã tổ chức được 06 cuộc hội nghị về công tác quản lýthức ăn, sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản với 240 lượtngười tham gia; tổ chức 05 lớp tập huấn về công tác quản lý môi trường vàdịch bệnh cho cán bộ huyện xã, đại lý kinh doanh thức ăn và hộ nuôi trồng

thủy sản tại 4 huyện ven biển; có 200 người tham gia (Lê Hồng Trung - Chi

cục Nuôi trồng thuỷ sản, 2015).

Tuy nhiên những khó khăn và hạn chế còn tồn tại

- Biến đổi khí hậu, sự bất lợi của thời tiết như mưa lũ, hạn hán làm thayđổi dòng chảy, thay đổi cấu trúc hạ tầng vùng nuôi; Sản xuất công nghiệp,nông nghiệp và sự mở rộng đô thị làm cho nguồn nước bị ô nhiễm Hiệntượng nắng nóng kéo dài và quá mức chịu đựng của các vật nuôi làm suygiảm sức khỏe, làm môi trường nước bị xấu đi, là điều kiện để các vi khuẩngây bệnh lan truyền;

- Công tác phối kết hợp triển khai các hoạt động quản lý và bảo vệ môitrường trên địa bàn tỉnh chưa đồng bộ

- Đội ngũ cán bộ chuyên môn làm trong công tác quản lý môi trườngmỏng, ít cán bộ đầu ngành có chuyên môn sâu về lĩnh vực này

- Kinh phí đầu tư dành cho công tác bảo vệ, xử lý ô nhiễm môi trườngcòn hạn chế

- Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật để tiến hành kiểm soát chất lượng môitrường của các trạm kiểm định còn thiếu, chưa đồng bộ nên một số chỉ tiêuphân tích còn phải thuê ở các Trung tâm quan trắc, phân tích ở Hà Nội, ThànhPhố Hồ Chí Minh vì thế thời gian lâu, kinh phí tốn kém

Định hướng bảo vệ môi trường trong NTTS giai đoạn 2016-2020

- Tăng cường công tác giáo dục, truyền thông môi trường rộng rãi trêncác phương tiện thông tin đại chúng như loa, đài, panô, tờ rơi , tổ chức cáccuộc hội thảo, tập huấn phổ biến các quy định của Nhà nước về BVMT trongNTTS

Trang 31

- Tăng cường sự chỉ đạo của các ngành các cấp trong việc bảo vệ môitrường Ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể, quy định rõ trách nhiệm vàquyền hạn của các cấp, ngành trong quản lý và bảo vệ môi trường.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanhcác sản phẩm thuốc, thức ăn, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủysản để xử lý, thu hồi các sản phẩm kém chất lượng, tránh hiện tượng lưuthông trên thị trường gây ảnh hưởng đến người nuôi và môi trường vùng nuôi

Trang 32

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động NTTS xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường, Tỉnh Vĩnh Phúc

Nước mặt vùng NTTS

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Địa bàn xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường, Tỉnh Vĩnh Phúc

Thời gian nghiên cứu từ tháng 1/2016 đến tháng 5/2016

2.3 Nội dung nghiên cứu

2.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường,

2.3.2 Tình hình chung về NTTS và môi trường tại xã Vũ Di

Tình hình nuôi trồng thủy sản: Hình thức nuôi, các loài vật nuôi(giống); diện tích, năng suất, sản lượng, thời vụ nuôi

Quy trình nuôi trồng thủy sản

2.3.3 Tình hình quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản tại xã Vũ Di

Ý kiến của hộ nuôi về môi trường nước nuôi trồng thủy sản

Nguồn nước cấp chủ yếu

Hiện trạng xả thải sau mỗi vụ nuôi

Trang 33

2.3.4 Hiện trạng môi trường nước mặt nuôi trồng thủy sản tại xã Vũ Di,

huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

Đánh giá chất lượng nước mặt NTTS (So sánh với các QCVN về chấtlượng nước nuôi trồng thủy sản)

Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước

2.3.5 Đề xuất một số giải pháp cải thiện chất lượng nước NTTS

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu

a) Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:

Thu thập các số liệu về hiện trạng môi trường, điều kiện tự nhiên, tìnhhình phát triển kinh tế của xã

Nguồn thu thập: UBND xã, internet

b) Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

Tiến hành đi thực địa, phỏng vấn nông hộ, quan sát, lấy mẫu nước đểphân tích chất lượng nước

Phương pháp điều tra phỏng vấn: lập phiếu điều tra theo dạng bảng hỏi

Số phiếu điều tra: 27 phiếu

Đối tượng điều tra: các nông hộ nuôi trồng thủy sản

Vị trí điều tra: các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã Thông tin thuthập: Hình thức nuôi trồng, quy mô nuôi trồng, thức ăn chăn nuôi, số lượngtôm cua cá, quy trình cấp thoát nước, kiểm soát dịch bệnh,

c) Phương pháp lấy mẫu, phân tích chất lượng nước

Phương pháp lấy mẫu:

Mẫu được lấy theo TCVN 5994 – 1995 chất lượng nước – lấy mẫu –hướng dẫn lấy mẫu ở ao hồ tự nhiên và nhân tạo

Thời gian lấy mẫu: Lấy mẫu một lần vào tháng 03/2016

Vị trí lấy mẫu: Dựa trên kết quả của phiếu điều tra đánh giá về hìnhthức nuôi trồng, quy mô nuôi trồng , thức ăn chăn nuôi, số lượng cá, quy trìnhcấp thoát nước, kiểm soát dịch bệnh Đề tài tiến hành lấy mẫu tại 4 vị trí:

Trang 34

Bảng 2.1 Tọa độ vị trí lấy mẫu

Nhiệt độ Đo đạc trực tiếp bằng nhiệt kế

pH Đo đạc trực tiếp bằng máy đo pH điện cực thủy tinh

COD Phương pháp chuẩn độ oxy hóa – khử

BOD5 Phương pháp nuôi cấy trong tủ định ôn tại 20˚C – 5 ngàyTSS Phương pháp khối lượng theo TCVN 4560 – 1988

NH4+ Phương pháp so màu Indophenol

NO3- Phương pháp so màu

PO43- Phương pháp so màu

2.4.2 Phương pháp phân tích số liệu

a) Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu: sử dụng phần mềm Excel vàthống kê để xử lý số liệu

b) Phương pháp thống kê so sánh: so sánh với quy chuẩn môi trường

Trang 35

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

a Vị trí địa lý

Xã Vũ Di là một xã thuộc vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng có vịtrí địa lý:

+ Phía Bắc giáp với Bình Dương huyện, Vĩnh tường

+ Phía Nam giáp với thị trấn Vĩnh Tường, huyện Vĩnh Tường

+ Phía Đông giáp với Văn Xuân, huyện Vĩnh Tường

+ Phía Tây giáp với Thượng Trưng và Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh TườngTổng diện tích đất tự nhiên của xã Vũ di là 379,10 ha Xã Vũ Di cóthuận lợi cơ bản là nằm gần trung tâm huyện, lại có ranh giới tiếp giáp vớihuyện Thị trấn Vĩnh Tường và có đường quốc lộ 2C chạy qua đi thẳng đếnthành phố Vĩnh Yên nên có nhiều cơ hội để giao lưu với thị trường bên ngoài,tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật

Những yếu tố đó mang lại cho xã một vị trí khá quan trọng trong chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội của huyện, là điều kiện thuận lợi để người dântiếp cận, giao lưu, trao đổi hàng hoá, phát triển kinh tế, văn hoá xã hội với cácvùng lân cận

b Địa hình, địa mạo

Thuộc vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng có địa hình tương đối bằngphẳng, với độ dốc trung bình <1°, địa hình tương đối bằng phẳng bị chia cắtbởi hệ thống song, ngũi, kênh, mương Độ cao bề mặt hầu hết từ 0.9m đến1.4m so với mực nước biển, độ chênh lệch địa hình không quá 1m Xã Vũ Di

có địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, địa hình bằngphẳng Nhìn chung độ chênh lệch không lớn thuận lợi cho quá trình đo đạc,đất đai thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là gieo trồng các loại câylương thực, cây công nghiệp ngắn ngày

Trang 36

Sự phân chia địa hình, thổ nhưỡng có ý nghĩa thực tiễn trong việc xácđịnh hướng chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hoá, đẩy mạnhcông nghiệp hoá nông nghiệp, hiện đại hoá nông thôn ở xã Vũ Di nói riêng và

ở huyện Vĩnh Tường nói chung

c Khí hậu

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm của xã là 23.6°C, nhiệt độ trungbình cao nhất là 30.5°C (tháng 6), nhiệt độ trung bình thấp nhất là 15.8°C(tháng 1) Biên độ dao động nhiệt độ trung bình giữa tháng cao nhất và thángthấp nhất là 14.7°C Nhiệt độ cao tuyệt đối ghi nhận được ở vùng này là40.6°C, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 9.5°C

Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1250 mm, nhưng nămcao nhất đạt tới 2238 mm Mưa tập trung chủ yếu vào cỏc thỏng 6,7,8,9 lànguyên nhân gây ra ngập úng Tháng 8 có lượng mưa trung bình cao nhất tới

3280 mm, tháng 10 có lượng mưa thấp nhất 320 mm Cá biệt có những nămvào tháng 11, 12 hoàn toàn không mưa

Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 81%, tháng cao nhấtkhoảng 91%, tháng thấp nhất khoảng 69%

Bức xạ nhiệt: Số giờ nắng trung bình hàng năm là 1618 giờ, thuộc loạitương đối cao, thích hợp để cạnh tác 3 vụ trong năm

Hướng gió: Gió thổi theo hai mùa rõ rệt, gió Đông bắc về mùa khô và

gió Đông nam về mùa mưa Các tháng 4,5,6 thỉnh thoảng xuất hiện gió phơnTây Nam khô nóng, song ít ảnh hưởng tới sản xuất

Các tháng 6,7,8,9 do mưa nhiều, cường độ mưa lớn, nên hay gâyngập úng, ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất vụ mùa Tháng 12, tháng 1thường có rét đậm, đôi khi có sương muối, gây khó khăn cho khâu làm mạ

và gieo cấy vụ chiêm xuân

d Thủy văn

Xã Vũ Di có hệ thống thủy văn tương đối thuận lợi, do có nguồn nước

dồi dào từ con sông Hồng chảy qua, hệ thống các kênh mương tưới tiêu phù

Ngày đăng: 27/04/2017, 20:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w