Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 87 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
87
Dung lượng
1,68 MB
Nội dung
LỜI NÓI ĐẦU Để hoàn thành chương trình đào tạo kỹ sư ngành Lâm học của trường Đại học Lâmnghiệp khóa học 2006 – 2010 đồng thời gắn liền việc học lý thuyết với thực tế, giúp sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học. Được sự phân côngcủa Bộ môn Lâm sinh Khoa Lâm học, tôi tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp : “Đánh giáhiệuquảcủamộtsốmôhìnhrừngtrồngthuầnloàitạicôngtyLâmnghiệpYênThế-huyệnYênThế-Bắc Giang’’ Trong suốt quá trình thực tập và nghiên cứu. để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân tôi còn được đón nhận sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong Bộ môn Lâm sinh, đặc biệt là dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo Ths. Phạm Thị Huyền. Sự quan tâm giúp đỡ của ban giám đốc và tập thể cán bộ công nhân viên củacôngtyLâmnghiệpYênThế-huyệnYênThế-Bắc Giang, và đến nay bản khóa luận tốt nghiệp đã được hoàn thành theo đúng thời gian và quy định của nhà trường. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo, Ths. Phạm Thị Huyền cùng các Thầy Cô trong Bộ môn Lâm sinh và toàn thể cán bộ công nhân viên tạicôngtyLâmnghiệpYênThế-huyệnYênThế-BắcGiang đã tận tình giúp đỡ tôi trongquá trình thực hiện khóa luận. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều song do thời gian, trình độ và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế, nên khóa luận này không thể không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy kính mong Thầy Cô và các bạn quan tâm, giúp đỡ, đóng góp ý kiến để bản khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội , ngày 12 tháng 05 năm 2010 Sinh viên thực hiện Trần Thị Hồng Thắm 1 MỤC LỤC Phần I : Đặt vấn đề 1 Phần II : Tổng quan về vấn đề nghiên cứu……………………………… 4 2.1. Nhận thức chung về vấn đề nghiên cứu………………………… …… 4 2.2. Trên thế giới…………………………………………………………… 4 2.3. Ở Việt Nam……………………………………………………………….7 Phần III : Mục tiêu – giới hạn – nội dung và phương pháp nghiên cứu…9 3.1. Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………… 9 3.2. Giới hạn vấn đề nghiên cứu………………………………………………9 3.3. Nội dung nghiên cứu…………………………………………………… 9 3.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………… 10 3.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp………… ……………………………….10 3.4.2. Phương pháp nội nghiệp………… ………………………………….14 Phần IV : Điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu…………………….21 4.1. Điều kiện tự nhiên………………………………………………………21 4.1.1. Vị trí địa lý…………………………………………………………….21 4.1.2. Địa hình địa thế……………………………………………………….21 4.1.3. Khí hậu thủy văn…………………………………………………… 22 4.1.4. Địa chất thổ nhưỡng ………………………………………………….23 4.1.5. Hiện trạng đất đai tài nguyên rừng ………………………………… 23 4.2. Đặc điểm dân sinh – kinh tế – xã hội ………………………………… 24 4.3. Vài nét về côngtyLâmnghiệpYênThế ………………………… … 26 4.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển củacôngtyLâmnghiệpYên Thế….26 4.3.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức củacôngtyLâmnghiệpYên Thế…………………………………………………………………… 26 4.4. Lịch sử rừng trồng………………………………………………………27 2 Phần V : Kết quả nghiên cứu và thảo luận……………………………….29 5.1. Hiện trạng rừngtrồngcủa khu vực nghiên cứu…………………………29 5.1.1. Diện tích và cơ cấu cây trồngrừng hiện tạicủacôngtyLâmnghiệpYênThế 30 5.1.2. Tình hình sinh trưởng và trữ lượng rừngcủa các môhìnhrừngtrồng chính trongcôngtyLâmnghiệpYên Thế………………… ……… 30 5.1.2.1. Tình hình sinh trưởng củarừngtrồng …………………………… 30 5.1.2.2. Trữ lượng của ba môhìnhrừng trồng………………………………36 5.1.2.3. Chất lượng rừngtrồng trên khu vực nghiên cứu……………………37 5.2. Đánhgiáhiệuquảcủa các môhìnhrừng trồng…………………………38 5.2.1. Đánhgiáhiệuquả kinh tế …………………………………………….39 5.2.2. Đánhgiáhiệuquả xã hội…………………………………………… 41 5.2.3. Đánhgiáhiệuquả môi trường sinh thái …………………………… 43 5.2.3.1. Độ tàn che của tầng cây cao……………………………………… 43 5.2.3.2. Độ che phủ của cây bụi thảm tươi dưới tán rừng………………… 44 5.2.3.3. Khối lượng vật rơi rụng dưới tán rừng …………………………… 45 5.2.4. Đánhgiáhiệuquả tổng hợp của các môhìnhrừngtrồngtrong khu vực nghiên cứu………………… …………………………………… 46 5.3. Đề xuất mộtsố giải pháp kỹ thuật trong chọn loài cây trồng và chọn môhìnhrừngtrồng cho khu vực nghiên cứu………………………….51 Phần VI : Kết luận – tồn tại và kiến nghị ……………………………… 53 6.1. Kết luận…………………………………………………………………53 6.2. Tồn tại………………………………………………………………… 54 6.3. Kiến nghị……………………………………………………………… 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ BIỂU 3 Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng được coi là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, bởi những lợi ích rừng đem lại cho con người rất lớn. Rừng không những đem lại hiệuquả về mặt kinh tế thông qua việc cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ, mà rừng còn có tác dụng phòng hộ, bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước, duy trì cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường sống. Bên cạnh đó rừng còn là nơi tham quan, du lịch giải trí và nghiên cứu khoa học. Nhưng trong những năm qua do áp lực của sự gia tăng về dân số, kéo theo các hoạt động kinh tế diễn ra mạnh mẽ, sự đô thị hóa nhanh chóng đã làm cho rừng bị thu hẹp về diện tích, giảm sút chất lượng và môi trường bị suy thoái nghiêm trọng, thiên tai, lũ lụt… xảy ra liên tục đe dọa lớn đến cuộc sống của con người. Đứng trước tình hình đó nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế đã và đang nghiên cứu để đưa ra các phương án, biện pháp giải quyết vấn đề: “làm sao để phát triển kinh tế xã hội mà không làm tổn hại đến môi trường sinh thái”. Từ sự nhận thức rằng: “Bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đều tác động đến môi trường xung quanh trên cả ba mặt kinh tế – xã hội – môi trường sinh thái”. Chính vì vậy, mà mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh của con người dù lớn hay nhỏ đều phải xem xét toàn diện và tổng hợp trên cả ba mặt: + Về kinh tế: Hoạt động sản xuất đó phải đem lại lợi nhuận cao, tăng thu nhập cho người dân. + Về xã hội: Hoạt động sản xuất đó phải giải quyết được công ăn việc làm cho đại đa số người dân, xóa đói, giảm nghèo, phù hợp với phong tục tập quán của người dân và được người dân chấp nhận. 4 + Về môi trường sinh thái: Hoạt động sản xuất đó phải duy trì và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, duy trì cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học. Nhưng việc đánhgiáhiệuquảcủamôhìnhrừngtrồng là một vấn đề khá phức tạp, vì giữa ba mặt kinh tế – xã hội – môi trường sinh thái có mối quan hệ khăng khít và ảnh hưởng lẫn nhau. Nếu như ta quá coi trọng mặt này sẽ dẫn tới xem nhẹ mặt khác, cho nên việc tìm ra điểm gặp gỡ và hài hòa của ba mặt trên là điều cần thiết, có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho việc phát triển bền vững. Đồng thời từ việc đánhgiá này làm cơ sở để lựa chọn loài cây trồng, môhìnhrừngtrồng tốt nhất phù hợp với điều kiện khu vực nghiên cứu. Do đặc thù của hoạt động sản xuất lâmnghiệp là lấy rừng và đất rừnglàm đối tượng và tư liệu sản xuất, hơn nữa nghề rừng là một nghề mang tính xã hội hóa sâu sắc nên ngoài việc tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm phát triển kinh tế xã hội, sản xuất lâmnghiệp còn mang giá trị môi trường sinh thái cao. Nhưng giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái luôn tồn tại mâu thuẫn. Vì vậy để giải quyết vấn đề này trong sản xuất lâmnghiệp cần đưa ra được những phương thức canh tác thích hợp nhằm giải quyết hài hòa các lợi ích kinh tế – xã hội – môi trường sinh thái, đảm bảo cho việc phát triển lâmnghiệp theo hướng bền vững. Đặc biệt là trongtrồng rừng, hiện nay việc lựa chọn loài cây trồng, lựa chọn môhìnhrừngtrồng không những thu được hiệuquả kinh tế – xã hội cao mà còn cải thiện và bảo vệ môi trường sinh thái tốt đang là giải pháp có ý nghĩa chiến lược và mang tính khả thi nhất. YênThế là mộthuyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, khu vực này có diện tích đất lâmnghiệp khá lớn, diện tích đất canh tác nông nghiệp ở khu vực này nhìn chung là ít và xấu ảnh hưởng lớn đến việc thâm canh tăng năng suất cây trồng, thu nhập có được từ nông nghiệp không đủ đảm bảo cuộc sống người dân. Vì vậy, cuộc sống người dân còn dựa vào rừng là chính. Cùng với nhu cầu gỗ củi và các lâm sản khác từ rừng ngày càng tăng, kiểu canh tác lạc 5 hậu của đồng bào miền núi đã làm giảm nhanh diện tích và chất lượng rừng, đồng thời ảnh hưởng xấu tới nguồn nước, tăng lượng xói mòn, giảm độ phì làm suy thoái tài nguyên rừng. Xuất phát từ vấn đề này mà trong những năm gần đây, công tác trồngrừng để phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường được các cấp tỉnh và huyện rất quan tâm, nhiều môhình sản xuất đã được áp dụng và phát huy hiệuquả cao. CôngtyLâmnghiệpYênThế là một đơn vị đóng trên địa bàn huyệnYênThế-BắcGiang đã thực hiện rất tốt công tác trồng rừng. Khu vực này chủ yếu trồng Keo lai, Bạch đàn urô và Mỡ, cung cấp khối lượng lớn gỗ cho tỉnh BắcGiang và các khu vực lân cận. Hiện nay côngtyLâmnghiệpYênThế còn tham gia vào trồngrừng cung cấp gỗ trụ mỏ cho ngành than, trồngrừng cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy giấy… Từ đây câu hỏi được đặt ra là: việc trồng cây gì ? phương thức canh tác như thế nào ? để nâng cao hiệuquả kinh tế – xã hội – môi trường sinh thái, đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong khu vực. Đây là những vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý, chính vì những lý do trên mà tôi tiến hành nghiên cứu khóa luận: “Đánh giáhiệuquảcủamộtsốmôhìnhrừngtrồngthuầnloàitạicôngtyLâmnghiệpYênThế – huyệnYênThế – Bắc Giang”, nhằm lựa chọn được môhình mang lại hiệuquả cao cả về kinh tế – xã hội – môi trường sinh thái. 6 Phần 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Nhận thức chung về vấn đề nghiên cứu Hệ sinh thái rừng có một vai trò và tầm quan trọng đặc biệt đối với sự tồn tạicủa nhân loại. Nó không chỉ mang lại những hiệuquả về mặt kinh tế mà nó còn mang lại hiệuquả về mặt xã hội – môi trường sinh thái. Trước đây khi xét tới những giá trị củarừng con người chỉ chú ý đến những lợi ích kinh tế do rừng mang lại, mà đã bỏ qua nhiều lợi ích quan trọng khác. Chính vì những lợi ích kinh tế đó, con người đã khai thác tài nguyên rừngquá mức dẫn đến cạn kiệt làm cho môi trường sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngày nay, con người đã nhận thức được giá trị nhiều mặt mà rừng đem lại cho họ, từ đó tầm quan trọngcủarừng được đánhgiámột cách đầy đủ và đúng đắn hơn. Chính vì vậy, ý thức và trách nhiệm của mỗi quốc gia về vấn đề bảo vệ và phát triển rừng được nâng lên, đảm bảo hài hòa các lợi ích kinh tế – xã hội – môi trường sinh thái, tất cả đều phải tuân thủ nguyên tắc: “Các hoạt động kinh tế khai thác được từ rừng không làm tổn hại đến môi trường sinh thái”. 2.2. Trên thế giới Trên thế giới, từ những năm của thập kỷ 1960 việc nghiên cứu đánhgiáhiệuquả mối quan hệ giữa kinh tế – xã hội – môi trường sinh thái đã được chú ý. Vấn đề này được quan tâm nhằm đảm bảo an toàn lương thực, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái. Nhiều phương thức canh tác ra đời nhằm sử dụng rừng và đất rừng có hiệuquả như: Nông lâm kết hợp, phương thức canh tác trên đất dốc ( SATL 1, SATL 2 …). 7 Đầu thập kỷ 1970, Quốc hội Hoa Kỳ ban hành luật chính sách quốc gia về môi trường gọi tắt là NEPA. Theo luật này thì các hoạt động kinh tế, kỹ thuật khi đưa ra xét duyệt đều phải kèm theo đánhgiá tác động môi trường. Tiếp theo Hoa Kỳ là Canada, Anh và Nhật cũng lần lượt ban hành luật đánhgiá tác động môi trường. Năm 1974, giáo sư John E. Gunter trường đại học tổng hợp thuộc bang Michigan – Mỹ đã xuất bản giáo trình: “ Những vấn đề cơ bản trongđánhgiá đầu tư lâm nghiệp”. Trong đó, chủ yếu tác giả đưa ra các cơ sở để đánhgiáhiệuquảrừng trồng. Đây là một giáo trình tương đối hoàn chỉnh để giới thiệu hệ thống chỉ tiêu và cơ sở để đánhgiáhiệuquả từ đơn giản đến phức tạp. Các chỉ tiêu cho phép đánhgiáhiệuquả kinh doanh rừngtrồng về mặt kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái. Năm 1979, tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giới (FAO) đã xuất bản giáo trình: “Phân tích các dự án lâm nghiệp”, do Hans – Maregersen và Amoldo H.Contresal biên soạn. Đây là mộttài liệu tương đối đầy đủ và phù hợp với điều kiện đánhgiáhiệuquảcủa dự án lâmnghiệp ở nhiều nước trên thế giới. Đến những năm của thập kỷ 1980, khái niệm về phát triển bền vững đã được nêu ra và đến nay khái niệm này đã trở nên phổ biến. Khái niệm bền vững được hiểu là một sự phát triển mà thỏa mãn những yêu cầu của hiện tại, không làm ảnh hưởng đến việc đáp ứng các yêu cầu của tương lai. Từ khái niệm này có thểhiểu về phát triển bền vững một cách đơn giản là: “Phát triển bền vững là sự phát triển toàn diện và tổng hợp về các mặt kinh tế – xã hội và môi trường trong hiện tại và tương lai”. Năm 1992, hội nghị quốc tế về môi trường ở Rio – Dejaneiro đã đi tới tiếng nói chung: phải kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững phạm vi quốc gia và trên thế giới. Năm 1994, Walifrad Raquel Rola đã đưa ra mô phỏng về các phương thức canh tác. Theo mô phỏng này hiệuquả được đánhgiá theo quan điểm 8 tổng hợp. Các ảnh hưởng tác động trên các mặt củamột phương thức canh tác được tóm tắt theo sơ đồ sau: Sơ đồ tác động của phương thức canh tác ( Mô phỏng theo sơ đồ của W.R.Rola ) Từ sơ đồ trên cho thấy: Hiệuquảcủamột phương thức canh tác được nghiên cứu đánhgiá trên cả ba mặt: kinh tế – xã hội – môi trường sinh thái. Tất cả các ảnh hưởng, tác động đó đều nhằm mục tiêu cuối cùng là ổn định và phát triển toàn diện kinh tế – xã hội – bảo vệ môi trường sinh thái. Như vậy, đánhgiáhiệuquả kinh doanh rừngtrồng về mặt phương pháp luận, cho tới nay đã tương đối hoàn chỉnh và ngày càng được phổ cập rộng rãi trên thế giới. Nhiều quốc gia đã và đang vận dụng các phương pháp kỹ thuật trên đây trong việc đánhgiáhiệuquả kinh doanh rừngtrồng như: Philipin (1974) đã tiến hành đánhgiáhiệuquả dự án trồngrừng nguyên liệu giấy của các hộ gia đình cho loài cây mọc nhanh Albizzia Balcataria, thuộc Phương thức canh tác Tác động về kinh tế Tác động về xã hội Tác động về sinh thái Chi phí Thu nhập Sản xuất Thị trường - Việc làm- Nhận thức - Tiếp thu kỹ thuật - Nhu cầu cuộc sống Xói mòn đất Độ phì của đất Độ ẩm của đất Độ tàn che Tăng trưởng kinh tế Phát triển xã hội Cân bằng sinh thái 9 Ổn định và phát triển toàn diện kinh tế - xã hội – bảo vệ môi trường sinh thái côngtycôngnghiệp giấy Philipin. Hiệuquảcủa dự án được đánhgiá theo hai mặt: hiệuquảtài chính và hiệuquả kinh tế. Ở đây người ta mới chỉ quan tâm đánhgiáhiệuquả kinh doanh về mặt tài chính của các hộ gia đình, còn hiệuquả xã hội, môi trường sinh thái chưa được quan tâm đánhgiá đầy đủ. Tháng 10/1997, Đại hội Lâmnghiệpthế giới đã tổ chức tại Antdya (Turkey) với chủ đề chính là “Lâm nghiệp phục vụ cho sự phát triển bền vững”. Qua việc tổng hợp sơ bộ mộtsốcông trình nghiên cứu đánhgiáhiệuquả các môhình canh tác cho thấy hầu hết các công trình chủ yếu tập trung vào đánhgiáhiệuquả kinh tế, còn ít quan tâm đến hiệuquả xã hội và hiệuquả môi trường. Như vậy trên thế giới việc đánhgiáhiệuquả các môhìnhrừngtrồng đã được chú ý rất nhiều và phổ cập rộng rãi được nhiều quốc gia vận dụng. 2.3. Ở Việt Nam Ở Việt Nam việc trồngrừng đã được bắt đầu từ thời Pháp thuộc. Trải qua nhiều thập kỷ, chúng ta đã đi vào kinh doanh rừngtrồng trên diện rộng và phổ biến với nhiều phương thức, nhiều loài cây trồng khác nhau. Tuy nhiên đã nhiều năm chúng ta mới chỉ chú ý đến hiệuquả kinh tế mà chưa chú ý đến hiệuquả xã hội và môi trường sinh thái. Do đó phương thức đánhgiáhiệuquảcủa các môhìnhrừngtrồng đến nay vẫn còn mới mẻ. Trước những năm của thập kỷ 1980, ở Việt Nam chỉ có những nghiên cứu hẹp không tập trung và chưa toàn diện về xói mòn đất. Tuy nhiên cũng đã có những nghiên cứu về ảnh hưởng của các phương thức canh tác đến đất, nước nhưng còn đơn giản, chung chung. Năm 1983, Việt Nam bắt đầu đi sâu vào nghiên cứu chính thức chương trình về tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Năm 1985, trong quyết định về điều tra sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái. Hội đồng Bộ trưởng có nêu: “Trong xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật của các chương trình phát triển kinh tế - xã hội quan trọng cần tiến hành đánhgiá tác động môi trường …”. 10 [...]... 3 MỤC TIÊU - GIỚI HẠN - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu nghiên cứu Đánhgiá được hiệuquả kinh tế – xã hội – môi trường sinh thái của mộtsốmôhìnhrừngtrồngthuầnloàitạicôngtyLâmnghiệpYênThế – huyệnYênThế – Bắc Giang, làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất mộtsố giải pháp lựa chọn loài cây trồng, môhìnhrừngtrồng mang lại hiệuquả cao cả về kinh tế – xã hội – môi trường... thì môhình đó được coi là môhình có hiệuquả cao Từ đó đảm bảo nhu cầu cuộc sống của người dân 21 C -Đánhgiáhiệuquả môi trường sinh thái của các môhìnhHiệuquả sinh thái môi trường của các môhìnhrừngtrồng được đánhgiá thông quamộtsố chỉ tiêu sau: - Độ tàn che của tầng cây cao - Độ che phủ của cây bụi thảm tươi - Khả năng chống xói mòn, cải tạo đất thông qua vật rơi rụng D -Đánhgiá hiệu. .. mặt: hiệuquả kinh tế, hiệuquả xã hội và hiệuquả môi trường sinh thái củamôhìnhrừngtrồng Quế thâm canh thuầnloài quy mô hộ gia đình Văn Yên-Yên Bái Tuy nhiên đề tài mới chỉ thiên về đánhgiáhiệuquả kinh tế, chưa chú trọng và đề cập sâu đến hiệuquả xã hội – hiệuquả môi trường Từ năm 1996 đến nay đã có mộtsố đề tài tốt nghiệpcủa các sinh viên cũng nghiên cứu và đánh giáhiệuquảcủa các mô. .. cứu Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của khóa luận, đối tượng nghiên cứu được xác định là ba môhìnhrừngtrồngthuầnloài do côngtyLâmnghiệpYênThế – huyệnYênThế – BắcGiang quản lý, các môhình đó là: 1- Môhìnhrừngtrồng Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) 7 tuổi 2- Môhìnhrừngtrồng Bạch đàn urô (Eucalyptus urophylla) 6 tuổi 3- MôhìnhrừngtrồngMỡ ( Manglietia glauca ) 8 tuổi... lượng rừngtrồng 3.3.1.3 Đánhgiá chất lượng rừngtrồng khu vực nghiên cứu 3.3.2 Đánh giáhiệuquảcủa các môhìnhrừngtrồngthuầnloài 3.3.2.1 Đánhgiáhiệuquả kinh tế thông qua các chỉ tiêu sau: - NPV: Giá trị hiện tạithuần túy - BCR: Tỷ suất thu nhập và chi phí - IRR: Tỷ lệ thu hồi nội bộ 3.3.2.2 Đánhgiáhiệuquả xã hội thông qua các chỉ tiêu sau: -Hiệuquả giải quyết việc làm cho người dân - Mức... quả tổng hợp của các môhình Để đánhgiáhiệuquả tổng hợp của các môhìnhrừngtrồng tôi sử dụng phương pháp thứ hạng có nhân với trọngsố Đây là phương pháp thường được sử dụng trong đánh giáhiệuquảcủa các môhìnhrừngtrồng vì phương pháp này cho kết quả với độ chính xác cao Trọngsốcủamột chỉ tiêu là xác suất tham giacủa chỉ tiêu đó trong hệ thống các chỉ tiêu đánhgiá Biết trọngsốcủa một. .. 0, 8-1 m), bón thúc 0,1kg NPK/cây vào năm thứ 2 Ngoài ra thường xuyên theo dõi sâu bệnh Phần 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31 5.1 Hiện trạng rừngtrồngcủa khu vực nghiên cứu 5.1.1 Diện tích và cơ cấu cây trồngrừng hiện tạicủacôngtyLâmnghiệpYênThếYênThế là mộthuyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, diện tích rừng và đất rừng do côngtyLâmnghiệpYênThế quản lý tương đối lớn Chính vì vậy rừng. .. các môhìnhrừng nghiên cứu 5.1.2.1 Tình hình sinh trưởng củarừngtrồng Sinh trưởng là một biểu hiện quan trọngcủa động thái rừng, nó ảnh hưởng quyết định đến mục tiêu kinh doanh của sản xuất lâmnghiệpTrong phạm vi giới hạn đề tài, đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những môhìnhrừngtrồng đại diện tạicôngtyLâmnghiệpYênThế Tất cả 3 môhình nghiên cứu đều là các môhìnhrừngtrồngthuần loài. .. nhiều mặt, đáp ứng nhu cầu của con người CôngtyLâmnghiệpYênThế – BắcGiang chủ yếu kinh doanh rừngtrồng với diện tích lớn có nhiều môhìnhrừng khác nhau Vì vậy việc đánh giáhiệuquảcủa các môhìnhrừngtrồng là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay Từ kết quả này làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật lựa chọn loài cây trồng, môhìnhrừngtrồng mang lại hiệuquả cao nhất trên tất cả... nhận của người dân - Năng suất lao động / ngày công 3.3.2.3 Đánhgiáhiệuquả môi trường sinh thái thông qua các chỉ tiêu sau: - Độ tàn che của tầng cây cao - Độ che phủ của cây bụi thảm tươi - Khối lượng vật rơi rụng 3.3.2.4 Đánhgiáhiệuquả tổng hợp của các môhìnhrừngtrồngthuầnloàitrong khu vực nghiên cứu 3.3.3 Đề xuất mộtsố giải pháp kỹ thuật trong chọn loài cây trồng và chọn môhìnhrừngtrồng . Bộ môn Lâm sinh Khoa Lâm học, tôi tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiệu quả của một số mô hình rừng trồng thuần loài tại công ty Lâm nghiệp Yên Thế - huyện Yên Thế - Bắc. – môi trường sinh thái của một số mô hình rừng trồng thuần loài tại công ty Lâm nghiệp Yên Thế – huyện Yên Thế – Bắc Giang, làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất một số giải pháp lựa chọn loài. cứu của khóa luận, đối tượng nghiên cứu được xác định là ba mô hình rừng trồng thuần loài do công ty Lâm nghiệp Yên Thế – huyện Yên Thế – Bắc Giang quản lý, các mô hình đó là: 1- Mô hình rừng