1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chất lượng cao và biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

26 685 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 526 KB

Nội dung

Trong điều kiện thực hiện các nghiên cứu tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình luận án đã xác định giống lúa G251 có năng suất và chất lượng tốt nhất; xác định được lượng giống gieo 110 kg giốngha và công thức phân bón 5000 kg phân chuồng + 100 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O + 400 kg vôi cho năng suất và chất lượng lúa cao nhất; xác định được độ cao cắt rạ 30 cm và công thức phân bón 100 kg N + 60 kg K2O cho năng suất và chất lượng cao nhất trên lúa tái sinh

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Cây lúa (Oryza sativa L.) là cây lương thực quan trọng của nhiều

quốc gia, là nhân tố quyết định đảm bảo an ninh lương thực, quyếtđịnh các chính sách phát triển nông nghiệp bền vững

Lúa là cây lương thực quan trọng, chủ lực trong cơ cấu câytrồng tại tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện Lệ Thuỷ nói riêng Tạiđây giống lúa sản xuất chủ yếu là các giống cho năng suất cao nhưngphẩm chất còn hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu sử dụng cácloại gạo thơm, ngon ngày càng cao của xã hội Ở huyện Lệ Thuỷ việc

sử dụng giống lúa mới có chất lượng chưa được nghiên cứu một cách

có hệ thống, chưa chọn được một bộ giống lúa có chất lượng caophục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu

Tại huyện Lệ Thủy trong những năm gần đây ở vụ Hè Thu đểtránh nguy cơ mất mùa do lũ lụt, người nông dân đã chuyển sang sảnxuất lúa vụ tái sinh với diện tích ngày càng tăng Tuy nhiên năng suất

vụ lúa tái sinh không cao do việc sản xuất lúa tái sinh ở đây chưa cócác nghiên cứu cụ thể về sử dụng giống lúa mới, chế độ phân bón vàcác biện pháp kỹ thuật chăm sóc

Xuất phát từ thực tế sản xuất, chúng tôi tiến hành đề tài:

“Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chất lượng cao và biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”.

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Tuyển chọn giống lúa mới năng suất, chất lượng cao làm cơ sở

để xác định bộ giống lúa chất lượng cao phục vụ cho tiêu dùng vànâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Lệ Thủy

Nghiên cứu biện pháp bón phân và lượng giống gieo đối vớigiống lúa chất lượng cao để xác định công thức bón phân, lượnggiống gieo thích hợp cho sản xuất lúa chất lượng cao tại huyện LệThủy

Nghiên cứu độ cao cắt rạ và chế độ phân bón để xác định độ caocắt rạ, chế độ phân bón thích hợp nhằm tăng năng suất và hiệu quảsản xuất đối với giống lúa chất lượng cao trong vụ lúa tái sinh tạihuyện Lệ Thủy

Trang 2

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài tập trung nghiên cứu các giống lúa mới có chất lượng cao Phân bón cho các giống lúa chất lượng cao: loại phân bón, liềulượng bón phân

Phạm vi nghiên cứu: thực hiện trên đất phù sa được bồi hàngnăm từ 2009 đến 2011 tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

4 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

4.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài

Xác định giống lúa năng suất cao, phẩm chất tốt; nghiên cứu ảnhhưởng của phân bón và các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất lúa chấtlượng cao ở huyện Lệ Thủy góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa họctrong việc quyết định đến năng suất và chất lượng lúa

4.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Đề tài xác định được bộ giống lúa mới có chất lượng cao; lượnggiống gieo, lượng phân bón và độ cao cắt rạ thích hợp đối với giốnglúa chất lượng cao trong vụ Đông Xuân và vụ lúa tái sinh để tăngnăng suất và chất lượng lúa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm thay đổi nhận thức

bà con nông dân trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất các giống lúachất lượng cao

5 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Trong điều kiện thực hiện các nghiên cứu tại huyện Lệ Thủy,tỉnh Quảng Bình luận án đã xác định giống lúa G251 có năng suất vàchất lượng tốt nhất; xác định được lượng giống gieo 110 kg giống/ha

và công thức phân bón 5000 kg phân chuồng + 100 kg N + 60 kg

P2O5 + 60 kg K2O + 400 kg vôi cho năng suất và chất lượng lúa caonhất; xác định được độ cao cắt rạ 30 cm và công thức phân bón 100

kg N + 60 kg K2O cho năng suất và chất lượng cao nhất trên lúa táisinh; xác định được giống lúa G251 ở vụ lúa tái sinh cho năng suất vàchất lượng cao nhất

Trang 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1 NGUỒN GỐC VÀ GIÁ TRỊ CỦA LÚA GẠO

1.1.1 Nguồn gốc của cây lúa

Cây lúa thuộc họ hoà thảo Poacea, chi Oryza Loài Oryza sativa (ở châu Á) với hai loài phụ là indica và Japonica (loài phụ Javanica hiện được xếp vào japonica nhiệt đới)

Ngày nay, giới khoa học quốc tế, các khoa học gia hàng đầucủa Trung Quốc đều cho rằng quê hương của cây lúa nước là

vùng Đông Nam Á và Nam Trung Hoa Các giống lúa indica được trồng phổ biến ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á, các giống japonia

được trồng phổ biến ở vùng Trung và Nam Trung Quốc, Triều Tiên,Nhật Bản, Đài Loan có điều kiện khí hậu lạnh hơn

1.1.2 Giá trị của lúa gạo

1.1.2.1 Giá trị kinh tế của lúa gạo:

Trên thế giới, cây lúa được 250 triệu nông dân trồng, là lươngthực chính của 2/3 dân số thế giới (40% dân số thế giới sử dụng làmnguồn lương thực chính, 25% dân số sử dụng trên 1/2 khẩu phầnlương thực hàng ngày) Ở Việt Nam, dân số trên 80 triệu và 100%người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lương thực chính

1.1.2.2 Giá trị dinh dưỡng của lúa gạo:

Lúa gạo giữ vai trò thiết yếu trong việc cung cấp dinh dưỡng vàsức khỏe của những người ăn cơm gạo hàng ngày Thành phần củahạt gạo chứa bình quân khoảng 7,5% protein, 80% tinh bột, 12%nước, còn lại là các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể nhưcác vitamin E, vitamin nhóm B (B1, B2, B6), vitamin PP, đặc biệt là

8 amino acid không thể thay thế, do vậy: “hạt gạo là hạt của sự sống”

như Tổ chức Dinh dưỡng Quốc tế đã từng ví

1.2 SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU LÚA CHẤT LƯỢNG CAO 1.2.1 Sản xuất và nghiên cứu lúa chất lượng cao trên thế giới

1.2.1.1 Sản xuất lúa chất lượng cao trên thế giới:

Theo thống kê của FAOSTAT, trên thế giới có 115 nước cótrồng lúa, trong đó có 39 nước có diện tích và sản lượng đáng kể Vềnăng suất thì Hàn Quốc đạt cao nhất (73,942 tạ/ha), thứ tư là ViệtNam (52,230 tạ/ha) Về sản lượng thì đứng đầu là Trung Quốc, thứhai là Ấn Độ và Việt Nam chúng ta cũng đứng trong những nước cósản lượng cao trên thế giới

Trang 4

1.2.1.2 Kết quả nghiên cứu giống lúa chất lượng cao trên thế giới:

Các nhà khoa học của Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) ngoàiviệc quan tâm đến việc cải thiện chất lượng nấu nướng đối với cácgiống lúa lai tạo ra, đã rất chú ý khôi phục và bảo tồn các giống lúađặc sản địa phương Viện có hàng loạt các giống lúa với phẩm chấttốt, tiềm năng năng suất cao ra đời như IR64, IR50, IR42

Hiện nay Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã phát triển haigiống gạo vàng là IR64 và BR29 Hàm lượng -carotene trong cácgiống IR64 và BR29 lần lượt được kiểm chứng là 2,32 và 9,34microgram/gram Bên cạnh đó, các giống lúa biến đổi gen có chứaBeta-carotene và carotenoid đang được tạo ra

1.2.2 Sản xuất và nghiên cứu lúa chất lượng cao ở Việt Nam

1.2.2.1 Sản xuất lúa chất lượng cao ở Việt Nam:

Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long đã sản xuấtgần 850 tấn giống IR64, OM1490, OMCS2000, JASMINE85 vàmột số giống triển vọng như OM 3536 (lúa thơm), OM 2517,OM2717, OM2718, đáp ứng một phần giống phục vụ chương trìnhxuất khẩu

Tỉnh Quảng Bình có diện tích trồng lúa hàng năm trên 50.000 ha,năng suất đạt xấp xỉ 48 tạ/ha và sản lượng đạt trên 240.000 tấn/năm,trong đó tập trung chủ yếu ở huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, QuảngNinh và nhất là huyện Lệ Thủy (Lệ Thủy có diện tích trên 17.000 ha

và sản lượng 82.643 tấn

Bảng 1.4 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa chất

lượng cao của tỉnh Quảng Bình

Năm Diện tích (ha) N.suất (tạ/ha) Sản lượng tấn)

Trang 5

1.2.2.2 Kết quả nghiên cứu lúa chất lượng cao ở Việt Nam:

Lê Quý Đôn là người đầu tiên mô tả chất lượng của cácgiống lúa Việt Nam ngay từ đầu thế kỷ 18 Trong "Vân đài loạingữ, 1773", Lê Quý Đôn đã đề cập đến lúa chất lượng của 70giống lúa có ở nước ta hồi đó Trong số này có 27 giống lúachiêm và 29 giống lúa nếp bao gồm cả lúa nương, lúa đồi, nếp củnâu, nếp lóc

Các hướng nghiên cứu phát triển giống lúa chất lượng cao ởViệt Nam trong thời gian tới là: khôi phục, phục tráng, duy trì vàphát triển các giống lúa đặc sản, giống địa phương, nghiên cứu

các giống lúa Japonica hạt tròn phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu, đạt

năng suất từ 6 - 7 tấn/ha

1.3 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ MẬT ĐỘ, PHÂN BÓN VÀ LÚA TÁI SINH ĐỐI VỚI LÚA GẠO

1.3.1 Cơ sở khoa học và những kết quả nghiên cứu về mật độ gieo đối với lúa gạo

Về nguyên tắc thì mật độ gieo sạ hay cấy càng cao thì số bôngcàng nhiều trong một giới hạn nhất định, việc tăng số bông khônglàm giảm số hạt trên bông, nhưng nếu vượt quá giới hạn đó thì số hạt/bông bắt đầu giảm đi do lượng dinh dưỡng phải chia sẻ cho nhiềubông Nhiều kết quả nghiên cứu xác định rằng nếu trên đất giàu dinhdưỡng, mạ mọc tốt thì cần chọn mật độ thưa, nếu đất xấu mạ khôngtốt thì cần cấy dày Để xác định mật độ hợp lý có thể căn cứ vào sốbông/m2 và số bông hữu hiệu/khóm

1.3.2 Cơ sở khoa học và những kết quả nghiên cứu về bón phân cân đối, hợp lý đối với lúa

1.3.3 Cơ sở khoa học và tình hình sản xuất, nghiên cứu về lúa tái sinh

Lúa tái sinh (Ratoon Rice) còn gọi là lúa để gốc hay lúa chét Lợi

dụng mầm ngủ còn sống trên gốc rạ sau khi thu hoạch lúa vụ trước(hay còn gọi là vụ chính) nếu gặp điều kiện thích hợp về nước, nhiệt

độ, ánh sáng và chất dinh dưỡng các mầm đó phát triển thành nhánhtái sinh rồi trổ bông, chín cho thu hoạch thêm một vụ phụ

Các nghiên cứu về lúa tái sinh chưa được nhiều, ở nước ta chưa

có nhiều công trình nghiên cứu về lúa tái sinh được viết thành sách

và cung cấp các cơ sở khoa học cho việc sản xuất lúa tái sinh trêndiện rộng

Trang 6

Tại Quảng Bình lúa tái sinh được phát triển từ năm 2002 trở lại

đây, chủ yếu tập trung ở huyện Lệ Thủy Diện tích lúa tái sinh ở

huyện Lệ Thủy tăng nhanh Qua bảng 1.8 cho thấy diện tích lúa tái

sinh tăng từ 5.869 ha năm 2009 lên 7.906 năm 2011 (chiếm tỷ trọng

hơn 1/3 diện tích đất trồng lúa huyện Lệ Thủy) Sản lượng lúa tái

sinh tăng nhanh lên 23.718 tấn (năm 2011) do diện tích và năng suất

lúa tái sinh tăng

Bảng 1.8: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa tái sinh

ở huyện Lệ Thủy

Năm

Diện tích (ha) Năng suất lúa

tái sinh(tạ/ha)

Sản lượng (tấn)Tổng số Lúa táisinh Tổng số Lúa táisinh

Định hướng sản xuất lúa tái sinh của huyện Lệ Thủy trong những

năm tiếp theo là tiếp tục sử dụng những giống cứng cây, đẻ nhánh tốt để

bố trí cơ cấu sản xuất vụ lúa tái sinh trên những vùng đất ngập úng, khó

thực hiện canh tác trong vụ Hè Thu

1.4 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Bảng 1.12 Tình hình sản xuất lúa của huyện Lệ Thủy

qua các nămNăm ĐX*Diện tích (ha)HT** TS*** ĐXNăng suất (tạ/ha)HT TS

Ghi chú: *Đông Xuân; **Hè Thu; ***Tái sinh

Diện tích đất lúa cơ bản ổn định qua các năm, trong đó vụ lúa Đông Xuân vẫn là vụ lúa chính với diện tích 9.824 ha (năm 2011).

Bảng 1.14 Tình hình sản xuất lúa chất lượng cao của

huyện Lệ Thủy

Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)

Trang 7

2.1.1 Các giống lúa chất lượng cao

Đề tài sử dụng 11 giống lúa mới là NH3, NH6, HT6, BM207,HC95, NL3, PC10, G251, HT9, Đài Bắc, ĐT34, và giống lúa Hươngthơm số 1 (HT1)

2.1.2 Phân bón

- Phân vô cơ:

+ Phân đạm: Phân Urê có hàm lượng đạm nguyên chất 46%

+ Phân lân: Super phốt phát đơn có hàm lượng P2O5 là 16%

+ Phân kali: Kaliclorua có hàm lượng K2O là 60%

+ Phân NPK: Hàm lượng 16:16:8

- Phân hữu cơ: Phân chuồng hoai mục.

2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Tuyển chọn các giống lúa mới có chất lượng cao

- Xác định lượng giống gieo đối với giống lúa mới chất lượng cao

- Xác định liều lượng bón phân đối với giống lúa chất lượng cao

- Xác định độ cao cắt rạ, lượng phân bón đối với giống lúa chấtlượng cao trong vụ lúa tái sinh

- Xây dựng mô hình sản xuất giống lúa chất lượng cao và mô hìnhsản xuất giống chất lượng cao trong vụ lúa tái sinh

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng

Thí nghiệm 1: Khảo nghiệm cơ bản các giống lúa chất lượng

cao Thí nghiệm gồm 12 công thức, 3 lần nhắc lại, bố trí theo

phương pháp khối ngẫu nhiên

Thí nghiệm 2: Lượng giống gieo đối với giống lúa chất lượng

cao Thí nghiệm gồm 9 công thức, 3 lần nhắc lại, bố trí theo

phương pháp ô lớn, ô nhỏ

Trang 8

Thí nghiệm 3: Liều lượng bón vôi và phân chuồng đối với giống

lúa chất lượng cao Thí nghiệm gồm 15 công thức, 3 lần nhắc lại,

bố trí theo phương pháp ô lớn, ô nhỏ

Thí nghiệm 4: Độ cao cắt rạ cho lúa tái sinh đối với giống chất

lượng Thí nghiệm gồm 9 công thức, 3 lần nhắc lại, bố trí theo

phương pháp ô lớn, ô nhỏ

Thí nghiệm 5: Lượng phân bón cho giống chất lượng ở vụ lúa

tái sinh Thí nghiệm gồm 9 công thức, 3 lần nhắc lại, bố trí theo

phương pháp ô lớn, ô nhỏ

Xây dựng mô hình sản xuất giống chất lượng trong vụ lúa Đông Xuân.

Xây dựng mô hình sản xuất giống chất lượng trong vụ lúa tái sinh

Diện tích ô thí nghiệm trong tất cả các thí nghiệm là 15 m2 Các

mô hình sản xuất thực hiện trên diện tích 1.000 m2 ở mỗi giống

2.3.2 Phương pháp bón phân

Bón phân vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu: vôi bột bón khi làm

đất; Bón lót: 100% phân chuồng + 100% lân; Bón thúc: Lần 1: 8-10ngày sau gieo: 30% N+20% K2O/ha, lần 2: sau lần 1 từ 15 – 20 ngày:45% N + 30% K2O/ha, Lần 3 (bón đón đòng): 25% N + 50% K2O/ha

Bón phân vụ lúa tái sinh: Lần 1: trước khi thu hoạch lúa Đông

Xuân 7 ngày: Bón 30% lượng + 30% lượng kali; lần 2: sau khi thuhoạch 5 ngày: Bón 50% lượng đạm + 50% lượng kali; lần 3 (bón đónđòng): 20% lượng đạm + 20% lượng kali

2.3.3 Phương pháp thu thập mẫu đất và phân tích đất thí nghiệm Mẫu đất được lấy ở tầng 0 - 20 cm trước và sau thí nghiệm,

về phơi khô trong không khí và phân tích các chỉ tiêu: pHKCl phươngpháp pH met, chất hữu cơ (OC) phương pháp Tiurin, đạm tổng sốphương pháp Kjeldahl, lân tổng số phương pháp so màu trên quangphổ kế, lân dễ tiêu phương pháp Oniani, kali tổng số phương phápquang kế ngọn lửa, CEC phương pháp Kjeldahl (NH4OAc, pH =7)

2.3.4 Phương pháp phân tích phẩm chất của các giống lúa chất lượng Mẫu giống được lấy sau khi thu hoạch thí nghiệm, phơi khô,

phân tích các chỉ tiêu về chất lượng cơm, độ bền gel, nhiệt hóa hồ,hàm lượng amylose, hàm lượng protein tổng số tại phòng thí nghiệm

2.3.5 Chỉ tiêu, phương pháp theo dõi

Theo dõi về thời gian sinh trưởng, các chỉ tiêu sinh trưởng phát

triển, các chỉ tiêu về đặc điểm nông học, các chỉ tiêu chống chịu sâu

Trang 9

bệnh và điều kiện bất lợi, các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất

và năng suất, chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế

2.3.6 Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu thí nghiệm được xử lý

theo phương pháp thống kê sinh học và ứng dụng phần mềm chuyêndụng: Statistic 9.0, Microsort Excel

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN3.1 KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM CƠ BẢN GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO TẠI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH 3.1.1 Thời gian sinh trưởng của các giống lúa chất lượng cao trong khảo nghiệm cơ bản

Bảng 3.1 Thời gian sinh trưởng của các giống lúa trong khảo nghiệm cơ bản

Giống

Thời gian từ gieo đến (ngày)

Bắt đầuđẻnhánh

Đẻnhánhrộ

Kết thúcđẻnhánh

Bắtđầutrỗ

Trỗhoàntoàn

Chínhoàntoàn

Qua 3.1 cho thấy thời gian sinh trưởng của các giống biến động

114 đến 119 ngày, thuộc nhóm trung ngày phù hợp với điều kiện sảnxuất lúa của huyện Lệ Thủy

3.1.2 Một số đặc điểm hình thái và nông học của các giống lúa chất lượng cao trong khảo nghiệm cơ bản

Qua bảng 3.2 cho thấy hầu hết các giống lúa có chiều cao trungbình biến động từ 84,55cm ở giống NH3 đến 97,74 cm ở giống đốichứng HT1 Số lá trên thân chính của các giống lúa thí nghiệm biến

Trang 10

động từ 11,80 lá (HT6) đến 12,57 lá (G251) Diện tích lá đòng củacác giống biến động từ 25,69 cm2 ở giống HC95 đến 38,28 cm2 ởgiống lúa G251 Chiều dài bông của các giống lúa thí nghiệm biếnđộng từ 21,98 đến 25,92 cm, thấp nhất (21,98 bông), cao nhất làgiống NL3 (25,92 bông).

Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu hình thái của các giống lúa trong khảo nghiệm cơ bản

Giống CmChiều cao câyCv(%) lá Số láCv(%) Chiều dài bôngcm Cv(%)

P1000

hạt(g)

NSLT

(tấn/ha )

NSTT

(tấn/ ha)

NH6 342,47 83,07bcd 80,32 22,27 6,336 5,271NH3 330,57 87,40b** 80,18 22,93 6,625 5,453HT6 338,53 84,00bc 76,11 22,00 6,256 5,056NL3 359,07 84,47bc 75,20 20,50 6,217 4,953HC95 327,97 78,97de 73,71 19,40 5,025 4,180G251 369,70 92,23a 83,34 20,71 7,062 5,654PC10 336,70 85,17b 80,20 21,42 6,143 4,337HT9 351,33 80,57cde 75,33 18,27 4,987 4,377

BM 207 328,93 80,30cde 77,73 17,22 4,548 3,983

Trang 11

ĐT34 324,93 80,57cde 78,86 19,55 5,118 4,869Đài Bắc 330,10 77,70e 76,31 20,67 5,302 4,973HT1(đ/c) 343,67 84,47bc 79,14 21,67 6,291 5,369

3.1.6 Phẩm chất của các giống lúa chất lượng cao trong khảo nghiệm cơ bản

Bảng 3.8 Hàm lượng amylose và protein trong hạt của các giống lúa trong khảo nghiệm cơ bản

Ghi chú: Phân tích tại phòng thí nghiệm của Viện sinh thái môi trường

và công nghệ sinh học, Đại học Huế.

Qua bảng 3.8 cho thấy giống NH6 có hàm lượng amylose caonhất (21,61%), thấp nhất là Đài Bắc (15,68%) Các giống lúa có hàmlượng protein biến động từ 6,47% ở giống HT6 đến 8,58% ở giốngG251, các giống lúa nghiên cứu thuộc nhóm có hàm lượng proteintrung bình

Trang 12

Qua bảng 3.9 cho thấy hầu hết có màu sắc hạt hơi trắng, giống

HC95 có hạt màu trắng; các giống NH6, NH3, HC95 và BM207cơm có mùi thơm; các giống còn lại cơm có mùi hơi thơm Các giốngcơm đều có độ bóng và mềm Giống NH6, HT6, HC95 có cơm dẻo;các giống còn lại hơi dẻo, riêng giống PC10 và Đài Bắc cơm dẻotrung bình, cơm nấu ở mức ngon đến trung bình Các giống NH6,NH3, HC95, G251, HT9, BM207, HT1 cơm có mùi thơm, dẻo, ngon

Bảng 3.9 Chất lượng cơm của các giống lúa trong thí nghiệm khảo nghiệm cơ bản

Giống trắngĐộ thơmMùi bóngĐộ mềmĐộ dẻoĐộ ngonĐộ

.3.1.8 Tuyển chọn giống lúa chất lượng cao có triển vọng qua kết

quả khảo nghiệm cơ bản

Tổng hợp kết quả nghiên cứu đã trình bày ở trên nếu căn cứ vào cácchỉ tiêu quan trọng là năng suất và chất lượng của các giống lúachúng tôi chọn ra được nhóm ưu tiên năng suất gồm các giống NH3,G251, NH6, HT6; nhóm ưu tiên về chất lượng gồm giống HC95,NH3, G251, NH6

Tập hợp số liệu về chỉ tiêu năng suất và chỉ tiêu phẩm chấtquan trọng (hàm lượng amylose và hàm lượng protein) chúng tôithiết lập được bảng 3.12 trình bày dưới đây

Trang 13

Bảng 3.12 Tuyển chọn giống lúa chất lượng cao có triển vọng thông qua chỉ tiêu năng suất và chỉ tiêu chất lượng gạo

Giống tuyển chọn

Tiêu chí tuyển chọnNS

(tấn/ha) Amylose(%) Protein (%)

Ưu tiên năng suất

Nhóm giống năng suất cao có hai giống G251 và NH3 năng suất

cao hơn giống HT1 (đ/c) Nhóm giống chất lượng cao có 3 giống làHC95, NH3 và G251 có hàm lượng amylose và protein cao hơngiống đối chứng HT1, nhưng giống HC95 có năng suất thấp

Trên cơ sở tuyển chọn giống có năng suất cao và chất lượng tốtchúng tôi chọn ra 2 giống là G251 và NH3 để tiếp tục tiến hành cácthí nghiệm về mật độ gieo và liều lượng phân bón

3.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ LƯỢNG GIỐNG GIEO ĐỐI VỚI CÁC GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO ĐƯỢC TUYỂN CHỌN

3.2.1 Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến thời gian sinh trưởng của các giống lúa chất lượng cao được tuyển chọn

Qua bảng 3.13 cho thấy:

Thời gian sinh trưởng của các công thức có sự biến động từ

90 đến 95 ngày

Công thức có lượng giống gieo ít nhất (110 kg/ha) có thờigian sinh trưởng ngắn nhất và ngược lại

Ngày đăng: 24/07/2014, 21:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng   3.1.   Thời   gian   sinh   trưởng   của   các   giống   lúa   trong   khảo   nghiệm cơ bản - Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chất lượng cao và biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
ng 3.1. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa trong khảo nghiệm cơ bản (Trang 9)
Bảng 3.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các   giống lúa trong khảo nghiệm cơ bản - Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chất lượng cao và biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Bảng 3.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa trong khảo nghiệm cơ bản (Trang 10)
Bảng 3.8. Hàm lượng amylose và protein trong hạt của các giống lúa   trong khảo nghiệm cơ bản - Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chất lượng cao và biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Bảng 3.8. Hàm lượng amylose và protein trong hạt của các giống lúa trong khảo nghiệm cơ bản (Trang 11)
Bảng 3.9. Chất lượng cơm của các giống lúa trong thí nghiệm khảo   nghiệm cơ bản - Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chất lượng cao và biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Bảng 3.9. Chất lượng cơm của các giống lúa trong thí nghiệm khảo nghiệm cơ bản (Trang 12)
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của  lượng giống  gieo đến thời gian sinh   trưởng của các giống lúa được tuyển chọn* - Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chất lượng cao và biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến thời gian sinh trưởng của các giống lúa được tuyển chọn* (Trang 13)
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của liều lượng vôi và phân chuồng đến thời   gian sinh trưởng của các giống lúa được tuyển chọn - Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chất lượng cao và biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của liều lượng vôi và phân chuồng đến thời gian sinh trưởng của các giống lúa được tuyển chọn (Trang 15)
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của liều lượng vôi và phân chuồng đến các   yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa được   tuyển chọn - Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chất lượng cao và biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của liều lượng vôi và phân chuồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa được tuyển chọn (Trang 16)
Bảng 3.23. Hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón đối với các  giống lúa được tuyển chọn                                      (1.000 đồng/ha) - Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chất lượng cao và biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Bảng 3.23. Hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón đối với các giống lúa được tuyển chọn (1.000 đồng/ha) (Trang 17)
Bảng 3.27. Ảnh hưởng của độ cao cắt đến các yếu tố cấu thành năng   suất và năng suất của các giống lúa trong vụ lúa tái sinh - Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chất lượng cao và biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Bảng 3.27. Ảnh hưởng của độ cao cắt đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa trong vụ lúa tái sinh (Trang 18)
Bảng 3.31. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành   năng suất và năng suất của các giống lúa ở vụ lúa tái sinh - Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chất lượng cao và biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Bảng 3.31. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa ở vụ lúa tái sinh (Trang 19)
Bảng 3.33. Hiệu quả kinh tế giữa các công thức phân bón cho vụ lúa   tái sinh đối với các giống lúa đã được tuyển chọn - Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chất lượng cao và biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Bảng 3.33. Hiệu quả kinh tế giữa các công thức phân bón cho vụ lúa tái sinh đối với các giống lúa đã được tuyển chọn (Trang 20)
Bảng 3.32. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến một số chỉ tiêu về   phẩm chất của các giống lúa đã được tuyển chọn - Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chất lượng cao và biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Bảng 3.32. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến một số chỉ tiêu về phẩm chất của các giống lúa đã được tuyển chọn (Trang 20)
Bảng 3.35. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các  giống lúa trong mô hình sản xuất ở vụ Đông Xuân * - Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chất lượng cao và biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Bảng 3.35. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa trong mô hình sản xuất ở vụ Đông Xuân * (Trang 21)
Bảng  3.37. Hiệu quả kinh tế sản xuất các giống lúa  chất lượng cao   tính cho 1 ha trong mô hình sản xuất ở vụ Đông Xuân - Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chất lượng cao và biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
ng 3.37. Hiệu quả kinh tế sản xuất các giống lúa chất lượng cao tính cho 1 ha trong mô hình sản xuất ở vụ Đông Xuân (Trang 22)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w