Nghiên cứu đặc điểm một số giống cói đang trồng phổ biến và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại Ninh Bình và Thanh Hóa

188 517 0
Nghiên cứu đặc điểm một số giống cói đang trồng phổ biến và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại Ninh Bình và Thanh Hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ HOÀNG ĐỨC HUẾ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG CÓI ĐANG TRỒNG PHỔ BIẾN VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TĂNG NĂNG SUẤT CÓI TẠI NINH BÌNH VÀ THANH HOÁ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG HÀ NỘI, 2015 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ HOÀNG ĐỨC HUẾ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG CÓI ĐANG TRỒNG PHỔ BIẾN VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TĂNG NĂNG SUẤT CÓI TẠI NINH BÌNH VÀ THANH HOÁ CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG Mà SỐ: 62 62 01 10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN TẤT CẢNH 2. TS. NINH THỊ PHÍP HÀ NỘI, 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận án Hoàng Đức Huế i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này ngoài sự nỗ lực của bản thân, nghiên cứu sinh đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các tập thể và cá nhân. Lời đầu tiên nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh, TS. Ninh Thị Phíp đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo nghiên cứu sinh trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn thầy, cô giáo Bộ môn Canh tác học, Khoa Nông học, Ban Quản lý Đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ Nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Xin trân trọng cảm ơn UBND, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội và Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây đã tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt để nghiên cứu sinh học tập và nghiên cứu. Nhân dịp này cho phép nghiên cứu sinh được chân thành cảm ơn đến Công ty Nông nghiệp Bình Minh, Cán bộ, Nhân dân Thị trấn Bình Minh, Kim Sơn, Ninh Bình và xã Nga Tân, Nga Sơn, Thanh Hóa đã tạo điều kiện giúp đỡ nghiên cứu sinh trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài. Cuối cùng nghiên cứu sinh xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp trong và ngoài cơ quan đã luôn ủng hộ, động viên, tạo điều kiện giúp đỡ nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Một lần nữa nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn tất cả những giúp đỡ quý báu của các tập thể và cá nhân dành cho nghiên cứu sinh. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận án Hoàng Đức Huế ii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các từ và thuật ngữ viết tắt vii Danh mục các bảng viii Danh mục các hình xi MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3 2.1. Mục tiêu chung 3 2.2. Mục tiêu cụ thể 3 3. Những đóng góp mới của luận án 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4 4.1. 4 4.2. Ý nghĩa khoa học Ý́ nghĩa thực tiễn 5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 4 4 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 1.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ cói trên thế giới và ở Việt Nam 5 1.2. Tình hình sản xuất các giống cói ở một số vùng tại Việt Nam 8 1.3. Nguồn gốc và phân bố của cây cói 9 1.4. Phân loại thực vật 12 1.5. Đặc điểm sinh học cây cói 15 1.5.1. Đặc điểm nảy mầm của cây cói 15 1.5.2. Đặc điểm quá trình đâm tiêm và đẻ nhánh của cây cói 17 1.5.3. Đặc điểm vươn cao của cây cói 18 1.5.4. Đặc điểm ra hoa và chín của cây cói 19 1.6. 20 Kết quả nghiên cứu về sinh thái của cây cói 1.6.1. Nhiệt độ 20 iii 1.6.2. Ánh sáng 20 1.6.3. Gió 20 1.6.4. Yêu cầu về nước và độ mặn 21 1.6.5. Yêu cầu về đất 22 1.7. Những kết quả nghiên cứu về phân bón cho cây lấy sợi 23 1.8. Những nghiên cứu về kỹ thuật trồng cói trên thế giới và ở Việt Nam 26 1.8.1. Những nghiên cứu về kỹ thuật bón phân cho cói trên thế giới 26 1.8.2. Những nghiên cứu về kỹ thuật bón phân cho cói ở Việt Nam 27 1.8.3. Những nghiên cứu khác về cây cói trên thế giới và Việt Nam 30 1.9. Cơ sở khoa học và thực tiễn nhân giống cói bằng biện pháp tách mầm 33 1.10. Cơ sở khoa học bón phân viên nén cho cói 35 1.11. Nhận xét chung về các kết quả nghiên cứu và định hướng nghiên cứu 36 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38 2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 38 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 38 2.2.1. Thời gian nghiên cứu 38 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu 38 2.3. Nội dung nghiên cứu 39 2.4. Phương pháp nghiên cứu 39 2.4.1. Bố trí thí nghiệm 39 2.4.2. Xây dựng mô hình thử nghiệm kỹ thuật bón phân viên nén cho cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 48 2.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi: 49 2.4.4. Phương pháp tính toán và phân tích kết quả thí nghiệm 53 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 54 3.1. Nghiên cứu đặc điểm giống cói Cổ khoang Bông Trắngvà cói Bông Nâu 54 3.1.1. Đặc điểm hình thái của các mẫu giống cói 54 3.1.2. Đặc điểm giải phẫu thân khí sinh và rễ của các mẫu giống cói 59 3.1.3. Đặc điểm nông học của các mẫu giống cói 62 iv 3.2. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng bằng biện pháp tách mầm. 71 3.2.1. Ảnh hưởng của của tuổi ruộng cây giống đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 71 3.2.2. Ảnh hưởng của phương thức tách mầm đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 72 3.2.3. Ảnh hưởng của chiều cao cắt mầm đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 73 3.2.4. Ảnh hưởng của số dảnh cấy/khóm đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 75 3.2.5. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản cây giống đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 76 3.2.6. Ảnh hưởng của thời vụ tách mầm đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 78 3.2.7. Ảnh hưởng của tuổi mầm đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 80 2.2.8. Ảnh hưởng của đường kính mầm đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 81 3.2.9. Ảnh hưởng của dạng phân bón và mật độ trồng đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 83 3.2.10. Ảnh hưởng của khoảng cách hàng đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 85 3.2.11. Ảnh hưởng của số lần cắt éo đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 3.3. 86 Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức bón N, P, K đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 89 3.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của mức đạm bón dưới dạng viên nén đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 89 3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng lượng lân bón đến năng suất và phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng v 91 3.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng Kali bón dạng phân viên nén đến năng suất và phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 3.4. 93 Nghiên cứu kỹ thuật bón phân viên nén cho cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 95 3.4.1. Ảnh hưởng của các dạng phân bón khác nhau đến năng suất, phẩm cấp cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 95 3.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức bón NPK phối hợp đến năng suất và phẩm cấp cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 96 3.4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp bón phân viên nén đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 98 3.4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của số lần và tỷ lệ các lần bón phân viên nén trên bề mặt ruộng đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 99 3.4.5. Nghiên cứu ảnh hưởng khoảng cách giữa 2 lần bón phân viên nén đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 101 3.4.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của mức đạm bón bổ sung trước thu hoạch đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 3.5. 102 Kết quả xây dựng mô hình thử nghiệm bón phân viên nén cho cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 3.5.1. So sánh năng suất, chất lượng cói của các mô hình 104 104 3.5.2. So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình bón phân viên nén với mô hình bón phân đơn theo phương pháp thuật truyền thống 106 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 110 1. Kết luận 110 2. Kiến nghị 111 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH Đà CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO 113 PHỤ LỤC 118 vi DANH MỤC CÁC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT Viết tắt Ý nghĩa BN Bông Nâu CKBT Cổ khoang Bông Trắng CKBTDĐ Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng CKBTDX Cổ khoang Bông Trắng dạng xiên CT Công thức Đ/c Đối chứng ĐK Đường kính HLXLL Hàm lượng Xenlulose HQKT Hiệu quả kinh tế MĐ Mật độ MH Mô hình NS Năng suất NSTT Năng suất thực thu PTNT Phát triển Nông thôn TCMN Thủ công mỹ nghệ UBND Ủy Ban Nhân Dân vii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 1.1. Tình hình sản xuất cói ở Việt Nam qua các năm (từ 1998 - 2011) 1.2. Phân loại thực vật nguồn gen họ cói tại Việt Nam 13 1.3. Đặc tính cơ bản của 4 loài cói chính ở Việt Nam 14 2.1. Đặc điểm thổ nhưỡng, nông hóa đất thí nghiệm 39 3.1. Đặc điểm hình thái thân khí sinh và lá của các mẫu giống cói 54 3.2. Đặc điểm hoa và hạt của các mẫu giống cói 57 3.3. Đặc điểm hình thái giải phẫu thân khí sinh và rễ của các mẫu 7 giống cói 59 3.4. Chiều cao và đường kính thân khí sinh của các mẫu giống cói 62 3.5. Mức độ nhiễm sâu đục thân, bệnh đốm vàng và khả năng chống đổ của các mẫu giống cói 64 3.6. Số tiêm hữu hiệu và năng suất của các mẫu giống cói 66 3.7. Phẩm cấp và hàm lượng xenluloza của một số mẫu giống cói 68 3.8. Tổng hợp một số đặc điểm chính của các mẫu giống cói 70 3.9. Ảnh hưởng của tuổi ruộng cây giống đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 71 3.10. Ảnh hưởng của phương thức tách mầm đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 73 3.11. Ảnh hưởng của chiều cao cắt mầm đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 74 3.12. Ảnh hưởng của số dảnh cấy/khóm đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 76 3.13. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản cây giống đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 77 3.14a. Ảnh hưởng của thời vụ tách mầm đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng viii 78 3.14b. Một số yếu tố khí tượng tại các khu vực nghiên cứu giai đoạn từ 2009 - 2013 79 3.15. Ảnh hưởng của tuổi mầm đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 81 3.16. Ảnh hưởng của đường kính mầm đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 82 3.17a. Ảnh hưởng của từng nhân tố nghiên cứu (dạng phân bón và mật độ trồng) đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 83 3.17b. Ảnh hưởng tương tác của dạng phân bón và mật độ trồng đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 84 3.18. Ảnh hưởng của khoảng cách hàng đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 86 3.19. Ảnh hưởng của số lần cắt éo đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 87 3.20. Tổng hợp kết quả nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng bằng biện pháp tách mầm 88 3.21. Ảnh hưởng của lượng đạm bón dạng viên nén đến năng suất và phẩm chất cói cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 90 3.22. Kết quả ảnh hưởng của lượng lân bón dạng viên nén đến năng suất và phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 92 3.23. Ảnh hưởng của lượng kali bón dạng nén đến năng suất và phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 94 3.24. Ảnh hưởng của dạng phân bón khác nhau đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 96 3.25. Ảnh hưởng của các công thức bón NPK phối hợp đến năng suất, phẩm chất cói Bông Trắng dạng đứng ix 97 3.26. Ảnh hưởng của phương thức bón phân viên nén đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 99 3.27. Ảnh hưởng của số lần và tỷ lệ các lần bón phân viên nén trên mặt ruộng đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 100 3.28. Ảnh hưởng khoảng cách giữa 2 lần bón phân viên nén đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 102 3.29. Ảnh hưởng của mức đạm bón thúc bổ sung trước thu hoạch đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 103 3.30. So sánh năng suất và chất lượng cói giữa mô hình bón phân viên nén với mô hình bón phân đơn theo phương pháp truyền thống 105 3.31. So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình bón phân viên nén với mô hình bón phân đơn theo phương pháp truyền thống 107 3.32. Tỷ số giá trị lợi nhuận biên giữa mô hình bón phân viên nén với mô hình bón phân đơn theo truyền thống x 108 DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 1.1. Sơ đồ phân bố nguồn gen cói đã thu thập ở Việt Nam 11 1.2. Thân ngầm và mầm cói 33 3.1. Mầm cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 56 3.2. Rễ, thân khí sinh, hoa cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 56 3.3. Mầm cói Cổ khoang Bông Trắng dạng xiên 56 3.4. Rễ, thân khí sinh, hoa cói Cổ khoang Bông Trắng dạng xiên 56 3.5. Mầm cói Bông Nâu 56 3.6. Rễ, thân khí sinh, hoa cói Bông Nâu 56 3.7. Hạt cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 59 3.8. Hạt cói Cổ khoang Bông Trắng dạng xiên 59 3.9. Hạt cói Bông Nâu 59 3.10. Giải phẫu thân khí sinh có Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 61 3.11. Giải phẫu rễ cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 61 3.12. Giải phẫu thân khí sinh cói Cổ khoang Bông Trắng dạng xiên 61 3.13. Giải phẫu rễ cói Cổ khoang Bông Trắng dạng xiên 61 3.14. Giải phẫu thân khí sinh cói Bông Nâu 61 3.15. Giải phẫu rễ cói Bông Nâu 61 xi MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây cói thuộc họ cói (Cyperaceae) là cây công nghiệp, cây đặc sản ở vùng nhiệt đới, được trồng chủ yếu để lấy sợi. Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của cây cói thành những vùng rộng lớn (tính đến năm 2008 là 11.700 ha), tại nhiều xã, huyện ven biển thuộc 26 tỉnh thành trong cả nước, đã hình thành những làng nghề bao gồm từ trồng cói đến sản xuất và kinh doanh nguyên liệu cói thô, chiếu dệt truyền thống, thảm cói, chiếu xe đan xuất khẩu và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác khá sôi động và phong phú. Nghề trồng và chế biến cói đã trở thành nghề chính của nông dân nhiều vùng đặc biệt như huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) có tới 80% nông dân sống bằng nghề cói, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cói năm 2006 đạt 90 tỷ đồng nộp ngân sách Nhà nước 4,6 tỷ đồng; huyện Kim Sơn (Ninh Bình) có đến hơn 90% số làng đều có nghề sản xuất chế biến các mặt hàng từ cây cói, hàng nghìn hộ dân trong huyện đã làm giàu từ nghề truyền thống này (Nguyễn Tất Cảnh và cs., 2008b). Nghề trồng và chế biến cói của Việt Nam có từ thời xa xưa đến nay đã và đang tạo công ăn việc làm, nguồn thu nhập chính của hàng vạn nông dân các làng nghề cả nước nói chung và Ninh Bình, Thanh Hóa nói riêng, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn tại địa phương và phát triển dịch vụ xuất khẩu (mặt hàng cói của Việt Nam đứng thứ ba sau Trung Quốc và In-đô-nê-xi-a, chiếm 10% trong 179 triệu USD tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ bằng nguyên liệu tự nhiên (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2009). Đánh giá về vị thế của nguyên liệu sợi cói nhiều chuyên gia thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ cho rằng: “Cói là nguyên liệu tự nhiên tốt, có thể dùng để sản xuất nhiều mặt hàng cói khác nhau, song có một số hạn chế như: nhuộm màu để lâu dễ bị phai, khó nhuộm các màu sắc đạt tới độ chuẩn, dễ ẩm mốc… nên mẫu mã ít, kiểu dáng chưa phong phú, dẫn đến giá trị thấp, khả năng cạnh tranh chưa cao”. Do đó, để có nhiều sản phẩm cói có giá 1 trị, đẳng cấp cao hơn, cần nghiên cứu cải tiến nâng cao năng suất và đặc biệt là chất lượng nguyên liệu cói. Trên thực tế cho thấy: tại Ninh Bình, Thanh Hóa cũng như toàn Việt Nam, loài cói được trồng phổ biến là Cyperus Malacensis Lam với 2 giống chính là: giống cói Bông Trắng (Cyperus Tagestiformis Roxb) - với 2 dạng đứng và xiên; giống cói Bông Nâu (Cyperus malaccensis Corymbosus Rottb). Theo kết quả điều tra của các tác giả Nguyễn Tất Cảnh và Ngô Hương Trà (2006): tại Nga Sơn giống cói Bông Trắng chiếm 80 - 90%, cói Bông Nâu chiếm 10 20%, hai giống này có thân khí sinh dài, phẩm chất tốt, sợi dai dẻo, màu sắc tươi đẹp, đường kính cây đồng đều… Tuy nhiên, nhiều các kết quả nghiên cứu chưa xác định được về tỷ lệ cói Bông Trắng dạng đứng, dạng xiên, dạng nào năng suất, chất lượng tốt hơn…để có thể định hướng lựa chọn giống tốt phục vụ sản xuất. Cũng theo kết quả điều tra của Nguyễn Tất Cảnh và Ngô Hương Trà (2006) cho thấy, một số diện tích cói tại Ninh Bình và Thanh Hóa đang bị thoái hóa. Nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa là chất lượng giống, mống cói kém, dẫn đến khả năng mọc mầm đâm tiêm, tạo cây hữu hiệu và sinh trưởng kém, dễ dàng bị sâu bệnh và cỏ dại phá hoại. Do đặc điểm của cây cói không những có khả năng sinh sản vô tính mà còn có khả năng sinh sản hữu tính theo kiểu thụ phấn chéo đã làm cho quần thể ruộng cói bị phân ly qua các năm, ruộng cói không đồng đều, ra hoa sớm, muộn, cây cao, thấp, lẫn tạp sinh học làm quần thể ruộng cói ngày càng suy thoái. Ngoài ra, do nông dân trồng cói ngày càng sử dụng nhiều phân hóa học chủ yếu là phân đạm dẫn đến sợi cói nguyên liệu xốp, mềm dễ bị ẩm mốc trong quá trình bảo quản, cói xẫm màu, không đẹp và chất lượng kém. Đặc biệt, tại ruộng cói tồn tại nhiều sâu, bệnh hại sức sinh trưởng kém, năng suất thấp. Điều này cho thấy cần phải có một nghiên cứu đồng bộ, mang tính hệ thống đi từ xác định giống, dạng cói tốt, nghiên cứu nhân nhanh các giống tốt 2 đã lựa chọn và các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, đặc biệt là phân bón và bón phân cho cói sẽ là những biện pháp tối ưu tạo ra sự đột phá về năng suất và nâng cao chất lượng cói rõ rệt, trên cơ sở đó góp phần chuyển từ vùng cói sản xuất “Quảng canh” sang vùng cói “Thâm canh” theo hướng bền vững quy mô hóa, chuyên môn hóa và thâm canh hóa cho cây cói - một cây có khả năng thích ứng rộng, chịu úng, mặn, được xem là cây đi tiên phong trong mở rộng diện tích khai phá vùng đất hoang hóa, chống xói lở bờ biển, hạn chế tác hại của việc biến đổi khí hậu ngày càng mạnh mẽ cho vùng cói Ninh Bình, Thanh Hóa nói riêng và trên toàn Việt Nam nói chung là hết sức cần thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá đặc điểm nông, sinh học của một số mẫu giống cói đang được trồng phổ biến nhằm xác định mẫu giống cói triển vọng và nghiên cứu biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng mẫu giống cói triển vọng đó. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu, năng suất, chất lượng của ba mẫu giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng (CKBTDĐ), Cổ khoang Bông Trắng dạng xiên (CKBTDX) và Bông Nâu (BN). - Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng biện pháp tách mầm và bón phân viên nén để đạt hệ số nhân giống, năng suất, chất lượng cao cho giống cói triển vọng. 3. Những đóng góp mới của luận án Nghiên cứu chi tiết về đặc điểm hình thái, giải phẫu, khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu và năng suất, chất lượng của ba mẫu giống cói CKBTDĐ, CKBTDX, BN. Từ đó xác định được cói CKBTDĐ là mẫu giống ưu thế. Nghiên cứu một cách hệ thống kỹ thuật nhân giống cói CKBTDĐ bằng biện pháp tách mầm cho hệ số nhân giống cao để phục vụ sản xuất. 3 Đề tài đã xác định được liều lượng phân bón phù hợp và kỹ thuật bón phân viên nén cho cói CKBTDĐ tại Kim Sơn - Ninh Bình, Nga Sơn - Thanh Hóa đạt năng suất, chất lượng cao, tiết kiệm phân bón và giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả của đề tài cung cấp các dữ liệu khoa học một cách hệ thống về đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật trồng trọt nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cói nói chung, giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng nói riêng, là tài liệu tham khảo có giá trị cho nghiên cứu, giảng dạy về cây cói trong các cơ sở đào tạo thuộc lĩnh vực nông nghiệp. 4.2. Ý́ nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu góp phần giúp các nhà khoa học, người sản xuất phân biệt được rõ ràng hơn những đặc điểm nông, sinh học của cói Bông trắng và Bông Nâu, hai giống đang được trồng phổ biến ở nước ta, đồng thời góp phần xây dựng quy trình nhân giống và thâm canh cói đạt năng suất, chất lượng cao, nâng cao hiệu quả sử dụng đất vùng nước lợ ven biển và tăng thu nhập cho người sản xuất cói. 5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học tiến hành trên giống cói Bông Trắng (Cyperus malaccensis tagetiformis Roxb) với 2 dạng đứng và xiên và cói Bông Nâu (Cyperus malaccensis Corymbosus Rottb), những giống đang được trồng phổ biến tại các vùng trồng cói của Việt Nam. - Nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật trồng trọt (nhân giống, bón phân) chỉ tiến hành trên giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng. - Đề tài tập trung nghiên cứu tại vùng cói Kim Sơn - Ninh Bình và Nga Sơn - Thanh Hóa, hai vùng cói trọng điểm của Việt Nam có điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội thuận lợi cho việc phát triển cói. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ cói trên thế giới và ở Việt Nam Trên thế giới mặc dù cây cói phân bố rộng rãi khắp nơi, nhưng hiện nay các vùng lãnh thổ, các nước có sản xuất và làm hàng thủ công mỹ nghệ từ cói cũng như nguyên liệu thay thế được biết đến là: Ở vùng ôn đới của châu Á gồm các nước Tây Á (Iran, Irăc), Trung Quốc (Vũ Hán, Quảng Tây và Sichuan), Đông Á (Nhật Bản - Hokkaido, Kyushu, Ryukyu, Islands, Shikoku, Đài Loan). Vùng nhiệt đới châu Á có các nước Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Bangladesh, Myanmar, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Papua New Guinea và Phillippines. Ở châu Úc với một số địa phương ở miền Bắc (Nguyễn Tất Cảnh và cs., 2008b). Hàng thủ công mỹ nghệ bằng cói và nguyên liệu tự nhiên hiện nay chủ yếu do các nước đang phát triển cung cấp. Đối thủ cạnh tranh chính của hàng Việt Nam là những sản phẩm tương tự của Trung Quốc và Indonesia. Các nước như Trung Quốc, Nhật Bản hầu như không sản xuất cói chẻ. Các nước này chủ yếu trồng cói không chẻ thuộc họ Bấc (Juncaceae). Kỹ thuật sản xuất cũng có nhiều điểm khác biệt như: Cói thu hoạch hàng năm, không lưu gốc, không mất thời gian cho công đoạn chẻ, sản phẩm của cói thân tròn bảo quản được lâu hơn (Nguyễn Tất Cảnh và cs., 2008b). Lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc so với Việt Nam về hàng thủ công mỹ nghệ từ cói là do mẫu mã đa dạng và đẹp hơn. Mặt khác ngoài nguyên liệu từ cói, Trung Quốc còn sử dụng các nguồn nguyên liệu thay thế vừa rẻ và lại nhiều như: cây liễu và xidan. Xidan là nguyên liệu thay thế cói rất tốt trong nhóm hàng thảm đệm. Liễu dùng làm rổ, khay, hộp đựng, làn, túi có màu sắc phong phú, dễ giữ hình dạng chính xác, giá rẻ và liên tục cải tiến kỹ thuật. 5 Ngoài ra, trong các nước khu vực Đông Nam Á cũng phải kể đến Indonesia, tại đây người ta đã thay thế cói bằng các nguyên liệu chủ yếu khác như: mây và lá cọ. Mây của Indonesia có nhiều loại hơn, chất lượng, tính năng tốt và giá rẻ. Indonesia lại là Quốc gia có nhiều loại gỗ tốt. Vì vậy, Indonesia có ưu thế về bàn ghế và đồ nội thất là nhóm sản phẩm có nhu cầu ngày càng tăng trên thị trường thế giới (Nguyễn Tất Cảnh và cs., 2008b). Về thị trường tiêu thụ các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cói và nguyên liệu tự nhiên trên thế giới ngày càng ổn định và mở rộng. Thị trường lớn nhất về tiêu tụ hàng thủ công mỹ nghệ bằng cói và nguyên liệu tự nhiên trước tiên là Mỹ, tiếp đến Liên minh châu Âu (EU) và Nhật bản. Theo Nguyễn Quang Học và cs. (2008), nhu cầu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ cói thị trường EU tăng khoảng 14%, Mỹ tăng 8% và toàn thế giới tăng khoảng 4% so với năm 2007. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, mặc dù còn có những tồn tại như giống cói bị lẫn tạp, thoái hóa, nhưng diện tích sản xuất cói nguyên liệu vẫn được duy trì. Năm 1998 diện tích trồng cói là 9.800 ha đến năm 2002 tăng lên 12.300 ha và đạt cao nhất 14.000 ha năm 2003 tăng từ 25,51 % đến 42,86% so với năm 1998. Từ năm 2004 đến năm 2006 diện tích trồng cói có xu hướng giảm, nhưng năm 2007 tăng trở lại, tiếp sau 2008 giảm mạnh và tương đối ổn định cho đến năm 2011 (bảng 1.1) (Tổng cục Thống kê, 2012). Hiện có 26 tỉnh, thành phố ven biển trồng cói tập trung ở 3 vùng lớn (1) Vùng đồng bằng sông Hồng (2) Vùng duyên hải Bắc Trung Bộ (3) Vùng đồng bằng sông Cửu Long. Các tỉnh có diện tích trồng cói lớn như: Thanh Hóa, Ninh Bình, Vĩnh Long và Long An. Theo Nguyễn Tất Cảnh và cs. (2008a) cói có thể trồng ở các vùng đất hoang hóa, đất ngập úng, nhiễm mặn nên tiềm năng mở rộng diện tích còn rất lớn, mặt khác trồng cói còn giúp cho việc chống xói lở, hạn chế tác hại của việc biến đổi khí hậu. 6 Bảng 1.1. Tình hình sản xuất cói ở Việt Nam qua các năm (từ 1998 - 2011) Diện tích Năng suất cói chẻ (ha) (tấn/ha) 1998 9.800 7,13 2 1999 10.900 6,65 3 2000 9.300 6,60 4 2001 9.700 6,65 5 2002 12.300 7,16 6 2003 14.000 6,84 7 2004 13.000 6,91 8 2005 12.500 6,44 9 2006 12.300 7,32 10 2007 13.800 7,16 11 2008 11.700 7,24 11 2009 11.900 7,21 12 2010 12.000 7,23 13 2011 11.800 7,23 STT Năm 1 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2012) Tuy nhiên, việc phát triển diện tích trồng cói có liên quan chặt chẽ đến giá cả thị trường. Cũng qua bảng 1.1 cho thấy, diện tích trồng cói lớn nhất vào các năm 2003, 2004, 2007 (14.000, 13.000, 13.800 ha) do thời gian này nhu cầu tăng về cói nguyên liệu từ thị trường Trung Quốc và nước châu Âu dẫn đến giá cói tăng (1 ha cói giá trị tương đương 3 ha lúa) (Nguyễn Tất Cảnh và cs., 2008b); Song năm 2008 diện tích lại giảm mạnh chỉ còn 11.700 ha do giá cói giảm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến “rớt” giá cói, trong đó có nguyên nhân về chất lượng của cói nguyên liệu đã không đáp ứng được sự đa dạng của mặt hàng cói, đặc biệt là thị trường thế giới. 7 Nghề trồng cói của Việt Nam ngoài việc tiêu dùng trong nước, còn để xuất khẩu. Ngay từ năm 1928, Việt Nam đã xuất khẩu 1500 tấn cói sang Hồng Kông. Đến thập kỷ 80 của thế kỷ XX, trồng cói ngoài việc sử dụng để dệt chiếu tiêu dùng trong nước còn phát triển các mặt hàng xuất khẩu sang Liên Xô và các nước Đông Âu. Giữa thập kỷ 90, Liên Xô và Đông Âu tan rã Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu mặt hàng từ cói. Từ năm 1998 đến nay, thị trường xuất khẩu được khai thông sang Trung Quốc, châu Âu, Nhật và Mỹ. Nhiều vùng trồng cói, sản xuất và kinh doanh từ nguyên liệu cói thô, chiếu dệt truyền thống, thảm cói, chiếu xe đan xuất khẩu và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ khá sôi động và phong phú (Đỗ Khắc Ngữ, 2008). Theo Phạm Như Phước (2008) và Bộ Nông nghiệp và PTNT (2009), hiện trên thế giới có hai thị trường chính cho hàng thủ công mỹ nghệ là thị trường đồ nội thất và thị trường hàng quà tặng trang trí, ước tính đạt khoảng 3 tỷ USD/năm, trong đó 1% là mặt hàng cói. Nhiều chuyên gia thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ cho rằng: “cói là nguyên liệu tự nhiên tốt, có thể dùng để sản xuất nhiều mặt hàng cói khác nhau. Tuy nhiên, nguyên liệu này có một số hạn chế như có mùi, nhuộm màu dễ bị phai, khó nhuộm được các màu sắc chính xác và một số màu không thể nhuộm được. Do đó, dẫn đến mẫu mã ít, kiểu dáng đơn điệu, giá trị thấp, khả năng cạnh tranh không cao”. Vì vậy, để có được nhiều giá trị sản phẩm cói ở đẳng cấp cao hơn, việc nghiên cứu cải tiến, áp dụng các biện pháp kỹ thuật làm nâng cao năng suất, chất lượng của nguyên liệu cói là hết sức cần thiết. 1.2. Tình hình sản xuất các giống cói ở một số vùng tại Việt Nam Theo Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs. (1996), Hoàng Văn Nghiệp (1980) ở nước ta cói được trồng phổ biến là cói Bông Trắng và cói Bông Nâu. Cói Bông Trắng có năng suất và phẩm chất tốt hơn. Cói Bông Trắng gồm hai dạng hình: dạng đứng và dạng xiên. 8 Theo Nguyễn Hữu Nghĩa và cs. (1986) ở Hải Phòng, từ năm 1986 trở về trước, có một số nguồn gen cói được sử dụng làm vật liệu trồng là: Giống Bông Trắng: thân tương đối tròn, cao, dáng mọc hơi nghiêng, năng suất cao (54 - 95 tạ/ha); Giống Bông Nâu, thân to, mọc đứng, cứng cây, năng suất từ 40 - 60 tạ/ha, phẩm chất kém hơn cói Bông Trắng; Giống cói 3 cạnh, thân 3 cạnh, cạnh sắc, cây cứng và dòn, gốc to, ngọn nhỏ, năng suất thấp (27 - 40 tạ/ha), phẩm chất kém; cói đầu ruồi, thân tròn, cao 60 - 70 cm; Cói Kẹ, gần giống cói 3 cạnh nhưng thân cây to, màu xanh đậm, ruột xốp, mềm. Tuy nhiên giống được trồng phổ biến trong sản xuất là cói Bông Trắng. Ở Nga Sơn - Thanh Hóa có hai giống cói được trồng là cói Bông Trắng (thân tròn) chiếm 80 - 90% và Bông Nâu (thân dẹt, có cạnh) chiếm 10 - 20%. Đây là hai giống cói có chiều cao thân khí sinh dài nhất và phẩm chất tốt nhất (dai, dẻo, màu sắc tươi đẹp, đường kính cây đồng đều) được trồng phổ biến hiện nay (UBND huyện Nga Sơn, 2009). Theo số liệu thống kê của phòng Công thương huyện Kim Sơn, năm 2011, toàn huyện Kim Sơn có tổng diện tích trồng cói 2 vụ là 384,3 ha, sản lượng cói chẻ khô cả năm đạt 3.125 tấn. Trong đó: giống cói Bông Trắng chiếm tỷ lệ khoảng 80%; giống cói Bông Nâu khoảng 20% (Ngân Hà, 2012). Ở Bình Định từ năm 2006 - 2010 diện tích trồng cói của cả tỉnh dao động từ 304 - 363 ha. Trong đó: giống cói Bông Trắng chiếm tỷ lệ 63,7%; giống cói Bông Nâu chiếm 36,3% (Nguyễn Thanh Phương, 2013). 1.3. Nguồn gốc và phân bố của cây cói Nees (1842) cho biết trên thế giới từ rất sớm, các chi trong họ cói đã được ghi chép bởi Christian Gottfried Daniel Nees Von Esenbeck trong hệ thực vật của Brazil. Theo Rosetto et al. (1992) cho rằng, cây cói phân bố ở hầu hết trong hệ sinh thái của miền tây châu Úc. Về nguồn gốc cây cói nhiều nghiên 9 cứu cho rằng, cây cói có xuất xứ từ vùng Đông Nam Á, sau đó được mở rộng ra phía Tây tới Irắc Ấn Độ, phía Bắc tới Nam Trung Quốc, phía Nam tới châu Úc và Indonesia. Theo Govaert and Simpson (2007), Irene et al. (2011), một số loài trong họ cói thuộc chi Cephalocarpus phân bố ở Nam Mỹ, vùng sinh thái đặc hữu của Guayana và rừng Amazon. Trong đó chi Carex là chi lớn nhất thuộc họ cói (Alves et al., 2009; Reznicek, 1990). Kết quả nghiên cứu của Alves et al. (2009) cho thấy, danh mục các loài của hệ thực vật ở Brazil chi Confertus thuộc họ cói có nguồn gốc từ Brazil và Colombia. Cói được nhập vào trồng ở Brazil để làm nguyên liệu đan lát. Hiện nay, được biết họ cói phân bố rộng khắp thế giới, nhiều nhất ở Bắc bán cầu với trung tâm đa dạng là miền nhiệt đới châu Á và Nam Mỹ (Goetghebur, 1998). Họ cói phát triển tốt, nhiều loài có thể tìm thấy ở các vùng sinh thái khác nhau như đầm lầy, vùng đất ít dinh dưỡng, đất ướt, đất phù sa bồi lấp gần các cửa sông, ven biển. Họ Cói (Cyperaceae) là một trong những họ đa dạng nhất trong thế giới thực vật với khoảng 103 chi và gần 5400 loài (Govaert and Simpson, 2007). Tại Việt Nam, theo sách “Vân Đài Loại Ngữ” của Lê Quý Đôn, cách đây 5 thế kỷ nhân dân ta đã biết trồng cói và dệt chiếu. Nghề dệt chiếu có từ thời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) do Phạm Đôn Lễ đưa về từ Quảng Tây, Trung Quốc. Nhiều tài liệu cho thấy, cói thường mọc hoang trong rừng, ven đường, ruộng đồng, đầm lầy, bãi cát và được trồng ở vùng ven biển, các tỉnh phía Bắc từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa, và dọc ven biển các tỉnh Nam Trung bộ. Tại miền Nam, cói mọc nhiều ở Đồng Tháp Mười. Nó cũng có thể mọc và trồng ở ven sông lớn. Nhìn chung điều kiện sinh thái của các loài cói trong chi cói là rộng rãi, vì vậy đại diện của nó có thể gặp ở rất nhiều nơi (Nguyễn Tất Cảnh và cs., 2008b). 10 Hình 1.1. Sơ đồ phân bố nguồn gen cói đã thu thập ở Việt Nam Nguồn: Nguyễn Tất Cảnh (2010) 11 1.4. Phân loại thực vật Trong hệ thống phân loại thực vật, cây cói được phân loại như sau: Giới (regnum): Plantae Ngành (division): Magnoliophyta Lớp (class): Liliopsida Bộ (ordo): Cyperales Họ (familia): Cyperaceae Phân họ (subfamilia): Cyperoideae Chi (genus): Cyperus Loài : Cyperus malaccensis Lam. Cói, tên phổ biến tiếng Anh là Shichito matgrass, thực vật một lá mầm (Monocotyledones hay Liliopsida) gồm cả cói trồng và cói mọc hoang dại thuộc chi cói (Cyperus), họ cói (Cyperaceae), bộ cói (Cyperales). Họ cói có khoảng 95 chi với 3800 loài, phân bố rộng rãi khắp nơi, đặc biệt là ở vùng ôn đới và hàn đới. Nước ta hiện biết 28 chi và trên 300 loài (Hoàng Thị Sản, 2003; Võ Văn Chi và cs., 1999). Theo Phạm Hoàng Hộ (2000), họ cói ở Việt Nam có 384 loài. Tại Việt Nam họ cói có 28 chi và trên 360 loài, 2 phân loài và 24 thứ phân bố từ Bắc đến Nam, từ vùng núi cao, trung du đến đồng bằng, ven biển và các hải đảo (Nguyễn Khắc Khôi, 2002). Cũng theo Nguyễn Khắc Khôi (2002), họ Cyperaceae ở Việt Nam đã được sắp xếp theo quan điểm 4 phân họ với 6 tông, 28 chi, như trình bày trong bảng 1.2. Ở nước ta chi cói Cyperus gồm 61 loài, đa phần là các loài hoang dại, thuộc loại cỏ nhiều năm có thân rễ. Thân 3 cạnh hay hình trụ, lá hình đường, đôi khi hình mũi mác. Cụm hoa dạng anten mọc xòe rộng. Lá bắc tổng bao 3 - 4, dài hơn nhiều so với cụm hoa. Bông chét có từ 6 - 12 hoa, hình đường, vảy hình trứng, bầu dục hay mũi mác, Hoa lưỡng tính, không có bao hoa. Nhị có 2 - 3. Quả hình thuôn, hình trứng 3 cạnh dẹp lưng, màu nâu thẫm hay đen, đầu nhụy xẻ 3. 12 Bảng 1.2. Phân loại thực vật nguồn gen họ cói tại Việt Nam STT Phân họ I Subfam. Mapanioideae 1 2 3 4 5 II Subfam. Cyperoideae 6 7 8 9 10 11 Tông 1.Mapaniceae Chi Số loài Scirpodendron Hypolytrum Mapania Thoracostachyum Lepironia 1 5 8 5 1 Scirpus Eleocharis Eriophorum Fuirena Bulbostylis Fimbristylis 21 14 2 2 4 71 Cyperus Pycreus Juncellus Kyllinga Mariscus Courtoisia Lipocarpha Remirea 61 9 3 10 5 1 3 1 Cladium Lepidosperma Tricostularia Machaerina Gahnia Schoenus Rhynchospora 1 1 1 4 3 4 10 Scleria 25 Carex 85 2. Scirpeae 3. Cypereae 12 13 14 15 16 17 18 19 Subfam. Rhynchosporoideae 4. Rhynchosporeae 20 21 22 23 24 25 Sub. Caricoideae 5. Sclerieae 27 6.Cariceae 28 Nguồn: Nguyễn Khắc Khôi (2002) 13 Trong thực tiễn có 4 loài cói chính được trồng để làm hàng thủ công mỹ nghệ. Trong bảng 1.3. trình bày một số đặc tính cơ bản của 4 loài đó. Bảng 1.3. Đặc tính cơ bản của 4 loài cói chính ở Việt Nam C.malaccensis Lam. Cói chiếu, cói nước, Lác nước, Cói Cỏ đa niên, có thân rễ, có nhiều chồi và căn hành Cao cây 1,2m (60-180cm) C.Tegetiformis Roxb. Cói Bông Trắng, cói cơm, lác chiếu Cỏ đa niên, có thân rễ, Cao cây 1,5m (60-200cm) Thân xanh có 3 cạnh bên, Thân 3 cạnh ở phía 3 mặt lõm, có cánh ở cạnh đỉnh, gần như có phía đỉnh cánh Lá gốc tiêu giảm, Lá giữa Lá tiêu giảm thân dài =1/2 thân, bẹ dài Cụm hoa dạng anten, mọc Cụm hoa dạng xòe rộng. Lá bắc tổng bao anten. Lá bắc tổng 3-4, dài hơn nhiều so với bao 4-5, ngắn bằng cụm hoa. Bông chét 6-12 1/2 cụm hoa. Bông trong mỗi bông, hình chét 4-16 trong mỗi đường , vảy hình trứng hay bông, hình trứng bầu dục dài 2-2,2mm, đỉnh hay mũi mác, vảy tù, 5-7 gân giữa nổi to, hình trứng, dài 2mm màu nâu nhạt, xếp 2 hàng. đỉnh tù hay hơi lõm, Nhị 3 5-9 gân giữa nổi rõ, màu nâu nhạt hay đỏ tía. Nhị 3. Quả hình thuôn, 3 cạnh, Quả hình trứng, 3 dẹp lưng, màu nâu thẫm cạnh, dài 1mm, màu hay đen, đầu nhụy xẻ 3 nâu thẫm, đầu nhụy xẻ 3 Mùa hoa quả tháng 2-11 Mùa hoa quả tháng 3 – 11 Mọc ở cửa sông, ven biển, Mọc ưu thế ở vùng trong trảng cỏ nơi ngập ven biển, nơi triều triều cao, đất bùn, nước lợ cao, đất bùn, đồng hay trong đồng ruộng sau cói trong đê, cây đê, cây được trồng được trồng C.corymbosus Rottb Cói hoa tán, cóiBông Nâu , lác tản phòng Cỏ đa niên có thân bồ màu nâu đen Cao cây 1m (60 - 120cm) Thân 3 cạnh, góc tù có màng ngăn ngang mờ Lá tiêu giảm còn bẹ và phiến nhỏ Cụm hoa dạng anten, dài 10cm. Lá bắc tổng bao 3-4 ngắn hơn cụm hoa. Bông chét hình đường, dài 1,52cm, rộng 1,5-2mm. Vảy hình trứng màu vàng xanh hay nâu nhạt, mép bên mỏng và trắng trong. Nhị 3. C.elatus L. Cói mào Cỏ đa niên, có thân rễ, Cao cây 0,8m (50 100cm) Thân 3 cạnh ở phía đỉnh Lá ngắn hơn thân Cụm hoa dạng anten rộng, dài 30cm. Lá bắc tổng bao 4-8, dài hơn cụm hoa. Bông chét hình đường, vảy hình trứng dài 1,2-1,7mm, đỉnh nhọn, 3-5 gân giữa nổi rõ, màu nâu, xếp 2 hàng. Nhị 3. Quả hình trứng Quả hình trứng ngược, đầu nhụy xẻ 3, ngược, 3 cạnh, màu nâu nâu/vàng, đầu nhụy xẻ 3 Mùa hoa quả Mùa hoa quả tháng 3 – 6 tháng 3 – 12 Mọc rải rác ở vùng Mọc thành đám ven biển, trong trảng nhỏ, đồng bằng, cỏ. ven biển; trong trảng cỏ đồng ruộng, đầm lầy, ao hồ, đất chua hay lợ Nguồn: Phạm Hoàng Hộ (2000) 14 Các kiểu gen trồng trọt của cói gồm các giống, các dòng vô tính được tuyển chọn và các cây lai. Các giống cói trồng được chia thành 3 nhóm tuỳ thuộc vào khả năng thích ứng của chúng đối với điều kiện môi trường cụ thể, ví dụ như: đất ngập thường xuyên (đất trũng, đất lầy thụt hoặc ruộng trồng lúa nước) và đất ẩm ướt; nước lợ hay mặn hay chua phèn… 1.5. Đặc điểm sinh học cây cói Chu kỳ sinh trưởng của cây cói được tính từ (khi thân ngầm nảy mầm, đâm tiêm, thân khí sinh phát triển đến khi ra hoa, xuống bộ lụi chết), như vậy vòng đời của cây cói chỉ kéo dài chỉ trong phạm vi 3 - 4 tháng, song tuổi thọ phần thân ngầm (dưới mặt đất) của cây cói lại kéo dài tới hàng chục năm. Vì vậy, thời gian khai thác của ruộng cói có thể kéo dài tùy thuộc tuổi của thân ngầm (hàng chục năm hoặc có thể hơn). Thời gian khai thác dài hay ngắn tùy thuộc vào điều kiện đất đai, kỹ thuật canh tác, bón phân, phòng trừ sâu bệnh… Các tài liệu đã công bố đều thống nhất, một chu kỳ sinh trưởng của cây cói từ nảy mầm của thân ngầm đến thu hoạch sợi cói được chia thành 4 giai đoạn chính: Nảy mầm của thân ngầm, đâm tiêm và đẻ nhánh, vươn cao ra hoa và chín. Các thời kỳ sinh trưởng, phát triển này chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố ngoại cảnh và có mối liên quan chặt chẽ với các yếu tố cấu thành năng suất (Nguyễn Tất Cảnh và cs., 2010). 1.5.1. Đặc điểm nảy mầm của cây cói Cói là thực vật sống lưu gốc, thân ngầm tồn tại trong đất, mỗi mắt đốt trên thân ngầm thường mang một mầm ngủ. Khi gặp điều kiện thuận lợi, các mầm ngủ nảy mầm và phát triển thành nhánh mới. Trong thực tiễn sản xuất cho thấy, thời kỳ nẩy mầm bắt đầu sau khi cấy mống cói (thân ngầm có mang 1 đoạn thân) xuống ruộng. Ở giai đoạn này, đối với ruộng cói mới cấy (1 - 2 năm) do mật độ các thân ngầm thưa, diện tích đất trống còn nhiều, đất xốp nên mầm mọc ngang, gần như song song với mặt đất (khoảng 2 - 3 cm) sau đó mới hướng lên phía trên và chuyển sang giai đoạn đâm tiêm (Nguyễn Tất Cảnh và cs., 2010). 15 Đối với ruộng cói đã có tuổi (thời gian cấy trên 2 năm) do mật độ các thân ngầm cao (dày đặc), đất chặt nên mầm cói nhanh chóng vươn lên khỏi mặt đất và bước vào giai đoạn đâm tiêm. Trong điều kiện thuận lợi, những mầm nằm ở các đốt phía trên thân ngầm, nẩy mầm phát triển thành nhánh mới. Mỗi thân ngầm thường có 4 mầm trong đó mầm 1 và 2 luôn luôn ở trạng thái hoạt động, mầm 3 và 4 ở trạng thái ngủ được lá bẹ và lá vảy bảo vệ. Khi gặp hoàn cảnh bất lợi như ngập nước hoặc nồng độ muối cao thì mầm 1 và 2 có thể chết do thiếu oxy và dinh dưỡng, còn mầm 3 và 4 vẫn an toàn, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ tiếp tục phát triển. Sự vươn dài hay ngắn của thân ngầm là do miền sinh trưởng nằm phía dưới mỗi lóng được bảo vệ bởi lá bẹ hay lá vảy quyết định, lóng càng vươn dài thân ngầm càng dài (Nguyễn Tất Cảnh và cs., 2010). Các yếu tố mật độ, đất đai, mực nước đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thân ngầm. Nếu đất màu mỡ, mật độ thưa, mực nước nông thì thân ngầm dài có khi tới 20 cm. Ngược lại, nếu mật độ dày, mực nước cao thì thân ngầm chỉ dài khoảng 1 - 2 cm. Thân ngầm sinh trưởng thích hợp nhất ở độ sâu 3 - 5 cm. Ở độ sâu 15 cm thân ngầm sinh trưởng rất kém, chậm và gầy, có xu hướng vươn dài lên trên mặt đất. Trong thời gian 4 tháng ở mực nước nông thân ngầm phát triển dài tới 80 - 100 cm. Ở điều kiện mực nước sâu cũng trong thời gian như vậy, thân ngầm chỉ dài khoảng 10 - 15 cm. Ở vùng có mực nước sâu, sau khi cắt, ruộng cói bị ngập nước lâu ngày làm cho các mầm 1 và 2 bị chết, nếu rút cạn nước, cói mọc lên toàn cọng bé, đó là do các mầm 3 và 4 phát triển thành (Nguyễn Tất Cảnh và cs., 2010). Nồng độ muối khác nhau cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của mầm. Với nồng độ muối 0,50% - 0,80% các mầm 1 và 2 bị ức chế dẫn đến huỷ diệt. Ở nồng độ 1,5% - 2,0% mầm 1 và mầm 2 bị chết sau 1 tuần còn mầm 3 và mầm 4 sau 3 tháng cũng bị chết. 16 Từ những phân tích trên cho thấy, trong sản xuất muốn ruộng cói có năng suất cao chất lượng tốt, yêu cầu thân ngầm phải to để tích luỹ chất dinh dưỡng được nhiều về sau sẽ cho cói dài và dẻo dai. Còn độ vươn dài của lóng cần ngắn, càng ngắn càng nhiều tiêm mọc lên và thân khí sinh dài. Muốn vậy khi cấy mống cần phải đảm bảo độ sâu hợp lý từ 3 - 4 cm, mức nước 2 - 3cm, đất có độ phì cao và khi nhổ mống cói cần bảo vệ tốt mầm 1 và 2. Phân bón cũng có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng nẩy mầm, vươn dài của thân ngầm (Nguyễn Tất Cảnh và cs., 2010). 1.5.2. Đặc điểm quá trình đâm tiêm và đẻ nhánh của cây cói Đâm tiêm là giai đoạn đầu của đẻ nhánh. Từ mầm thứ nhất của thân ngầm sẽ mọc ra 2 nhánh, 2 nhánh mọc ra từ 1 thân ngầm sẽ tạo thành 2 ngọn. Khi nhánh nhô lên khỏi mặt đất từ 5 - 20 cm, các lá mác vẫn chưa xòe ra được gọi là cói đâm tiêm. Sau 5 - 7 ngày, lá mác xòe ra gọi là đẻ nhánh. Cây cói có thể đâm tiêm và đẻ nhánh liên tục nhưng chia thành từng đợt rộ, thường cứ 23 - 25 ngày có một đợt tiêm. Ở miền Bắc trong điều kiện vụ Xuân cói đâm tiêm chậm, còn vụ Mùa thời tiết thuận lợi cứ 8 - 12 ngày có một đợt rộ. Những tiêm ra vào tháng giêng, tháng 2 chiều cao chỉ phát triển tới 60 - 70 cm thì tàn lụi (dễ bị nấm hại và loại này chỉ dùng làm bổi) Lứa tiêm hữu hiệu thường tập trung vào các đợt cuối tháng 3 đầu tháng 4 (cói chiêm) và vào tháng 7, 8 (cói mùa). Lứa tiêm tháng 11, tháng 12 nếu chăm sóc tốt và đất đai màu mỡ thì sang tháng 2 có thể thu được (thân hữu hiệu cói dài, đanh sợi có thể thu hoạch để dệt chiếu, làm thủ công mỹ nghệ). Ngoài các đợt tiêm rộ, tập trung trên, các đợt tiêm khác do điều kiện ngoại cảnh không thích hợp thường bị chết lụi và trở thành cói bổi. Khi nhiệt độ dưới 120C tiêm cói hầu như không phát triển, trên 250C cói đẻ nhánh thuận lợi. Đất có độ pH: 6 - 7 và độ mặn 0,15 0,20% thích hợp cho cói đẻ nhánh. Mực nước trong ruộng quá sâu không có lợi cho cói đâm tiêm, cần giữ lớp nước mỏng hoặc đất vừa đủ ẩm để cói đâm tiêm tốt. Nếu ruộng luôn đủ ẩm thì sự đâm tiêm càng cao. Cói phát triển tốt 17 nhất là cói ráo chân hoặc là 4 ngày ráo chân 1 ngày, mực nước khoảng 5cm. Cói sẽ hoàn thành đâm tiêm sớm, số tiêm nhiều hơn. Cấy mống càng sâu, ngày kết thúc đâm tiêm càng lâu, bón phân NPK theo tỷ lệ thích hợp thì cói đâm tiêm nhanh, tập trung và khoẻ (Nguyễn Tất Cảnh, 2010). Vụ cói chiêm, tiêm hữu hiệu cao và ra rộ vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 là lúc nhiệt độ tăng dần và bắt đầu có mưa rào nên cần bón phân trước thời kỳ đâm tiêm mới có thể đạt tỷ lệ tiêm hữu hiệu cao. Đối với vụ mùa, tiêm hữu hiệu cao và ra rộ vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 do vậy cần bón phân trước tiết lập thu (ngày 7 - 8 tháng 8 hàng năm) mới có thể đảm bảo tỷ lệ tiêm hữu hiệu cao. Bón phân chuồng đầy đủ kết hợp bón N, P, K với tỷ lệ thích hợp, kết hợp với điều tiết nước làm cho cói đâm tiêm đẻ nhánh thuận lợi (Nguyễn Tất Cảnh, 2010). 1.5.3. Đặc điểm vươn cao của cây cói Sau khi nhánh đã có lá mác vượt qua 10 cm khỏi lá bẹ, thân cói bắt đầu vươn cao. Tốc độ vươn cao của thân cói khi gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ cao, mưa nhiều) có thể đạt 3 - 6 cm/ngày. Thời gian vươn cao kể từ lúc nhánh xuất hiện đến khi thân ngừng sinh trưởng kéo dài từ 30 - 45 ngày. Ở thời kỳ này cây cói chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố ngoại cảnh, đặc biệt là nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ và phân bón. Ở nhiệt độ 22 - 280C, là khoảng nhiệt độ thích hợp với sự sinh trưởng và vươn cao của cói, đặc biệt khi nhiệt độ cao kèm theo mưa nhiều làm cho cói vươn càng cao nhanh. Ngay cả khi mưa nhỏ, sương nhiều cũng có tác dụng thúc đẩy cói vươn cao, nhưng khi nhiệt tăng cao trên 350 kéo dài cói sinh trưởng kém (cói xuống bộ). Ngược lại, khi nhiệt độ thấp hạn chế vươn cao, làm cho cây cói nhỏ, thấp, chóng lụi ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng. Cói đòi hỏi đủ độ ẩm để vươn cao nhưng khi mực nước trong ruộng quá sâu lại có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, làm cho thân mềm yếu, dễ bị lướt đổ, phẩm chất kém. Trong thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng đến sự vươn cao của thân cói 18 bằng cách dùng giấy màu tối che thân cói. Kết quả cho thấy, chiều cao cây cói có bọc dài hơn không bọc từ 20 - 30 cm nhưng cây yếu ớt và thường chết sớm hơn tới 1 tháng. Vì vậy, việc điều tiết ánh sáng thích hợp cho cói bằng cách trồng với khoảng cách hợp lý, đảm bảo số tiêm/m2 vừa cho sợi cói dài, phẩm chất tốt, chống lốp đổ. Đất quá mặn sẽ hạn chế cói vươn cao. Khi nồng độ muối lên tới 1,5%, cói có thể chết. Thời kỳ vươn cao, cói yêu cầu nhiều về N, P, K nên cần bón đầy đủ (Nguyễn Tất Cảnh, 2010). 1.5.4. Đặc điểm ra hoa và chín của cây cói Cói chỉ ra hoa trong điều kiện ngày ngắn. Mầm hoa hình thành ở kẽ lá mác, phía đầu thân khí sinh. Đối với cói vụ chiêm ở miền Bắc, cói ra hoa rộ từ tháng 5 đến trung tuần tháng 6 thì lụi dần. Còn cói vụ mùa ra hoa rộ vào tháng 8 đến trung tuần tháng 9 thì bắt đầu lụi. Hoa cói phơi màu và chín theo kiểu vô hạn từ dưới lên trên. Hoa đầu tiên và hoa cuối cùng trên bông thường ra cách nhau 9 - 10 ngày. Hoa cói vụ chiêm thường bé và ngắn, hoa cói vụ mùa to và dài hơn. Khi hoa từ màu trắng chuyển sang màu ngà khi đó gọi là cói bắt đầu chín. Lúc này, thân cói từ màu xanh chuyển sang màu xanh vàng bóng, sợi cói đanh và khi có gió nhẹ, phát ra tiếng động khẽ. Thời kỳ chín của cói thể hiện qua tỷ lệ khô/tươi cao, khi hàm lượng đường (pentosan) đã chuyển hóa hết. Nếu tỷ lệ đường còn cao, cói phơi lâu khô, tỷ lệ khô/tươi thấp, năng suất cói thấp. Dấu hiệu bên ngoài nhận biết cói chín là khi thân cói ngả màu xanh vàng óng, hoa từ màu trắng chuyển sang màu ngà rồi chuyển sang màu nâu (Nguyễn Tất Cảnh, 2010). Cói là cây lưu gốc vì thế năng suất thân cói biến động theo thời gian, khai thác (tuổi cói) chịu ảnh hưởng của bản chất giống hay kiểu gen và điều kiện canh tác (Ninh Thị Phíp và cs., 2008). Đặc điểm này thể hiện rõ qua kết quả điều tra năng suất và phẩm cấp của 2 giống cói: Bông TrắngvàBông Nâu ở các thời điểm khác nhau tại Nga Sơn - Thanh Hóa và Kim Sơn - Ninh Bình (Nguyễn Tất Cảnh và cs., 2006) cho thấy: cói sau trồng 3 năm tuổi cho năng 19 suất và tỷ lệ khô/tươi cao nhất. Năng suất cói giảm dần sau trồng 4 năm và giảm mạnh sau trồng 5 năm. Đồng thời tỷ lệ cói cấp 1 tăng dần từ khi trồng đạt cao nhất ở thời điểm sau trồng 3 năm, sau đó giảm dần ở năm thứ 4, giảm mạnh ở năm thứ 5. Từ các kết quả nghiên cứu, tác giả đã cho nhận xét: thời gian đảo cói thích hợp là sau 4 năm trồng. Trồng giống cói Bông Trắng cho năng suất và phẩm cấp cói cao hơn cói Bông Nâu , ở tất cả các độ tuổi. Do đó, cần phát triển diện tích trồng cói Bông Trắng và duy trì một diện tích vừa phải cói Bông Nâu bảo đảm đa dạng nguồn gen trong sản xuất. 1.6. Kết quả nghiên cứu về sinh thái của cây cói 1.6.1. Nhiệt độ Phạm vi chịu đựng của cói với yếu tố nhiệt độ là khá rộng có thể biến động từ 12 - 350C, nhưng nhiệt độ thích ứng cho sự sinh trưởng, phát triển là từ 22 - 280C. Ở nhiệt độ thấp cói chậm phát triển. Khi nhiệt độ thấp dưới 120C, cói ngừng sinh trưởng, nếu cao hơn 350C ảnh hưởng đến sự sinh trưởng đặc biệt là vào giai đoạn cuối, cói sinh trưởng chậm. Khi nhiệt độ cao kéo dài, cói mau xuống bộ (héo dần từ trên xuống dưới) (Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs., 1996). 1.6.2. Ánh sáng Cói là cây ngày ngắn, nhưng không phản ứng chặt với quang chu kỳ. Sự ra hoa không phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng trong ngày. Cói là cây ưa sáng. Cói cần nhiều ánh sáng ở thời kỳ đẻ nhánh, sau khi đâm tiêm và lá mác đã xòe. Ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến quang hợp và khả năng vươn dài của thân khí sinh. Trong sản xuất, trồng ở nơi có bóng rợp làm cói vươn dài, yếu cây, dễ đổ, phẩm chất cói xấu (Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs., 1996). 1.6.3. Gió Hoạt động của gió, bão là một hiện tượng đáng lưu ý trong việc bố trí các vùng trồng cói. Tốc độ gió vừa phải có ảnh hưởng tốt đến việc lưu thông không khí, điều hòa độ ẩm, giảm sâu bệnh hại, cây sinh trưởng tốt. Tuy nhiên, 20 tốc độ gió lớn ảnh hưởng đến khả năng đồng hóa của cây. Gió mùa đông bắc, gió heo may ảnh hưởng làm cói mau tàn, mau xuống bộ (Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs., 1996). 1.6.4. Yêu cầu về nước và độ mặn Nước cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây cói. Trong cây cói trồng, nước chiếm từ 80 - 88%, do vậy nước là nhu cầu quan trọng để cói sinh trưởng và phát triển. Nếu ở thời kỳ đẻ nhánh, bị hạn hay úng cói sẽ đẻ nhánh kém. Ruộng cói không đảm bảo mật độ nên năng suất giảm. Ở thời kỳ vươn cao, cói cần nhiều nước, đặc biệt vào mùa mưa cói vươn cao mạnh. Vào mùa hanh khô (tháng 1, 2, 3), đồng cói thường khô thiếu nước, nếu không đáp ứng đủ nhu cầu nước trong thời gian này cói kém hẳn và hầu như ngừng sinh trưởng. Ngược lại nếu bị ngập úng quá lâu làm cói đen gốc, phẩm chất kém. Nước mặn hay ngọt đều ảnh hưởng nhất định đến chất lượng của cói (Nguyễn Tất Cảnh và cs., 2010). Nước có độ mặn vừa phải cói mới đanh cây. Cói chỉ phát triển tốt ở độ mặn từ 0,2% trở xuống, ở độ mặn cao 0,4% các quá trình sinh trưởng, phát triển bắt đầu giảm, từ nồng độ 0,8 - 1% cói phát triển rất yếu và trên 1% cói bắt đầu chết. Tuy nhiên, thân ngầm có sức chịu mặn cao hơn nên vẫn tồn tại. Vì vậy, cói bãi nước mặn thường chỉ thu hoạch 1 vụ vào mùa nước ngọt. Nước ngọt giúp cói mọc nhanh, vươn cao mạnh nhưng nước ngọt làm cói to cây, xốp ruột, độ bền, độ dai kém. Cói đồng thường có đường kính thân khí sinh to hơn cói bãi chủ yếu do nước bớt mặn và chăm sóc thuận lợi hơn. Còn nước lợ có nồng độ muối thấp ≤ 0,2% cũng giúp cói sinh trưởng, phát triển tốt, phẩm chất cói cao. Ngoài ra, độ ẩm đất thích hợp cho cói sinh trưởng, phát triển khoảng 85% độ ẩm bão hòa, nhưng phát triển tốt nhất trong điều kiện đất ướt hay ngập. Điều kiện khô hạn cây cói giảm năng suất rõ rệt. Cói được trồng chủ yếu ở vùng đất bãi ven biển có ảnh hưởng của thủy triều hoặc ở vùng đất có độ mặn ít (Nguyễn Tất Cảnh, 2010). 21 Kiểu gen và khả năng chịu mặn của cói: Cói là cây chịu mặn và cần có độ mặn thích hợp để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Để đạt năng suất cao phẩm chất cói tốt, ngoài yếu tố đất thịt hàm lượng dinh dưỡng cao, đất cần có độ mặn từ 0,1 - 0,2% là tốt nhất. Các giống cói khác nhau có tính chịu mặn không như nhau. Giống cói Nhật, đây là giống cói được trồng ở vùng nước ngọt, có phản ứng khá rõ rệt với độ mặn. Ở mức độ mặn thấp dưới 0,1% cói Nhật sinh trưởng tốt, tuy nhiên khi độ mặn tăng cao thì sự sinh trưởng bị hạn chế đáng kể, đặc biệt là khi độ mặn vượt cao hơn 0,2%. Giống cói Udu có khả năng chịu mặn khá tốt, ở mức độ mặn cao 0,4 - 0,8% cói Udu vẫn sinh trưởng phát triển bình thường. Ở mức độ mặn cao còn giúp cho cây cói Udu trở nên cứng hơn và khả năng đẻ nhánh cao hơn. Đối với giống cói Bông Trắng và Bông Nâu , ở độ mặn 0,1 - 0,2% cói sinh trưởng tốt, độ mặn tăng khả năng sinh trưởng của cói giảm dần, đặc biệt là khi độ mặn cao trên 0,4%. Nguồn gen cói, đặc biệt là các loài cói dại có tính thích ứng rất cao với các điều kiện bất thuận như: hạn, úng, nóng. Vì thế, cói phân bố và có thể trồng được ở các vùng đất hoang hóa, ngập úng, ngập phèn, nhiễm mặn (Nguyễn Thị Ngọc Huệ, 2008). 1.6.5. Yêu cầu về đất Cây cói được xem là loại cây có khả năng chịu được đất nghèo dinh dưỡng, song đồng thời lại có thể tạo ra một năng suất và hiệu quả cao hơn so với một số cây trồng khác. Cói trồng được trên nhiều loại đất: đất mặn, đất ngọt, chân cao, chân trũng, bãi ven sông, ven biển. Nhưng thích hợp nhất là trồng trên đất phù sa, màu mỡ, vùng ven biển hoặc ven sông nước lợ, độ sâu tầng đất từ 40 - 50cm trở lên pH từ 6 - 7, độ mặn từ 0,1 - 0,2%, thoát nước. Về khả năng chịu đựng của cói lại khá rộng, có thể sống trên đất rất chua pH từ 4 - 5, ở độ chua này cói xấu, cây thấp bé. Còn với độ mặn < 0,1%, cói tuy sinh trưởng tốt nhưng cây không đanh, phẩm chất sợi cói giảm (Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs., 1996). 22 Nguyễn Hữu Thành (2006) cũng có nhận xét: chính sự khác nhau về các chỉ số đất đai (pH nước, nồng độ muối tan, hàm lượng đạm trong đất, chỉ số OC%...) của hai vùng trồng cói: Nga Sơn - Thanh Hóa và Kim Sơn - Ninh Bình đã dẫn đến năng suất và tỷ lệ cói loại 1 giữa hai vùng là khác nhau Nga Sơn - Thanh Hóa năng suất cói chẻ 75 tạ/ha/vụ, tỷ lệ cói loại 1 đạt 38% cao hơn Kim Sơn - Ninh Bình (năng suất cói chẻ chỉ đạt 70 tạ/ha/vụ và 34% cói loại 1), mặc dù hai vùng rất gần nhau về vị trí địa lý và điều kiện khí hậu. 1.7. Những kết quả nghiên cứu về phân bón cho cây lấy sợi Cây trồng lấy đi phần lớn lượng dinh dưỡng từ đất. Nhưng lượng dinh dưỡng cây lấy là tùy thuộc vào năng suất và các bộ phận lấy đi khỏi đất. Sau vài vụ trồng liên tiếp dẫn đến đất bị thiếu hụt dinh dưỡng. Khi thâm canh tốt, các chất dinh dưỡng trong đất bị giới hạn được bổ sung nhờ phân bón. Lượng dinh dưỡng mất đi do rửa trôi, xói mòn sẽ ảnh hưởng tới khả năng cung cấp của phân bón. Ngược lại, trong điều kiện thâm canh kém khả năng sinh trưởng, phát triển của cây sẽ phụ thuộc vào thời gian cho đất nghỉ để huy động hoặc phân hủy chất hữu cơ khôi phục lại chất dinh dưỡng dễ tiêu cho đất (Vũ Hữu Yêm, 1995). Theo Hoàng Minh Tấn và cs. (2000) đạm và các nguyên tố khoáng có 3 vai trò cơ bản tạo nên năng suất và chất lượng cây trồng vì: - Tham gia xây dựng cấu trúc của bộ máy quang hợp. - Có mặt trong các protein cấu trúc, protein enzym, hệ thống sắc tố,... trong lục lạp. - Tham gia vào các quá trình chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học và tham gia vào sự điều tiết các hoạt động của hệ enzym trong cây. Dinh dưỡng khoáng và quang hợp là hai mặt của một quá trình thống nhất trong cơ thể thực vật. Trong đó các nguyên tố khoáng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cây (Vũ Văn Vụ và cs., 1997). Các cây lấy sợi đã được khẳng định vị thế từ rất lâu trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Thậm chí đối với các nước đã phát triển 23 như Mỹ, Canada và EU nhận thấy, vai trò quan trọng của nguồn sợi tự nhiên như cây lanh, cây gai và nhiều cây khác đã phát triển khắp thế giới hàng triệu năm, nguồn sợi này được coi như là những sản phẩm có giá trị cao trên thị trường (Rajesh and Najiwala, 2006). Sản phẩm từ cây lấy sợi như đay, bông, lanh... được sử dụng trong nhiều ngành như bao bì, công nghiệp giấy.... Theo tác giả Feihu et al. (2013), phân bón có tác dụng tích cực đến tăng năng suất và chất lượng của các cây lấy sợi. Đối với cây lấy sợi (Đay, Lanh...) phân đạm ảnh hưởng mạnh đến sinh trưởng và năng suất đay. N có tác dụng làm sợi đay dài hơn. Kết quả nghiên cứu bón N cho cây đay cho thấy với lượng từ 150 - 180 kg N/ha cây đay đạt chiều cao từ 2,6 - 3,3 m, đường kinh thân to từ 5,9 - 6,9 mm. Những nghiên cứu của Hazandy et al. (2009) cũng cho kết quả tương tự. Phân lân đối với cây đay yêu cầu không lớn, theo nghiên cứu của Mai Thành Phụng (1999) cho rằng, trên đất phèn nặng vùng Đồng Tháp Mười lượng bón thích hợp nhất là 60 kg P2O5/ha và liều lượng bón K2O là 120 kg K2O/ha làm tăng năng suất so với đối chứng 47,17%. Sợi đay trắng (Corchorus Capsularis L.) với liều lượng 90 kg N/ha; 15 kg P2O5/ha; 30 kg K2O/ha và 10 kg S/ha cho chất lượng đay trắng là tốt nhất (Sayma et al., 2012). Nghiên cứu phân bón cho cây bông, kết quả cho thấy phân bón là một trong những điều kiện để cây bông có thể tổng hợp và điều tiết dinh dưỡng hữu cơ. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và phát dục của cây bông qua đó tới năng suất và chất lượng chủ yếu là ảnh hưởng gián tiếp. Thông qua việc bón phân hợp lý, làm cho cây bông khỏe mạnh thời kỳ đầu, sinh trưởng ổn định thời kỳ giữa, không bị vống và không sớm tàn ở thời kỳ cuối, từ đó tăng diện tích quang hợp, tăng cường độ quang hợp, kéo dài thời gian quang hợp, gia tăng vật chất quang hợp được, tăng năng suất và chất lượng bông (Phan Thanh Kiếm và Lê Minh Thức, 1996; Lê Công Nông, 1998). 24 Đạm có hiệu lực mạnh mẽ đến hầu hết các chỉ tiêu quan sát, có xu thế làm tăng chiều cao cây bông. Liều lượng bón đạm khác nhau đều có ảnh hưởng không đáng kể đến thời gian phát dục qua các giai đoạn cũng như tỷ lệ đậu quả. Phân bón có ảnh hưởng đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất như số quả/m2, khối lượng quả, nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng xơ bông (Nguyễn Hữu Bình và cs., 1996). Khi lượng đạm bón tăng thì chiều cao cây, số cành quả và số quả/cây cũng tăng, lượng phân bón có hiệu quả nhất trong điều kiện trồng bông có phủ màng Polyethylene là 100 kg N + 40 kg P2O5 + 50 kg K2O/ha (Kim et al., 1987). Kali có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành sợi, phun phân kali qua lá vào giai đoạn muộn của cây bông có thể giúp cải thiện chất lượng sợi bông. Shanmugham and Bhat (1991) cho rằng, để cải thiện chiều dài sợi, độ dai và mịn của sợi bông cần phun bổ sung kali vào giai đoạn ra hoa. Điều này cũng được tìm thấy giới hạn của bổ sung kali trong giai đoạn phát triển sợi có thể làm giảm áp suất trương trong sợi làm giảm khả năng kéo dài của sợi và làm sợi ngắn hơn ở giai đoạn thành thục (Oosterhuis, 2002). Theo kết quả nghiên cứu của Aladakatti et al. (2011) cho rằng bón RDF + Phun phân bón lá kali 2 lần tại giai đoạn sớm và giai đoạn làm quả làm tăng độ dai của sợi bông so với chỉ bón N, P. Khi bón đồng bộ các nguyên tố đa lượng và vi lượng thì năng suất và chất lượng bông tăng lên, ví dụ giống Taxken - 3 trên đất Xeroziom khi bón 180 kg N + 180 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha năng suất bông hạt đạt 35,4 tạ/ha; khi tăng lượng bón 320 kg N + 320 kg P2O5 + 160 kg K2O/ha thì năng suất đạt 45,7 tạ/ha; còn không bón phân năng suất chỉ đạt 22,8 tạ/ha (dẫn theo Dương Xuân Diêu, 2012). Các kết quả nghiên cứu khác cũng cho thấy tác động của các biện pháp kỹ thuật đều ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây lấy sợi nói chung và cây bông nói riêng. Kết quả nghiên cứu của Rimon (1994) tại Hassadeh 25 (Israel) cho thấy trồng với mật độ 8 khóm/m2 (khoảng cách hàng 1m) cho năng suất bông cao nhất trong các công thức nghiên cứu. Ở mật độ này, tỷ lệ chất tươi giữa cơ quan sinh sản và cơ quan dinh dưỡng trước khi nở quả là 1:1. Mật độ 15 khóm/m2 (khoảng cách hàng 0,5m) cho năng suất thấp và tỷ lệ này chỉ là 0,7. Tỷ lệ chất khô giữa cơ quan sinh sản và cơ quan sinh dưỡng lúc thu hoạch ở mật độ trồng dày (12 khóm/m2) là 0,51 - 0,56 so với trồng thưa (2 khóm/m2) là 0,32 - 0,38 (Jones and Wells, 1997); Thời vụ và mật độ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng bông cũng được chỉ ra ở kết quả nghiên cứu của Hayatullah et al. (2011). Ryszard et al. (2008) thuộc Viện Nghiên cứu Cây lấy sợi Ba Lan đã nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật đến năng suất và chất lượng sợi của cây gai dầu. Bón quá nhiều đạm có thể gây ra sinh trưởng quá mức về chiều dài, làm xốp thân và chín muộn, làm giảm độ dầy của bó mạch và hàm lượng sợi cũng như độ dai của sợi trong cây gai dầu, tỷ lệ cây đổ tăng lên. Bón phối hợp N với P và K hợp lý làm tăng khả năng tích lũy xenlulo trong vách tế bào sợi và tăng độ dầy, độ dai của sợi. Kết quả cho thấy, mật độ trồng và thời gian thu hoạch có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất, chất lượng sợi cây gai. Trồng dầy (60 kg hạt/ha) chất lượng sợi thể hiện ở các chỉ tiêu chiều cao, độ dầy vỏ thân, độ dai của sợi và hàm lượng lignin thể hiện tốt hơn so với trồng thưa (50 kg hạt/ha). Ngoài ra tác giả còn khẳng định thời gian thu hoạch cây gai dầu cũng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sợi. Như vậy, tác động các biện pháp kỹ thuật đặc biệt là phân bón có ảnh hưởng lớn đến năng suất chất lượng của các cây lấy sợi. Do đó, thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật trong đó có phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất chất lượng cói là thực sự có ý nghĩa. 1.8. Những nghiên cứu về kỹ thuật trồng cói trên thế giới và ở Việt Nam 1.8.1. Những nghiên cứu về kỹ thuật bón phân cho cói trên thế giới Những nghiên cứu về cây cói nói chung và phân bón cho cói nói riêng 26 trên thế giới còn rất hạn chế. Đa số những nghiên cứu chỉ tập trung dưới góc độ, cói là loài cây xâm lấn. Nghiên cứu mới nhất của Rong et al. (2011), về thay đổi các chất trong đất mặn ven biển, nơi có loài cói Cyperus malaccensis sinh sống, tại vùng có thủy triều lên xuống ngày 2 lần, đã làm thay đổi tính chất lý hóa học của đất tại miền Nam Trung Quốc. Kết quả đã chỉ ra hàm lượng Can xi tăng theo độ sâu của đất, trong khi P, Al và Fe gần như ít thay đổi ở cả các điểm điều tra. Al và Fe trên bề mặt đất (10cm) giảm dần từ vùng D đến vùng A, trong khi đó hàm lượng Ca tăng ở mức có ý nghĩa. Còn ở độ sâu 30-40 cm, cho thấy P, Al và Fe tăng mạnh. Khi phân tích các thành phần hóa học trong các bộ phận của cây cho thấy, Can xi chủ yếu tích lũy nhiều trong bộ phận trên mặt đất, trong khi đó Al và Fe tích lũy nhiều ở bộ phận dưới mặt đất, P được tìm thấy nhiều trong mô của cói. Cây Cói mọc ở vùng D có hàm lượng P trong mầm và Al, Fe trong rễ thấp hơn. Hàm lượng Can xi trong mầm cao hơn ở những vùng cói mọc lâu năm. Kết quả của nghiên cứu này đã có giá trị đóng góp cho bảo tồn và quản lý vùng đất ven biển tại miền Nam Trung Quốc. 1.8.2. Những nghiên cứu về kỹ thuật bón phân cho cói ở Việt Nam Cói là loại cây cần nhiều chất dinh dưỡng, muốn đạt năng suất cao nhất thiết phải bón đủ phân. Nông dân trồng cói rất chú trọng bón các loại phân hữu cơ như phân lợn ủ mục, phân bắc ủ trấu. Bón phân bắc nguyên chất làm cói chóng bốc nhưng mềm cây; phân trâu bò ủ chưa kĩ, phân rác không tốt vì chứa nhiều hạt cỏ là mầm mống của các loại cỏ dại nguy hiểm lan tràn trên ruộng cói. Những năm gần đây, người dân bắt đầu sử dụng phân hoá học cho cói. Do chưa có loại phân bón chuyên dụng cho cói nên người dân chủ yếu sử dụng phân đạm, phân lân, NPK các loại và hầu như không bón phân kali (Vũ Đình Chính, 2008). Theo Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs. (1996) nguyên tắc bón phân cho cói là kết hợp phân chuồng và phân hóa học, bón cân đối các loại phân N, P, K coi trọng bón lót và bón thúc thích hợp với các thời kì sinh trưởng của cói. 27 Cói là cây phàm ăn, thời gian sinh trưởng ngắn, một năm cho 2 vụ thu hoạch. Sản phẩm cói thu hoạch hàng năm đã lấy đi từ đất một lượng dinh dưỡng khá lớn. Do đó, muốn đạt năng suất cói cao, phẩm chất tốt nhất thiết phải bón đủ phân và bón cân đối. Các loại phân khoáng như NPK tác động tốt đến năng suất phẩm chất cói. Bón đủ đạm làm cói đâm tiêm nhanh, nhiều, chóng kín ruộng, sinh trưởng mạnh, thân to, cao, chậm ra hoa và lụi. Năng suất tăng rõ rệt. Theo Nguyễn Tất Cảnh và cs., (2008c) thì vùng cói ở các tỉnh miền Trung nên tăng cường bón các loại phân hữu cơ vào các giai đoạn đẻ nhánh và vươn cao thân kết hợp với bón NPK sẽ làm tăng năng suất cói. Lượng bón NPK từ 350 - 400 kg Amon sunfat + 350 - 400 kg Supe photphat và 150 kg Kaliclorua. Vùng Nga Sơn - Thanh Hóa lượng bón cao hơn Kim Sơn - Ninh Bình. Ngoài ra bón phân cho cói còn phải căn cứ theo tuổi của ruộng cói + Đối với ruộng cói mới trồng: Cần phải đầu tư cả phân chuồng hữu cơ hoai kết hợp phân vô cơ. Bón lót: 10 - 20 tấn phân chuồng + 200 - 300 kg Supe photphat/1ha. Bón thúc: Lượng bón từ 400 - 500 kg Amon Sunfat/1ha, chia làm 3 lần bón vào các thời kỳ: Đâm tiêm; Đẻ nhánh; Vươn cao. Thời kỳ đâm tiêm: Cần bón nặng vào thời kỳ này vì nó quyết định số lượng và chất lượng tiêm. Sau khi tiêm mọc 40 - 50 cm (sau trồng 20 - 30 ngày) cắt bỏ đoạn tiêm ngắn, làm sạch cỏ sau tạo điều kiện cho tiêm mọc đều. Thời kỳ đẻ nhánh: Thời kỳ này quyết định mật độ tiêm cói. Trong lần bón này chia làm 2 lần, lần đầu tiến hành bón sau khi phát éo (cắt bỏ đợt tiêm ngắn) bón 2/3 số phân, lần tiếp sau 7 - 10 ngày bón bổ sung những chỗ chưa đều 1/3 số phân còn lại. Thời kỳ vươn cao: Bón lượng phân còn lại trước khi thu hoạch 25 - 30 ngày, giúp cói vươn nhanh, thân cói dài, gốc trắng, đồng thời làm cho mầm rễ ở thân ngầm phát triển tốt, đặt cơ sở cho lần thu hoạch sau đạt năng suất cao. 28 + Đối với ruộng cói lưu gốc: Bón lót thường được tiến hành sau khi dọn bổi rác vào tháng 12, tháng 1 đối với cói chiêm và tháng 6 đối với cói mùa. Lượng bón lót là 8 tấn phân chuồng + 200 kg Super lân/1ha. Đối với cói chiêm, bón thúc 3 lần vào các thời kỳ đâm tiêm (tháng 2, 3), đẻ nhánh (tháng 3, 4) và vươn cao (tháng 4 - 5). Lượng bón cho 1ha/1 vụ như sau: Lần 1: 150 kg Amon sunfat/ha. Lần 2: 100 kg Amon Sunfat+100 kg Supe photphat + 100 kg Kalisulfat. Lần 3: bón trước thu hoạch 30 - 45 ngày với lượng 150 kg Amon sunfat +100 kg Supe photphat. Đối với cói mùa: lượng phân đạm bón thúc ít hơn cói vụ chiêm (300 kg đạm Sulfat/ha), số lần bón 2-3 lần. Bên cạnh việc cung cấp dinh dưỡng cho cói cũng cần phải quan tâm đến các yêu cầu khác của cây cói như độ mặn, độ chua, độ ẩm… Đất an toàn cho cói phát triển tốt ở độ mặn ≤ 2% và pH từ 5,5 - 6,5; Độ ẩm luôn luôn đạt 100% (Nguyễn Tất Cảnh và cs., 2008c). Kết quả điều tra nông hộ cho thấy, trước năm 2000, nguồn phân chính bón cho cói là phân chuồng và phân đạm urê. Từ năm 2000 trở lại đây cơ bản cói không được bón phân chuồng mà chủ yếu là bón phân vô cơ (rời) hoặc phân NPK các loại. Trong các loại phân trên đạm được bón với lượng rất cao mà chưa chú trọng tới lân và kali nên năng suất cũng như chất lượng cói chưa cao. Kết quả điều tra cũng cho thấy, lượng phân vô cơ mà người dân sử dụng cao hơn nhiều so với nhu cầu của cây cói. Việc bón phân cho cói lại bị động, vì lệ thuộc vào thời tiết do ở đây thường là các vùng cửa sông, ven biển nên chưa chủ động được chế độ tưới tiêu. Thông thường người dân thường bón phân vào thời điểm sau mưa, đối với cói không chủ động được nước tưới hoặc bón vào buổi chiều mát đối với những ruộng cói 29 đủ ẩm. Trong khi đó, đặc điểm tưới nước cho cây cói là “tưới tràn, tháo kiệt”. Với phương pháp bón vãi hiện nay phần lớn phân bón bị rửa trôi bề mặt và thấm sâu gây ô nhiễm môi trường nước, suy giảm đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và làm cho hiệu quả trong sản xuất cói là chưa cao (Nguyễn Tất Cảnh và cs., 2008c). 1.8.3. Những nghiên cứu khác về cây cói trên thế giới và Việt Nam Cói phần lớn được trồng chủ yếu ở vùng đất có ảnh hưởng của thuỷ triều hoặc những vùng đất chua mặn, mặn ít mà việc cung cấp nước gặp nhiều khó khăn. Trước những năm 1990 sản xuất cói chủ yếu dựa vào nước phù sa và nước trời, nhưng vẫn thu được năng suất khá (biến động xung quanh 55 tạ/ha đến 65 tạ/ha) và theo thời gian khi thâm canh càng cao, năng suất cói có tăng nhưng biến động không lớn xung quanh giá trị trung bình 67,9 tạ/ha (Nguyễn Tất Cảnh, 2010). Theo Nguyễn Tất Cảnh và cs. (2008a), do biến đổi khí hậu, xây dựng các nhà máy thủy điện nơi thượng nguồn, dòng chảy của sông Hồng trong mùa khô đổ ra biển kiệt hơn trước nên nước biển với nồng độ muối cao hơn xâm nhập sâu vào đất liền, đất bị nhiễm mặn cao, cói là cây chịu mặn, nhưng nhiều diện tích cói bị chết hàng loạt. Bên cạnh bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các hoạt động kinh tế ở vùng thượng lưu cũng ảnh hưởng đến sản xuất cói, ngoài ra sản xuất cói còn phụ thuộc vào 2 điều kiện khác nhau: (i) vùng đất ngoài bãi sản xuất cói phụ thuộc vào thủy triều (1 vụ) và năng suất thấp, (ii), vùng trong đồng sản xuất hai vụ do được tưới nước. Phương pháp tưới nước có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của phân bón, khi ruộng cói ngập nước lâu ngày, quá trình đâm tiêm của cói bị ngừng trệ, cói bị đen gốc, nếu bón phân trước khi tưới phần lớn sẽ bị rửa trôi, còn khi không có nước, do ruộng cói rất dầy nên dẫn tới hiện tượng phân bị dính trên thân cói không xuống được dưới đất làm cho cói bị cháy khi gặp nắng, 30 phân bị bay hơi. Kinh nghiệm của người dân thường bón phân cho cói vào thời điểm trước cơn mưa, ruộng cói lúc này được ngọt hóa, phân không bị mất do bay hơi nhưng bị rửa trôi do nước chảy tràn (Nguyễn Tất Cảnh và cs., 2008c). Theo Nguyễn Văn Dung (2008) cho rằng, nước tưới cho cói là hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến khả năng đẻ nhánh, sinh trưởng và chất lượng cói. Cũng theo Nguyễn Văn Dung (2011) cho thấy, quản lý nước cần áp dụng theo quy trình tưới sau: Chế độ tưới ngập ẩm trong vụ xuân (chủ yếu là tháng 3, 4, 5), vụ mùa (7, 8, 9). Vụ xuân: cần tưới 300 mm lớp nước /vụ; vụ mùa 362,6 mm lớp nước/vụ. Tổng lượng nước tưới khoảng 3000 - 3500 m3/ha trong vụ xuân vụ xuân và khoảng 4000 - 4500 m3/ha trong vụ mùa.Về số lần tưới khoảng: 5 - 6 lần/vụ trong điều kiện vụ xuân và: 7 - 8 lần/vụ trong điều kiện vụ mùa (số lần tưới trong 1 vụ tùy theo điều kiện thời tiết). Độ sâu lớp nước một lần tưới 40 - 50 mm. Các tác giả cũng cho rằng, thời kỳ đâm tiêm, đẻ nhánh, ruộng cói cần được giữ ẩm thường xuyên, đảm bảo cói đẻ nhánh khỏe, gốc trắng, phẩm chất tốt. Mực nước ở ruộng cói thời kỳ này nên để từ 4 - 5 cm. Thời kỳ vươn cao: Mực nước cần được duy trì ở mức 2 - 3 cm. Mặt khác, trong thời kỳ này, cây cói chịu mặn yếu. Do vậy, nguồn nước tưới cho cói trong thời kỳ này yêu cầu độ mặn từ 0,08 - 0,25% cói sinh trưởng tốt. Thời kỳ thu hoạch: Nước cần được rút ra khỏi ruộng trước 10 - 15 ngày. Thời kỳ cói chín cần giữ ẩm để tránh bị cói xuống bộ. Nếu chưa thu hoạch nên để mực nước 3 - 5 cm. Đối với ruộng cói nhân giống bằng biện pháp tách mầm. Trước khi nhân giống, người ta chọn cây giống trên ruộng, thường gọi là “mống cói” tức thân ngầm có mang một đoạn thân ở những ruộng cói cũ để làm giống. Tiêu chuẩn chọn mống cói giống phải có thân ngầm to khỏe, bánh tẻ, dày mắt trên các ruộng cói đã trồng được ít nhất 3 năm trở lên. Muốn có mống cói tốt, sau khi cắt cói vụ mùa, tiếp tục chăm sóc đến tháng 12, tháng 31 giêng cói phát triển mạnh, lúc này tiến hành nhổ mống rất tốt. Thời vụ trồng cói có thể quanh năm, tốt nhất vào tháng 3 tháng 4. Tách nhỏ thân ngầm thành 2 - 4 mống thành một khóm, rửa sạch đất, Có thể phơi mống vài giờ rồi mới cấy, tỷ lệ sống đạt 100%. Mật độ trồng là 20 x 25 cm (20 khóm/m2) (cấy 2 dảnh/khóm) (Nguyễn Tất Cảnh, 2010). Cây cói nhân giống bằng hạt ít được sử dụng, do cây giao phấn, thời gian từ gieo đến khi đưa đi trồng từ 65 - 70 ngày cây được 5 lá thật chiều cao 12 - 15 cm, cây sinh trưởng yếu (Nguyễn Văn Hoan, 2011). Theo nghiên cứu của Meney et al., (1990) và Meney and Dixon (1988) cho rằng hạt của nhiều cây thuộc họ cói sản xuất hạt ít và kém chất lượng. Hiện nay để nhân nhanh các dòng giống quý, sạch bệnh, bảo quản dài hạn nguồn gen và cũng là phương tiện trao đổi giống an toàn, có thể nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy invitro sử dụng đoạn thân ngầm mang mắt ngủ dài 3 - 5 cm, qua giai đoạn khử trùng bằng HgCl2 0,1% trong thời gian 13 phút, mẫu được đưa vào môi trường MS + 1,5 mg/l BA + 30 g/l đường + 7g aga, pH = 5,7 tái sinh chồi và môi trường MS + 2mg/l kinetin + 0,5 mg/l NAA để tạo và nhân chồi, sau đó giai đoạn tạo cây hoàn chỉnh là MS + 0,25 mg/l NAA + 30 g/l đường + 7 g/l agar, công đoạn cuối cùng là đưa ra vườn ươm sử dụng giá thể là bùn để cây sinh trưởng, phát triển tốt (Nguyễn Thị Phương Thảo, 2011). Sâu bệnh cũng là đối tượng nguy hiểm, các vùng sản xuất cói tại Kim Sơn - Ninh Bình cũng như Nga Sơn - Thanh Hoá đều bị sâu, bệnh gây hại làm giảm năng suất và chất lượng. Các loại sâu như: bộ vòi voi, sâu đục thân, rầy lưng trắng, châu chấu, cào cào… Các loại bệnh như: bệnh đốm vàng, vàng nhạt (hay còn gọi là bệnh đốm nâu). Trong các loại sâu, bệnh hại nêu trên thì sâu đục thân và bệnh đốm vàng nhạt là 2 đối tượng nguy hiểm nhất gây thiệt hại không nhỏ cho người trồng cói (Nguyễn Văn Viên và cs., 2008; Phạm Thị Vượng và cs., 2008). 32 1.9. Cơ sở khoa học và thực tiễn nhân giống cói bằng biện pháp tách mầm Rễ cây cói có đặc điểm được mọc ra từng đợt xung quanh thân ngầm, thân ngầm mọc dài trước, rễ mọc dài sau, rễ lúc non màu trắng, khi già chuyển sang màu nâu hồng, khi chết màu đen. Rễ sống được 3 tháng, rễ con và rễ nhánh thường chết trước rễ cái. Cây cói trồng trong đất ngập nước sâu lâu ngày, nơi có nồng độ muối cao hoặc đất chua, thì bộ rễ phát triển kém. Phần gốc thân cói tạo những mầm ăn dưới mặt đất gọi là nhánh hút, nhánh hút già đi thành thân ngầm. Nhánh hút và thân ngầm đều có đốt, mỗi đốt có vảy. Thân ngầm mập màu trắng hồng (cói non), màu trắng vàng (cói già), thân ngầm tồn tại qua nhiều lứa cói thì có màu càng sẫm. Thân ngầm vừa giữ chức năng của thân vì có mắt có khả năng nảy mầm, vừa giữ chức năng tích lũy và dự trữ nhánh hút và thân ngầm dùng để nhân giống vô tính. Mỗi thân ngầm có 4 mầm: mầm 1 và 2 luôn luôn ở trạng thái hoạt động mầm 3 và 4 ở trạng thái ngủ được lá vẩy và lá bẹ bảo vệ. Trong điều kiện ngoại cảnh bất lợi (ngập nước, nồng độ muối cao ...) mầm 1 và 2 bị hại, mầm 3 và 4 được bảo toàn, khi có điều kiện thuận lợi lại phát triển tốt (Nguyễn Tất Cảnh và cs., 2010). Hình 1.2. Thân ngầm và mầm cói Theo Nguyễn Tất Cảnh và cs. (2010) thì sự vươn dài hay ngắn của thân ngầm phụ thuộc vào mật độ, đất đai, mực nước. Mầm 1 và 2 của thân ngầm vươn dài hơn mầm 3 và 4 trong điều kiện năm đầu mới trồng. Tiêm của mầm 33 một bao giờ cũng dài hơn, sinh trưởng mạnh hơn mầm 2, mầm 3 có khả năng sinh trưởng mạnh hơn mầm 4, cắt mầm 1 và 2 thì mầm 3 và 4 đâm tiêm nhanh hơn. Cói mầm 1 ở thân ngầm mọc ra 2 thân ngầm, từ 2 thành 4, từ 4 thành 8 và cứ thế gấp đôi mãi... Hai nhánh mọc ra từ một thân ngầm tạo thành 2 ngọn (nông dân thường gọi là nhánh chẻ đôi), từ các nhánh ấy nhô ra khỏi mặt đất lá mác chưa mở gọi là sự đâm tiêm. Sau khi tiêm mọc 5 đến 7 ngày thì lá mác bắt đầu xòe (vụ chiêm 5 đến 7 ngày, vụ mùa 3 đến 5 ngày). Ở nhiệt độ 25 đến 27oC cói bắt đầu đẻ nhánh. Nhánh thứ nhất ra trước nhánh thứ hai 14 - 16 ngày (vụ Chiêm) và 10 - 12 ngày (vụ Mùa). Nếu gặp nhiệt độ thấp 10 - 120C cói đẻ nhánh chậm. Khi lá mác đã xòe, tốc độ đẻ nhánh nhanh. Đến ngày thứ 30 lại bắt đầu đợt tiêm khác nhô lên, đồng thời thân khí sinh phát triển đầy đủ lá bẹ, lá bao, lá mác. Đặc điểm ra hoa làm quả của cây cói: cây cói ra hoa rộ từ tháng 5 đến trung tuần tháng 6 thì lụi dần (vụ Chiêm), vụ Mùa đầu tháng 8 ra hoa rộ đến trung tuần tháng 9 thì bắt đầu lụi. Từ tháng giêng đến tháng 12 lúc nào cũng có hoa. Hoa cói nhỏ, mọc thành bông nhỏ ở kẽ một lá bắc, tập hợp thành bông. Cụm hoa mọc ở đỉnh, thường hình xim kép, rộng hơn dài, với đường kính 15 cm, màu xanh vàng, có mùi thơm, với 3 - 10 nhánh, dài 3 - 10 cm; mang 4 - 10 bông nhỏ. Hoa lưỡng tính hay đơn tính, thụ phấn nhờ gió; Hoa cói phơi màu và chín theo kiểu vô hạn từ dưới lên trên. Hoa đầu tiên và hoa cuối cùng trên bông thường ra cách nhau 9 - 10 ngày. Là cây giao phấn nên nhân giống cói từ hạt dễ bị lẫn tạp, ruộng giống cói không nên để cói ra hoa, kết hạt (Nguyễn Tất Cảnh và cs., 2010). Chính vì vậy, cây cói nhân giống chính bằng biện pháp tách mầm đã được áp dụng từ xa xưa. Tuy nhiên, những nghiên cứu cụ thể để xây dựng quy trình chưa được quan tâm. Thực hiện đề tài này có ý nghĩa quan trọng trong hoàn thiện quy trình nhân giống cho cây cói. 34 1.10. Cơ sở khoa học bón phân viên nén cho cói Theo Nguyễn Tất Cảnh và cs. (2006) cho rằng cói là một loại cây, trồng một lần cho thu hoạch nhiều lần. Thông thường chu kì kinh doanh của cói kéo dài trong khoảng 5 năm. Trước kia đất đai được bồi đắp phù sa, bón nhiều phân hữu cơ thì chu kỳ kinh doanh của cói kéo dài 7 - 8 năm hoặc hơn. Từ năm thứ hai đất trồng cói trở nên rắn chắc hơn do sự phát triển mạnh của bộ rễ cói và do kỹ thuật canh tác theo phương thức tưới tràn, tháo kiệt và tàn dư cây cói để lại (bổi cói). Khi bón phân (đạm và kali) vãi ở trên bề mặt các chất dinh dưỡng rất khó đi xuống lớp đất phía dưới, nơi ít chịu ảnh hưởng của tác động rửa trôi và bay hơi cho nên hiệu quả sử dụng phân bón cho cói rất thấp. Theo kết quả điều tra, lượng phân đạm trung bình bón cho cói ở khu vực Ninh Bình và Thanh Hóa lên đến 350 kg N/ha. Để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón cho cói, qua đó giảm bớt lượng phân bón cho cói, nâng cao hiệu quả kinh tế trong trồng cói, giảm thiểu ô nhiễm môi trường cần nghiên cứu và sản xuất loại phân viên chuyên dụng cho cói. Loại phân này cần đáp ứng: 1) là loại phân chậm tan, giải phóng từ từ các chất dinh dưỡng cho cói; 2) rất ít hoặc không bị rửa trôi theo dòng nước khi rút nước ra khỏi ruộng cói để tránh cho cói khỏi bị “chân cua” ảnh hưởng xấu đến chất lượng cói; 3) bón được trên mặt ruộng cói. Để đáp ứng được 3 yêu cầu trên, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học Viện Nông nghiệp Việt Nam) đã nghiên cứu thành công dạng phân viên nén. Phân có dạng viên đủ lớn để bị giữ lại giữa các gốc cói đồng thời lại không quá lớn ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển, bón phân và sự phân bố quá xa và không đồng đều của các viên phân trên mặt ruộng. Viên phân có nhiều trọng lượng kích cỡ và tỷ lệ (%) N : P : K khác nhau như (loại 1,5 g với tỷ lệ (%) N : P : K trong viên phân là 16 : 7 : 12 hoặc 17 : 7 : 10; loại 1,8 g với tỷ lệ (%) đạm Urê, lân Supe, Kaliclorua là 41,0 : 33,5 : 10,5) để phù hợp với từng loại cây trồng. 35 Để giải quyết vấn đề chậm tan hai loại chất phụ gia được sử dụng. Chất phụ gia 1 có tác dụng bọc các viên phân Ure và Kali và kết gắn các loại phân lại để tạo thành viên đủ độ bền. Như vậy Ure sẽ được bọc hai lớp, việc bọc này sẽ ngăn ngừa việc hòa tan nhanh của Ure và Kali do ngăn ngừa được việc thấm nước vào các loại phân bón này trong viên phân. Chất phụ gia 2 có tác dụng kìm hãm hoạt động của men Urease. Để tăng cường bám dính của chất phụ gia lên Ure chúng được hòa tan trong một loại keo. Ngoài ra Supe Lân trong viên phân sẽ làm thêm nhiệm vụ hấp thụ NH3 giải phóng ra để giữ chúng ở dạng octophotphat amôn, ngăn ngừa việc bay hơi NH3 vào không khí. Nghiên cứu sử dụng phân viên nén trên các cây trồng khác nhau như cho cây lúa (Đậu Thị Triều, 2013), cho cây ngô (Phạm Đức Ngà và cs, 2012) đã cho quả tốt, nâng cao năng suất và hiệu quả sử dụng phân. Chính vì vậy, nghiên cứu dạng phân viên nén cho cây cói là giải pháp công nghệ hữu ích làm giảm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh tế và góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 1.11. Nhận xét chung về các kết quả nghiên cứu và định hướng nghiên cứu Từ các dẫn liệu và các phân tích trên cho thấy bức tranh về kỹ thuật canh tác cói còn nhiều bất cập, thiếu nghiên cứu toàn diện, hệ thống và thiếu tiến bộ kỹ thuật mới dẫn đến năng suất chất lượng cói giảm. Trong khi các cây trồng khác như lúa, ngô được nhà nước quan tâm đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật, quy hoạch sản xuất… nhiều tiến bộ mới được áp dụng nhưng đối với cói thì hầu như vẫn giữ nguyên các biện pháp kỹ thuật như bao đời nay, dù môi trường đã thay đổi, sản xuất cói và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ cói đã có nhiều thách thức và lợi thế đang đặt ra. Các nghiên cứu về cói còn khá ít, nhất là các nghiên cứu về chọn tạo giống cói, xác định các giống cói phù hợp cho các vùng sinh thái, phù hợp với các loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác nhau. Hầu hết các vùng cói hiện nay, người sản xuất cói sử dụng liên tục các giống cói cổ truyền không được chọn lọc và phục tráng. 36 Trong sản xuất người dân chủ yếu sử dụng phân hóa học bón với lượng lớn, bón không cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng và bón theo phương pháp bón vãi kết hợp với phương pháp tới nước cho cói “Tưới tràn, tháo kiệt” đã dẫn đến hiệu quả sử dụng phân bón thấp, lượng phân dư thừa làm ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường nước, sâu bệnh tăng nhiều. Kỹ thuật canh tác chưa hoàn thiện đã và đang là những nguyên nhân dẫn đến các loài, giống cói ở nước ta ngày càng bị thoái hoá và có nguy cơ mất đi hàng loạt, làm suy giảm tính đa dạng sinh vật. Để góp phần giảm bớt những nguy trên, công tác nghiên cứu, thu thập bảo tồn, kèm theo những kỹ thuật thâm canh bền vững đóng góp một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển vùng cói ở Việt Nam… Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm một số giống cói đang trồng phổ biến và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại Ninh Bình và Thanh Hóa” là một trong những việc làm cần thiết góp phục hồi sản xuất và phát triển làng nghề trồng cói ở Việt Nam. 37 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu - Gồm 2 giống cói: Cổ khoang Bông Trắng(CKBT) và cói Bông Nâu (BN). Trong đó giống cói CKBT gồm 2 mẫu giống: Cổ khoang Bông trắng dạng đứng (CKBTDĐ) và Cổ khoang Bông Trắng dạng xiên (CKBTDX), những giống đang được trồng phổ biến trong sản xuất ở tất cả các vùng trồng cói trong cả nước nói chung và tại Kim Sơn - Ninh Bình và Nga Sơn - Thanh Hóa nói riêng. - Phân viên nén , đạm Urê, lân Supe phốt phát, Kaliclorua. Trong đó: + Phân viên nén do Học viện Nông nghiệp Việt Nam sản xuất; + Các loại phân đạm Urê, lân Supe phốt phát Lâm Thao, Kaliclorua thương phẩm có bán tại địa bàn nghiên cứu. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.2.1. Thời gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện từ năm 2009 đến 2013. 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu - Các thí nghiệm đồng ruộng được bố trí tại Bình Minh - Kim Sơn Ninh Bình và Nga Tân - Nga Sơn - Thanh Hóa. Đặc tính thổ nhưỡng, nông hóa của đất thí nghiệm được thể hiện qua bảng 2.1. - Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái giải phẫu được tiến hành nghiên cứu tại Bộ môn Thực vật - Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam. - Hàm lượng xellulose trong thân khí sinh được phân tích tại Bộ môn Kiểm nghiệm Chất lượng Rau quả - Viện Nghiên cứu Rau quả Trung ương. 38 Bảng 2.1. Đặc điểm thổ nhưỡng, nông hóa đất thí nghiệm Giá trị Đặc điểm Kim Sơn Nga Sơn Thịt trung bình Thịt nặng EC (dSm-1) 1,19 1,21 pH H2O 7,60 8,02 Na+ (%) 0,197 0,212 Độ mặn (‰) 1,3 1,7 N(%) 0,11 0,09 K2O (mg/100g đất) 11,8 12,2 P2O5 (%) 0,09 0,09 P2O5 (mg/100g đất) 19,4 14,5 Thành phần cơ giới Nguồn: Nguyễn Tất cảnh và Nguyễn Văn Hùng (2010) 2.3. Nội dung nghiên cứu - Nội dung 1: Đánh giá đặc điểm nông sinh học, khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu và năng suất, chất lượng của các mẫu giống cói. - Nội dung 2: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng bằng biện pháp tách mầm. - Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức bón N, P, K đến năng suất, chất lượng cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng. - Nội dụng 4: Nghiên cứu kỹ thuật bón phân viên nén cho cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng. - Nội dung 5: Xây dựng mô hình thử nghiệm kỹ thuật bón phân viên nén cho cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Bố trí thí nghiệm Đề tài gồm 21 thí nghiệm (TN) đồng ruộng được thực hiện trong cả điều kiện vụ Xuân và vụ Mùa tại 2 địa điểm nghiên cứu là Kim Sơn - Ninh 39 Bình và Nga Sơn - Thanh Hóa (trừ thí nghiệm 16, 18, 20, 21 chỉ tiến hành tại Kim Sơn - Ninh Bình). Tất cả các thí nghiệm (trừ thí nghiệm 10) đều được thiết kế theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB), với 3 lần nhắc lại (Nguyễn Thị Lan và Phạm Tiến Dũng, 2006). 2.4.1.1. Nội dung 1: Đánh giá đặc điểm nông sinh học, khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu và năng suất, chất lượng của các mẫu giống cói. - Thí nghiệm 1: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu và năng suất, chất lượng của các mẫu giống cói. Thí nghiệm gồm 3 công thức: CT1: Cói CKBTDĐ (đ/c); CT2: Cói CKBTDX; CT3: Cói BN. Tất cả các công thức TN được lấy giống ở những ruộng cói hai năm tuổi. Mật độ cấy 20 khóm/m2 (cấy 2 dảnh/khóm) với khoảng cách (20 x 25 cm), chiều cao cắt mầm là 30 cm. Diện tích ô TN là: 9 m2 (kích thước: 3 x 3 m). Quy trình bón phân áp dụng cho thí nghiệm: - Tại Kim Sơn - Ninh Bình: (200 kg N + 60 kg P2O5 + 30 kg K2O)/ha; - Tại Nga Sơn - Thanh Hóa: (260 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O)/ha. Toàn bộ lượng phân được bón thành nhiều đợt: + Bón lót: (10% N + 100% P2O5 + 50% K2O)/ha sau khi phát éo; + Bón thúc lần 1: 25% N/ha sau bón lót 20 ngày; + Bón thúc lần 2: (30% N + 50% K2O)/ha sau bón thúc lần 1: 15 ngày; + Bón thúc lần 3: 35% N/ha trước khi thu hoạch 25 ngày. - Cách bón: các loại phân được bón vãi đều trên mặt ruộng. 2.4.1.2. Nội dung 2: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cói CKBTDĐ bằng biện pháp tách mầm Gồm 11 TN (từ TN2 đến TN12), được thực hiện trên cả 2 địa điểm nghiên cứu. Diện tích mỗi ô TN là 5 m2 ( kích thước: 2 x 2,5 m). - Lượng phân bón áp dụng cho tất cả các TN ở cả 2 địa điểm nghiên cứu là: (130 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O)/ha. 40 Trong tổng số (130 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O)/ha bón (90 kg N + 40 kg P2O5 + 60 kg K2O)/ha dưới dạng phân viên nén NPK (16 : 7 : 12) còn lại (40 kg N + 20 kg P2O5)/ha bón dưới dạng phân rời (đạm Urê và supe lân) - Kỹ thuật bón phân: + Bón lót: (90 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O)/ha. (Trong 60 kg P2O5 có 40 kg ở dạng phân viên nén NPK (16:7:12) và 20 kg ở dạng phân rời supe lân). + Bón thúc: 40 kg N ở dạng urê trước thu hoạch 20 - 25 ngày. + Cách bón: Phân viên nén được bón dúi sâu 7 - 8 cm so với mặt ruộng với khoảng cách 27 x 27 cm; Phân lân và đạm được bón rải đều trên mặt ruộng. Riêng công thức bón phân rời ở thí nghiệm 10 thời gian bón như sau: Bón lót: 10% N + 100% P2O5 + 50% K2O; Bón thúc đợt 1: 25% N sau bón lót 20 ngày; Bón thúc đợt 2: 30% N + 50% K2O sau lần 1: 15 ngày; Bón thúc đợt 3: 35% N còn lại trước thu hoạch 25 ngày. + Mầm cói của các TN được lấy trên ruộng cói CKBTDĐ hai năm tuổi (trừ TN2, tuổi mầm được lấy trên các ruộng có độ tuổi như các công thức thí nghiệm đã quy định); + Chiều cao mầm: 30 cm (trừ TN4, chiều cao của mầm như các công thức trong TN); + Cấy 2 dảnh /khóm (trừ TN5 cấy số dảnh/khóm theo các công thức đã định); + Khoảng cách cấy 20 x 25 cm (20 khóm/m2) (trừ TN10 và TN11 trồng theo khoảng cách các công thức trong TN); + Mầm cói tách xong đem cấy ngay trong ngày (trừ TN7 thời gian cấy sau khi tách mầm như quy định của các công thức). Cụ thể các thí nghiệm về nội dung nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cói bằng biện pháp tách mầm như sau: 41 - Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi ruộng cây giống đến hệ số nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Thí nghiệm gồm 5 công thức: CT1 1 năm CT4 4 năm CT2 2 năm CT5 5 năm (đ/c) CT3 3 năm - Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức tách mầm cói đến hệ số nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Thí nghiệm gồm 2 công thức: CT1: Để cả cụm (2 dảnh/cụm) (đ/c); CT2: Tách rời từng dảnh (trồng 2 dảnh/khóm). - Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của chiều cao cắt thân khí sinh cói đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Thí nghiệm gồm 5 công thức: CT1 05 cm CT4 45 cm CT2 15 cm CT5 Không cắt (đ/c) CT3 30 cm - Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng số dảnh cấy/khóm đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Thí nghiệm gồm 5 công thức: CT1 2 dảnh/khóm (đ/c) CT4 8 dảnh/khóm CT2 4 dảnh/khóm CT5 10 dảnh/khóm CT3 6 dảnh/khóm - Thí nghiệm 6: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian bảo quản cây giống đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Thí nghiệm gồm 4 công thức: CT1 Tách trồng ngay (đ/c) CT3 Bảo quản 7 ngày CT2 Bảo quản 3 ngày CT4 Bảo quản 10 ngày Mầm cói được bảo quản trong điều kiện thường (che nắng, giữ ẩm bằng lá chuối). 42 - Thí nghiệm 7: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ tách mầm đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Thí nghiệm gồm 3 công thức: CT1 28/2 (đ/c) CT2 30/6 CT3 30/10 - Thí nghiệm 8: Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi mầm đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng. Thí nghiệm gồm 5 công thức: CT1 Mầm có 1 lá bao CT4 Mầm có 4 lá bao CT2 Mầm có 2 lá bao (đ/c) CT5 Mầm có 5 lá bao CT3 Mầm có 3 lá bao - Thí nghiệm 9: Nghiên cứu ảnh hưởng của đường kính mầm cói khi tách đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng. Thí nghiệm gồm 5 công thức: CT1 Mầm có ĐK 2 mm CT4 Mầm có ĐK 5mm CT2 Mầm có ĐK 3 mm (đ/c) CT5 Mầm có ĐK 6mm CT3 Mầm có ĐK 4 mm - Thí nghiệm 10: Nghiên cứu ảnh hưởng của dạng phân bón và mật độ trồng đến hệ số nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng. Thí nghiệm gồm 02 nhân tố được bố trí theo phương pháp ô lớn, ô nhỏ (Split-plot design) với 3 lần nhắc lại. Nhân tố chính là mật độ (MĐ) (ô nhỏ), nhân tố phụ là dạng phân bón (P): P1: Bón dạng phân rời; P2: Bón dạng phân viên nén. MĐ1: 150 cây/m2; MĐ2: 80 cây/m2; MĐ3: 50 cây/m2; MĐ4: 40 cây/m2 (đ/c). 43 - Thí nghiệm 11: Ảnh hưởng của khoảng cách hàng đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng. Thí nghiệm gồm 3 công thức với 3 lần nhắc lại: CT1: Hàng cách hàng 25cm, cây cách cây 20 cm (25 x 20cm) (đ/c); CT2: Hai hàng hẹp (15cm), 1 hàng rộng (30cm), cây cách cây 25 cm; CT3: Hai hàng hẹp (15cm), 1 hàng rộng (40cm), cây cách cây 20 cm. - Thí nghiệm 12: Nghiên cứu ảnh hưởng của số lần cắt éo đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng. Thí nghiệm gồm 4 công thức: CT1: Không cắt lá (Đối chứng); CT2: Cắt éo 1 lần (trước khi cây ra hoa); CT3: Cắt éo 2 lần (sau trồng 1 tháng và trước ra hoa); CT4: Cắt éo 3 lần (sau trồng 1 tháng, sau trồng 2 tháng, trước khi ra hoa). 2.4.1.3. Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng bón N, P, K đến năng suất, chất lượng cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng - Thí nghiệm 13: Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm bón dưới dạng viên nén đến năng suất, phẩm cấp cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng. Thí nghiệm gồm 5 công thức tương ứng với 5 mức bón đạm: 0; 100; 130; 160; 190 kg N/ha trên nền phân (60 kg P2O5 + 60 kg K2O)/ha. Trong đó công thức 0 kgN/ha làm đối chứng. - Thí nghiệm 14: Nghiên cứu ảnh hưởng lượng lân bón dạng viên nén đến năng suất, phẩm cấp cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng. Thí nghiệm gồm 4 công thức tương ứng với 4 mức lân: 0; 30; 60; 90 kg P2O5/ha trên nền phân (100 kg N + 60 kg K2O)/ha ở Kim Sơn và (130 kg N + 60 kg K2O)/ha ở Nga Sơn. Trong đó: Công thức bón: 0 kg P2O5/ha làm đối chứng. - Thí nghiệm 15: Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng kali bón dạng viên nén đến năng suất, phẩm cấp cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng. 44 Thí nghiệm gồm 4 công thức tương ứng với 04 mức bón kali: 0; 30; 60; 90 kg K2O/ha trên nền phân (100 kg N + 60 kg P2O5)/ha đối với thí nghiệm tại Kim Sơn và (130 kg N + 90 kg P2O5)/ha đối với thí nghiệm tại Nga Sơn. Trong đó công thức bón 0 kg K2O/ha làm đối chứng. Các thí nghiệm được tiến hành trên ruộng cói CKBTDĐ 2 năm tuổi. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10 m2 (kích thước 2 x 5m). Toàn bộ lượng phân viên nén ở các công thức thí nghiệm được bón dúi sâu 7 - 8 cm so với mặt ruộng, khoảng cách các viên phân là 27 x 27cm, vào thời điểm bắt đầu vụ chăm sóc (sau khi xén phớt đầu ngọn cói cũ ở độ cao 50cm). 2.4.1.4. Nội dụng 4: Nghiên cứu kỹ thuật bón phân viên nén cho cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Gồm 6 thí nghiệm (từ thí nghiệm 16 đến thí nghiệm 21). Các thí nghiệm được tiến hành trên ruộng cói CKBTDĐ 2 năm tuổi. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10 m2 (kích thước 2 x 5m). - Thí nghiệm 16: Ảnh hưởng của các dạng phân bón đến năng suất, phẩm cấp cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng. Thí nghiệm gồm 3 công thức: CT1: Không bón phân (đ/c); CT2: Bón phân đơn vãi trên bề mặt; CT3: Bón phân dạng viên nén theo phương pháp dúi sâu (7 - 8 cm). Ở CT2 và CT3 bón với lượng phân như nhau: (100 kg N + 60 kg P2O5 + 30 kg K2O)/ha. Ở CT2 bón phân đơn: Bón lót toàn bộ phân lân và kali; Bón thúc phân đạm 4 lần, mỗi lần bón cách nhau 15 ngày. Lần 1 bón sau khi tiêm mọc mầm. Ở CT3 bón phân viên nén: phân được bón dúi sâu 7 - 8 cm so với mặt ruộng với khoảng cách 27 x 27cm. Toàn bộ phân viên nén được bón lót 1 lần vào đầu vụ chăm sóc (sau khi xén phớt đầu ngọn cói cũ ở độ cao 50cm). 45 - Thí nghiệm 17: Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức bón NPK phối hợp dạng viên nén đến năng suất, phẩm cấp cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng. Thí nghiệm gồm 8 công thức: Công Mức bón thức (kg/ha) 1 N 1P1K1 2 STT Mức bón STT Công thức 100-60-60 5 N2P1K1 130-60-60 N 1P1K2 100-60-30 6 N2P1K2 130-60-30 3 N 1P2K1 100-90-60 7 N2P2K1 130-90-60 4 N1P2K2 100-90-30 8 N2P2K2 130-90-30 (kg/ha) Phân viên nén được bón dúi sâu 7 - 8 cm so với mặt ruộng với khoảng cách 27 x 27 cm. Tất cả lượng phân trên được bón 1 lần vào đầu vụ chăm sóc (sau khi xén phớt đầu ngọn cói cũ ở độ cao 50cm). - Thí nghiệm 18: Ảnh hưởng của phương thức bón phân viên nén đến năng suất, phẩm cấp cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng. Thí nghiệm gồm 3 công thức: CT1: Không bón (Đ/c); CT2: Bón phân viên nén dúi sâu; CT3: Bón phân viên nén trên bề mặt. Lượng phân viên nén bón ở CT2 và CT3 là như nhau: (100 kg N + 60 kg P2O5 + 30 kg K2O)/ha. Toàn bộ lượng phân bón ở CT2 và CT3 bón 1 lần vào đầu vụ chăm sóc (sau khi xén phớt đầu ngọn cói cũ ở độ cao 50cm). Chỉ khác ở CT2 phân viên nén được bón dúi sâu 7 - 8cm, còn ở CT3 là bón vãi trên bề mặt ruộng. - Thí nghiệm 19: Ảnh hưởng của số lần và tỷ lệ các lần bón phân viên nén đến năng suất, chất lượng cói cổ khoang Bông Trắng dạng đứng. Thí nghiệm gồm 4 công thức: 46 CT1: Không bón phân (đ/c); CT2: Bón 100% phân viên nén 1 lần vào đầu vụ chăm sóc (sau khi xén phớt cói cũ ở độ cao 50 cm); CT3: Lần 1: bón 50% lượng phân viên nén vào đầu vụ chăm sóc (sau khi xén phớt cói cũ ở độ cao 50 cm); Lần 2: bón 50% lượng phân viên nén còn lại (sau lần 1: 30 ngày); CT4: Lần 1: bón 30% lượng phân viên nén vào đầu vụ chăm sóc (sau khi xén phớt cói cũ ở độ cao 50 cm); Lần 2: bón 70% lượng phân viên nén còn lại (sau lần 1: 30 ngày). Các công thức được bón với lượng phân (100 kg N + 60 kg P2O5 + 30 kg K2O)/ha cho thí nghiệm tại Kim Sơn và (130 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O)/ha cho thí nghiệm tại Nga Sơn. - Thí nghiệm 20: Nghiên cứu ảnh hưởng khoảng cách giữa 2 lần bón phân viên nén đến năng suất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng. Thí nghiệm gồm 4 công thức: CT1: Không bón (đối chứng); CT2: Khoảng cách giữa 2 lần bón: 10 ngày; CT3: Khoảng cách giữa 2 lần bón: 20 ngày; CT4: Khoảng cách giữa 2 lần bón: 30 ngày. Tất cả các công thức thí nghiệm đều được bón với lượng phân (100 kg N + 60 kg P2O5 + 30 kg K2O)/ha. Cách bón: Lần 1: bón 50% phân viên nén vào đầu vụ chăm sóc (sau khi xén phớt đầu ngọn cói cũ ở độ cao 50cm); Lần 2 bón nốt 50% lượng phân viên nén còn lại. - Thí nghiệm 21: Nghiên cứu ảnh hưởng của mức đạm bón bổ sung trước khi thu hoạch đến năng suất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng. Thí nghiệm gồm có 6 công thức: 47 Công thức Lượng N bón bổ sung Công thức Lượng N bón bổ sung (kg N/ha) (kg N/ha) CT1 0 (đ/c) CT4 60 CT2 20 CT5 80 CT3 40 CT6 100 Tất cả các công thức đều được bón với nền phân: (100 kg N + 60 kg P2O5 + 30 kgK2O)/ha. Lần 1: bón 50% phân viên nén vào đầu vụ chăm sóc (sau khi xén phớt đầu ngọn cói cũ ở độ cao 50cm); Lần 2: bón nốt 50% lượng phân viên nén còn lại cách lần một 30 ngày; Lần 3: bón thúc lượng đạm bổ sung ở các công thức dưới dạng đạm urê rời (46% N) vào thời điểm trước khi thu hoạch 25 ngày. 2.4.2. Xây dựng mô hình thử nghiệm kỹ thuật bón phân viên nén cho cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 2.4.2.1. Mô hình 1 (MH1): Bón phân viên nén * Tại Kim Sơn - Ninh Bình bón với lượng: (100 kg N + 30 kg P2O5 + 30 kg K2O)/ha dạng viên nén + Bón thúc bổ sung đạm urê (60 kg N/ha trong vụ Xuân và 40 kg N trong vụ Mùa). * Tại Nga Sơn - Thanh Hóa bón với lượng: (130 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O)/ha dạng phân viên nén + Bón thúc bổ sung đạm urê (60 kg N/ha trong vụ Xuân và 40 kg N trong vụ Mùa). * Kỹ thuật bón phân: - Cách bón: Tất các loại phân được bón vãi đều trên bề mặt ruộng trong điều kiện mặt ruộng có lớp nước mỏng 1 - 2 cm. - Số lần bón: + Lần 1: Bón 30% lượng phân viên nén vào đầu vụ chăm sóc (trung tuần tháng 3 trong vụ xuân và trung tuần tháng 7 trong vụ mùa); + Lần 2: Bón 70% lượng phân viên nén sau lần bón thứ nhất 30 ngày; 48 + Lần 3: Bón thúc bổ sung đạm (60 kg N/ha trong điều kiện vụ Xuân và 40 kg N/ha trong điều kiện vụ Mùa trước khi thu hoạch cói 25 ngày). 2.4.2.2. Mô hình 2 (MH2) (Đ/c): Bón phân đơn theo phương pháp truyền thống * Tại Kim Sơn bón: (200 kg N + 60 kg P2O5 + 30 kg K2O)/ha * Tại Nga Sơn bón với lượng bón: (260 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O)/ha. Toàn bộ lượng phân trên được bón thành các đợt như sau: - Bón lót: (10% N + 100% P2O5 + 50% K2O)/ha sau khi phát xén phớt ngọn cói cũ ở độ cao 50 cm. - Bón thúc lần 1: 25% N/ha sau bón lót 20 ngày. - Bón thúc lần 2: (30% N + 50% K2O)/ha sau bón lần một 15 ngày. - Bón thúc lần 3: 35% N còn lại trước khi thu hoạch 25 ngày. Cách bón: tất cả các loại phân trên kể được bón vãi đều trên mặt ruộng. Cả hai mô hình trên được tiến hành trên ruộng cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 2 năm tuổi trong điều kiện vụ Xuân và vụ Mùa năm 2013 tại Kim Sơn - Ninh Bình và Nga Sơn - Thanh Hóa. Diện tích mỗi mô hình là 1 ha. 2.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi: 2.4.3.1. Các chỉ tiêu đặc điểm thực vật học a) Các chỉ tiêu về hình thái của các mẫu giống cói - Màu sắc, hình dạng thân: quan sát trên thân trưởng thành. - Số lá bắc/thân. - Kích thước lá bắc (cm): Đo chiều dài và chiều rộng của lá bắc, chiều rộng chỗ rộng nhất. - Màu sắc, hình dạng lá bắc: quan sát lá trên cây trưởng thành. - Chiều dài lá bao thân (cm). - Màu sắc, hình dạng hoa (quan sát khi hoa nở). - Số hoa/bông. - Khối lượng 1000 hạt (mg). - Đặc điểm giải phẫu thân cây cói. - Dạng tiêm. - Đường kính thân khí sinh (cm): Dùng thước panmer. 49 - Chiều cao thân sinh (cm): Đo từ mặt đất đến khoang cổ. - Tiết diện thân khí sinh. b) Chỉ tiêu về giải phẫu của cói Một số đặc điểm giải phẫu của 3 mẫu giống cói được nghiên cứu thông qua lát cắt ngang thân và rễ. Cách tiến hành: + Lấy mẫu: Lấy thân khí sinh và rễ của 3 mẫu giống nghiên cứu vào thời điểm cây đã ra hoa. + Xử lý mẫu trong phòng thí nghiệm: Bước 1: Thân khí sinh và rễ được cắt thành các đoạn ngắn ngâm trong nước 120 phút. Bước 2. Lấy mẫu rửa sạch, chọn những đoạn thân, rễ không bị sâu bệnh ngâm vào cồn 70º (1 tuần). Bước 3: Dùng dao lam cắt thân, rễ thành những lát thật mỏng cho vào nước cất. Lát cắt phải đạt tiêu chuẩn của lát cắt giải phẫu (nghĩa là khi soi lên kính hiển vi chỉ nhìn thấy duy nhất 1 lớp tế bào) so sánh được sự khác nhau giữa các mẫu giống. Bước 4: Rửa sạch cồn ở những lát cắt mỏng, nhỏ cồn hỗn hợp để làm trắng mẫu. Bước 5: Khi mẫu đã được tẩy trắng có thể bắt màu tốt thì tiến hành nhuộm kép. Cách nhuộm: chọn những lát cắt đẹp rửa lại nhiều lần bằng nước cất cho vào lọ penisilin. Đầu tiên nhuộm trong dung dịch carmine với thời gian tối thiểu là 180 phút, sau đó rửa sạch mẫu bằng nước cất nhiều lần rồi tiếp tục cho dung dịch xanhmetylen vào, khoảng 1 phút sau rửa sạch mẫu bằng nước cất và cố định màu bằng dung dịch glyxerin. Bước 6: Đưa mẫu lên kính hiển vi, quan sát và đo đếm các chỉ tiêu. - Đối với đặc điểm giải phẫu thân khí sinh đo đếm các chỉ tiêu sau: + Số lượng bó mạch to, bó mạch nhỏ (bó); + Chiều dài bó mạch to (µm); + Cách sắp xếp các bó mạch to. - Đối với đặc điểm giải phẫu rễ tiến hành đo đếm các chỉ tiêu: 50 + Số lượng khoảng gian bào; + Chiều dài từ tâm đến biểu bì (µm); + Chiều dài tia mạch (µm). 2.4.3.2. Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển và năng suất - Tổng số tiêm (tiêm/m2): Đếm tất cả số tiêm bao gồm mầm cói (tiêm chưa có lá thật), tiêm đã trưởng thành (đã có lá thật và lá bắc) và tiêm vô hiệu. - Số tiêm hữu hiệu (tiêm/m2): Đếm các tiêm đã trưởng thành, sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh. - Số tiêm vô hiệu (tiêm/m2): Tiêm bị mất ngọn, sâu bệnh hại, tiêm ra hoa khi còn nhỏ. - Số mầm cói (mầm/m2): Đếm tất cả các mầm cói trong ô (tiêm mới nhú lên, lá bắc chưa xoè, thân khí sinh còn nằm trong các lá bao gốc, chưa có lá thật). - Đường kính thân cói (cm): Dùng thước Panmer. - Chiều cao cây: Đo từ mặt đất đến đỉnh cao nhất của vuốt lá (cm); - Phân loại sản phẩm cói theo Nguyễn Tất Cảnh (2010): Loại 1: ≥ 1,65 m; Loại 2: 1,55 - < 1,65 m; Loại 3: 1,35 - < 1,55 m; Loại 4: < 1,35 m. - Tỷ lệ khô/tươi (xác định bằng cách dùng 1kg cói tươi đem chẻ và phơi khô, sau đó cân khối lượng thu bao nhiêu kg). - Năng suất thực thu: Năng suất tươi: Thu riêng từng ô và phân loại cói (loại 1, 2, 3), cân khối lượng từng loại và toàn ô (tấn/ha); Năng suất khô (năng suất thực thu): cói tươi đem chẻ và phơi khô, cân khối lượng (tấn/ha). 2.4.3.3. Chỉ tiêu về hệ số nhân giống Hệ số nhân giống (lần/vụ) = (Tổng số tiêm/m2 x Tỷ lệ tiêm hữu hiệu)/ (Tổng số mầm cấy/m2 x Tỷ lệ mầm sống). 51 2.4.3.4. Chỉ tiêu về chất lượng Hàm lượng Xenlulose: Mẫu cói được lấy theo phương pháp 5 điểm đường chéo, đem phơi khô, nghiền nhỏ và phân tích hàm lượng xenluloza bằng phương pháp Kirsner và Ganie tại Bộ môn kiểm nghiệm chất lượng rau, quả (Viện Nghiên cứu Rau quả). 2.4.3.5. Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu sâu bệnh, chống đổ: - Khả năng chống chịu sâu bệnh và chống đổ được đánh giá theo Nguyễn Tất Cảnh (2010). Cụ thể: - Đối với sâu đục thân hại cói: + Mật độ sâu (con/m2) = Số sâu trung bình của 1 điểm điều tra (0,4 x 0,5m = 0,2 m2) × 5. - Đối với Bệnh đốm vàng: Số tiêm bị bệnh Tỷ lệ bệnh (%) = Tổng số tiêm điều tra × 100. - Khả năng chống đổ: Quan sát trực tiếp bằng mắt và đánh giá bằng cách cho điểm tại thời điểm thu hoạch theo thang điểm như sau: + Đổ nhẹ (0 - 25%); + Đổ trung bình (> 25% - 50%); + Đổ nặng (> 50% - 75%); + Đổ rất nặng (> 75%). 2.4.3.6. Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế của mô hình: - Lãi dòng (thu nhập thuần): RAVC = GR - TVC. Trong đó: + GR: Tổng thu; + TVC: Tổng chi phí ; GRN - GRf - Tỷ số giá trị lợi nhuận biên: MBCR = TVCN - TVCf Trong đó: + GRN: Tổng thu của mô hình canh tác mới; 52 + GRf: Tổng thu của mô hình canh tác hiện tại của nông dân; + TVCN: Tổng chi của mô hình canh tác mới; + TVCf: Tổng chi của mô hình canh tác hiện tại của nông dân (Phạm Tiến Dũng và Vũ Đình Tôn, 2013). 2.4.4. Phương pháp tính toán và phân tích kết quả thí nghiệm - Số liệu thí nghiệm được tính các tham số thống kê cơ bản (mô tả) và so sánh bằng phần mềm Excel. - Phân tích kết quả thí nghiệm bằng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) trên IRRISTAT 5.0. - Số liệu các thí nghiệm được xử lý thống kê theo chương tŕnh Excel và IRRISTAT 5.0. - Sử dụng công thức thống kê sinh học để xử lý số liệu đã thu được: n + Tính trung bình mẫu: x x  i 1 + Tính phương sai: s  2 i 1 i  x) 2 ; n 1 n + Tính độ lệch chuẩn: s  ; n n  (x i (x i i 1  x) 2 n 1 . Trong đó: S2: là phương sai; S: là độ lệch chuẩn; xi: là giá trị quan sát thứ i; x là số bình quân mẫu; n: là dung lượng mẫu. + Tính hệ số biến động: CV %  s  100 x + Tính giới hạn sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa tại mức ý nghĩa : LSD= t;Edf * S d . Trong đó: t: giá trị t lý thuyết tra từ bảng t với độ tự do bằng độ tự do của sai số; Sd là sai số chuẩn của sai khác trung bình. 53 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Nghiên cứu đặc điểm giống cói Cổ khoang Bông Trắngvà cói Bông Nâu 3.1.1. Đặc điểm hình thái của các mẫu giống cói 3.1.1.1. Đặc điểm hình thái thân khí sinh và lá của các mẫu giống cói Đặc điểm hình thái thân khí sinh và lá của cây cói là những chỉ tiêu quan trọng để phân biệt giống. Các giống cói khác nhau có đặc điểm hình thái thân khí sinh và lá khác nhau. Thông qua những đặc điểm này có thể đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống. Do đó, việc nghiên cứu đặc điểm hình thái thân khí sinh là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong công tác chọn tạo giống cói. Kết quả nghiên cứu được thể hiện qua bảng 3.1. Bảng 3.1. Đặc điểm hình thái thân khí sinh và lá của các mẫu giống cói Giống cói Đặc điểm Tên khoa học CKBTDĐ CKBTDX Cyperus malaccensis tagetiformis Roxb BN Cyperus malccensis corymbosus Rottb Chiều cao thân khí sinh (cm) 170,5 ± 6,46 174,7 ± 6,31 158,7 ± 3,66 Dạng tiêm Tiêm đứng Tiêm xiên Tiêm đứng Màu sắc thân khí sinh Xanh bóng Xanh đậm, bóng Xanh vàng bóng Tiết diện thân khí sinh Tam giác hơi tròn Đường kính thân khí sinh (mm) 5,2 ± 0,44 6,9 ± 0,62 4,9 ± 0,39 Số lá bắc 3 3 3 Chiều dài lá bắc (cm) 9,4 ± 0,55 13,3 ± 0,95 5,9 ± 0,57 Chiều rộng lá (cm) 0,6 ± 0,04 0,7 ± 0,04 0,5 ± 0,04 Màu sắc lá Xanh Xanh Xanh Đặc điểm hình dạng lá Không có cuống lá, phiến lá hình dải hẹp Không có cuống lá, phiến lá hình dải hẹp Không có cuống lá, phiến lá hình dải hẹp Chiều dài lá bao thân (cm) 9,2 ± 0,61 15,4 ± 0,80 8,5 ± 0,58 54 Tam giác ba cạnh Tam giác hơi tròn Ba mẫu giống cói nghiên cứu có những đặc điểm hình thái nổi bật sau: Các giống khác nhau có chiều cao thân khí sinh khác nhau. Mẫu giống CKBTDX có chiều cao thân khí sinh lớn nhất đạt 174,7 ± 6,31cm, đứng thứ 2 là mẫu giống CKBTDĐ (170,5 ± 6,46cm) và thấp nhất là mẫu giống cói BN chỉ đạt 158,7±3,66cm. Chiều cao thân khí sinh, số tiêm hữu hiệu càng lớn thì năng suất và phẩm cấp của cói càng cao. Mẫu giống cói CKBTDĐ và BN cùng có dạng tiêm mọc đứng trong khi của mẫu giống cói CKBTDX là dạng tiêm mọc xiên. Dạng tiêm đứng giúp cói tiếp kiệm được diện tích đất và tận dụng tối đa được ánh sáng mặt trời, vì vậy có thể nâng cao được mật độ tiêm/m2 - là tiền đề để tăng năng suất cói. Tiết diện thân khí sinh cảu mẫu giống cói CKBTDĐ và BN có dạng hình tam giác hơi tròn, còn của mẫu giống CKBTDX là hình tam giác ba cạnh. Những giống có thân tròn giúp người sản xuất dễ dàng hơn trong quá trình chẻ cói và sợi cói đồng đều hơn so với cói có thân hình tam giác ba cạnh. Đường kính thân khí sinh của các mẫu giống cói chênh lệch không đáng kể. Trong đó, mẫu giống cói BN có đường kính nhỏ nhất: 4,89±0,39mm; lớn nhất là của mẫu giống cói CKBTDX: 6,9 ± 0,62mm; tiếp sau đó là đường kính thân khí sinh của mẫu giống cói CKBTDĐ: 5,2 ± 0,44 mm. Giống có đường kính thân khí sinh càng nhỏ thì thân cói càng đanh, sợi cói càng dai và bền. Cả 3 mẫu giống đều có 3 lá bắc, các lá này cùng có màu xanh, không có cuống và phiến hình dải hẹp. Tuy nhiên kích thước lá bắc của các mẫu giống cói có sự khác nhau tương đối rõ. Lá bắc của cói CKBTDX có kích thước lớn nhất (chiều dài dao động khoảng 13,3 ± 0,95 cm, chiều rộng khoảng 0,7 ± 0,04 cm), trong khi đó lá bắc của cói Bông Nâu có kích thước nhỏ nhất (với chiều dài khoảng 5,9 ± 0,57 cm, chiều rộng khoảng 0,5 ± 0,04 cm). Còn lá bắc của giống cói CKBTDĐ có chiều dài dao động trong khoảng 9,4 ± 0,55 cm và chiều rộng 55 0,6 ± 0,04cm. Lá bắc càng lớn khả năng quan hợp để tổng hợp nên các chất hữu cơ càng lớn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho cây cói sinh trưởng, phát triển tốt hơn. Hình 3.1. Mầm cói Cổ khoang Hình 3.2. Rễ, thân khí sinh, hoa cói Bông Trắng dạng đứng Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Hình 3.3. Mầm cói Cổ khoang Hình 3.4. Rễ, thân khí sinh, hoa cói Bông Trắng dạng xiên Cổ khoang Bông Trắng dạng xiên Hình 3.5. Mầm cói Bông Nâu Hình 3.6. Rễ, thân khí sinh, hoa cói Bông Nâu 56 Chiều dài lá bao thân của cói CKBTDX đạt lớn nhất dao động trong khoảng 15,4 ± 0,80cm, thứ hai là cói CKBTDĐ đạt 9,2 ± 0,61cm và nhỏ nhất là của cói BN dao động trong khoảng 8,5 ± 0,5cm. Chiều dài lá bao thân của cói CKBTDĐ và CKBTDX dài hơn của cói BN nên gốc thân khí sinh của hai giống này luôn có màu trắng còn gốc thân khí sinh của cói BN có màu nâu. 3.1.1.2. Đặc điểm hoa và hạt của các mẫu giống cói Đặc điểm hoa và hạt là chỉ tiêu quan trọng trong công tác lai tạo giống. Không những vậy, thời điểm ra hoa còn là căn cứ quan trọng để chăm sóc và thu hoạch cói, bởi vì khi ra hoa cây cói ngừng sinh trưởng sinh dưỡng chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Do vậy, muốn tăng chiều cao của cói để đạt tỷ lệ cói dài loại 1 cao phải bón thúc phân trước khi cây ra hoa. Trong thực tế sản xuất người dân thường bón thúc đạm lần cuối cho cói trước khi thu hoạch 20 - 25 ngày. Kết quả nghiên cứu đặc điểm hoa và hạt của các mẫu giống cói được thể hiện qua bảng 3.2. Bảng 3.2. Đặc điểm hoa và hạt của các mẫu giống cói Giống cói CKBTDĐ CKBTDX BN Hình dạng hoa Bông chùm Bông chùm Bông chùm Màu sắc hoa Vàng xám Vàng xám Nâu xám Chiều dài bông hoa (cm) 12,5 ± 1,21 18,7 ± 1,12 8,7 ± 0,96 Góc độ nở hoa (°) 77,7 ± 2,92 95,7 ± 3,57 59,7 ± 3,68 25/5-15/6 25/5-15/6 15/6 25/8 -15/9 25/8 -15/9 15/9 3 - 4 gié lớn 3 - 4 gié lớn 3 - 4 gié lớn 6 - 7 gié nhỏ 6 - 7 gié nhỏ 6 - 7 gié nhỏ 3592 ± 430,6 4514 ± 314,2 2472 ± 285,4 Hình trứng Hình trứng Hình trứng thuôn dài thuôn dài thuôn dài 126,0 ± 3,69 127,0 ± 3,46 126,0 ± 3,69 Đặc điểm Thời gian ra hoa Số gié/bông Số hoa/bông Hình dạng hạt Khối lượng 1.000 hạt (mg) 57 Cả 3 mẫu giống cói đều có hoa dạng bông chùm. Tuy nhiên, có sự khác nhau về: màu sắc, kích thước, góc độ nở hoa, thời gian ra hoa, số gié/hoa và số hoa/bông. Màu sắc hoa: cói CKBTDĐ và CKBTDX hoa cùng có màu vàng xám, còn của cói BN là màu nâu xám. Chiều dài bông: lớn nhất là mẫu giống CKBTDX (18,7±1,12cm), ngắn nhất là BN (8,7 ± 0,96cm), còn của mẫu giống CKBTDĐ là 12,5 ± 1,21 cm. Thời gian ra hoa: Cói CKBTDĐ và CKBTDX cùng ra hoa từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6 (cói vụ chiêm) từ cuối tháng 8 đến trung tuần tháng 9 (cói vụ mùa). Còn cói BN ra hoa muộn hơn vào khoảng giữa tháng 6 (vụ Xuân) và giữa tháng 9 (vụ Mùa). Vì vậy, muốn bón phân thúc để tăng chiều cao thân khí sinh cói CKBTDĐ và CKBTDX cần phải bón sớm vào đầu tháng 5 đối với cói vụ chiêm và đầu tháng 8 đối với cói vụ Mùa. Còn đối với cói BN có thể bón muộn hơn vào trung tuần đến cuối tháng 5 đối với cói vụ chiêm và bón vào trung tuần đến cuối tháng 8 đối với cói vụ Mùa. Thời gian thu hoạch cói CKBTDĐ, CKBTDX có thể diễn ra cùng một thời điểm và sớm hơn cói BN khoảng 15 ngày trong cả hai vụ Chiêm và Mùa. Góc độ nở hoa giữa các mẫu giống cói cũng có sự khác nhau. Góc độ nở hoa của CKBTDX lớn nhất là 95,7 ± 3,57°, sau đó đến CKBTDĐ (77,7 ± 2,92°) và cuối cùng là Bông Nâu (59,7 ± 3,68°). Mỗi bông hoa đều có từ 3 - 4 gié lớn, 6 - 7 gié nhỏ, tuy nhiên số lượng hoa trên mỗi bông lại có sự khác nhau rất lớn. Cói CKBTDX có số hoa/bông lớn nhất khoảng 4514 ± 314,2 hoa/bông, tiếp đến là cói CKBTDĐ khoảng 3592 ± 430,6 hoa/bông và nhỏ nhất là của mẫu giống BN chỉ đạt khoảng 2472 ± 285,4 hoa/bông. Hạt: cả 3 mẫu giống cói hạt đều có hình trứng thuôn dài. Khối lượng 1000 hạt của các mẫu giống cói tương đương nhau dao động từ 126,0 ± 3,69 mg (cói CKBTDĐ, cói Bông Nâu ) đến 127,0 ± 3,46 mg (cói CKBTDX). 58 Hình 3.7. Hạt cói CKBTDĐ Hình 3.8. Hạt cói CKBTDX Hình 3.9. Hạt cói BN 3.1.2. Đặc điểm giải phẫu thân khí sinh và rễ của các mẫu giống cói Thân và rễ là hai bộ phận chính của cây trồng nói chung và của cây cói nói riêng. Đặc điểm giải phẫu thân khí sinh và rễ là những chỉ tiêu quan trọng của giống có liên quan đến quá trình hút và vận chuyển và dự trữ vật chất trong cây. Thông qua đặc điểm giải phẫu thân khí sinh và rễ có thể biết được đặc điểm sinh lý, khả năng sinh trưởng của giống, từ đó tác động các biện pháp phù hợp nhằm thu được năng suất, chất lượng cao nhất. Kết quả nghiên cứu đặc điểm giải phẫu thân khí sinh và rễ của các mẫu giống cói được thể hiện qua bảng 3.3. Bảng 3.3. Đặc điểm hình thái giải phẫu thân khí sinh và rễ của các mẫu giống cói Giống cói Đặc điểm CKBTDĐ CKBTDX BN 55,4 ± 3,80 84,6 ± 3,80 34,7 ± 2,00 - Đặc điểm giải phẫu thân khí sinh + Số lượng bó mạch to + Số lượng bó mạch nhỏ 307,4 ±10,20 347,9 ± 11,50 160,6 ± 6,50 + Chiều dài bó mạch to 137,5 ± 0,67 148,1 ± 0,76 + Sắp xếp bó mạch 118,8 ± 0,52 Lộn xộn Lộn xộn Lộn xộn 6,8 ± 0,56 6,6 ± 0,60 7,1 ± 0,63 - Đặc điểm giải phẫu rễ + Số lượng khoảng gian bào + Chiều dài từ tâm - biểu bì 167,5 ± 1,75 179,4 ± 1,82 297,5 ± 2,44 + Chiều dài tia mạch 124,4 ± 1,77 127,5 ± 1,85 248,1 ± 3,36 59 * Đặc điểm giải phẫu thân khí sinh: Các giống cói khác nhau có cấu tạo giải phẫu thân khí sinh khác nhau về số lượng, chiều dài, cách sắp xếp các bó mạch (bảng 3.3). Số lượng bó mạch to của các mẫu giống cói chênh lệch nhau khá lớn biến động từ 34,7 ± 2,00 bó (cói BN) đến 84,6 ± 3,80 bó (cói CKBTDX) và của giống cói CKBTDĐ là 55,4 ± 3,80 bó. Số lượng bó mạch nhỏ của các mẫu giống cói cũng biến động khá lớn từ 160,6 ± 6,50 bó (cói BN) đến 347,9 ± 11,50 bó (cói CKBTDX) và của giống cói CKBTDĐ là 307,4 ± 10,20 bó. Chiều dài bó mạch của các mẫu giống cói chênh lệch nhau không đáng kể dao động từ 118,8 ± 0,52 µm (cói BN) đến 148,1 ± 0,76 µm (cói CKBTDX), của mẫu giống CKBTDĐ là 137,5 ± 0,67µm. Những mẫu giống có số lượng bó mạch nhiều và lớn có khả năng vận chuyển và dự trữ vật chất tốt hơn nên sinh trưởng, phát triển nhanh và có xu thế cao hơn những mẫu giống có số lượng bó mạch ít. Như vậy, có thể khẳng định giống CKBTDX và CKBTDĐ sinh trưởng mạnh hơn giống cói BN. Cách sắp xếp bó mạch của các mẫu giống đều giống nhau là xếp lộn xộn, kết quả này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu đã công bố trước đây về giải phẫu của cây một lá mầm. * Đặc điểm giải phẫu rễ: Số lượng khoảng gian bào, chiều dài từ tâm đến biểu bì, chiều dài tia mạch là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ lớn, độ chắc, xốp của rễ. Nếu số lượng khoảng gian bào, chiều dài từ tâm đến biểu bì, chiều dài tia mạch càng lớn thì rễ càng lớn, xốp và thời gian tồn tại của rễ trong đất càng ngắn. Ngược lại, nếu số lượng khoảng gian bào, chiều dài từ tâm đến biểu bì cũng như chiều dài tia mạch càng nhỏ thì rễ càng nhỏ, chắc và thời gian tồn tại của rễ trong đất càng dài. Như vậy, đối chiếu với kết quả nghiên cứu từ bảng 3.3 có thể kết luận rằng: Cói Bông Nâu có rễ to, xốp nên thời gian tồn tại của rễ trong đất ngắn 60 hơn rễ của mẫu giống cói CKBTDX và cói CKBTDĐ. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho sức sinh trưởng của cói BN kém hơn so với cói CKBTDĐ và CKBTDX. Hình 3.10. Giải phẫu thân khí sinh có CKBTDĐ Hình 3.11. Giải phẫu rễ cói CKBTDĐ Hình 3.12. Giải phẫu thân khí sinh cói CKBTDX Hình 3.13. Giải phẫu rễ cói CKBTDX Hình 3.14. Giải phẫu thân khí sinh cói BN Hình 3.15. Giải phẫu rễ cói BN 61 3.1.3. Đặc điểm nông học của các mẫu giống cói 3.1.3.1. Chiều cao và đường kính thân khi sinh của các mẫu giống cói Chiều cao và đường kính thân khí sinh là một chỉ tiêu quan trọng quyết định đến năng suất, chất lượng của cói. Chiều cao đường kính thân khí sinh phụ thuộc vào giống và điều kiện canh tác. Ở cùng điều kiện canh tác như nhau chiều cao, đường kính thân khí sinh khác nhau là do giống quyết định. Kết quả nghiên cứu được thể hiện qua bảng 3.4. Bảng 3.4. Chiều cao và đường kính thân khí sinh của các mẫu giống cói Kim Sơn - Ninh Bình Mẫu giống Vụ Xuân Vụ Mùa Nga Sơn - Thanh Hóa Vụ Xuân Vụ Mùa Chiều Đường Chiều Đường Chiều Đường Chiều Đường cao kính cao kính cao kính cao kính (cm) (mm) (cm) (mm) (cm) (mm) (cm) (mm) CKBTDĐ 172,2a 5,27b 170,1a 5,21b 174,1a 5,68b 172,1a 5,61b CKBTDX 176,4a 6,33a 174,1a 6,26a 178,4a 7,09a 176,4a 7,06a BN (Đ/c) 161,6b 5,09b 158,1b 4,94b 162,7b 5,10c 160,7b 4,96b LSD0,05 11,53 0,525 10,21 0,701 11,12 0,762 11,02 0,788 CV (%) 3,0 4,0 2,7 5,3 2,9 5,7 2,9 5,9 Ghi chú: trên cùng cột: chữ giống nhau là sai khác không có ý nghĩa; chữ khác nhau là có sai khác ở mức ý nghĩa α=0,05. * Chiều cao thân khí sinh: Trong 3 mẫu giống tham gia nghiên cứu thì giống BN có chiều cao thấp nhất chỉ đạt từ 158,1 cm (vụ Mùa tại Kim Sơn) đến 162,0 cm (vụ Xuân tại Nga Sơn), lớn nhất là của giống CKBTDX đạt từ 174,1 cm (vụ Mùa tại Kim Sơn) đến 178,4 cm (vụ Xuân tại Nga Sơn). Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Chiều cao thân khí sinh của giống CKBTDĐ đạt từ 62 170,1 cm (vụ Mùa tại Kim Sơn) đến 174,1cm (vụ Xuân tại Nga Sơn) không có sự khác biệt so với giống CKBTDX nhưng cao hơn hẳn so với giống cói BN ở mức ý nghĩa 0,05 (bảng 3.4). Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với mô tả của Phạm Hoàng Hộ (2000) và Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs (1996) về chiều cao của các loài cói. Mẫu giống cói BN có chiều cao thân khí sinh thấp nên không thích hợp cho việc sản xuất chiếu mà thường dùng để sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như dép, làn, mũ… Hai mẫu giống cói còn lại có chiều dài thân khí sinh lớn nên rất thích hợp cho việc sản xuất chiếu cói. * Đường kính thân khí sinh: Các giống cói khác nhau có đường kính thân khí sinhh khác nhau ngay từ giai đoạn đầu của thời kỳ sinh trưởng. Đường kính thân khí sinh tỷ lệ thuận với chiều cao cây, có nghĩa là đường kính thân càng lớn thì chiều cao cây càng lớn và ngược lại. Qua cả hai vụ (xuân và mùa) mẫu giống CKBTDX có đường kính thân khí sinh lớn nhất đạt (6,33; 7,26 mm tại Kim Sơn và 7,09; 7,06 mm tại Nga Sơn) lớn hơn hẳn giống cói CKBTDĐ (5,27; 5,21mm ở Kim Sơn và 5,68; 5, 61mm ở Nga Sơn) và cói BN (5,09; 4,94 mm tại Kim Sơn và 5,10; 4,96mm tại Nga Sơn) ở độ tin cậy 95%. Đường kính thân khí sinh của giống cói CKBTDĐ và cói BN không có sự sai khác ở mức ý nghĩa 0,05. Đường kính thân khí sinh càng nhỏ sợi cói càng đanh, dai và bền. Ngược lại, đường kính thân khí sinh càng lớn sợi cói càng xốp, dễ ẩm mốc và độ bền kém hơn. Với đặc điểm chiều cao thấp, sợi cói nhỏ dai và bền nên cói BN thường được dùng để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Còn cói CKBTDĐ do có chiều cao lớn, sợi cói cũng nhỏ, dai và bền nên thích hợp cho sản xuất chiếu cói xuất khẩu. Ngược lại, cói CKBTDX mặc dù có chiều cao lớn nhất nhưng thân sợi cói to xốp, độ bền kém do đó chỉ được dùng sản xuất chiếu cói tiêu thụ trong nước và làm dây thừng… 63 3.1.3.2. Khả năng chống chịu của các mẫu giống cói Khả năng chống chịu sâu bệnh và chống đổ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng của cây trồng nói chung và của cây cói nói riêng. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra giống có khả năng chống chịu với sâu bệnh và chống đổ là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu khả năng chống chịu sâu bệnh và chống đổ của các mẫu giống cói được trình bày trong bảng 3.5. Bảng 3.5. Mức độ nhiễm sâu đục thân, bệnh đốm vàng và khả năng chống đổ của các mẫu giống cói Kim Sơn - Ninh Bình Nga Sơn - Thanh Hóa Khả năng chống chịu sâu bệnh Vụ Xuân Mẫu Sâu đục giống thân (con/m2) Bệnh đốm vàng (%) Vụ Mùa Sâu đục thân (con/m2) Khả năng chống chịu sâu bệnh Khả Bệnh năng đốm chống vàng đổ (%) Vụ Xuân Sâu đục thân (con/m2) Bệnh đốm vàng (%) Vụ Mùa Sâu đục thân (con/m2) Bệnh 13,1 5,74 14,6 6,67 trung vàng 19,4 8,86 20,1 9,33 BN 13,1 7,04 14,1 8,67 Đổ nặng Đổ nhẹ đổ (%) Đổ 12,8 5,67 13,9 6,33 bình CKBTDX năng đốm chống Đổ CKBTDĐ Khả trung bình 18,1 8,00 19,1 8,89 12,7 6,78 13,8 8,39 Đổ nặng Đổ nhẹ Ghi chú: Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh và khả năng chống đổ được thực hiện ở giai đoạn chín (khi thu hoạch). * Mức độ nhiễm sâu đục thân: Khi theo dõi mức độ nhiễm sâu đục thân của các mẫu giống cói ở giai đoạn cói chín cho thấy: trong 3 mẫu tham gia thí nghiệm thì mẫu giống CKBTDX bị nhiễm sâu đục thân cao nhất (18,1 con/m2 trong điều kiện vụ Xuân tại Nga Sơn đến 20,1 con/m2 trong điều Vụ Xuân tại Kim Sơn); bị thấp 64 nhất là mẫu giống cói BN (12,7 con/m2 trong điều kiện vụ Xuân tại Nga Sơn đến 14,1 con/m2 trong điều kiện vụ Mùa tại Kim Sơn); của mẫu giống cói CKBTDĐ là 12,8 con/m2 (vụ Xuân tại Nga Sơn) đến 14,6 con/m2 (vụ Mùa tại Kim Sơn) (bảng 3.5). * Mức độ nhiễm bệnh Đốm vàng: Bệnh đốm vàng gây hại mạnh trên thân cói, làm giảm năng suất và chất lượng của các mẫu giống cói. Qua bảng 3.5 cho thấy: bệnh đốm vàng gây hại đối với 3 mẫu giống cói ở mức độ ít (3) trong cả vụ Xuân và vụ Mùa trên hai điểm nghiên cứu. Có nghĩa là lợi nhuận của mô hình bón phân viên nén tăng khá cao so với mô hình bón phân đơn truyền thống. Với mức tăng đó mô hình bón phân viên nén hoàn toàn đủ điều kiện để được áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Như vậy, có thể khẳng định bón phân viên nén đã đem lại hiệu quả rõ rệt trong sản xuất cói nguyên liệu, tăng năng suất, phẩm cấp, chất lượng và hiệu quả kinh tế đồng thời giảm sự rửa trôi phân bón, đặc biệt là phân đạm từ đó giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho vùng sản xuất cói. 109 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 1) Cói CKBTDĐ tiêm mọc đứng, đường kính thân và số lượng bó mạch lớn, rễ nhỏ, chắc, sinh trưởng, phát triển tốt, chiều cao thân khí sinh lớn, cho năng suất cao nhất trong 3 mẫu giống tham gia nghiên cứu (đạt 9,916 tấn/ha), hàm lượng xelulose khá cao (45,07%) nên sợi cói dai và thích hợp cho sản xuất chiếu xuất khẩu. Cói CKBTDX có tiêm mọc xiên, đường kính thân và số lượng bó mạch lớn nhất trong 3 giống nghiên cứu, rễ nhỏ, chắc, sinh trưởng khỏe, chiều cao thân khí sinh và tỷ lệ cói loại 1 lớn nhất, nhưng do thân to xốp, khả năng chống đổ kém, hàm lượng xelulose thấp nên năng suất, chất lượng chỉ đạt mức trung bình. Cói Bông Nâu có tiêm mọc đứng, đường kính thân và số lượng bó mạch nhỏ, rễ to và xốp nhất trong 3 giống nghiên cứu dẫn đến khả năng sinh trưởng chậm, năng suất chỉ đạt ở mức trung bình, không có cói dài loại 1, nhưng khả năng chống đổ tốt, hàm lượng xelulose cao nhất (49,70%) nên sợi cói dai và thích hợp với sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ để xuất khẩu. 2) Sử dụng ruộng cói lưu gốc 2 - 3 năm tuổi để nhân giống; Ruộng cói được cắt éo 2 lần/vụ; Tách mầm cói vào vụ Xuân, khi có 2-3 lá bao mầm đã xòe hẳn và có đường kính từ 3 - 5 mm; Chiều cao cắt mầm cói phù hợp từ 15 - 30 cm; Khi tách mầm để 2 dảnh liền nhau/khóm, tách xong nên trồng ngay, trong điều kiện chưa chuẩn bị kịp đất hoặc công lao động có thể bảo quản trong điều kiện bóng mát và giữ ẩm gốc tối đa 3 ngày không ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây cói; Trồng cói với khoảng cách hàng 15 - 15 30 cm, cây cách cây 25 cm (tương ứng với mật độ 20 khóm/m2 hay 40 cây/m2), kết hợp với sử dụng phân viên nén để bón đạt hệ số nhân giống cao nhất từ 11,50 - 13,95 lần/vụ. 110 3) Mức bón N, P, K thích hợp cho từng cho từng vùng như sau: 100 kg N/ha tại Kim Sơn và 130 kg N/ha tại Nga Sơn; 60 kg P2O5/ha tại Kim Sơn và 90 kg P2O5/ha tại Nga Sơn; 30 kg K2O/ha tại Kim Sơn và 60 kg K2O/ha tại Nga Sơn. Bón N, P, K phối hợp ở dạng viên nén thích hợp nhất cho cói ở mức: (100 kg N + 60 kg P2O5 + 30 kg K2O)/ha tại Kim Sơn - Ninh Bình và (130 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O)/ha tại Nga Sơn - Thanh Hóa. Toàn bộ lượng phân trên được bón 2 lần (với tỷ lệ 30 : 70 hoặc 50 : 50): lần 1 bón khi bắt đầu vụ chăm sóc; lần 2 bón cách lần một 30 ngày. Bón bổ sung đạm urê với lượng 60kg N/ha trong vụ Xuân và 40 kg N/ha trong vụ Mùa trước khi thu hoạch 25 ngày cho năng suất và hiệu quả cao nhất. 4) Mô hình trồng cói CKBTDĐ bón phân viên nén cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với mô hình bón phân đơn theo phương pháp truyền thống ở cả vụ Xuân và vụ Mùa trên hai địa điểm nghiên cứu. Trong đó, mô hình bón phân viên nén trong điều kiện vụ Xuân tại Nga Sơn, Thanh Hóa cho năng suất và hiệu quả kinh tế, lãi thuần cao nhất (Năng suất cói chẻ khô 10,96 tấn/ha, tỷ lệ cói loại một 43,35%, lãi thuần 63,681 triệu đồng/ha, mức tăng năng suất 17,72%, mức tăng hiệu quả kinh tế 35,45% so với mô hình đối chứng. 2. Kiến nghị Đề nghị áp dụng rộng rãi việc sử dụng phân viên nén chuyên dụng cho các vùng trồng cói. Đồng thời kết hợp ứng dụng quy trình trồng cói thâm canh cải tiến với giống cói CKBTDĐ để đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Những vùng có nhu cầu cao về nguyên liệu cói làm hàng thủ công mỹ nghệ, có thể trồng giống cói Bông Nâu và kết hợp áp dụng quy trình mới. 111 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH Đà CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Ninh Thị Phíp, Vũ Đình Chính, Nguyễn Hữu Khiêm, Hoàng Đức Huế và Nguyễn Tất Cảnh (2010). Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số mẫu giống cói tại Nga Tân - Nga Sơn - Thanh Hóa, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 8(4): 607 - 614. 2. Nguyễn Tất Cảnh, Ninh Thị Phíp, Vũ Đình Chính và Hoàng Đức Huế (2010). Biện pháp kỹ thuật tách mầm cói tại Bình Minh - Kim Sơn Ninh Bình, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 8(6): 861- 867. 3. Hoàng Đức Huế, Ninh Thị Phíp và Nguyễn Tất Cảnh (2014), Đánh giá một số biện pháp kỹ thuật để nâng cao hệ số nhân giống cói, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 12(4): 502-509. 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt 1. Nguyễn Hữu Bình và Trần Anh Hào (1996). Một số kết quả nghiên cứu biện pháp kỹ thuật canh tác chính cho cây bông, Kết quả nghiên cứu Khoa học ngành bông giai đoạn 1976-1996, NXB Nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh, tr. 65-72. 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009). Một số vấn đề phát triển nghề cói ở Việt Nam, tr. 12-14. 3. Nguyễn Tất Cảnh và Ngô Hương Trà (2006). Báo cáo điều tra tình hình sản xuất cói năm 2006, Báo cáo khoa học năm 2006, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Nguyễn Tất Cảnh và Nguyễn Văn Hùng (2008a). Sự biến đổi môi trường đất và nước ở các vùng thâm canh cói những năm gần đây, thách thức và giải pháp, Hội thảo “Ngành cói Việt Nam - Hợp tác để tăng trưởng” Vân Long - Ninh Bình 0405/12/2008, tr. 149 -162. 5. Nguyễn Tất Cảnh và Nguyễn Văn Hùng (2008b). Tổng quan sản xuất cói ở Việt NamHội thảo “Ngành cói Việt Nam - Hợp tác để tăng trưởng” Vân Long - Ninh Bình 04-05/12/2008, tr. 2 - 8. 6. Nguyễn Tất Cảnh và Nguyễn Văn Hùng (2008c). Kỹ thuật canh tác cói, những bất cập và kỹ thuật cải tiến, Hội thảo “Ngành cói Việt Nam - Hợp tác để tăng trưởng” Vân Long - Ninh Bình 04-05/12/2008, tr. 95. 7. Nguyễn Tất Cảnh (2010). Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài ĐL2008/32, Bộ Khoa học và Công nghệ, tr. 10-25. 8. Nguyễn Tất Cảnh và Nguyễn Văn Hùng (2010). Ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cói tại Kim Sơn - Ninh Bình và Nga Sơn - Thanh Hóa, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 8 (4):576 - 582. 9. Nguyễn Tất Cảnh, Nguyễn Văn Hoan, Nguyễn Thị Ngọc Huê, Nguyễn Văn Hùng và Vũ Đình Chính (2010). Cây cói Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 10. Võ Văn Chi và Trần Hợp (1999). Các loài cây có ích ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1: 281-286. 11. Vũ Đình Chính (2008). Tìm hiểu liều lượng đạm bón đến sinh trưởng phát triển và năng suất cói vụ chiêm tại Kim Sơn - Ninh Bình, Hội thảo “Ngành cói Việt Nam - Hợp tác để tăng trưởng” Vân Long - Ninh Bình 04-05/12/2008, tr.136. 12. Dương Xuân Diêu (2012). Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến các chỉ tiêu sinh lý và nông sinh học của cây bông trồng tại Duyên hải Nam Trung bộ, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tr. 3 - 35. 13. Nguyễn Văn Dung (2008). Nguồn tài nguyên nước ở vùng cói, những khó khăn thách thức và giải pháp, Hội thảo “Ngành cói Việt Nam - Hợp tác để tăng trưởng” Vân Long - Ninh Bình 04-05/12/2008, tr.142-146. 14. Nguyễn Văn Dung (2011). Báo cáo: Ảnh hưởng của chế độ tưới nước và dạng phân đến sinh trưởng và năng suất cói, Thuộc đề tài độc lập cấp nhà nước “Ứng dụng các giải pháp sinh học trong tuyển chọn, phục tráng giống cói và xây dựng quy trình thâm canh tổng hợp nhằm phát triển sản xuất cói bền vững hiệu quả cao tại các vùng trồng cói mã số ĐTĐL.2008/32, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 113 15. Phạm Tiến Dũng, Vũ Đình Tôn (2013). Giáo trình Hệ thống Nông nghiệp, NXB Đại Học Nông nghiệp, tr. 60-62. 16. Ngân Hà (2012). Cói mỹ nghệ Kim Sơn, http://www.vietnam.vnanet.vn/vietnamese/coimi-nghe-kim-son/38104.html, ngày đưa tin 07/09/2012. 17. Phạm Hoàng Hộ (2000). Cây cỏ Việt Nam, quyển III, NXB Trẻ, tr.541-561. 18. Nguyễn Văn Hoan (2011). Báo cáo Nghiên cứu thiết lập quy trình lai tạo và tuyển chọn dòng cói mới triển vọng, Thuộc đề tài độc lập cấp nhà nước Ứng dụng các giải pháp sinh học trong tuyển chọn, phục tráng giống cói và xây dựng quy trình thâm canh tổng hợp nhằm phát triển sản xuất cói bền vững hiệu quả cao tại các vùng trồng cói mã số ĐTĐL.2008/32, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 19. Nguyễn Quang Học, Nguyễn Tất Cảnh và Nguyễn Văn Thắng (2008). Thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển vùng chuyên canh cói trên địa bàn huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa, Hội thảo “Ngành cói Việt Nam - Hợp tác để tăng trưởng” Vân Long - Ninh Bình 04-05/12/2008, tr. 63. 20. Nguyễn Thị Ngọc Huệ (2008). Biến đổi khí hậu và tiềm năng sử dụng đa dạng nguồn gen cây cói, Hội thảo “Ngành cói Việt Nam - Hợp tác để tăng trưởng” Vân Long - Ninh Bình, 04 - 05/12/2008, tr. 74, 76 - 78. 21. Phan Thanh Kiếm và Lê Minh Thức (1996). Ảnh hưởng của chế độ phân bón và vùng sinh thái đến năng suất, tỷ lệ xơ và chiều dài xơ bông, Tạp chí Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm (412), Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Hà Nội, 3: 432-434. 22. Nguyễn Khắc Khôi (2002). Thực vật chí Việt Nam, T.3, Họ Cói, NXB Khoa học kỹ thuật, tr. 45. 23. Nguyễn Thị Lan và Phạm Tiến Dũng (2006). Giáo trình Phương pháp thí nghiệm, NXB Nông nghiệp, tr: 90-95. 24. Phạm Đức Ngà, Trần Thị Đào và Nguyễn Tất Cảnh (2012). Ảnh hưởng của việc bón phân viên nén hữu cơ khoáng chậm tan theo thời gian sinh trưởng đến năng suất ngô trên đất cát Quảng Bình, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2012: Tập 10, số 1: 127 - 134. 25. Nguyễn Hữu Nghĩa và Anh Hương (1986). Trồng cói, NXB Hải Phòng, tr. 76. 26. Hoàng Văn Nghiệp (1980). Thí nghiệm chọn lọc và so sánh 2 dạng hình cói Bông Trắngxiên và đứng, Kết quả nghiên cứu khoa học - Kỹ thuật 1969-1979 của Viện cây công nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 27. Đỗ Khắc Ngữ (2008). Hiện trạng và một số giải pháp ổn định và phát triển cây cói Hội thảo “Ngành cói Việt Nam - Hợp tác để tăng trưởng” Vân Long - Ninh Bình 04-05/12/2008, tr. 39. 28. Đoàn Thị Thanh Nhàn, Vũ Đình Chính, Bùi Xuân Sửu, Nguyễn Thế Côn, Nguyễn Văn Bình và Lê Song Dự (1996). Giáo trình Cây công nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 29. Lê Công Nông (1998). Nhu cầu dinh dưỡng của cây bông và kỹ thuật canh tác bông năng suất cao, Kỹ thuật trồng bông năng suất cao, NXB Nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh, tr. 144-180. 114 30. Ninh Thị Phíp, Nguyễn Tất Cảnh và Nguyễn Văn Hùng (2008). Kỹ thuật canh tác cói, những bất cập và kỹ thuật cải tiến, Kỷ yếu hội thảo ngành cói Việt Nam - hợp tác để tăng trưởng, Vân Long Ninh Bình, tr. 45- 51. 31. Mai Thành Phụng (1999). Kết quả điều tra, nghiên cứu và xây dựng quy trình canh tác đay hè thu trên đất phèn nặng Đồng Tháp Mười, Báo cáo khoa học ở Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam. 32. Phạm Như Phước (2008). Chính sách phát triển ngành hàng cói Ninh Bình bền vững và hiệu quả, Hội thảo “Ngành cói Việt Nam - Hợp tác để tăng trưởng” Vân Long - Ninh Bình 04-05/12/2008, tr. 29. 33. Nguyễn Thanh Phương (2013). Khảo sát, tuyển chọn giống và kỹ thuật canh tác cói (Cyperus malaccensis Lam) tại một số vùng nhiễm mặn của tỉnh Bình Định, tr. 10. 34. Hoàng Thị Sản (2003). Phân loại thực vật học, NXB Giáo dục, tr. 196 - 197. 35. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch và Trần Văn Phẩm (2000). Sinh lý thực vật, Giáo trình Đại học, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 36. Nguyễn Hữu Thành (2006). Báo cáo kết quả điều tra thành phần hóa học trên đất trồng cói tại Nga Sơn Thanh Hóa, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 37. Nguyễn Thị Phương Thảo (2011). Báo cáo Xây dựng qui trình nhân giống cói bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro ứng dụng các giải pháp sinh học trong tuyển chọn, phục tráng giống cói và xây dựng quy trình thâm canh tổng hợp nhằm phát triển sản xuất cói bền vững hiệu quả cao tại các vùng trồng cói mã số ĐTĐL.2008/32, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 38. Tổng cục Thống kê (2012). Niên giám thống kê 2011, NXB Thống kê, Hà Nội. 39. Đậu Thị Triều (2013). Kỹ thuật sử dụng phân viên nén nhả chậm cho lúa, truy cập ngày 18/12/2013 từ http://baonghean.vn/kinh-te/nong-nghiep. 40. UBND huyện Nga Sơn (2009). Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh huyện Nga Sơn năm 2009; phương hướng nhiệm vụ năm 2010, tr.1. 41. Nguyễn Văn Viên và Hoàng Ngọc Sơn (2008). Điều tra tình hình sâu, bệnh hại cói ở Công ty Nông nghiệp Bình Minh - Kim Sơn - Ninh Bình trong vụ Mùa năm 2007 và khảo sát hiệu lực của một số thuốc phòng trừ sâu bệnh hại cói), Hội thảo “Ngành cói Việt Nam - Hợp tác để tăng trưởng” Vân Long - Ninh Bình 0405/12/2008, tr. 120 - 121. 42. Vũ Văn Vụ, Vũ Thanh Tâm và Hoàng Minh Tấn (1997). Sinh lý học thực vật, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr. 51-52. 43. Phạm Thị Vượng, Đặng Thị Bình và Nguyễn Văn Chí (2008). Kết quả nghiên cứu bọ vòi voi hại cói, Hội thảo “Ngành cói Việt Nam - Hợp tác để tăng trưởng” Vân Long - Ninh Bình 04-05/12/2008, tr.98. 44. Vũ Hữu Yêm (1995). Giáo trình phân bón và cách bón phân, NXB Nông nghiệp, tr. 64. 115 45. Tài liệu Tiếng Anh 46. Aladakatti Y.R., S.S. Hallikeri, R.A. Nandagavi, N.E. Naveen, A.Y. Hugar and D. Blaise (2011). Yield and Fiber qualities of hybrid cotton (gossypium hirsutum) as influenced by soil and foliar application of potassium, Karnataka J. Agric. Sci., 24 (2) pp 133 - 136. 47. Alves M., A. Araujo, A. Prata, F. Vitta, S. Hefler, R. Trevisan, A. Braganca, S. Martins and W. Thomas (2009). Diversity of Cyperaceae in Brazil. Rodriguesia 60: 771-782. 48. Din C., S.M. Mehdi, M. Sarfraz, G. Hassan and M. Sadiq (2001). Comparative efficiency of foliar and soil application of K on salt tolerance in rice, Pak J Bio Sci. 4(7): 815-817. 49. Feihu L., I. Fei, D. Guanghui and X. Fu (2013). Balanced fertilization improves fiber yield and quanlity of winter flax (Linum usitatissimum L.), American Journal of plant Sciences, No 4. Pp. 291 - 296. 50. Goetghebeur P. (1998). Cyperaceae; p. 141-190 In Kubitzki, K. (ed.), the families and genera of vascular plants, Vol. III: Flowering plants, monocotyledons, Lilianae (except Orchidaceae), Hamburg: Springer. 51. Govaert R. and D. Simpson (2007). World Checklist of Cyperaceae Sedges, Kew: Kew Publishing, Royal Botanic Gardens, Science 765 p. 52. Hassan H., A. Souad, N. Edward and T. Zohreh (2001). Isolation and characterization of a gene encoding a drought - induced cysteine protease in tomato (Lycopersicon esculentum), Genome, 44: 368-374. 53. Hayatullah A., A. Inayatullah, M. Muhammad, A.K. Ejaz and A.K. Muhammad (2011). Effect of Sowing time and plant spacing on fiber quality and seed cotton yield, Sarhad J. Agric, Vol. 27, No 3. Pp. 411 - 413. 54. Hazandy A.H., H.Y. Mohd, A.A. Non, Z. Baharom and H.M. Mohamed (2009). Effects of Different fertilizer appilcation level on Growth and Physiology of Hibiscus cannabinus L (Kenaf) planted on BRIS soil., Journal of Agricultural Science., Vol1, No 1, June, 2009, pp. 121 - 130. 55. Irene C.F. (2011). Liliopsida, Cyperaceae, Cephalocarpus conferus Gilly, Guyana shield, Brazil, Colombia and Venezuela, Check list, Journal of species and Distribution, pp. 348-349. 56. Jones M.A. and R. Wells (1997). Dry matter Allocation and Fruiting Patterns of Cotton Growth at two divergent plant populations, Crop Science Vol. 37, Published in Crop Science, May/june 1997, pp. 797- 802. 57. Kim S.K., J.K. Bang, C.B. Park, Y.S. Jang, S.P. Rho and D.H. Choi (1987). Effect of fertilizer levels on major agronomic characters, yield and development of fibers in mulched cotton cultivation, Research reports of the Rural Development Administration, Crops. Korea Republic Vol. 29:1, pp. 278-283. 58. Mehdi H., A.C. Chaabouni, D. Boujnah and M. Boukhris (2010). The response of young pistachio trees grown under saline conditions depends on the rootstock, Series A, No. 94, 2010 - XIV GREMPA, Meeting on pistachios and almonds, pp. 261-265. 116 59. Meney K.A. and K.W. Dixon (1988). Phenology, Reproductive Biology and Seed Development in Four Rush and Sedge Species from Western Australia, Australian Journal of Botany Vol. 36 No. 6. 60. Meney K.A., K.W. Dixon, J.S. Pate and I.R. Dixon (1990). Rehabilitation of mining affected flora, Report to the Minerals and Energy Research Institute, W. Australia, 87pp, Kings Park and Botanic Gardens, Perth. 61. Muhammad S. (1986). Effect of Na/Ca and Na/K ratios in saline and saline-sodic soils on the growth, mineral nutrition and salt tolerance of some rice, A Terminal Report Submitted to IRRI, Los Banos, Philippines. 62. Nees Von Esenbeck, C. (1842); pp.12-26. Cyperaceae. In C. Martius (ed.). Flora Brasiliensis 2(1), Müchen, Wien, Leipzig: F. Fleischer 63. Oosterhuis D.M. (2002). Potassium management of cotton, In: Potassium for Sustainable crop production, Eds Pasricha, N.S. and Bansal, S.K., Int, Potash Inst, Basel, Switzerlan, pp.331 - 346. 64. Rajesh D. and A. Nandjiwala (2006). The Role of Research and Development in the Global Competitiveness of Natural Fibre Products, Natural Fibres Vision 2020, New Delhi, 8-9th December, 2006, pp.1- 15. 65. Reznicek A.A. (1990). Evolution in sedges (Carex, Cyperaceae), Canadian Journal of Botany 68: 1409-1432. 66. Rimon D. (1994), Population density in cotton, Israel journal of Agronomy Vol. 85 (5), pp. 504 - 507. 67. Rong X., A.A. Junhong, A.A. Bai, N.N. Honggang, A.A. Zhang, G. Haifeng, A.A. Xinhui, A.A. Liu and W. Andreas (2011). Changes of P, Ca, Al and Fe contents in fringe marshes along apedogenic chronosequence in the Pearl River estuary, SouthChina, Continental Shelf Research 31 (2011) 739-747. 68. Rosetto M., K.W. Dixon, K.A. Meney and E. Bunn (1992). In vitro propagation of Chinese puzzle (Caustis dioica Cyperaceae) - a commercial sedge species from Western Australia, Plant Cell, Tissue and Organ Culture 30: 65-67. 69. Ryszard K., K.Wanda, S. Malgorzata and O. Grzegorz (2008). International Conference on Flax and Other Bast plant. ISBN #978-0-9809664-0-4, pp.332 - 343. 70. Sayma K., H. Sonia and A.H. Shahid (2012). Effects of N, P, K, and S application on yield and Quality of White jute (corchorus capsularis L.) var. BJC-2197. Dhaka Univ. J. Biol. Sci. 21 (2): 109-116. 71. Shanmugham K. and J.G. Bhat (1991). The effect of potassium on the fiber properties of high quality cotton varieties, J. Indian Soc. Cotton Improvement, 16(1): 31-35. 117 PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH NGHIÊN CỨU Ảnh 1: Thiết kế thí nghiệm tại Kim Sơn - Ninh Bình Ảnh 2: Theo dõi thí nghiệm tại Kim Sơn - Ninh Bình 118 Ảnh 3: Thu hoạch cói thí nghiệm tại Kim Sơn - Ninh Bình Ảnh 4: Thu hoạch cói tại thí nghiệm tại Nga Sơn - Thanh Hóa 119 Ảnh 5: Phân loại cói (3 loại) Ảnh 6: Hao hụt trong quá trình chẻ Ảnh 7: Phơi cói tại Công ty Nông nghiệp Bình Minh Ảnh 8: Bệnh đốm vàng Ảnh 9: Sâu đục thân cói Nguồn: Hoàng Đức Huế 120 MỘT SỐ YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU NĂM 2009 Số giờ nắng Nhiệt độ tối Nhiệt độ tối Nhiệt độ Lượng mưa trung bình cao trung thấp trung trong ngày bình bình (giờ/ngày) (oC) (oC) 1 3,6 19,4 13,9 16,6 8,6 2 3,7 25,0 18,7 21,9 8,6 3 1,9 23,5 21,8 22,7 45,6 4 3,1 27,3 24,5 25,9 85,9 5 5,4 29,7 26,7 28,2 235,8 6 6,3 34,3 26,7 30,5 109,7 7 5,6 32,5 25,9 29,2 272,7 8 6,0 32,4 25,3 28,8 157,6 9 4,6 31,3 23,3 27,3 507,9 10 4,4 29,5 19,1 24,3 232,9 11 4,2 24,8 18,0 21,4 16,6 12 2,9 23,0 17,6 20,3 8,9 TB 4,3 27,7 21,8 24,8 140,9 Tháng 121 trung bình (oC) (mm/tháng) MỘT SỐ YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU NĂM 2010 Tháng Số giờ nắng Nhiệt độ Nhiệt độ trung bình tối cao tối thấp trong ngày trung bình trung bình Nhiệt độ trung bình Lượng mưa (mm/tháng) o ( C) (giờ/ngày) (oC) (oC) 1 1,4 21,0 16,5 18,8 73,0 2 3,1 23,7 18,5 21,1 7,5 3 2,6 24,8 19,3 22,1 5,4 4 2,2 25,8 20,9 23,4 43,2 5 5,5 31,9 25,9 28,9 32,8 6 6,4 35,0 27,8 31,4 79,4 7 7,3 33,7 27,4 30,6 248,1 8 4,0 30,8 25,3 28,0 688,7 9 5,8 31,5 25,3 28,4 369,8 10 3,6 27,8 22,4 25,1 472,0 11 2,6 25,5 19,6 22,5 10,6 12 3,8 23,4 17,4 20,4 53,1 TB 4,0 27,9 22,2 25,1 173,6 122 MỘT SỐ YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU NĂM 2011 Tháng Số giờ nắng Nhiệt độ Nhiệt độ trung bình tối cao tối thấp trong ngày trung bình trung bình Nhiệt độ trung bình Lượng mưa (mm/tháng) o ( C) (giờ/ngày) (oC) (oC) 1 2,9 15,9 12,4 14,1 1,8 2 1,8 19,7 15,7 17,7 9,0 3 0,7 19,3 15,2 17,2 57,7 4 2,9 25,8 20,5 23,1 44,1 5 5,4 30,4 24,1 27,3 23,7 6 6,1 33,3 26,3 29,8 379,1 7 6,7 32,9 26,6 29,8 153,1 8 5,8 32,0 25,9 28,9 294,9 9 3,7 30,2 24,8 27,5 745,6 10 1,7 27,0 22,1 24,5 144,0 11 3,6 26,9 21,2 24,0 13,7 12 1,6 20,2 15,3 17,8 39,1 TB 3,6 26,1 20,8 23,5 158,8 123 MỘT SỐ YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU NĂM 2012 Tháng Số giờ nắng Nhiệt độ Nhiệt độ tối trung bình tối cao thấp trung trong ngày trung bình bình Nhiệt độ trung bình Lượng mưa (mm/tháng) o ( C) (giờ/ngày) (oC) (oC) 1 0,7 17,2 14,2 15,7 23,0 2 0,9 18,8 15,0 16,9 12,6 3 1,1 22,2 18,0 20,1 21,3 4 4,1 28,5 22,6 25,5 39,4 5 6,9 32,3 25,8 29,0 136,9 6 4,8 33,5 27,2 30,3 190,2 7 6,6 33,5 26,8 30,2 195,1 8 5,7 32,1 25,8 29,0 315,7 9 5,1 30,1 24,7 27,4 424,5 10 4,7 29,8 23,7 26,8 216,5 11 4,3 27,0 21,2 24,1 166,8 12 1,7 22,5 17,9 20,2 91,2 TB 3,9 27,3 21,9 24,6 152,8 124 MỘT SỐ YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU NĂM 2013 Tháng Số giờ nắng Nhiệt độ Nhiệt độ trung bình tối cao tối thấp trong ngày trung bình trung bình Nhiệt độ trung bình Lượng mưa (mm/tháng) o ( C) (giờ/ngày) (oC) (oC) 1 2,4 18,7 14,0 16,4 84,3 2 1,0 15,6 11,9 13,7 12,1 3 3,4 23,6 18,1 20,8 32,5 4 3,7 27,4 22,2 24,8 16,7 5 6,2 30,6 24,1 27,4 97,0 6 4,3 32,4 25,5 28,9 190,9 7 6,0 33,0 26,1 29,5 111,7 8 5,4 32,0 25,9 28,9 145,2 9 4,1 30,7 24,6 27,7 354,3 10 3,0 28,8 23,6 26,2 348,2 11 4,4 25,1 19,2 22,2 105,4 12 3,4 21,9 15,9 18,9 18,6 TB 3,9 26,6 20,9 23,8 126,4 125 KẾT QUẢ XỬ LÝ THỐNG KÊ Bảng 3.4. Chiều cao và đường kính thân khí sinh của các mẫu giống cói BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCVXKS FILE B34 21/6/1410:56 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 VARIATE V003 CCVXKS LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 LAP 2 80.3014 40.1507 1.55 0.318 3 2 GIONG$ 2 419.240 209.620 8.07 0.041 3 * RESIDUAL 4 103.839 25.9597 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 8 603.380 75.4225 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKVXKS FILE B34 21/ 6/1410:56 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 VARIATE V004 DKVXKS LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 LAP 2 .171022 .855111E-01 1.59 0.311 3 2 GIONG$ 2 6.91669 3.45834 64.31 0.002 3 * RESIDUAL 4 .215111 .537777E-01 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 8 7.30282 .912853 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCVMKS FILE B34 21/ 6/1410:56 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 VARIATE V005 CCVMKS LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 LAP 2 62.6011 31.3006 1.54 0.320 3 2 GIONG$ 2 418.953 209.477 10.28 0.028 3 * RESIDUAL 4 81.4939 20.3735 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 8 563.048 70.3810 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKVMKS FILE B34 21/ 6/1410:56 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 4 VARIATE V006 DKVMKS LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 LAP 2 .298689 .149344 1.56 0.317 3 2 GIONG$ 2 6.94082 3.47041 36.17 0.004 3 * RESIDUAL 4 .383777 .959444E-01 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 8 7.62329 .952911 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCVXNS FILE B34 21/ 6/1410:56 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 5 VARIATE V007 CCVXNS LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 LAP 2 74.3955 37.1978 1.54 0.320 3 2 GIONG$ 2 395.729 197.865 8.19 0.040 3 * RESIDUAL 4 96.6363 24.1591 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 8 566.761 70.8451 ----------------------------------------------------------------------------- 126 BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKVXNS FILE B34 21/ 6/1410:56 ------------------------------------------------------------------ :PAGE VARIATE V008 DKVXNS LN SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 LAP 2 .335022 .167511 1.48 0.331 3 2 GIONG$ 2 6.91669 3.45834 30.51 0.005 3 * RESIDUAL 4 .453444 .113361 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 8 7.70516 .963144 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCVMNS FILE B34 21/ 6/1410:56 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 7 VARIATE V009 CCVMNS LN SOURCE OF VARIATION 6 SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 LAP 2 71.4851 35.7426 1.51 0.326 3 2 GIONG$ 2 418.254 209.127 8.82 0.036 3 * RESIDUAL 4 94.8480 23.7120 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 8 584.587 73.0734 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKVMNS FILE B34 21/ 6/1410:56 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 8 VARIATE V010 DKVMNS LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 LAP 2 .361689 .180844 1.49 0.329 3 2 GIONG$ 2 6.92229 3.46114 28.53 0.006 3 * RESIDUAL 4 .485243 .121311 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 8 7.76922 .971153 ----------------------------------------------------------------------------TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE B34 21/ 6/1410:56 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 9 MEANS FOR EFFECT LAP ------------------------------------------------------------------------------LAP NOS CCVXKS DKVXKS CCVMKS DKVMKS 1 3 170.017 5.99333 167.710 6.00333 2 3 168.947 5.92667 166.837 5.93333 3 3 163.213 5.67333 161.730 5.58667 SE(N= 5%LSD 3) 4DF LAP 1 2 3 NOS 3 3 3 DF 2.94164 11.5306 0.133888 0.524811 2.60599 10.2149 0.178834 0.700989 CCVXNS 172.210 171.247 165.687 DKVXNS 6.04000 5.98667 5.60667 CCVMNS 168.793 168.120 162.507 DKVMNS 6.02000 5.97333 5.57333 SE(N= 3) 2.83779 0.194389 2.81141 0.201089 5%LSD 4DF 11.1235 0.761962 11.0201 0.788227 ------------------------------------------------------------------------------- 127 MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------GIONG$ NOS CCVXKS DKVXKS CCVMKS DKVMKS CKBTDĐ 3 172.187 5.26667 170.103 5.21100 CKBTDX 3 176.437 6.32667 174.063 6.26300 BN 3 161.563 5.09050 158.100 4.94333 SE(N= 5%LSD 3) 4DF GIONG$ CKBTDĐ CKBTDX BN SE(N= 5%LSD NOS 3 3 3 3) 4DF 2.94164 11.5306 0.133888 0.524811 2.60599 10.2149 0.178834 0.700989 CCVXNS 174.131 178.423 162.712 DKVXNS 5.68100 7.09100 5.09633 CCVMNS 172.103 176.373 160.667 DKVMNS 5.61000 7.06000 4.96333 2.83779 11.1235 0.194389 0.761962 2.81141 11.0201 0.201089 0.788227 ------------------------------------------------------------------------------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE B34 21/ 6/1410:56 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 10 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |LAP |GIONG$ | (N= 9) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | CCVXKS 9 170.06 8.6846 5.0951 3.0 0.3184 0.0411 DKVXKS 9 5.5633 0.95543 0.23190 4.0 0.3107 0.0019 CCVMKS 9 167.42 8.3893 4.5137 2.7 0.3203 0.0284 DKVMKS 9 5.4500 0.97617 0.30975 5.3 0.3166 0.0042 CCVXNS 9 171.75 8.5483 4.8695 2.9 0.3256 0.0359 DKVXNS 9 5.8867 0.98140 0.33669 5.7 0.3312 0.0054 CCVMNS 9 169.71 8.4170 4.9152 2.9 0.3197 0.0402 DKVMNS 9 5.8767 0.98547 0.34830 5.9 0.3287 0.0059 Bảng 3.6. Số tiêm hữu hiệu và năng suất của các mẫu giống cói BALANCED ANOVA FOR VARIATE STHHVXKS FILE B36 21/ 6/1412:22 ------------------------------------------------------------------ :PAGE VARIATE V003 STHHVXKS LN SOURCE OF VARIATION DF LN SOURCE OF VARIATION DF 1 SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 LAP 2 3596.70 1798.35 1.54 0.319 3 2 GIONG$ 2 38775.1 19387.5 16.61 0.013 3 * RESIDUAL 4 4669.32 1167.33 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 8 47041.1 5880.14 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSKVXKS FILE B36 21/ 6/1412:22 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 VARIATE V004 NSKVXKS SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 LAP 2 .300555 .150278 1.54 0.319 3 2 GIONG$ 2 1.70935 .854677 8.77 0.036 3 * RESIDUAL 4 .389911 .974777E-01 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 8 2.39982 .299978 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE STHHVMKS FILE B36 21/ 6/1412:22 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 128 VARIATE V005 STHHVMKS LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 LAP 2 3921.77 1960.88 1.53 0.321 3 2 GIONG$ 2 38908.0 19454.0 15.20 0.015 3 * RESIDUAL 4 5118.41 1279.60 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 8 47948.2 5993.53 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSKVMKS FILE B36 21/ 6/1412:22 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 4 VARIATE V006 NSKVMKS LN SOURCE OF VARIATION DF LN SOURCE OF VARIATION DF LN SOURCE OF VARIATION DF LN SOURCE OF VARIATION DF LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 LAP 2 .230467 .115233 1.53 0.321 3 2 GIONG$ 2 1.73040 .865200 11.50 0.024 3 * RESIDUAL 4 .300933 .752333E-01 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 8 2.26180 .282725 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE STHHVXNS FILE B36 21/ 6/1412:22 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 5 VARIATE V007 STHHVXNS SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 LAP 2 4870.43 2435.22 1.53 0.322 3 2 GIONG$ 2 39949.5 19974.7 12.55 0.021 3 * RESIDUAL 4 6368.57 1592.14 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 8 51188.5 6398.56 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSKVXNS FILE B36 21/ 6/1412:22 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 6 VARIATE V008 NSKVXNS SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 LAP 2 .383089 .191545 1.53 0.321 3 2 GIONG$ 2 1.76976 .884878 7.07 0.050 3 * RESIDUAL 4 .500444 .125111 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 8 2.65329 .331661 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE STHHVMNS FILE B36 21/ 6/1412:22 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 7 VARIATE V009 STHHVMNS SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 LAP 2 3219.02 1609.51 1.54 0.320 3 2 GIONG$ 2 39509.3 19754.7 18.88 0.011 3 * RESIDUAL 4 4186.00 1046.50 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 8 46914.4 5864.29 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSKVMNS FILE B36 21/ 6/14 12:22 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 8 VARIATE V010 NSKVMNS SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 LAP 2 .337421 .168711 1.53 0.322 3 2 GIONG$ 2 1.61882 .809411 7.33 0.047 3 * RESIDUAL 4 .441778 .110444 ----------------------------------------------------------------------------- 129 * TOTAL (CORRECTED) 8 2.39802 .299753 ----------------------------------------------------------------------------TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE B36 21/ 6/14 12:22 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 9 MEANS FOR EFFECT LAP ------------------------------------------------------------------------------LAP 1 2 3 SE(N= 5%LSD NOS 3 3 3 STHHVXKS 700.807 694.067 655.433 NSKVXKS 9.22667 9.16000 8.81000 STHHVMKS 691.217 684.663 644.023 NSKVMKS 8.78667 8.72333 8.42000 19.7259 77.3211 0.180257 0.706568 20.6527 80.9542 0.158360 0.620736 STHHVXNS 710.673 703.573 658.160 NSKVXNS 9.34667 9.26333 8.87333 STHHVMNS 697.363 691.140 654.497 NSKVMNS 9.19333 9.12667 8.75333 3) 4DF LAP 1 2 3 NOS 3 3 3 SE(N= 3) 23.0372 0.204215 18.6771 0.191872 5%LSD 4DF 90.3010 0.800478 73.2101 0.752097 ------------------------------------------------------------------------------MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------GIONG$ CKBTDĐ CKBTDX BN SE(N= 5%LSD NOS 3 3 3 STHHVXKS 704.403 562.203 660.700 NSKVXKS 9.18100 8.21400 8.02500 STHHVMKS 693.903 554.603 652.097 NSKVMKS 9.04433 8.10333 7.92033 19.7259 77.3211 0.180257 0.706568 20.6527 80.9542 0.158360 0.620736 STHHVXNS 760.200 608.501 734.303 NSKVXNS 9.91623 9.04406 8.93602 STHHVMNS 750.403 597.803 724.200 NSKVMNS 9.78766 8.88667 8.81000 3) 4DF GIONG$ CKBTDĐ CKBTDX BN NOS 3 3 3 SE(N= 3) 18.6771 0.191872 23.0372 0.204215 5%LSD 4DF 73.2101 0.752097 90.3010 0.800478 ------------------------------------------------------------------------------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE B36 21/ 6/1412:22 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 10 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE STHHVXKS NSKVXKS STHHVMKS NSKVMKS STHHVXNS NSKVXNS STHHVMNS NSKVMNS GRAND MEAN (N= 9) NO. OBS. 9 624.43 9 8.4733 9 633.53 9 8.3557 9 701.00 9 9.2987 9 690.80 9 9.1620 STANDARD DEVIATION C OF V |LAP -------------------- SD/MEAN | BASED ON BASED ON % | TOTAL SS RESID SS | 76.682 34.166 5.0 0.3195 0.54770 0.31221 3.4 0.3193 77.418 35.772 5.3 0.3210 0.53172 0.27429 3.2 0.3211 79.991 39.902 5.8 0.3215 0.57590 0.35371 3.9 0.3212 76.579 32.350 4.8 0.3200 0.54750 0.33233 3.7 0.3219 |GIONG$ | | | 0.0135 0.0362 0.0155 0.0239 0.0209 0.0501 0.0111 0.0475 | | | | Bảng 3.9. Ảnh hưởng của tuổi ruộng cây giống đến hệ số nhân giống Cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng BALANCED ANOVA FOR VARIATE STTKS FILE B38 21/ 6/1412:31 ------------------------------------------------------------------ :PAGE VARIATE V003 STTKS LN SOURCE OF VARIATION DF 1 SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 LAP 2 4772.86 2386.43 3.85 0.067 3 2 CT$ 4 19959.1 4989.79 8.05 0.007 3 * RESIDUAL 8 4959.41 619.926 ----------------------------------------------------------------------------- 130 * TOTAL (CORRECTED) 14 29691.4 2120.82 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE HENKS FILE B38 21/ 6/1412:31 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 VARIATE V004 HENKS LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 LAP 2 1.09945 .549727 3.98 0.063 3 2 CT$ 4 25.5675 6.39188 46.31 0.000 3 * RESIDUAL 8 1.10421 .138026 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 14 27.7712 1.98366 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE STTNS FILE B38 21/ 6/1412:31 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 VARIATE V005 STTNS LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 LAP 2 13394.3 6697.15 3.78 0.069 3 2 CT$ 4 21477.8 5369.44 3.03 0.045 3 * RESIDUAL 8 14179.4 1772.43 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 14 49051.5 3503.68 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE HENNS FILE B38 21/ 6/1412:31 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 4 VARIATE V006 HENNS LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 LAP 2 .897214 .448607 4.32 0.053 3 2 CT$ 4 24.8865 6.22163 59.91 0.000 3 * RESIDUAL 8 .830851 .103856 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 14 26.6146 1.90104 ----------------------------------------------------------------------------TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE B38 21/6/14 12:31 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 5 MEANS FOR EFFECT LAP ------------------------------------------------------------------------------LAP NOS STTKS HENKS STTNS HENNS 1 5 688.626 11.6100 713.456 12.0340 2 5 671.614 11.3360 685.712 11.7660 3 5 645.266 10.9500 640.924 11.4360 SE(N= 5) 11.1349 0.166148 18.8278 0.144122 5%LSD 8DF 36.3097 0.541793 61.3956 0.469969 ------------------------------------------------------------------------------MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------CT$ NOS STTKS HENKS STTNS HENNS CT1 3 604.170 9.58333 616.253 9.96000 CT2 3 665.000 11.7533 673.003 12.2100 CT3 3 715.000 13.4600 733.240 13.8167 CT4 3 686.670 11.2333 694.133 11.7700 CT5 3 671.670 10.4633 683.523 10.9700 SE(N= 3) 7.6683 0.099191 8.4489 0.126875 5%LSD 8DF 25.0056 0.323451 27.5513 0.413727 ------------------------------------------------------------------------------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE B38 21/6/1412:31 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 6 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE STTKS HENKS STTNS HENNS GRAND MEAN (N= 15) NO. OBS. 15 668.50 15 11.299 15 680.03 15 11.745 STANDARD DEVIATION C OF V |LAP -------------------- SD/MEAN | BASED ON BASED ON % | TOTAL SS RESID SS | 46.052 24.898 5.0 0.0669 1.4084 0.37152 4.5 0.0626 59.192 42.100 8.2 0.0694 1.3788 0.32227 4.0 0.0531 131 |CT$ | | | 0.0070 0.0000 0.0852 0.0000 | | | | Bảng 3.10. Ảnh hưởng của phương thức tách mầm đến hệ số nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Tổng số tiêm Kim sơn Nga Sơn t-Test: Two-Sample Assuming Equal Variances t-Test: Two-Sample Assuming Equal Variances CT1 CT2 CT1 CT2 Mean 736.673 677.500 Mean 747.150 685.243 Variance 357.411 757.947 Variance 325.641 695.625 3 3 3 3 Observations Pooled Variance 557.68 Observations Pooled Variance Hypothesized Mean 510.63 Hypothesized Mean Difference 0 Difference 0 Df 4 Df 4 t Stat 3.069 t Stat 3.355 P(T[...]... với 2 dạng đứng và xiên và cói Bông Nâu (Cyperus malaccensis Corymbosus Rottb), những giống đang được trồng phổ biến tại các vùng trồng cói của Việt Nam - Nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật trồng trọt (nhân giống, bón phân) chỉ tiến hành trên giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng - Đề tài tập trung nghiên cứu tại vùng cói Kim Sơn - Ninh Bình và Nga Sơn - Thanh Hóa, hai vùng cói trọng điểm của Việt Nam... điều tra năng suất và phẩm cấp của 2 giống cói: Bông TrắngvàBông Nâu ở các thời điểm khác nhau tại Nga Sơn - Thanh Hóa và Kim Sơn - Ninh Bình (Nguyễn Tất Cảnh và cs., 2006) cho thấy: cói sau trồng 3 năm tuổi cho năng 19 suất và tỷ lệ khô/tươi cao nhất Năng suất cói giảm dần sau trồng 4 năm và giảm mạnh sau trồng 5 năm Đồng thời tỷ lệ cói cấp 1 tăng dần từ khi trồng đạt cao nhất ở thời điểm sau trồng 3... của đề tài 2.1 Mục tiêu chung Đánh giá đặc điểm nông, sinh học của một số mẫu giống cói đang được trồng phổ biến nhằm xác định mẫu giống cói triển vọng và nghiên cứu biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng mẫu giống cói triển vọng đó 2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu, năng suất, chất lượng của ba mẫu giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng (CKBTDĐ),... của hai vùng trồng cói: Nga Sơn - Thanh Hóa và Kim Sơn - Ninh Bình đã dẫn đến năng suất và tỷ lệ cói loại 1 giữa hai vùng là khác nhau Nga Sơn - Thanh Hóa năng suất cói chẻ 75 tạ/ha/vụ, tỷ lệ cói loại 1 đạt 38% cao hơn Kim Sơn - Ninh Bình (năng suất cói chẻ chỉ đạt 70 tạ/ha/vụ và 34% cói loại 1), mặc dù hai vùng rất gần nhau về vị trí địa lý và điều kiện khí hậu 1.7 Những kết quả nghiên cứu về phân... (CKBTDX) và Bông Nâu (BN) - Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng biện pháp tách mầm và bón phân viên nén để đạt hệ số nhân giống, năng suất, chất lượng cao cho giống cói triển vọng 3 Những đóng góp mới của luận án Nghiên cứu chi tiết về đặc điểm hình thái, giải phẫu, khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu và năng suất, chất lượng của ba mẫu giống cói CKBTDĐ, CKBTDX, BN Từ đó xác định được cói CKBTDĐ... hơn những đặc điểm nông, sinh học của cói Bông trắng và Bông Nâu, hai giống đang được trồng phổ biến ở nước ta, đồng thời góp phần xây dựng quy trình nhân giống và thâm canh cói đạt năng suất, chất lượng cao, nâng cao hiệu quả sử dụng đất vùng nước lợ ven biển và tăng thu nhập cho người sản xuất cói 5 Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học tiến hành trên giống cói Bông Trắng... mẫu giống ưu thế Nghiên cứu một cách hệ thống kỹ thuật nhân giống cói CKBTDĐ bằng biện pháp tách mầm cho hệ số nhân giống cao để phục vụ sản xuất 3 Đề tài đã xác định được liều lượng phân bón phù hợp và kỹ thuật bón phân viên nén cho cói CKBTDĐ tại Kim Sơn - Ninh Bình, Nga Sơn - Thanh Hóa đạt năng suất, chất lượng cao, tiết kiệm phân bón và giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất 4 Ý nghĩa khoa học và thực... phải có một nghiên cứu đồng bộ, mang tính hệ thống đi từ xác định giống, dạng cói tốt, nghiên cứu nhân nhanh các giống tốt 2 đã lựa chọn và các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, đặc biệt là phân bón và bón phân cho cói sẽ là những biện pháp tối ưu tạo ra sự đột phá về năng suất và nâng cao chất lượng cói rõ rệt, trên cơ sở đó góp phần chuyển từ vùng cói sản xuất “Quảng canh” sang vùng cói “Thâm... hình sản xuất các giống cói ở một số vùng tại Việt Nam Theo Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs (1996), Hoàng Văn Nghiệp (1980) ở nước ta cói được trồng phổ biến là cói Bông Trắng và cói Bông Nâu Cói Bông Trắng có năng suất và phẩm chất tốt hơn Cói Bông Trắng gồm hai dạng hình: dạng đứng và dạng xiên 8 Theo Nguyễn Hữu Nghĩa và cs (1986) ở Hải Phòng, từ năm 1986 trở về trước, có một số nguồn gen cói được sử dụng... diện tích cói tại Ninh Bình và Thanh Hóa đang bị thoái hóa Nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa là chất lượng giống, mống cói kém, dẫn đến khả năng mọc mầm đâm tiêm, tạo cây hữu hiệu và sinh trưởng kém, dễ dàng bị sâu bệnh và cỏ dại phá hoại Do đặc điểm của cây cói không những có khả năng sinh sản vô tính mà còn có khả năng sinh sản hữu tính theo kiểu thụ phấn chéo đã làm cho quần thể ruộng cói bị phân ... HOÀNG ĐỨC HUẾ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG CÓI ĐANG TRỒNG PHỔ BIẾN VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TĂNG NĂNG SUẤT CÓI TẠI NINH BÌNH VÀ THANH HOÁ CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG Mà SỐ: 62 62 01 10... 54 3.1 Nghiên cứu đặc điểm giống cói Cổ khoang Bông Trắngvà cói Bông Nâu 54 3.1.1 Đặc điểm hình thái mẫu giống cói 54 3.1.2 Đặc điểm giải phẫu thân khí sinh rễ mẫu giống cói 59 3.1.3 Đặc điểm nông... giá đặc điểm nông, sinh học số mẫu giống cói trồng phổ biến nhằm xác định mẫu giống cói triển vọng nghiên cứu biện pháp kỹ thuật để tăng suất, chất lượng mẫu giống cói triển vọng 2.2 Mục tiêu

Ngày đăng: 08/10/2015, 17:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan