1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng thực hiện luật hôn nhân và gia đình ở xã liên thủy, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

26 2,6K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 335,63 KB

Nội dung

Bên cạnh đó một số cấp ủy, chính quyền địaphương, đoàn thể còn chưa thật sự chú trọng đến lĩnh vực hôn nhân và giađình, nếu có cũng chỉ là hình thức, đó chính là những nguyên nhân dẫn đế

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT - -

Huế, 4/2015

Trang 2

số liệu để hoàn thành bài niên luận.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng song không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót khi thực hiện bài niên luận này, kính mong cô giáo, bạn bè đóng góp

ý kiến để bài được hoàn thiện hơn Một lần nữa em xin chân thành cám ơn.

Lệ Thủy, tháng 4 năm 2015

Sinh viên

Trần Thị Hiền

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài và tính cấp thiết của đề tài 1

2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài 2

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài này 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Bố cục 3

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỰC HIỆN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 5

1.1 Một số khái niệm liên quan 5

1.1.1 Khái niệm thực hiện pháp luật 5

1.1.2 Khái niệm Hôn nhân và gia đình 6

1.1.3 Thực hiện Luật hôn nhân và gia đình 7

1.1.4 Vai trò của hoạt động thực hiện Luật hôn nhân và gia đình đối với sự phát triển của xã hội 7

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Ở ĐỊA BÀN XÃ LIÊN THỦY, HUYỆN LỆ THỦY 10

2.1 Đánh giá thực trạng thực hiện Luật hôn nhân và gia đình ở địa bàn xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy 10

2.1.1 Tình hình kết hôn 11

2.1.2 Tình hình ly hôn 12

2.1.3 Các quan hệ khác 16

2.2 Một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Luật hôn nhân và gia đình tại xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy 19

PHẦN KẾT LUẬN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài và tính cấp thiết của đề tài

Gia đình là một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng của con người,một thiết chế văn hóa –xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triểntrên cơ sở quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng vàgiáo dục giữa các thành viên Gia đình có vai trò rất quan trọng đối với sựphát triển của xã hội, nó là nhân tố cho sự tồn tại và phát triển của xã hội Giađình như một tế bào tự nhiên, là đơn vị nhỏ nhất để tạo nên xã hội Không cógia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không tồn tại và phát triển được.Chính vì vậy muốn xã hội tốt thì phải xây dựng gia đình tốt, như Chủ tịch HồChí Minh đã từng nói: “Rất quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đìnhcộng lại thì mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì

xã hội mới tốt Hạt nhân của xã hội chính là gia đình”

Mỗi cá nhân chỉ có thể sinh ra trong gia đình, không thể có con ngườisinh ra từ bên ngoài gia đình Gia đình là môi trường đầu tiên có ảnh hưởngrất quan trọng đến sự hình thành và phát triển tính cách của mỗi cá nhân, quantâm đến việc củng cố quan hệ hôn nhân và gia đình là yêu cầu có tính tất yếuthường xuyên Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi nước ta chuyển sang giaiđoạn mới, thời kỳ cả nước tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa,chủ động hội nhập kinh tế và khu vực nhằm đạt được mục tiêu dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh

Trong những năm qua công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Namkhởi xướng, nhất là đổi mới tư duy kinh tế, thực hiện kinh tế thị trường đã đạtđược những kết quả to lớn: kinh tế ngày một tăng trưởng, chính trị ổn định,đời sống văn hóa của người dân được nâng lên, an ninh quốc phòng được giữvững đã tác động trực tiếp và toàn diện đến gia đình Việt Nam Gia đình vănhóa Việt Nam đang có những biến đổi theo chiều hướng tích cực, tình cảm và

Trang 5

ý thức xây dựng gia đình của mỗi cá nhân được nâng cao Đặc biệt là lợi íchkinh tế, đời sống vật chất và tinh thần được nâng lên, cải thiện một cách rõrệt Quan hệ về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa của các gia đình với cộngđồng và thiết chế ngoài xã hội nhiều hơn và cũng mang tinh thần bình đẳnghơn về nghĩa vụ và quyền lợi Kết cấu và quy mô gia đình có chiều hướng thuhẹp để hình thành các gia đình hạt nhân.

Song bên cạnh đó nước ta vẫn còn trong tình trạng là một nước nghèo,kém phát triển Mặt trái của nền kinh tế thị trường tác hại không nhỏ đến giađình và xã hội, sự phân hóa giàu nghèo có xu hướng tăng lên Định hướng giátrị cuộc sống và quan hệ tình cảm ở một số gia đình bị coi nhẹ làm phát sinhnhững vấn đề mới trong quan hệ gia đình, một số yếu tố về gia đình truyềnthống bị phá vỡ; quan hệ tình cảm giữa cha mẹ và con cái, quan hệ giữa vợchồng ngày càng ít được chú trọng làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các thế hệ,giữa vợ chồng ngày một tăng lên dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình,ngoạitình, ly hôn ngày càng tăng Bên cạnh đó một số cấp ủy, chính quyền địaphương, đoàn thể còn chưa thật sự chú trọng đến lĩnh vực hôn nhân và giađình, nếu có cũng chỉ là hình thức, đó chính là những nguyên nhân dẫn đếntình trạng vi phạm các quan hệ về đạo đức và làm cho Luật hôn nhân và giađình chưa thật sự đi vào cuốc sống một cách sâu rộng Đây cũng là lý do emchọn đề tài Thực trạng thực hiện Luật hôn nhân và gia đình ở xã Liên Thủy,huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình làm niên luận

2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu đề tài nhằm đánh giá thực trạng thực hiện Luật hôn nhân vàgia đình ở xã Liên Thủy trong những năm gần đây Kết quả nghiên cứu sẽ làtài liệu tham khảo có ý nghĩa đối với những người nghiên cứu vấn đề này

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu việc thực hiện Luật hôn nhân và giađình tại xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Trang 6

- Phạm vi nghiên cứu: thực trạng thực hiện Luật hôn nhân và gia đình tại

xã Liên Thủy

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài này

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện Luật hôn nhân và giađình ở địa bàn xã Liên Thủy, từ đó đóng góp một số ý kiến cũng như giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện Luật hôn nhân và gia đìnhtại địa phương Thông qua đó, em xác định nhiệm vụ của đề tài bao gồm:

- Hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến Luật hôn nhân

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra xã hội:

Thông qua việc trao đổi, phỏng vấn các lãnh đạo trực tiếp, tìm hiểu vàthu thập số liệu từ Tòa án, Hội phụ nữ và cán bộ tư pháp

- Phương pháp quan sát:

Tìm hiểu cuộc sống sinh hoạt gia đình ở xung quanh địa bàn mình sinhsống, cụ thể là xã Liên Thủy, từ đó có cái nhìn khách quan giúp cho việcnghiên cứu đề tài sát với thực tế hơn

- Phương pháp phân tích quy phạm và phân tích số liệu thứ cấp:

Tuy việc áp dụng những phương pháp chưa được nhuần nhuyễn vànhanh nhạy nhưng cũng đã giúp em hoàn thành đề tài của mình

Trang 7

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về thực hiện Luật hôn nhân vàgia đình

1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Khái niệm thực hiện Pháp luật

1.1.2 Khái niệm Hôn nhân và gia đình

1.1.3 Khái niệm thực hiện Luật hôn nhân và gia đình

1.2 Vai trò của hoạt động thực hiện Luật hôn nhân và gia đình đối với

sự phát triển của xã huyện

Chương 2: Thực trạng thực hiện Luật hôn nhân và gia đình ở địa bàn xãLiên Thủy, Huyện Lệ Thủy

2.1 Đánh giá thực trạng thực hiện Luật hôn nhân và gia đình ở địa bàn

xã Liên Thủy, Huyện Lệ Thủy

Trên cơ sở những hiểu biết và kiến thức có được từ truyền dạy của thầy

cô, với khả năng và trình độ có hạn cùng với thời gian nghiên cứu còn hạnchế nên việc thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định.Kính mong sự chỉ bảo của cô giáo để đề tài hoàn thiện hơn

Trang 8

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỰC HIỆN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

1.1 Một số khái niệm liên quan

1.1.1 Khái niệm thực hiện pháp luật

* Định nghĩa pháp luật:

“Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung donhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí củagiai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phùhợp với lợi ích của giai cấp mình’’

* Định nghĩa thực hiện pháp luật:

“Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm chonhững quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực

tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật”

Căn cứ vào tính chất cuả hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học pháp

lý đã xác định những hình thức thực hiện pháp luật sau:

- Tuân thủ pháp luật: là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ

thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm.+ Ví dụ: Người điều khiển phương tiện không vượt đèn đỏ khi tham giagiao thông đường bộ

- Thi hành pháp luật: là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ

thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực.+ Ví dụ: Công dân nam đủ mười tám tuổi trở lên phải thực hiện nghĩa vụquân sự, hoặc người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế

- Sử dụng pháp luật: là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các

chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình ( thực hiện những hành vi

mà pháp luật cho phép)

Trang 9

Hình thức này khác với các hình thức trên ở chỗ chủ thể pháp luật có thểthực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí củamình chứ không bị bắt buộc phải thực hiện.

+ Ví dụ: Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo

- Áp dụng pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà

nước thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổchức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc

tự mình căn cứ vào những quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làmphát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể

+ Ví dụ: Đăng kí kết hôn phải làm tờ khai có xác nhận của chính quyềnđịa phương về nhân thân của người kết hôn

1.1.2 Khái niệm Hôn nhân và gia đình

Theo khoản 6 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 định nghĩakhái niệm hôn nhân như sau:

“Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn”

Theo khoản 10 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 định nghĩakhái niệm gia đình như sau:

“Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệhuyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyềngiữa họ với nhau theo quy định của Luật này”

Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam là tổng hợp các quy phạm pháp luật

do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình vềthân nhân và về tài sản

* Một số khái niệm khác liên quan

Theo điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000,các từ ngữ dưới đâyđược hiểu nghĩa như sau:

+ Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định củapháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn

Trang 10

+ Kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kếthôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định.

+ Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủtuổi kết hôn theo quy định của pháp luật

+ Cưỡng ép kết hôn là hành vi buộc người khác phải kết hôn trái vớinguyện vọng của họ

+ Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân

+ Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyếtđịnh theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng

+ Cưỡng ép ly hôn là hành vi buộc người khác phải ly hôn trái vớinguyện vọng của họ

1.1.3 Thực hiện Luật hôn nhân và gia đình

Thực hiện Luật hôn nhân và gia đình là quá trình hoạt động có mục đích

mà các chủ thể pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình bằng hành vi củamình thực hiện các quy định luật hôn nhân và gia đình trong thực tế đời sống

1.1.4 Vai trò của hoạt động thực hiện Luật hôn nhân và gia đình đối với sự phát triển của xã hội

Hôn nhân và gia đình là các hiện tượng xã hội, phát sinh và phát triểncùng với sự tiến bộ của xã hội loài người Hôn nhân và gia đình biểu hiện mốiquan hệ xã hội giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa các thành viêntrong gia đình

Trong xã hội có giai cấp, quan hệ hôn nhân và gia đình cũng như mọiquan hệ xã hội khác bị chi phối bởi ý chí của giai cấp thống trị xã hội, mọi sựđiều chỉnh của pháp luật đều nhằm phục vụ cho lợi ích của giai cấp này.Phápluật xã hội chủ nghĩa phản ánh ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân laođộng, nhằm bảo vệ trước hết là quyền lợi của họ

Trang 11

Ở nước ta trước Cách mạng tháng Tám và ở miền Nam trước ngày giảiphóng, chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến – tư sản bảo vệ lợi ích của phongkiến, tư sản, duy trì sự bất công, bất bình đẳng trong quan hệ hôn nhân và gia đìnhgiữa người giàu và người nghèo, giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và các con Saucách mạng tháng Tám và đặc biệt là sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miềnBắc tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam trởthành công cụ của Nhà nước Công–Nông thực hiện nhiệm vụ xóa bỏ những tàntích của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, xây dựng chế độ hôn nhân vàgia đình mới xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động.

Sau nhiều năm thi hành, Luật hôn nhân và gia đình đã đạt được một sốthành tựu đáng kể, có tác động tích cực đến việc đề cao vai trò của gia đình,giữ gìn và phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc ViệtNam Luật đã góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân vàgia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thànhviên trong gia đình, bảo về quyền, lợi ích hợp pháp của họ nhằm xây dựng giađình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc

Trong công tác xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành, phổ biến giáo dụcpháp luật Luật hôn nhân và gia đình cũng đạt được nhiều kết quả tích cực,đảm bảo Luật thực sự đi vào cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết, ý thức chấphành pháp luật hôn nhân và gia đình của các cơ quan, tổ chức, người có thẩmquyền và nhân dân Bên cạnh đó, Luật hôn nhân và gia đình cũng tồn tạinhiều mặt hạn chế như chưa tạo ra cơ chế pháp lý hiệu quả trong điều chỉnhcác quan hệ hôn nhân và gia đình vốn có nhiều đặc thù so với các quan hệ dân

sự khác Một số quy định chưa thực sự phù hợp với các nguyên tắc cơ bản củaquan hệ dân sự - quan hệ tư Luật thiếu quy định cho phép xác lập chế độ tàisản của vợ chồng theo thoả thuận Một số quan hệ về hôn nhân và gia đìnhphát sinh trong thực tiễn chưa được Luật quy định hoặc quy định không cụthể, như: nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn; lythân; mang thai hộ; kết hôn của người đồng giới…

Trang 12

KẾT LUẬN

Như vậy thông qua pháp luật, nhà nước bảo vệ lợi ích của gia đình, của

xã hội đồng thời pháp luật cũng quy định mối quan hệ hôn nhân và gia đìnhphải đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước và pháp luật Luật Hônnhân và gia đình năm 2000 có nhiệm vụ góp phần xây dựng, hoàn thiện vàbảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý chocách ứng xử, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong giađình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Namnhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững

Trang 13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN LUẬT

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Ở ĐỊA BÀN XÃ LIÊN THỦY,

đó đã hình thành trong họ ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật nói chung,trong đó có pháp luật về hôn nhân và gia đình

Tuy nhiên, do kinh tế mới trên đà phát triển,mặt trái của nền kinh tế thịtrường tác động làm cho một số người dân có xu hướng chạy theo lợi ích cánhân đã gây mâu thuẫn trong nội bộ gia đình, xã hội, những quan hệ xã hội

mà Luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh không được họ tôn trọng Tệ nạn xãhội gia tăng, thêm vào đó trách nhiệm nuôi dạy, giáo dục con cái ở lứa tuổithành niên không được coi trọng Ngoại tình, các mối quan hệ không rõ ràngbên ngoài phá vỡ hạnh phúc của một gia đình và đang dần phá vỡ các quan hệhôn nhân và truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam nói chung Vì cơ cấudân số trẻ, nam nữ kết hôn khi tuổi đời cũng như kinh nghiệm sống và kiếnthức về gia đình, chăm lo con cái còn hạn chế, không có sự chỉ bảo, giúp đỡ

Ngày đăng: 21/04/2016, 10:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo tổng kết năm 2012 của cán bộ tư pháp UBND xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy Khác
2. Báo cáo tổng kết năm 2012 của Toà án nhân dân huyện Lệ Thủy Khác
3. Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam của nhà xuất bản Đại học Huế năm 2013 do TS. Đoàn Đức Lương chủ biên Khác
4. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Khác
5. Tổng hợp báo cáo tổng kết năm của cán bộ tư pháp UBND xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy Khác
6. Tổng hợp báo cáo tổng kết năm của Toà án nhân dân huyện Lệ Thủy Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w