1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Điều tra cơ cấu và đánh giá hiệu quả một số mô hình nông lâm kết hợp tại xã trường thủy, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

61 548 31

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 11,87 MB

Nội dung

Thôngqua đó để đánh giá hiệu quả của một số mô hình Nông lâm kết hợp điển hình,góp phần phát triển các mô hình nông lâm kết hợp, nâng cao đời sống người dân và bảo vệ môi trường sinh thá

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Lâm Nghiệp

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:

Điều tra cơ cấu và đánh giá hiệu quả một số mô hình Nông lâm kết hợp tại xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Quang Phúc

Thời gian thực tập : 04/01-08/05/2015

Địa điêm thực tập : Xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh

Quảng Bình.

Giáo viên hướng dẫn : Ths Hồng Bích Ngọc

NĂM 2015

Trang 2

Lời cảm ơn

Được sự phân công của khoa Lâm Nghiệp, trường Đại học Nông Lâm Huế và sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn Ths Hồng Bích Ngọc , tôi tiến hành thực hiện đề tài “Điều tra cơ cấu và đánh giá hiệu quả một số mô hình Nông lâm kết hợp tại xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”.

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cám

ơn quý thầy, cô giáo đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở trường Đại học Nông Lâm Huế.

Xin chân thành cám ơn giáo viên hướng dẫn Ths Hồng Bích Ngọc đã tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.

Cám ơn ban lãnh đạo, cán bộ xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực tập.

Cám ơn toàn thể gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi

về mặt vật chất lẫn tinh thần đề tôi thực tập tốt đề tài tốt nghiệp của mình.

Mặc dù có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, song do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực tế, cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để khóa luận tốt nghiệp được hoàn chỉnh hơn.

Tôi xin chân thành cám ơn!

Huế, tháng 5 năm 2015

Sinh viên

Nguyễn Quang Phúc

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

2.1.Khái niệm Nông lâm kết hợp 3

2.2.Các đặc điểm để nhận biết một hệ thống Nông lâm kết hợp 4

2.3.Lợi ích của các hệ thống Nông lâm kết hợp 4

2.3.1.Các lợi ích trực tiếp 4

2.3.2.Các lợi ích gián tiếp 5

2.4 Cơ sở của việc đánh giá hiệu quả các mô hình NLKH 6

2.4.1.Quan điểm tổng hợp 6

2.4.2.Quan điểm lãnh thổ 6

2.4.3.Quan điểm phát triển 6

2.5.Lịch sử hình thành và phát triển của NLKH 6

2.5.1.Lịch sử phát triển NLKH trên thế giới 6

2.5.2 Lịch sử phát triển NLKH ở Việt Nam 8

PHẦN 3: MỤC TIÊU,ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10

3.1 Mục tiêu nghiên cứu 10

3.2 Đối tượng nghiên cứu 10

3.3.Phạm vi nghiên cứu 10

3.4.Nội dung nghiên cứu 10

3.5.Phương pháp nghiên cứu 11

3.5.1.Phương pháp thu thập số liệu 11

3.5.2.Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu 11

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 15

4.1.Điều kiện tự nhiên,tài nguyên và kinh tế xã hội của xã Trường Thủy 15

4.1.1Điều kiện tự nhiên 15

4.1.1.1.Vị trí địa lý, diện tích tự nhiên và địa hình 15

Trang 4

4.1.1.3.Thời tiết và khí hậu 15

4.1.1.4.Thủy văn 15

4.1.2.Các nguồn tài nguyên 16

4.1.2.1.Tài nguyên đất 16

4.1.2.2.Tài nguyên nước 16

4.1.2.3.Tài nguyên rừng 17

4.1.3 Điều kiện kinh tế- xã hội của xã Trường Thủy 17

4.1.3.1 Điều kiện kinh tế 17

4.1.3.2.Cơ sở hạ tầng 18

4.1.3.3.Điều kiện xã hội 19

4.2.Điều tra tổng quát các mô hình NLKH tại xã Trường Thủy 22

4.3.Khảo sát thực địa từng loại mô hình NLKH ở xã Trường Thủy 24

4.3.1 Mô hình V-R 24

4.3.2 Mô hình VCCN 25

4.3.3 Mô hình R-V-C 27

4.3.4 Mô hình V-A-C 29

4.3.5 Mô hình R-V-A-C 31

4.3.6 Mô hình R-V-C-Rg 33

4.4.Đánh giá hiệu quả 1 số mô hình: về kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái 35

4.4.1.Hiệu quả kinh tế 35

4.4.2.Hiệu quả xã hội 37

4.4.3.Hiệu quả môi trường 38

2.4.4.Đánh giá tính hiệu quả của các hệ thống NLKH tại xã Trường Thủy 40

4.5 Đề xuất giải pháp góp phần phát triển Nông lâm kết hợp tại địa phương 41

4.5.1.Nhóm giải pháp lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện địa phương 41

4.5.2.Nhóm giải pháp kỹ thuật sử dụng đất tổng hợp và bền vững 41

4.5.3 Nhóm giải pháp thị trường 42

Trang 5

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43

5.1.Kết luận 43

5.2.Kiến nghị 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1: Cơ cấu diện tích đất đai xã Trường Thuỷ 16

Bảng 4.2: Tỷ trọng các ngành kinh tế xã Trường Thủy giai đoạn 2006-2010 17

Bảng 4.3: Đánh giá tổng hợp các nhân tố bằng sơ đồ SWOT 20

Bảng 4.4: Điều tra về cơ cấu các mô hình NLKH tại địa bàn nghiên cứu 23

Bảng 4.5: Kết quả khảo sát mô hình V-R 24

Bảng 4.6: Kết quả khảo sát mô hình VCCN 26

Bảng 4.7: Kết quả khảo sát mô hình R-V-C 28

Bảng 4.8: Kết quả khảo sát mô hình V-A-C 30

Bảng 4.9: Kết quả khảo sát mô hình R-V-A-C 31

Bảng 4.10: Kết quả khảo sát mô hình R-V-C-Rg 33

Bảng 4.11: Hiệu quả kinh tế của các mô hình thông qua 4 chỉ tiêu định lượng 36 Bảng 4.12: Hiệu quả kinh tế các mô hình thông qua 5 chỉ tiêu định tính 36

Bảng 4.13: Hiệu quả xã hội các mô hình thông qua 3 chỉ tiêu định lượng 37

Bảng 4.14: Hiệu quả xã hội của các mô hình thông qua 7 chỉ tiêu định tính 38

Bảng 4.15: Hiệu quả môi trường của các mô hình thông qua 10 chỉ tiêu định tính 39

Bảng 4.16: Đánh giá hiệu quả tổng hợp 40

Trang 7

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH

Sơ đồ 2.1: Tác động của phương thức canh tác 8Hình 1: Mô phỏng lát cắt sinh thái của hộ ông Nguyễn Văn Kiên (thôn Đại Thủy) 25Hình 2: Mô phỏng lát cắt sinh thái của hộ ông Nguyễn Văn Long (thôn Lục Sơn) 27Hình 3: Mô phỏng lát cắt sinh thái của bà Phạm Thị Tuyết ( thôn Hồng Giang) 29Hình 4: Mô phỏng lát cắt sinh thái của ông Bùi Đinh Vĩnh ( thôn Vườn Hoa) 31Hình 5: Mô phỏng lát cắt sinh thái của mô hình ông Bùi Đức Cẩm (thôn Hương Thủy) 33Hình 6: Mô phỏng lát cắt sinh thái của mô hình bà Nguyễn Thị Cúc ( thôn Kim Tiền) 35

Trang 8

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Đề tài " Điều tra cơ cấu và đánh giá hiệu quả các mô hình NLKH tại xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình" là kết quả nghiên cứu bướcđầu của tôi tại xã Trường Thủy Thông qua những kết quả của mô hình ngườidân địa phương nói riêng và người dân nông thôn miền núi nói chung sẽ cónhững hiểu biết khá toàn diện về các mô hình Nông lâm kết hợp hơn Người dân

sẽ biết lựa chọn mô hình phù hợp để xây dựng sao cho phù hợp với điều kiệncủa gia đình mình, biết lựa chọn những loài cây có tính thích nghi cao và cách

bố trí các cây trồng, vật nuôi trong mô hình Thông qua đề tài này ngoài việc bổsung, củng cố các kiến thức đã được học bản thân tôi cũng trau dồi được nhữngkiến thức thực tế, trò chuyện và hiểu biết hơn về tâm tư, nguyện vọng của ngườidân nông thôn miền núi

Khóa luận của tôi hướng đến mục tiêu là nghiên cứu các mô hình Nông lâmkết hợp nhằm có cái nhìn tổng thể và chi tiết về từng mô hình tại địa phương từ

đó đặt cơ sở cho việc cải tiến hoặc thay đổi một mô hình phù hợp hơn Thôngqua đó để đánh giá hiệu quả của một số mô hình Nông lâm kết hợp điển hình,góp phần phát triển các mô hình nông lâm kết hợp, nâng cao đời sống người dân

và bảo vệ môi trường sinh thái tại địa bàn nghiên cứu

Để thực hiện các mục tiêu đó thì tôi đã sử dụng các phương pháp nghiêncứu sau:

-Phương pháp thu thập số liệu:

+Thu thập các số liệu sơ cấp, thứ cấp và kế thừa các tài liệu sẵn có

+ Khảo sát thực tế một số mô hình NLKH trong địa bàn nghiên cứu

+Sử dụng phương pháp RRA và PRA

-Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu:

-Tính toán,xử lý, phân tích các số liệu bằng phần mềm Excel

-Sử dụng các bảng để minh họa cho cho các kết quả nghiên cứu

- Sử dụng phần mềm Map info để vẽ mô phỏng lát cắt sinh thái của các môhình

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của xã bằng sơ đồ SWOT.-Xây dựng các chỉ tiêu định tính và định lượng

Đề tài của tôi nghiên cứu nhiều nội dung khác nhau trong đó đã đạt được

Trang 9

các kết quả nổi bật là:

- Điều tra được 6 loại mô hình Nông lâm kết hợp phổ biến ở địa phương và

cơ cấu của chúng

- Đánh giá được hiệu quả của các mô hình NLKH qua các thông số về kinh

tế, xã hội và môi trường

-Thông qua đề tài nêu ra được các mô hình có hiệu quả khá toàn diện trongviệc phát triển NLKH tại địa phương là : V-A-C, R-V-A-C và R-V-C-Rg

Thông qua việc điều tra và đánh giá thì chúng tôi rút ra các kết luận sau:

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Trường Thủy rất thích hợp đểphát triển các mô hình NLKH theo hướng sản xuất hàng hóa

-Xã Trường Thủy có 6 mô hình NLKH chính phân bố ở 9 thôn trong đó môhình R-V-C là mô hình được áp dụng nhiều nhất tại địa phương

-Qua điều tra thực địa các mô hình tại địa phương thì mô hình nào càngnhiều thành phần thì càng bền vững và mức độ tương tác giữa các thành phầncàng cao

- Để nâng cao hiệu quả của các mô hình NLKH cần thực hiện các giải pháp

về lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp; các giải pháp về kỹ thuật và các giảipháp thị trường

Để giúp cho việc phát triển các mô hình Nông lâm kết hợp ở địa phươngphát triển mọt cách hiệu quả thì chúng tôi đưa ra các kiến nghị sau:

-Nhà nước cần đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng để người dân địa phương

có được những điều kiện tốt nhất để phát triển NLKH

-Cán bộ địa phương cần quan tâm theo sát, hướng dẫn cho người dân để lựachọn và xây dựng một mô hình NLKH phù hợp

- Cần có những nghiên cứu sâu hơn, rộng hơn để đánh giá tính bền vữngcủa các mô hình NLKH

Trang 10

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

V-A-C Vườn- Ao- Chuồng

R-V-A-C Rừng- Vườn- Ao- Chuồng

R-V-C-Rg Rừng- Vườn- Chuồng- Ruộng

Trang 11

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên trên 33 triệu ha.Dải đất liền ViệtNam mang hình chữ S, kéo dài từ vĩ độ 23023’ Bắc đến 80 27’ Bắc, dài 1.650 kmtheo hướng bắc nam, phần rộng nhất trên đất liền khoảng 500 km; nơi hẹp nhấtgần 50 km Địa hình Việt Nam đa dạng: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lụcđịa, phản ánh lịch sử phát triển địa chất, địa hình lâu dài trong môi trường giómùa, nóng ẩm, phong hóa mạnh mẽ Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc -Đông Nam, được thể hiện rõ qua hướng chảy của các dòng sông lớn Đồi núichiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp tập trung ở vùngTrung Du- miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên Chính vì những yếu

tố về địa hình, khí hậu, phân bố thực vật nên tài nguyên rừng và đất đai ViệtNam rất đa dạng và phong phú

Với đặc điểm của vùng đồi núi Việt Nam là đất đai có dộ dóc cao, cùng vớiđặc điểm khí hậu mưa lớn tập trung theo mùa và nạn phá rừng bừa bãi đã làmcho đất đai bị xói mòn và rửa trôi nghiêm trọng Trong khi quá trình thoái hóađất diễn ra ngày càng nghiêm trọng thì dân số không ngừng tăng lên (năm 1999

là 76,5 triệu người đến năm 2009 là 85,8 triệu người và đến cuối năm 2013 đạtmốc 90 triệu người) Theo dự báo của Liên Hiệp Quốc, dân số Việt Nam sẽ đạt

100 triệu trong nửa sau thập niên 2020, đạt đỉnh cao khoảng 105 triệu vào năm2040.Sự gia tăng dân số nhanh chóng đã gây nên nhiều áp lực về đất canh tác,

an toàn lương thực và sức ép lên tài nguyên thiên nhiên miền núi là rừng, đất vànguồn nước làm các nguồn tài nguyên quý giá này suy giảm nghiêm trọng.Vìvậy con đường để giải quyết thực trạng này là phải tăng diện tích đất canh tác vàtăng năng suất cây trồng, vật nuôi Song việc tăng diện tích đất canh tác bằngcon đường chặt phá rừng ở nước ta trong thời gian qua đã để lại những hậu quảkhôn lường Đất đai bị thoái hóa, khí hậu biến đổi, độ che phủ rừng suy giảmlàm cho hạn hán, lũ lụt diễn ra ngày càng nhiều ảnh hưởng đến năng suất câytrồng, vật nuôi

Không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới đang phải đối mặt vớimâu thuẫn gay gắt là vừa đáp ứng nhu cầu lương thực- thực phẩm cho người dânvừa phải giữ gìn môi trường sinh thái đảm bảo tính ổn định sản xuất Trước tìnhhình đó thì phương thức canh tác Nông lâm kết hợp( NLKH) ra đời như là mộtphương pháp giải quyết tạm thời các mâu thuẫn trên Trải qua thời gian và

1

Trang 12

nhiều sự thay đổi trong phương thức canh tác NLKH thì con người nhận thấyđược phương pháp NLKH là 1 phương pháp khá toàn diện trong việc vừa đápứng nhu cầu lương thực, nâng cao nguồn thu nhập vừa mang lại kết quả caotrong việc cải tạo môi trường, giữ gìn hệ sinh thái Và phương thức NLKH nàycũng khá phù hợp với điều kiện địa hình, khí hậu của đồi núi Việt Nam.

Việc phát triển Nông lâm kết hợp không khó nhưng để đạt được kết quảnhư mong muốn thì phải có được kiến thức tổng hợp về nhiều lĩnh vực, biết bốtrí cơ cấu hợp lý giữa các thành phần để đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế

và môi trường Đồng thời tạo nên được 1 mối quan hệ tương hỗ về kinh tế vàsinh thái giữa các thành phần trong hệ thống Đây chính là điều kiện để xâydựng mô hình Nông lâm kết hợp đem lại hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trườngsinh thái và ổn định kinh tế xã hội nông thôn miền núi 1 cách bền vững

Lệ Thủy là 1 huyện thuộc tỉnh Quảng Bình có diện tích tự nhiên 1420,52km2 với nhiều dạng địa hình phức tạp: khu vực đồi núi ở phía Tây, vùng đồngbằng ở giữa và vùng dãi cát nằm ven biển Chính sự đa dạng về địa hình này đãtạo nên sự đa dạng về hệ thống cây trồng, vật nuôi trong khu vực huyện Huyện

Lệ Thủy có 28 xã, thị trấn nhưng có đến 22 xã có diện tích rừng Đây là điềukiện thuận lợi để phát triển các mô hình NLKH theo hướng sản xuất hàng hóa

Xã Trường Thủy là một xã trung du, miền núi nhưng trong khoảng những nămgần đây đã có những chuyển biến tích cực về kinh tế và xã hội làm thay đổi bộmặt nông thôn của xã nói chung và huyện Lệ Thủy nói riêng Sở dĩ có sự chuyểnbiến đó bởi vì người dân ở đây đã biết phát triển các mô hình NLKH bền vững

và phù hợp với điều kiện của địa phương làm tăng năng suất cây trồng so vớicác phương thức canh tác trước đó Tuy nhiên cùng với các mô hình NLKHđem lại hiệu quả thì vẫn có rất nhiều mô hình kém hiệu quả hoặc đạt hiệu quảkhông cao Chính vì thế để giúp người dân địa phương hiểu và có cái nhìn tổngquát về những mô hình NLKH chính ở địa phương nên tôi tiến hành nghiên cứu

đề tài: "Điều tra cơ cấu và đánh giá hiệu quả của một số mô hình Nông lâm

kết hợp ở xã Trường Thủy, huyện lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình"

Trang 13

PHẦN 2

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1.Khái niệm Nông lâm kết hợp

Nông lâm kết hợp ( NLKH) là một lĩnh vực khoa học mới đã được đề xuất vào thập niên 1960 bởi King(1969) Qua nhiều năm, nhiều khái niệm khác nhau được phát triển để diễn tả hiểu biết rõ hơn về NLKH Sau đây là một số khái niệm khác nhau được phát triển cho đến hiện nay:

NLKH là một hệ thống quản lý đất vững bền làm gia tăng sức sản xuất tổngthể của đất đai, phối hợp sản xuất các loại hoa màu( kể cả cây trồng lâu năm), cây rừng và với gia súc cùng lúc hay kế tiếp nhau trên một diện tích đất, và áp dụng các kỹ thuật canh tác tương ứng với các điều kiện văn hóa xã hội của dân

cư địa phương ( Bene và các cộng sự, 1977)

NLKH là một hệ thống quản lý đất đai trong đó các sản phẩm của rừng và trồng trọt được sản xuất cùng lúc hay kế tiếp nhau trên các diện tích đất thích hợp để tạo ra các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho cộng đồng dân cư tại địaphương (PCARRD, 1979)

NLKH là tên chung của những hệ thống sử dụng đất trong đó các cây lâu năm ( cây gỗ, cây bụi, cọ, tre, hay cây ăn quả, cây công nghiệp ) được trồng có suy tính trên cùng một đơn vị diện tích quy hoạch đất với hoa màu hoặc với vật nuôi dưới dạng xen theo không gian hay theo thời gian Trong các hệ thống NLKH có mối tác động tương hỗ qua lại về cả mặt sinh thái lẫn kinh tế giữa các thành phần của chúng (Lund và Ratia, 1983)

NLKH là một hệ thống sử dụng đất trong đó phối hợp cây lâu năm với hoa màu hay vật nuôi một cách thích hợp với điều kiện sinh thái và xã hội, theo hìnhthức phối hợp không gian và thời gian, để gia tăng sức sản xuất tổng thể của thực vật trồng và vật nuôi một cách bền vững trên một đơn vị diện tích đất, đặc biệt trong các tình huống có kỹ thuật thấp và trên các vùng đất khó khăn

( Nair,1987)

Vào năm 1997, Trung tâm quốc tế về Nghiên cứu NLKH( gọi tắt là

ICRAF) đã xem " NLKH là trồng cây trên nông trại" và định nghĩa nó như là một hệ thống quản lý tài nguyên tự nhiên năng động và lấy yếu tố sinh thái làm chính, qua đó cây được phối hợp trồng trên nông trại và vào hệ sinh thái nông nghiệp làm đa dạng và bền vững sức sản xuất để gia tăng các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho người canh tác ở các mức độ khác nhau

3

Trang 14

2.2.Các đặc điểm để nhận biết một hệ thống Nông lâm kết hợp

Với định nghĩa của ICRAF thì một hệ canh tác sử dụng đất được gọi làNLKH có các đặc điểm sau:

-Bao gồm hai hoặc nhiều hơn hai loại thực vật ( hay thực vật và động vật),trong đó ít nhất phải có một loại thân gỗ lâu năm

-Có ít nhất hai hay nhiều hơn sản phẩm đầu ra từ hệ thống

-Chu kỳ sản xuất thường dài hơn một năm

-Đa dạng hơn về sinh thái ( cấu trúc và nhiệm vụ) và về kinh tế so với canhtác độc canh

-Có một mối quan hệ hỗ tương có ý nghĩa về sinh thái và sinh kế giữathành phần cây thân gỗ và thành phần khác

2.3.Lợi ích của các hệ thống Nông lâm kết hợp

Các lợi ích mà NLKH có thể mang lại rất đa dạng, tuy nhiên có thể chiathành 2 nhóm :

-Nhóm các lợi ích trực tiếp cho đời sống cộng đồng

-Nhóm các lợi ích gián tiếp cho cộng đồng và xã hội

2.3.1.Các lợi ích trực tiếp

- Cung cấp lương thực và thực phẩm: Nhiều mô hình NLKH được hìnhthành và phát triển nhằm vào mục đích sản xuất nhiều loại lương thực, thựcphẩm, có giá trị dinh dưỡng cao đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình Ưu điểm củacác hệ thống NLKH là có khả năng tạo ra sản phẩm lương thực và thực phẩm đadạng trên một diện tích đất mà không yêu cầu đầu vào lớn

- Các sản phẩm từ cây thân gỗ: Việc kết hợp cây thân gỗ trên Nông trại cóthể tạo ra nhiều sản phẩm như gỗ, củi, tinh dầu, để đáp ứng nhu cầu về nguyênvật liệu cho hộ gia đình

- Tạo việc làm: NLKH gồm nhiều thành phần canh tác đa dạng có tác dụngthu hút lao động, tạo nên ngành nghề phụ cho nông dân

- Tăng thu nhập nông hộ: Với sự phong phú về sản phẩm đầu ra và ít đòihỏi về đầu vào, các hệ thống NLKH dễ có khả năng đem lại thu nhập cao cho hộgia đình Các hộ gia đình tận dụng được thời gian, nguồn lao động, tạo ra nhiềuloại sản phẩm hàng hóa, tăng thu nhập cho gia đình và có điều kiện đầu tư trở lạicho cây trồng

Trang 15

- Giảm rủi ro trong sản xuất và tăng mức an toàn lương thực: Nhờ có cấutrúc phức tạp, đa dạng được thiết kế nhằm làm tăng các quan hệ tương hỗ giữacác thành phần trong hệ thống, các hệ thống NLKH thường có tính ổn định caotrước các biến động bất lợi về điều kiện tự nhiên( như dịch sâu bệnh, hạn hán ).

Sự đa dạng về đầu ra cũng góp phần giảm rủi ro về thị trường và giá cho nông hộ

2.3.2.Các lợi ích gián tiếp

a.NLKH trong bảo tồn tài nguyên đất và nước

Các hệ thống NLKH nếu được thiết kế và quản lý thích hợp sẽ có khảnăng: giảm dòng chảy bề mặt, hạn chế xói mòn đất, duy trì độ mùn, cải thiện lýtính của đất, phát huy chu trình tuần hoàn dinh dưỡng làm tăng hiệu quả sử dụngdinh dưỡng của cây trồng và vật nuôi Nhờ vậy làm gia tăng độ phì của đất, tănghiệu quả sử dụng đất và giảm sức ép dân số gia tăng lên tài nguyên đất

Ngoài ra, trong các hệ thống Nông lâm kết hợp do hiệu quả sử dụng chấtdinh dưỡng của cây trồng cao nên làm giảm nhu cầu bón phân hóa học, vì thếgiảm nguy cơ ô nhiễm nguồn nước ngầm

b.NLKH trong bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học

Thông qua việc cung cấp một phần lâm sản cho nông hộ, NLKH có thể làmgiảm tốc độ khai thác lâm sản từ rừng tự nhiên Mặt khác NLKH là phương thứctận dụng đất có hiệu quả nên làm giảm nhu cầu mở rộng đất nông nghiệp bằngkhai hoang rừng Chính vì vậy canh tác NLKH sẽ làm giảm sức ép của conngười vào rừng tự nhiên, giảm tốc độ phá rừng

Các hộ nông dân qua canh tác theo phương thức này sẽ dần dần nhận thứcđược vai trò của cây thân gỗ trong việc bảo vệ đất, nước và sẽ có đổi mới vềkiến thức, thái độ có lợi cho công tác bảo tồn tài nguyên rừng

Việc phối hợp các loài cây thân gỗ vào nông trại đã tận dụng không giancủa hệ thống trong sản xuất làm tăng tính đa dạng sinh học ở phạm vi nông trại

và cảnh quan Chính vì các lợi ích này mà NLKH thường được chú trọng pháttriển trong công tác quản lý vùng đệm xung quanh các khu bảo tồn thiên nhiên

và bảo tồn nguồn gen

c.NLKH và việc làm giảm hiệu ứng nhà kính

Nhiều nghiên cứu xác nhận rằng sự phát triển NLKH trên quy mô lớn cóthể làm giảm khí CO2 và các loại khí gây hiệu ứng nhà kính khác Các cơ chếcủa tác động này có thể là: sự đồng hóa khí CO2 của cây thân gỗ trên nông trại,

gia tăng lượng Cacbon trong đất và giảm nạn phá rừng.( Lê Quang Vĩnh, Giáo

trình Nông lâm kết hợp, 2013).

5

Trang 16

2.4 Cơ sở của việc đánh giá hiệu quả các mô hình NLKH

Để đánh giá hiệu quả của các mô hình NLKH có thực sự bền vững haykhông cần dựa trên 3 quan điểm đánh giá: Quan điểm tổng hợp, quan điểm lãnhthổ và quan điểm phát triển

2.4.1.Quan điểm tổng hợp

Theo quan điểm này thì việc đánh giá hiệu quả các mô hình NLKH dựatrên 3 khía cạnh: kinh tế (lợi ích phải lớn hơn chi phí, gia tăng thu nhập); xã hội(góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo sự công bằng xã hội, nâng cao chất lượngcuộc sống của cộng đồng, tăng cường các yếu tố đảm bảo xã hội của người dân);môi trường (sử dụng, bảo vệ tài nguyên theo hướng tiết kiệm, nâng cao chấtlượng, đảm bảo nâng cao sự tái tạo) Việc đánh giá phải chú ý đến tất cả cáckhía cạnh trên một cách tổng hợp

2.4.2.Quan điểm lãnh thổ

Về bản chất, mô hình nông lâm kết hợp là việc sử dụng đất một cách hợp lí

để tạo ra hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường Do vậy, ở những nơi có đấtđai và điều kiện sinh thái khác nhau có các mô hình sản xuất khác nhau Do vậy,một mô hình có thể thích hợp (hoặc rất thích hợp) đối với vùng sinh thái này,nhưng lại không phù hợp ở vùng sinh thái khác Chính điều đó, nên việc đánhgiá được gắn với từng mô hình trong mỗi địa bàn lãnh thổ cụ thể

2.4.3.Quan điểm phát triển

Mô hình nông lâm kết hợp ngoài việc phát triển dựa trên điều kiện sinhthái, còn chịu tác động mạnh mẽ của các điều kiện kinh tế - xã hội, đặc biệt làthị trường, chính sách và khoa học công nghệ Những yếu tố này luôn thay đổitheo sự phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển của khoa học công nghệ.Trong đánh giá, cần nhìn nhận các mô hình theo quan điểm vận động phát triển

Có những mô hình ra đời sau một chính sách của Nhà nước (ví dụ: vườn rừng),

có mô hình ra đời do tác động của thị trường, đặc biệt là thị trường ngoài nước(ví dụ: vườn cây công nghiệp) Những thay đổi chính sách phát triển kinh tế - xãhội của đất nước và địa phương, nhu cầu vận động của thị trường… là yếu tốquan trọng làm mất đi hoặc xuất hiện, phát triển mạnh các mô hình thích hợp.Những tác động đó cần được chú ý trong đánh giá các mô hình

2.5.Lịch sử hình thành và phát triển của NLKH

2.5.1.Lịch sử phát triển NLKH trên thế giới

Canh tác cây thân gỗ cùng với cây trồng Nông nghiệp trên cùng một đơn vị

Trang 17

diện tích là một tập quán sản xuất lâu đời của nông dân nhiều nơi trên thế giới.Theo King(1987) thời Trung cổ ở châu Âu đã tồn tại một tập quán phổ biến là ''chặt và đốt'' rồi sau đó tiếp tục trồng cây thân gỗ cùng với cây Nông nghiệp hoặcthu hoạch nông nghiệp.Hệ canh tác này còn tồn tại ở Phần Lan cho đến cuối thế

kỷ 19 và vẫn còn ở Đức cho đến tận những năm 1920

Tại châu Á, Trung Quốc được coi là một trong những "cái nôi" nôngnghiệp phương Đông Vào triều đại nhà Hán người ta đã khuyến cáo phát triểncây gỗ cùng với chăn nuôi và canh tác cây nông nghiệp

Vào cuối triều đại nhà Minh một cuốn sách nổi tiếng là "NongzengQuanshu", đã mô tả một kiểu canh tác kết hợp giữa đậu tương và các hàng cây

dẻ gai và cho biết bằng cách này cả hai cây đều sinh trưởng rất hoàn chỉnh.Taungya là một phương thức canh tác được phát triển dựa trên cơ sở hệthống "Waldfeldbau" nổi tiếng của người Đức, trong đó bao gồm canh tác cáccây nông nghiệp ở ngay tại rừng Vào khoảng những năm 50 của thế kỉ XIX, hệthống taungya bắt đầu phát triển rộng rãi ở Myanmar dưới sự bảo hộ của thựcdân Anh trong các đồn điền trồng cây gỗ tếch( Tectona grandis), người laođông được phép trồng cây lương thực giữa các hàng cây chưa khép tán để giảiquyết nhu cầu lương thực hàng năm Phương thức này sau đó được áp dụng rộngrãi ở Ấn Độ và Nam Phi Các nghiên cứu và phát triển các hệ thống kết hợp nàythường hướng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp là chủ yếu , các cây trồng nôngnghiệp chỉ mang tính chất hỗ trợ và không được làm ảnh hưởng đến cây trồnglâm nghiệp Chính vì vậy mà các hệ thống này chưa được xem xét như là một hệthống quản lý sử dụng đất có ý nghĩa cho phát triển nông nghiệp ( Nair,1995).12/1977, hội nghị Lâm nghiệp thế giới lần thứ 8 tổ chức ở Samarang thuộcInđônêxia đã đi đến khẳng định vị trí của hình thức kinh doanh NLKH trongviệc giải quyết lương thực, thực phẩm, xây dựng vốn rừng, bảo vệ đất đai và gópphần giải quyết tận gốc nạn du canh du cư

Đến những năm 1980, khái niệm phát triển NLKH bền vững đã được nêu

ra và đến nay khái niệm này đã trở nên phổ biến Có thể hiểu về phát triển bềnvững một cách đơn giản là: " Phát triển bền vững là sự phát triển toàn diện vàtổng hợp về các mặt kinh tế- xã hội và môi trường trong hiện tại và tương lai.Năm 1992, hội nghị quốc tế về môi trường ở Rio- Dejanneiro đã đi tớitiếng nói chung : phải kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệmôi trường, hướng tới phát triển bền vững phạm vi quốc gia và trên thế giới.Năm 1994 , Walifrad Requel Rola đã đưa ra mô phỏng về các phương thức

7

Phương thức canh tác

Ổn định và phát triển kinh tế- xã hội- bảo vệ môi trường sinh thái.

Tác động về xã hội

Việc làm Nhận thức Tiếp thu kỹ thuật Nhu cầu cuộc sống

Trang 18

canh tác, theo mô phỏng này hiệu quả được đánh giá theo quan điểm tổng hợp.Các ảnh hưởng tác động trên các mặt của một phương thức canh tác được tómtắt theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Tác động của phương thức canh tác

(Mô phỏng theo sơ đồ của W.R.Rola)

Từ sơ đồ trên ta thấy được việc việc phát triển một hệ thống NLKH đang làmột vấn đề được quan tâm và chú trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới

2.5.2 Lịch sử phát triển NLKH ở Việt Nam

Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, các tập quán canh tác NLKH

đã có ở Việt Nam từ rất lâu đời, như các hệ thống canh tác nương rẫy truyềnthống của đồng bào dân tộc ít người, hệ sinh thái vườn nhà ở nhiều vùng địa lýsinh thái trên khắp cả nước

Từ thập niên 60 song song với phong trào thi đua sản xuất, hệ sinh tháiVườn-Ao- Chuồng (VAC) được nhân dân các tỉnh miền Bắc phát triển mạnh mẽ

và lan rộng khắp cả nước Sau đó là các hệ thống Rừng-Vườn-Ao-Chuồng(RVAC) và vườn đồi được phát triển mạnh ở khu vực dân cư miền núi Các hệthống rừng ngập mặn- nuôi trồng thủy sản cũng được phát triển mạnh ở các tỉnhmiền Trung và miền Nam

Trong hai thập niên gần đây phát triển nông thôn miền núi theo phương

Trang 19

thức NLKH ở các khu vực có tiềm năng là một chủ trương đúng đắn của Đảng

và Nhà nước Các chương trình 327, chương trình 135, chương trình 5 triệu harừng (661 ) và chính sách khuyến khích phát triển trang trại đều có liên quan đếnviệc xây dựng và phát triển NLKH tại Việt Nam

9

Trang 20

PHẦN 3 MỤC TIÊU,ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu các mô hình Nông lâm kết hợp nhằm có cái nhìn tổng thể vàchi tiết về từng mô hình tại địa phương từ đó đặt cơ sở cho việc cải tiến hoặcthay đổi một mô hình phù hợp hơn

- Đánh giá hiệu quả của một số mô hình Nông lâm kết hợp điển hình, gópphần phát triển các mô hình nông lâm kết hợp, nâng cao đời sống người dân vàbảo vệ môi trường sinh thái tại địa bàn nghiên cứu

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng khóa luận nghiên cứu là các hệ thống NLKH chính, các phươngthức sản xuất NLKH phổ biến đang được người dân địa phương xã TrườngThủy áp dụng

3.3.Phạm vi nghiên cứu

-Nghiên cứu các diện tích đang sản xuất Nông lâm kết hợp tại địa phương.-Các thông tin và số liệu về tổng quan tài liệu nghiên cứu trong lĩnh vựcNông lâm kết hợp được tổng hợp từ năm 2005 đến nay

- Các kết quả điều tra, khảo sát phân loại các hệ thống NLKH và các tàiliệu về đặc điểm dân sinh, kinh tế xã hội và đánh giá chung về hiệu quả kinh tếcủa cả hệ thống từ năm 2005 đến nay

- Mẫu điều tra: Để đảm bảo tính thực tiễn của đề tài tôi đã tiến hành phỏngvấn 30 hộ trong toàn xã, đảm bảo thôn nào cũng có ít nhất 2 hộ tham gia Ngoài

ra trước khi tiến hành phỏng vấn tôi đã tham khảo ý kiến của UBND xã để cóthể chọn ra các hộ có tính đại diện cho thôn

3.4.Nội dung nghiên cứu

Để hướng tới việc giải quyết các mục tiêu nghiên cứu của đề tài tôi tiếnhành nghiên cứu các nội dung sau:

Tìm hiểu điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội của xã Trường Thủy

Điều tra tổng quát các mô hình NLKH tại xã Trường Thủy

Trang 21

Khảo sát thực địa từng mô hình NLKH tại xã Trường Thủy.

Đánh giá hiệu quả các mô hình: về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái

Đề xuất giải pháp góp phần phát triển NLKH tại địa phương

3.5.Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện tốt các nội dung nghiên cứu của đề tài thì tôi tiến hành cácphương pháp nghiên cứu sau:

3.5.1.Phương pháp thu thập số liệu

-Thu thập các số liệu sơ cấp

-Thu thập số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh

tế-xã hội, các hệ thống NLKH trong toàn tế-xã

-Kế thừa các tài liệu sẵn có về tình hình phát triển NLKH tại địa phương,các báo cáo khoa học về NLKH từ năm 2005 đến nay

- Khảo sát thực tế một số mô hình NLKH trong địa bàn nghiên cứu

-Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) đểđánh giá nhanh và cho điểm các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường

-Sử dụng phương pháp RRA phỏng vấn bán cấu trúc (có bộ câu hỏi đãsoạn) để thu thập số liệu để thu thập các thông tin về diện tích; thành phần câytrồng, vật nuôi; thu; chi; số công lao động; hiệu quả kinh tế

3.5.2.Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

Sau khi thu thập đầy đủ các số liệu tôi tiến hành:

-Tính toán,xử lý, phân tích các số liệu bằng phần mềm Excel về diện tích,hiệu quả kinh tế, số công lao động

-Sử dụng các bảng để minh họa cho cho các kết quả nghiên cứu

- Sử dụng phần mềm Map info để vẽ mô phỏng lát cắt sinh thái của các mô hình

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của xã bằng sơ đồ SWOT.-Xây dựng các chỉ tiêu định tính, định lượng và phương pháp cho điểm cácchỉ tiêu định tính để đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường sinh tháicủa các mô hình.:

+ Phương pháp cho điểm các chỉ tiêu định tính về kinh tế:

Đầu tư thấp/ ha là chỉ tiêu thể hiện nguồn vốn bỏ ra ban đầu cho mô hình

< 9 triệu/ha: tốt(+++); 9-15 triệu/ha: trung bình( ++); >15 triệu/ha: Yếu(+)

11

Trang 22

Khả năng bán sản phẩm dễ là chỉ tiêu thể mức độ cung cấp các sản phẩmcủa mô hình nhỏ hơn nhu cầu thực sự của xã hội Cung < cầu: tốt(+++); cung ~cầu: trung bình( ++); cung> cầu: yếu( ++).

Mức độ rủi ro là chỉ tiêu thể hiện mức độ tác động nguy hiểm từ 3 yếu tốdịch bệnh, thiên tai và thị trường Không hoặc chỉ ảnh hưởng bởi 1 yếu tố: tốt( +++); ảnh hưởng bởi 2 yếu tố: trung bình( ++); ảnh hưởng bởi cả 3 yếu tố: yếu( +)

Thu nhập ổn định là chỉ tiêu cho thấy hiệu quả kinh tế từ các thành phầnqua các năm có sự biến động không nhiều, nguồn thu có được từ càng nhiềuthành phần thì thu nhập càng ổn định Nguồn thu có được từ 4 thành phần: tốt( +++); nguồn thu có được từ 3 thành phần: trung bình( ++); nguồn thu có được từ

2 thành phần: yếu( +)

Hiệu quả kinh tế cao là chỉ tiêu thể hiện mức ( thu-chi)/ha/ năm > 50triệu: tốt(+++); 18-50 triệu: trung bình( ++); <18 triệu: yếu( +)

+ Phương pháp cho điểm các chỉ tiêu định tính về xã hội:

Dễ áp dụng và phù hợp điều kiện địa phương là tiêu chí thể hiện viêc dễdàng xây dưng quản lý hệ thống và các cây trồng, vật nuôi trong hệ thống sinhtrưởng và phát triển bình thường trong điều kiện tự nhiên- xã hội của địaphương Dễ áp dụng và phù hợp điều kiện địa phương: tốt(+++); khó áp dụngnhưng phù hợp điều kiện tự nhiên: trung bình(++); khó áp dụng và chưa phù hợpđiều kiện tự nhiên: yếu(+)

So sánh tổng sinh khối hệ thống với mô hình nông nghiệp độc canh >1.5lần: tốt(+++); 1-1.5 lần: trung bình (++); >1: yếu(+)

Mức độ chấp nhận của người dân là tiêu chí đánh giá rất quan trọng, nếuvốn đầu tư cho hệ thống canh tác càng thấp thì càng có nhiều hộ chấp nhận Nếumức độ chấp nhận cao: tốt(+++); mức độ chấp nhận trung bình: trung bình (++);mức độ đánh giá thấp: yếu(+)

Mức độ cải tiến kỹ thuật công nghệ là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuậtcông nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi trongtừng thành phần của hệ thống: Nếu áp dụng kỹ thuật công nghệ với >1 thànhphần trong hệ thống: tốt(+++); áp dụng với 1 thành phần trong hệ thống: trungbình(++) và không áp dụng : yếu(+)

Mức độ quan tâm, giúp đỡ từ chính quyền và nông dân khác: Được quantâm, giúp đỡ nhiều: tốt(+++); có quan tâm, giúp đỡ: trung bình(++); ít quan tâm,giúp đỡ: yếu(+)

Trang 23

Giải quyết công ăn việc làm và việc xem có bao nhiêu lao động có công

ăn việc làm thường xuyên trong năm 3 người trở lên: tốt(+++); 2 người: trungbình(++); <2 người: yếu(+)

Đa dạng hóa sản phẩm là số lượng sản phẩm chính thu được trong mô hình:

>4 sản phẩm: tốt(+++); 3-4 sản phẩm: trung bình(++); 2 sản phẩm: kém (+)

+ Phương pháp cho điểm về các chỉ tiêu định tính về môi trường sinh thái:

Khả năng tận dụng đất để trồng xen cây ngắn ngày Che phủ >5 tháng:tốt(+++); che phủ 2-3 tháng: trung bình(++); che phủ < 2 tháng: yếu(+)

Thời gian trồng xen giữa cây lâu năm và cây ngắn ngày Cả chu kỳ, luâncanh: tốt (+++); cả chu kỳ, quảng canh : trung bình (++); kết hợp thời gian đầu:kém(+)

Phối trí các hàng cây theo đường đồng mức (không tính ở nơi đất bằng) làchỉ báo nói lên khả năng chống xói mòn của đất vào mùa mưa Trùng với đườngđồng mức: tốt(+++); chếch một góc <450 : trung bình(++); chếch góc = 450:kém(+)

Khả năng chắn gió qua việc phối trí cây lâu năm với hướng gió Vuônggóc hướng gió: tốt(+++); chếch góc 450 : trung bình(++); song song: yếu (+)

Sử dụng hợp lý các tầng đất Nếu hệ rễ của các loài phân bố ở các tầng đấtkhác nhau: tốt(+++); có ít nhất một loài mà hệ rễ phân bố ở tầng đất khác: trungbình(++);các loài cây có hệ rễ phân bố cùng một tầng đất: yếu(+)

Sử dụng các sản phẩm sau thu hoạch làm phân, giữ ẩm đất Các sản phẩmnhiều, đa dạng: tốt(+++); các sản phẩm nhiều, kém đa dạng: trung bình(++); cácsản phẩm ít, kém đa dạng: yếu(+)

Sử dụng hợp lý không gian tận dụng ánh sáng mặt trời thể hiện ở sự phâncấp tầng tán Nếu mô hình có >4 tầng: tốt(+++); 3 tầng: trung bình(++); 2tầng:yếu(+)

Cải tạo tiểu khí hậu của khu vực thông qua việc làm khí hậu mát mẻ vàomùa hè, ấm áp vào mùa đông

Sử dụng phân chuồng và phân hóa học ít nhằm bảo vệ môi trường Sửdụng ít: tốt(+++);sử dụng vừa: trung bình(++); sử dụng nhiều: yếu(+)

Mức độ da dạng loài, đa dạng nguồn gen của cây bản địa là xem xét sốloài cây bản địa trong mô hình >4 loài: tốt(+++); 3 loài: trung bình(++); 2 loài :yếu(+)

13

Trang 24

-Đối với các thông tin định tính tiến hành tổng hợp, phân tích và đánh giá

có tư duy logic Đối với các số liệu định lượng tiến hành kiểm tra lại để đảm bảo

độ chính xác, sau khi kiểm tra xong mới nhập số liệu vào máy tính

Trang 25

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.Điều kiện tự nhiên,tài nguyên và kinh tế xã hội của xã Trường Thủy

4.1.1Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1.Vị trí địa lý, diện tích tự nhiên và địa hình

Xã Trường Thủy là một xã trung du, miền núi nằm ở phía Đông Bắc củahuyện Lệ Thủy với tổng diện tích tự nhiên là 2075,5 ha chiếm 3,29% tổng diệntích tự nhiên của huyện

Xã Trường Thuỷ có 7 km hệ thống đường Hồ Chí Minh nhánh Đông đi qua

và có tổng cộng 9 thôn bao gồm: Long Thủy, Đại Thủy, Hồng Giang, HươngThủy, Vườn Hoa, Lục Sơn, Cồn Thi, Lục Giang, Kim Tiền

Đất đai chủ yếu được sử dụng để trồng rừng sản xuất, diện tích đất sản xuấtnông nghiệp chiếm một tỉ lệ nhỏ so với toàn huyện, chủ yếu nằm ở các khe nhỏ

do đó rất khó khăn trong việc cải tạo và canh tác đối với người dân

4.1.1.3.Thời tiết và khí hậu

Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa khắc nghiệt của miền Trungvới mùa hè nóng, khô và mùa mưa muộn Mùa hè kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9với gió tây - nam khô nóng hình thành, mùa đông kéo dài từ tháng 10 năm trướcđến tháng 3 năm sau cũng chính là mùa mưa rét bửi, thời gian này thường xuyên

có gió mùa Đông-Bắc hình thành từ lục địa đổ bộ xuống phía nam, đến địa bàngây mưa rét nhiều

Nhiệt độ bình quân năm của khu vực từ 24-250C Lượng mưa trung bình từ

2100 đến 2500 mm chủ yếu tập trung vào các tháng: 9,10,11 Lượng mưa trongcác tháng này chiếm 65% lượng mưa cả năm, độ ẩm không khí trung bình từ 82đến 85%

4.1.1.4.Thủy văn

Hệ thống thủy văn của xã bao gồm các khe suối nhỏ và sông Đại Giang,nguồn nước sử dụng chủ yếu là hệ thống nước của sông và các khe suối nhỏchảy qua địa bàn xã Trong mùa mưa lũ, tổng lượng dòng chảy chiểm 60 - 80%tổn lượng dòng chảy trong cả năm Tháng có lũ lớn nhất là tháng 9 và 10 Tổnglượng lũ tháng lớn nhất chiếm từ 24 đến 31% tổng lượng dòng chảy trong năm

Về mùa mưa thường xảy ra lũ lụt bất thường gây khó khăn cho đời sống ngườidân và ảnh hưởng đến sản xuất

15

Trang 26

4.1.2.Các nguồn tài nguyên

4.1.2.1.Tài nguyên đất

Xã Trường Thủy có diện tích tự nhiên là: 2075,5 ha chiếm 3,29% diện tích

tự nhiên của huyện, đất đai xã chủ yếu thuộc loại đất đỏ Bazan được hình thànhtrên các trầm tích sông suối hàng năm đều có sự bồi đắp của bởi các hạt và hàmlượng chất hữu cơ khác nhau Nhìn chung đất có thành phần cơ giới từ trungbình tới khá, độ pH từ 4,15 - 6, tổng hàm lượng mùn và lân từ trung bình đếnkhá thích hợp cho phát triển lâm nghiệp và các loại cây trồng hàng năm

Bảng 4.1: Cơ cấu diện tích đất đai xã Trường Thuỷ

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp xã,2009)

Do trình độ thâm canh sản xuất nông nghiệp còn thấp và chưa có biện phápbảo vệ môi trường nên các hoạt động sản xuất nông nghiệp đã làm đất bị suythoái, chủ yếu là xói mòn, rửa trôi bạc màu, tuy nhiên trong những năm gần đâyviệc trồng rừng trên địa bàn xã được đẩy mạnh, độ che phủ được tăng lên đãngăn ngừa một phần tiêu cực đến môi trường

4.1.2.2.Tài nguyên nước

Nguồn nước chủ yếu của xã được cung cấp từ nguồn nước của sông ĐạiGiang và các khe suối, hệ thống nước ngầm hiện nay cơ bản đáp ứng được yêucầu của người dân tuy nhiên trong tương lai cần chú ý bảo vệ nguồn nước tránh

bị ô nhiễm bởi các hoạt động con người

Việc mất rừng gây nên sự suy thoái về trữ lượng nước và làm ô nhiễm môitrường nước Dạng nhiễm khuẩn phổ biến là cát bùn làm tăng độ đục của sông

Trang 27

suối, việc sử dụng phân hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nôngnghiệp ít nhiều cũng đã tác động đến môi trường nước của địa phương.

4.1.2.3.Tài nguyên rừng

Diện tích rừng trên địa bàn xã Trường Thủy hiện có 1215,77 ha chiếm61,86% diện tích tự nhiên, bao gồm toàn bộ là rừng trồng sản xuất

4.1.3 Điều kiện kinh tế- xã hội của xã Trường Thủy

4.1.3.1 Điều kiện kinh tế

a.Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua cùng với sự phát triển chung của huyện, nền kinh tế

xã Trường Thủy đã có những bước tăng trưởng Cơ cấu kinh tế đã có nhữngchuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng giá trị ngành nông, lâm, thủy sản giảm dần, tỷtrọng ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ tăng khá nhanh

Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm liên tục tăng, trong giai đoạn

2006-2010 đã đạt được một số chỉ tiêu sau:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn bình quân 5 năm (2006- 2010)đạt 19,9%

-Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 10.500.000 đồng

-Tổng sản lượng lương thực đạt 419,9 tấn

b.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng với việc giảm dần tỷ trọng ngànhNông-lâm nghiệp-thủy sản, tăng ngành Công nghiệp-xây dựng và các ngànhDịch vụ

Bảng 4.2: Tỷ trọng các ngành kinh tế xã Trường Thủy giai đoạn 2006-2010

ĐVT: %

2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

1 Ngành nông-lâm nghiệp-thủy sản 66,70 64,90 63,10 61,70 61,00

2 Ngành công nghiệp-xây dựng 17,20 17,50 17,10 18,30 19,10

3 Các ngành dịch vụ 16,10 17,60 19,80 20,00 19,90

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Lệ Thủy)

Theo bảng 4.2, thì nền kinh tế của xã hiện nay có sự chuyển dịch nhanh, tỷtrọng ngành Nông, Lâm,Ngư nghiệp giảm dần, tỷ trọng ngành công nghiệp- xâydựng, dịch vụ tăng khá nhanh

17

Trang 28

4.1.3.2.Cơ sở hạ tầng

a.Giao thông, thủy lợi

Hiện nay trên địa bàn xã đã có 8 km đường thôn liên xã đã được đầu tưkhang trang với quy mô đường loại B theo quy định của Bộ GTVT

Nhìn chung hệ thống giao thông trên địa bàn xã được phân bố khá hợp lý,thuận lợi về hướng, tuyến tạo điều kiện cho việc giao lưu hàng hóa với các khuvực lân cận

Toàn xã có 25,0 ha đất thủy lợi chiếm 1,2% diện tích đất tự nhiên của toàn

xã Xã đã huy động hàng ngàn ngày công nâng cấp các tuyến kênh mương phục

vụ sản xuất nông nghiệp, cơ bản đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho phần lớn diệntích đất nông nghiệp của xã Mạng lưới thủy lợi và các công trình phục vụ thủylợi của xã được quan tâm tu bổ, nâng cấp, đảm bảo tưới tiêu phục vụ sản xuất.c.Hệ thống điện và Bưu chính viễn thông:

Hệ thống điện của xã cũng được đầu tư tương đối hoàn chỉnh.Thực hiệnnâng cấp hệ thống lưới điện nông thôn theo chương trình dự án REII (dự án điệnnông thôn) và thực hiện dự án KFW nhằm nâng cấp hệ thống lưới điện nôngthôn Hệ thống lưới điện phục vụ sản xuất nông nghiệp ngày càng hoàn chỉnh.Diện tích đất bưu chính viễn thông của toàn xã có 0,03 ha chiếm 0,001%diện tích đất tự nhiên Tỉ lệ người sử dụng điện thoại cố định và điện thoại diđộng ngày càng tăng

d.Cơ sở văn hóa, y tế, giáo dục:

Diện tích đất cơ sở văn hóa của toàn xã có 1,58 ha, chiếm 0,08% diện tíchđất tự nhiên Phương tiện thông tin đại chúng tăng nhanh, chuyển tải kịp thời cácchủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và đáp ứng yêu cầu đờisống văn minh, tinh thần cho nhân dân, 9/9 thôn đều có loa truyền thanh

Hiện nay trong toàn xã có 0,25 ha đất y tế Các trang thiết bị phục vụ khámchữa bệnh ngày càng được đầu tư khang trang, hiện đại

Diện tích đất cơ sở giáo dục của toàn xã có 1,62 ha Quy mô trường lớp,chất lượng dạy và học không ngừng được mở rộng và nâng cao Cơ sở trườnglớp đã đầu tư hàng trăm triệu đồng cho xây dựng cơ cở vật chất kỹ thuật và muasắm trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học

4.1.3.3.Điều kiện xã hội

a Dân số, lao động, việc làm

Trang 29

Theo số liệu tổng hợp năm 2012 tổng số nhân khẩu của xã là 1.596 ngườiphân bố tại 9 thôn, 485 hộ Bình quân nhân khẩu/hộ là 3 Mật độ dân số trungbình là 76,89 người/Km2, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,1%.

Tổng số lao động của toàn xã là 1.136 lao động chiếm 62,28% tổng dân sốcủa xã trong đó lao động nông nghiệp chiếm 95,01% Lao động ở đây chủ yếutheo mùa vụ, trong những tháng nông nhàn người lao động trẻ có thể làm một sốviệc như phụ nề, làm mộc Do đó thu nhập của người dân trên địa bàn xã đạt10,5 triệu đồng/người/năm Và cũng do đặc điểm là xã miền núi trung du nênlao động chưa được đào tạo và trình độ có hạn do đó chưa tiếp nhận và vận dụngđược những kỹ thuật và thông tin một cách có hiệu quả

b.Y tế, giáo dục

Trong 5 năm( 2006-2010) trên địa bàn xã không có dịch bệnh lớn Thựchiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống sốt rét và tiêmchủng mở rộng Thực hiện tốt VSATTP nên không có dịch bệnh xảy ra trên địabàn Công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn được quan tâm Nhiềunăm liền trạm y tế xã được công nhận đơn vị vững mạnh

Hiện nay,phong trào xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh và có hiệu quảhơn Giữ vững được phổ cập tiểu học và trung học cơ sở Tỉ lệ học sinh đạt khá,giỏi và học sinh đỗ vào Đại học, Cao đẳng ngày càng tăng Phong trào khuyếnhọc khuyến tài được các ban ngành, các tổ chức đoàn thể, các thôn tích cựchưởng ứng, có tác động tích cực trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục

c.Văn hóa- thông tin

Xã đã tập trung chăm lo xây dựng môi trường văn hóa, đời sống văn hóa ở

cơ sở; văn nghệ ở thôn được phục hồi và phát triển, 9/9 thôn có đội văn nghệ,7/9 thôn có đội bóng chuyền nữ, 9/9 thôn có đội bóng chuyền nam.Toàn xã hiệnnay có 87,2% hộ có tivi, phương tiện nghe nhìn; 84% hộ có xe máy và phươngtiện đi lại

Đến năm 2010 trên địa bàn xã đã có 3 làng văn hóa cấp huyện đạt 33,3% ;

03 khu dân cư tiên tiến, tỉ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 70%, chất lượngcác hoạt động thông tin, báo chí, truyền thanh ngày càng được nâng cao, tệ nạn

xã hội từng bước được đẩy lùi, bộ mặt nông thôn ngày càng được đổi mới

19

Trang 30

d.Các chính sách xã hội.

Đến năm 2013 tỉ lệ hộ nghèo toàn xã còn khoảng 12,4% trong khi năm

2009 tỷ lệ hộ nghèo là 17,8% Xã đã tổ chức thực hiện kịp thời và có hiệu quảcác chính sách an sinh xã hội Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đượcđẩy mạnh với các lớp đào tạo nghề ngắn hạn đã tạo cơ hội việc làm và ngànhnghề mới cho lao động nông thôn

Các chương trình phát triển Nông thôn hay đề án phát triển Nông thôn mới

là những tiền đề cho việc phát triển kinh tế trên toàn xã

Bảng 4.3: Đánh giá tổng hợp các nhân tố bằng sơ đồ SWOT

Đất đai -Diện tích đất

rộng lớn

-Nhiều đất dóc, đất gò đồinên đất khô cằn nghèo dinhdưỡng

Tiềm năng phát triển rừng trồng

và cây công nghiệp

-Quá trình rửa trôi, xói mòn mạnh Đất bị bạc màu nhanh

bị xói mòn, rửatrôi

Phát triển hệ thống ao, hồ, nuôi trồng thủy sản

Suy thoái về số lượng và chất lượng nếu mất rừng Nước ở sông suối bị ô nhiễm

Tạo ra nhiều sảnphẩm đa dạng quanh năm

Ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, vật nuôi

hệ thống cơ sở

hạ tầng hiện đại

Tạo điều kiện giao lưu kinh tế giữa các vùng

Cần có nguồn vốn đầu tư lớn

để tiến hành xâydựng cơ sở hạ tầng đồng bộ và đầy đủ cho nhândân

Nguồn Đa số mỗi gia Một số gia Có thể vay vốn Do thủ tục rườm

Ngày đăng: 11/04/2016, 08:15

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w