Khảo sát thực địa từng loại mô hình NLKH ở xã Trường Thủy

Một phần của tài liệu Điều tra cơ cấu và đánh giá hiệu quả một số mô hình nông lâm kết hợp tại xã trường thủy, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 34 - 53)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Khảo sát thực địa từng loại mô hình NLKH ở xã Trường Thủy

Do thời gian thực hiện khóa luận khá ngắn nên trong phạm vi đề tài tôi đã tiến hành điều tra 30 hộ thuộc cả 6 mô hình. Mỗi mô hình tôi chọn 5 hộ điều tra và đảm bảo các hộ được chọn phải ở các thôn khác nhau.

4.3.1. Mô hình V-R

Mô hình V-R là những khu đất được sử dụng trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả theo hướng thâm canh theo kiểu làm vườn để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm có giá trị hàng hóa cao và là những cây đặc sản của vùng. Dưới đây là kết quả điều tra tổng quát về mô hình V-R:

Bảng 4.5: Kết quả khảo sát mô hình V-R

Ghi chú

Diện tích của mô hình V-R

Diện tích Rừng

Lớn nhất: 1.2 ha Nhỏ nhất: 0.25 ha Trung bình: 0.69 ha Diện tích

Vườn

Lớn nhất: 0.3 ha Nhỏ nhất: 0.2 ha Trung bình: 0.27 ha

Cơ cấu của V-R

Tầng cây chính

Có thể trồng các cây lâm nghiệp như là: Keo, tràm, bạch đàn, thông nhựa, huỵnh,lát... hoặc các loài cây ăn quả như mít, vải, xoài, cam, quýt, bưởi, mãng cầu...

Xung quanh V-R cũng được trồng các hàng rào xanh gồm các cây đa mục đích để chống sự phá hoại của trâu, bò, gia súc như tre,mây, vong, keo dậu...

Tầng cây thấp

Trồng một số loài cây nhằm tận dụng đất đai bao gồm cây lương thực, thực phẩm, dược liệu, thức ăn gia súc như sắn, lạc, ngô, các loại đậu,cốt khí, gừng, nghệ, ớt, sả, dứa...

Nhận xét: Từ kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 4.5 cho thấy mô hình

V-R là mô hình có diện tích không lớn và cấu trúc cũng tương đối đơn giản nhưng cũng đã sử dụng đã sử dụng được các loài cây bản địa có tính thích ứng cao với điều kiện sinh thái và đất đai của địa phương nên chúng sinh trưởng và phát triển tốt. Đồng thời cũng đã duy trì và phát triển được tầng cây thấp có tác dụng phụ trợ cho tầng cây chính nên vẫn tạo được môi trường sinh thái ổn định cho sự phát triển bền vững của cây trồng.

Dưới đây là sơ đồ mô phỏng lát cắt sinh thái của 1 hộ tiêu biểu:

Hình 1: Mô phỏng lát cắt sinh thái của hộ ông Nguyễn Văn Kiên (thôn Đại Thủy) 4.3.2. Mô hình VCCN

Mô hình VCCN là kiểu vườn được trồng một số loài cây công nghiệp theo hướng thâm canh. Đại bộ phận diện tích được dành cho cây công nghiệp kết hợp với các cây đa mục đích để che bóng chắn gió và tận dụng các sản phẩm khác.

Dưới đây là kết quả điều tra tổng quát về mô hình VCCN :

25

Bảng 4.6: Kết quả khảo sát mô hình VCCN

Ghi chú

Diện tích của mô hình VCCN

Diện tích trồng cây công nghiệp

Lớn nhất: 4,3 ha Nhỏ nhất: 1.8 ha Trung bình: 2,944 ha Diện tích trồng

các cây đa mục đích

Lớn nhất: 0.5 ha Nhỏ nhất: 0.2 ha Trung bình: 0.3 ha

Kết cấu của Vườn

Nhóm cây kinh tế

Với điều kiện của địa phương chỉ phát triển 2 cây trồng chính là cao su và hồ tiêu.

Các cây được trồng thành hàng hoặc băng theo đường đồng mức.

Giữa các hàng cây trong những năm đầu thường được trồng các loại cây ngắn ngày như lạc, các loại đậu đỗ, ớt, gừng, sả... để tận dụng đất, hạn chế cỏ dại và che phủ đất

Nhóm cây sinh thái

Các cây thường được sủ dụng chính là muồng đen, keo dậu, keo lá tràm...

Được trồng theo hàng hoặc băng hẹp giữa các băng cây cho sản phẩm chính để che phủ đất, cản dòng chảy mặt ở giai đoạn đầu và che bóng, điều tiết nước cho cây trồng chính đảm bảo kinh doanh được lâu bền

Nhóm cây đa mục đích

Bao gồm tre, mây, keo dậu, gạo, bông gòn...

Ngoài tác dụng kinh tế các cây còn được trồng nhằm làm hàng rào xanh hoặc chắn gió.

Nhận xét: Từ kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 4.6 cho thấy mô hình

VCCN là mô hình được xây dựng theo kiểu trang trại kinh doanh những sản phẩm cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Nhìn chung các mô hình có diện tích không lớn nhưng cũng phát triển đa dạng các cây trồng bên cạnh các cây công nghiệp chính. Mô hình đã kết hợp trồng được một số cây thân thảo trong những năm đầu gieo trồng nên đã giải quyết được nguồn lương thực tại chỗ và tăng thu nhập cho người nông dân. Đồng thời tạo ra được môi trường sinh thái cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Điểm chú ý của mô hình là việc xây dựng các loài cây, biện pháp kỹ thuật nhằm tăng cường khả năng bảo vệ đất và chắn gió.

Dưới đây là sơ đồ mô phỏng lát cắt sinh thái của 1 hộ tiêu biểu:

Hình 2: Mô phỏng lát cắt sinh thái của hộ ông Nguyễn Văn Long (thôn Lục Sơn) 4.3.3. Mô hình R-V-C

Mô hình R-V-C là mô hình phổ biến và được áp dụng tại nhiều thôn trong toàn xã. Trong mô hình thì thành phần Rừng thường được bố trí ở khu vực gò đồi có tác dụng bảo vệ chống xói mòn rửa trôi, giữ đất giữ nước và điều hòa khí hậu và thường chiếm khoảng 80-95% diện tích của cả mô hình. Dưới đây là kết quả điều tra tổng quát về mô hình R-V-C tại địa phương:

27

Bảng 4.7: Kết quả khảo sát mô hình R-V-C

Ghi chú

Diện tích của mô hình R-V- C

Diện tích Rừng

Lớn nhất: 5.7 ha Thấp nhất: 3.3 ha Trung bình: 4.54 ha

Diện tích Vườn

Lớn nhất: 0.4 ha Thấp nhất: 0.18 ha Trung bình:0.306 ha

Diện tích Chuồng

Lớn nhất: 0.05 ha Thấp nhất: 0.03 ha Trung bình: 0.04 ha

Kết cấu của các thành phần trong mô hình

Rừng

Trồng một số cây như huỳnh, lát, thông nhựa, keo, tràm...

Một số hộ kết hợp nuôi ong dưới tán rừng

Vườn

Tầng cây chính

Có thể trồng các cây lâm nghiệp hoặc công nghiệp như là: Keo, tràm, trầm gió, cao su, hồ tiêu hoặc các loài cây ăn quả như mít, vải, xoài, cam, quýt, bưởi...

Tầng cây thấp

Các cây thường được trồng là: sắn, lạc, các loại đậu, gừng, nghệ, ớt, dứa... nhằm tận dụng không gian.

Chuồng

Thường nuôi một số loài vật như trâu, bò, dê,heo, lợn rừng, gà, vịt, ngan, ngỗng...

Nhận xét: Từ kết quả điều tra ở bảng 6 cho thấy mô hình R-V-C là mô hình được tập trung phát triển vào thành phần rừng nên việc bảo vệ đất và điều

hòa nguồn nước được đảm bảo. Tuy vậy thành phần vườn và chuồng cũng được người dân chú trọng và đầu tư. Ở mô hình này có sự đa dạng hơn mô hình V-R và VCCN bởi có thêm thành phần chuồng cung cấp được một lượng phân bón cho các cây trồng của mô hình.

Dưới đây là sơ đồ mô phỏng lát cắt sinh thái của 1 hộ tiêu biểu:

Hình 3: Mô phỏng lát cắt sinh thái của bà Phạm Thị Tuyết ( thôn Hồng Giang) 4.3.4. Mô hình V-A-C

Mô hình V-A-C là mô hình khá phổ biến ở địa phương bởi diện tích cần thiết cho mô hình không lớn. Mô hình này chủ yếu được áp dụng ở những khu vực có địa hình bằng phẳng hoặc hơi thấp. Dưới đây là kết quả điều tra tổng quát về mô hình V-A-C:

29

Bảng 4.8: Kết quả khảo sát mô hình V-A-C

Ghi chú

Diện tích của mô hình

Diện tích Vườn

Lớn nhất: 2.92 ha Thấp nhất: 0.46 ha Trung bình: 1.338 ha Diện tích Ao

Lớn nhất: 0.05ha Thấp nhất: 0.02 ha Trung bình: 0.036 ha Diện tích

Chuồng

Lớn nhất: 0.04 ha Thấp nhất: 0.02 ha Trung bình: 0.026 ha

Kết cấu của các thành phần trong mô hình

Vườn

Vườn thường được trồng các loài cây ăn quả hoặc kinh tế như: dừa,mít, nhãn, xoài, bưởi, trám, hồ tiêu... Ngoài ra còn trồng một số cây nhỏ nhằm tận dụng đất như đu đủ, chanh, gừng, nghệ, sả, ớt

Ao

Ao được nuôi những loại thủy sản phổ biến như: cá, ếch, tôm, cua...

Ao nuôi cá thường được bố trí ở những nơi nền đất thấp bị ngập nước và được nhiều hộ tận dụng trong việc trồng và thả các loại bèo và cây rau chịu ngập nước nhằm cung cấp thực phẩm cho con người và gia súc.

Chuồng

Các loại gia súc, gia cầm phổ biến tại địa phương như: trâu, bò, lợn rừng, lợn thịt, dê, gà, vịt, ngan, ngỗng ...

Được tận dụng nguồn thức ăn phong phú từ các thành phần của mô hình

Nhận xét: Từ kết quả điều tra ở bảng 4.8 cho thấy tuy rằng mô hình V-A-C có diện tích nhỏ nhưng đã có sự phân chia cơ cấu các thành phần khá đều nên đã các thành phần trong mô hình có sự liên kết khá chặt chẽ. Các sản phẩm dư thừa của thành phần này có thể được tận dụng ở thành phần khác và việc tận dụng

được các sản phẩm dư thừa không chỉ giúp giảm thiểu chi phí cho hộ gia đình mà còn đảm bảo khả năng phát triển của mô hình. Ở mô hình này thì khả năng tự cung tự cấp cho từng gia đình là khá cao.

Dưới đây là sơ đồ mô phỏng lát cắt sinh thái của 1 hộ tiêu biểu:

Hình 4: Mô phỏng lát cắt sinh thái của ông Bùi Đinh Vĩnh ( thôn Vườn Hoa) 4.3.5. Mô hình R-V-A-C

Mô hình này thực chất là hệ thống V-A-C cải tiến nhưng có thêm thành phần rừng thường được bố trí trên đỉnh đồi nhằm khai thác khả năng phòng hộ và duy trì nguồn nước cho khu vực. Dưới đây là kết quả điều tra tổng quát về mô hình R-V-A-C:

Bảng 4.9: Kết quả khảo sát mô hình R-V-A-C

Ghi chú Diện tích

của mô hình

Diện tích Rừng

Lớn nhất: 18.6 ha Thấp nhất: 2.36 ha Trung bình: 8.852 ha Diện tích

Vườn

Lớn nhất: 1 ha Thấp nhất: 0.5 ha Trung bình: 0.74 ha Diện tích Ao Lớn nhất: 0.2ha

Thấp nhất: 0.04 ha Trung bình: 0.092 ha Diện tích Lớn nhất: 0.2 ha

31

Chuồng Thấp nhất: 0.08 ha Trung bình: 0.116 ha Kết cấu của

các thành phần trong mô hình

Rừng Thường được trồng cây lâm nghiệp như :mỡ, keo,tràm, thông, trầm gió

Một số hộ đã kết hợp nuôi ong dưới tán rừng

Vườn Vườn thường được trồng các loài cây ăn quả hoặc kinh tế như:

dừa,mít, nhãn, xoài, bưởi, trám, hồ tiêu...

Ngoài ra còn trồng một số cây nhỏ nhằm tận dụng đất như đu đủ, chanh, gừng, nghệ, sả, ớt.

Nhiều hộ đã mạnh dạn đưa vào trồng cây thanh long ruột đỏ với diện tích lớn bước đầu sinh trưởng và phát triển khá tốt với điều kiện của địa phương.

Ao Ao được nuôi những loại thủy sản phổ biến như: cá, ếch, tôm, cua...

Ao nuôi cá thường được bố trí ở những nơi nền đất thấp bị ngập nước và được nhiều hộ tận dụng trong việc trồng và thả các loại bèo và cây rau chịu ngập nước nhằm cung cấp thực phẩm cho con người và gia súc.

Chuồng Các loại gia súc, gia cầm phổ biến tại địa phương như: trâu, bò, lợn rừng, lợn thịt, dê, gà, vịt, ngan, ngỗng ...

Được tận dụng nguồn thức ăn phong phú từ các thành phần của mô hình

Nhận xét: Từ kết quả điều tra ở bảng 4.9 cho thấy mô hình R-V-A-C có sự chênh lệch khá lớn về diện tích giữa các hộ trong mô hình. Các thành phần của mô hình cũng được xây dựng với diện tích với quy mô khá lớn. Đây là mô hình có sự đa dạng về các thành phần nhất nên đã tận dụng được triệt để các sản phẩm dư thừa đảm bảo khả năng phát triển lâu dài cho mô hình. Tuy vậy ta có thể thấy diện tích để xây dựng mô hình khá lớn nên chưa phù hợp điều kiện của

đa số người dân.

Dưới đây là sơ đồ mô phỏng lát cắt sinh thái của 1 hộ tiêu biểu:

Hình 5: Mô phỏng lát cắt sinh thái của mô hình ông Bùi Đức Cẩm (thôn Hương Thủy) 4.3.6. Mô hình R-V-C-Rg

Mô hình này cũng là mô hình cải tiến từ mô hình R-V-C nhưng được bố trí thêm một phần diện tích trồng lúa nước để cung cấp lương thực tại chỗ cho mỗi gia đình. Dưới đây là kết quả điều tra tổng quát về mô hình R-V-C-Rg:

Bảng 4.10: Kết quả khảo sát mô hình R-V-C-Rg

Ghi chú Diện tích

của mô hình R-V-C-Rg

Diện tích Rừng Lớn nhất: 13.25 ha Thấp nhất: 5.85 ha Trung bình: 9.564 ha Diện tích Vườn Lớn nhất: 1 ha

Thấp nhất: 0.2 ha Trung bình:0.48 ha Diện tích Chuồng Lớn nhất: 0.1 ha

Thấp nhất: 0.04 ha Trung bình: 0.072 ha Diện tích Rg Lớn nhất: 1 ha

Thấp nhất: 0.3 ha Trung bình: 0.6 ha Kết cấu của

các thành

Rừng Trồng một số cây như huỳnh, lát,

Một số hộ kết hợp nuôi ong dưới tán 33

phần trong mô hình

thông nhựa, keo, tràm...

rừng

Vườn Tầng

cây chính

Trồng các cây lâm nghiệp hoặc công nghiệp như là: Keo, tràm, trầm gió, cao su, hồ tiêu hoặc các loài cây ăn quả như mít, vải, xoài, cam, quýt, bưởi...

Tầng cây thấp

Được trồng sắn, lạc, các loại đậu, gừng, nghệ, ớt, dứa... nhằm tận dụng không gian.

Chuồng Thường nuôi một số

loài vật như trâu, bò, dê,heo, lợn rừng, gà, vịt, ngan, ngỗng...

Ruộng Chủ yếu trồng lúa nước chuyên canh.

Trồng lúa nước gắn liền với rừng tràm để xổ phèn cho đất trồng lúa và lợi dụng nước dưới tán rừng tràm giàu chất hữu cơ để bón cho đất trồng lúa.

Vì vậy năng suất lúa cao hơn mà sản lượng phân bón không nhiều.

Nhận xét: Từ kết quả điều tra ở bảng 4.10 cho thấy mô hình R-V-C-Rg cũng là mô hình có quy mô lớn và khá đa dạng về thành phần. Trong mô hình cũng có sự đầu tư về quy mô dành cho thành phần ruộng. Mô hình cũng tận dụng được khá nhiều sản phẩm phụ từ các thành phần khác . Điểm đặc biệt của mô hình là ngoài giá trị sản xuất hàng hóa thì mô hình đảm bảo được khả năng tự cung tự cấp về lương thực, thực phẩm và các sản phẩm thông dụng cho nhiều hộ gia đình.

Dưới đây là sơ đồ mô phỏng lát cắt sinh thái của 1 hộ tiêu biểu:

Hình 6: Mô phỏng lát cắt sinh thái của mô hình bà Nguyễn Thị Cúc ( thôn Kim Tiền) 4.4.Đánh giá hiệu quả 1 số mô hình: về kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái Việc đánh giá hiệu quả các mô hình NLKH là một tiến trình phức tạp vì hiệu quả của một mô hình là hiệu quả tổng hợp được quyết định bởi các yếu tố về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái .

4.4.1.Hiệu quả kinh tế

Mô hình có hiệu quả kinh tế là mô hình có cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và được thị trường chấp nhận. Từ kết quả điều tra và tổng hợp của 30 hộ gia đình tại địa phương thì có thể đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình dưới 4 chỉ tiêu định lượng và 5 chỉ tiêu định tính. Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận ta chỉ lấy giá trị trung bình của 30 hộ đã điều tra, các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình được thể hiện dưới các bảng sau:

35

Bảng 4.11: Hiệu quả kinh tế của các mô hình thông qua 4 chỉ tiêu định lượng TT Tên hệ thống Tổng thu

(Triệu)

Tổng chi (Triệu)

Chi/ha/năm (Triệu)

(Thu- chi)/ha/năm

(Triệu)

1 V-R 20.43 5.48 5.71 15.57

2 VCCN 475.57 98.91 29.97 114.14

3 R-V-C 96.25 32.09 6.55 13.09

4 V-A-C 84.89 20.36 14.54 46.09

5 R-V-A-C 237.28 94.69 9.66 14.55

6 R-V-C-Rg 241.13 88.23 8.17 14.16

Nhận xét: Từ kết quả tổng hợp ở bảng 4.11 cho thấy 2 chỉ tiêu Chi/ha/năm và (Thu-chi)/ha/năm là các chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình về mặt định lượng. Ta có thể thấy là trong 6 mô hình thì V-R là mô hình có mức độ đầu tư ( Chi/ha) thấp nhất, đạt 5.71 triệu/ha/năm còn VCCN là mô hình có mức độ đầu tư cao nhất, đạt 29.97 triệu/ha/năm. Trong khi đó xét về lợi nhuận ((Thu-chi)/ha/năm) thì R-V-C là mô hình có lợi nhuận thấp nhất, đạt 13.09 triệu/ha/năm còn VCCN là mô hình có lợi nhuận cao nhất, đạt 114.14 triệu/ha/năm. .

Bảng 4.12: Hiệu quả kinh tế các mô hình thông qua 5 chỉ tiêu định tính Hệ thống

Tiêu chí V-R VCCN R-V-C V-A-C R-V-

A-C

R-V-C- Rg

Đầu tư thấp/ha +++ + +++ ++ +++ +++

Khả năng bán sản phẩm dễ +++ +++ ++ ++ ++ ++

Mức độ rủi ro thấp ++ + ++ ++ +++ +++

Thu nhập ổn định ++ + ++ +++ ++ ++

Hiệu quả kinh tế cao + +++ + ++ + +

Tổng điểm đánh giá 11+ 9+ 10+ 10+ 12+ 11+

Ghi chú: Tốt: +++ Trung bình; ++ Kém: +

Nhận xét: Dựa theo kết quả bảng 4.12 thì R-V-A-C là hệ thống có tổng điểm cao nhất là 12+ cho thấy đây là hệ thống đem lại hiệu quả kinh tế an toàn và ổn định nhất.

VCCN là hệ thống có tổng điểm thấp nhất là 9+ cho thấy đây là hệ thống thiếu tính an toàn và ổn định về kinh tế, hệ thống này có mức đầu tư cao nhất và mức đô rủi ro của thị trường, bệnh tật cũng cao nhất trong tổng số 6 hệ thống.

4.4.2.Hiệu quả xã hội

Mô hình có hiệu quả xã hội là mô hình nâng cao được nhận thức cho người dân, giải quyết được số lao động dư thừa và đáp ứng được những nhu cầu cuộc sống cơ bản của người dân. Từ kết quả điều tra và tổng hợp của 30 hộ gia đình tại địa phương thì có thể đánh giá hiệu quả xã hội của các mô hình dưới 3 chỉ tiêu định lượng và 5 chỉ tiêu định tính. Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả xã hội của các mô hình được thể hiện dưới các bảng sau:

Bảng 4.13: Hiệu quả xã hội các mô hình thông qua 3 chỉ tiêu định lượng

STT Mô hình

Chỉ tiêu đánh giá Số lao động thường

xuyên(người/ha/năm)

Tỉ lệ hộ thường xuyên học hỏi, cải tiến mô hình

Tỉ lệ hộ có mức sống khá

trở lên

1 V-R 1.28 2/5 3/5

2 VCCN 7.61 5/5 4/5

3 R-V-C 2.64 3/5 4/5

4 V-A-C 5.67 2/5 4/5

5 R-V-A-C 5.90 3/5 5/5

6 R-V-C-Rg 5.40 4/5 5/5

Nhận xét: Dựa theo kết quả bảng 4.13 cho thấy xét về các chỉ tiêu định lượng thì mô hình VCCN là mô hình có hiệu quả xã hội khá cao khi giải quyết được một lượng lớn lao động dư thừa ( 7.61 người/ha/năm) và nâng cao được nhận thức, mức sống cho người dân. Còn V-R là mô hình đem lại hiệu quả xã hội khá thấp khi mà chỉ giải quyết được công ăn việc làm cho 1.28 người/ha/năm và nhận thức của người dân về việc phát triển mô hình còn khá yếu nên mức sống cũng không được cao.

37

Một phần của tài liệu Điều tra cơ cấu và đánh giá hiệu quả một số mô hình nông lâm kết hợp tại xã trường thủy, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 34 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w