1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH

87 401 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 3. Mục tiêu nghiên cứu 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 6. Giả thuyết nghiên cứu 6 7. Phương pháp nghiên cứu 6 8. Kết cấu khóa luận 7 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ 8 1.1. Khái niệm và vai trò của tuyển dụng công chức cấp xã 8 1.1.1. Một số khái niệm 8 1.1.2. Vai trò của tuyển dụng công chức cấp xã 11 1.2. Điều kiện và thẩm quyền dự tuyển công chức cấp xã 13 1.2.1. Điều kiện dự tuyển công chức cấp xã 13 1.2.2. Thẩm quyền tuyển dụng công chức cấp xã 15 1.3. Nguyên tắc tuyển dụng công chức cấp xã 16 1.3.1. Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật 16 1.3.2. Bảo đảm tính cạnh tranh 17 1.3.3. Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm 18 1.3.4. Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu số 18 1.4. Quy trình tuyển dụng công chức cấp xã 19 1.5. Các yếu tố tác động đến tuyển dụng công chức cấp xã 23 1.5.1. Yếu tố chính trị pháp luật 23 1.5.2. Yếu tố văn hóa 25 1.5.3. Yếu tố kinh tế xã hội 26 1.5.4. Năng lực của đội ngũ thực thi công tác tuyển dụng 27 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH 29 2.1. Khái quát chung về huyện Lệ Thủy 29 2.1.1. Về điều kiện tự nhiên 29 2.1.2. Về điều kiện kinh tế xã hội 29 2.2. Thực trạng đội ngũ công chức cấp xã tại huyện Lệ Thủy 31 2.2.1. Về quy mô 31 2.2.2. Về chất lượng 34 2.3. Chính sách tuyển dụng công chức cấp xã của huyện Lệ Thủy 39 2.4. Hình thức, quy trình tuyển dụng công chức cấp xã của huyện Lệ Thủy 42 2.4.1. Hình thức tuyển dụng công chức cấp xã của huyện Lệ Thủy 42 2.4.2. Quy trình tuyển dụng công chức cấp xã của huyện Lệ Thủy 46 2.5. Kết quả tuyển dụng công chức cấp xã của huyện Lệ Thủy từ năm 2014 đến nay 47 2.6. Đánh giá hiệu quả tuyển dụng công chức cấp xã huyện Lệ Thủy 50 2.6.1. Ưu điểm và nguyên nhân 50 2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân 52 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH 56 3.1. Mục tiêu, phương hướng nâng cao hiệu quả tuyển dụng công chức cấp xã tại huyện Lệ Thủy 56 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tuyển dụng công chức cấp xã tại huyện Lệ Thủy 57 3.2.1. Nâng cao nhận thức về tuyển dụng công chức cấp xã 57 3.2.2. Hoàn thiện chính sách về tuyển dụng công chức cấp xã 59 3.2.3. Nâng cao hiệu quả tạo nguồn công chức cấp xã 61 3.2.4. Nâng cao năng lực đội ngũ thực thi công tác tuyển dụng 63 3.2.5. Đổi mới tuyển dụng gắn với sử dụng, bố trí, đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã 64 3.2.6. Phân cấp nhiều hơn cho chính quyền địa phương trong việc tuyển dụng công chức cấp xã 66 3.3. Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng công chức cấp xã tại huyện Lệ Thủy 67 3.3.1. Đối với Ủy ban nhân dân huyện Lệ Thủy 67 3.3.2. Đối với Phòng Nội vụ huyện Lệ Thủy 68 3.3.3. Đối với chính quyền cấp xã huyện Lệ Thủy 69 3.3.4. Đối với đội ngũ công chức tại huyện Lệ Thủy 69 KẾT LUẬN 71

Trang 1

BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH

Khóa luận tốt nghiệp ngành : QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

Người hướng dẫn : THS NCS ĐOÀN VĂN TÌNH Sinh viên thực hiện : TRẦN THANH HÀ

Mã số sinh viên : 1305QTNB011

HÀ NỘI - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đề tài báo cáo khoá luận tốt nghiệp: “Thực trạng và giải

pháp nâng cao hiệu quả tuyển dụng công chức cấp xã tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” là đề tài nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu

có tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa công bố ở bất kỳ đâu Các số liệu trong khóa luận được sử dụng trung thực, nguồn gốc trích dẫn có chú thích rõ ràng, minh bạch, có tính kế thừa, phát triển từ các tàiliệu, các công trình nghiên cứu đã được công bố

Nếu có bất kỳ vi phạm nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2017

Tác giả khoá luận

Trần Thanh Hà

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khoá luận tốt nghiệp, bên cạnh

sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ từ Quý thầy,

cô giáo, cán bộ công chức Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình và Uỷ ban nhân dânhuyện Lệ Thuỷ Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắcđến:

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, đặc biệt là Quý thầy, cô giáo Khoa Tổchức và Quản lý nhân lực đã tận tình dạy dỗ, trang bị cho tôi kiến thức, kỹnăng về chuyên ngành Quản trị nhân lực

ThS.NCS Đoàn Văn Tình - Giảng viên hướng dẫn đã nhiệt tình hướngdẫn, chỉnh sửa, giải đáp các thắc mắc và khó khăn mà tôi đã gặp phải trongquá trình nghiên cứu, hoàn thiện khoá luận tốt nghiệp

Ban lãnh đạo cùng các cán bộ, công chức Sở Nội vụ; UBND huyện LệThuỷ tỉnh Quảng Bình đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quátrình nghiên cứu tại cơ quan

Tác giả xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2017

TÁC GIẢ KHOÁ LUẬN

Trần Thanh Hà

Trang 6

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

3 Mục tiêu nghiên cứu 5

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

6 Giả thuyết nghiên cứu 6

7 Phương pháp nghiên cứu 6

8 Kết cấu khóa luận 7

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ 8

1.1 Khái niệm và vai trò của tuyển dụng công chức cấp xã 8

1.1.1 Một số khái niệm 8

1.1.2 Vai trò của tuyển dụng công chức cấp xã 11

1.2 Điều kiện và thẩm quyền dự tuyển công chức cấp xã 13

1.2.1 Điều kiện dự tuyển công chức cấp xã 13

1.2.2 Thẩm quyền tuyển dụng công chức cấp xã 15

1.3 Nguyên tắc tuyển dụng công chức cấp xã 16

1.3.1 Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật 16

1.3.2 Bảo đảm tính cạnh tranh 17

1.3.3 Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm 18 1.3.4 Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu số 18

1.4 Quy trình tuyển dụng công chức cấp xã 19

Trang 7

1.5 Các yếu tố tác động đến tuyển dụng công chức cấp xã 23

1.5.1 Yếu tố chính trị - pháp luật 23

1.5.2 Yếu tố văn hóa 25

1.5.3 Yếu tố kinh tế - xã hội 26

1.5.4 Năng lực của đội ngũ thực thi công tác tuyển dụng 27

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH 29

2.1 Khái quát chung về huyện Lệ Thủy 29

2.1.1 Về điều kiện tự nhiên 29

2.1.2 Về điều kiện kinh tế - xã hội 29

2.2 Thực trạng đội ngũ công chức cấp xã tại huyện Lệ Thủy 31

2.2.1 Về quy mô 31

2.2.2 Về chất lượng 34

2.3 Chính sách tuyển dụng công chức cấp xã của huyện Lệ Thủy 39

2.4 Hình thức, quy trình tuyển dụng công chức cấp xã của huyện Lệ Thủy 42

2.4.1 Hình thức tuyển dụng công chức cấp xã của huyện Lệ Thủy 42

2.4.2 Quy trình tuyển dụng công chức cấp xã của huyện Lệ Thủy 46

2.5 Kết quả tuyển dụng công chức cấp xã của huyện Lệ Thủy từ năm 2014 đến nay 47

2.6 Đánh giá hiệu quả tuyển dụng công chức cấp xã huyện Lệ Thủy 50

2.6.1 Ưu điểm và nguyên nhân 50

2.6.2 Hạn chế và nguyên nhân 52

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH 56

3.1 Mục tiêu, phương hướng nâng cao hiệu quả tuyển dụng công chức cấp xã tại huyện Lệ Thủy 56 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tuyển dụng công chức cấp xã

Trang 8

tại huyện Lệ Thủy 57

3.2.1 Nâng cao nhận thức về tuyển dụng công chức cấp xã 57

3.2.2 Hoàn thiện chính sách về tuyển dụng công chức cấp xã 59

3.2.3 Nâng cao hiệu quả tạo nguồn công chức cấp xã 61

3.2.4 Nâng cao năng lực đội ngũ thực thi công tác tuyển dụng 63

3.2.5 Đổi mới tuyển dụng gắn với sử dụng, bố trí, đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã 64

3.2.6 Phân cấp nhiều hơn cho chính quyền địa phương trong việc tuyển dụng công chức cấp xã 66

3.3 Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng công chức cấp xã tại huyện Lệ Thủy 67

3.3.1 Đối với Ủy ban nhân dân huyện Lệ Thủy 67

3.3.2 Đối với Phòng Nội vụ huyện Lệ Thủy 68

3.3.3 Đối với chính quyền cấp xã huyện Lệ Thủy 69

3.3.4 Đối với đội ngũ công chức tại huyện Lệ Thủy 69

KẾT LUẬN 71

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

* Danh mục bảng

Bảng 2.1: Số lượng biên chế công chức các xã, thị trấn thuộc huyện Lệ Thủy (tính đến 31/12/2016) 32

Bảng 2.2: Số lượng công chức cấp xã huyện Lệ Thủy giai đoạn 2014 - 2016 34

Bảng 2.3: Cơ cấu độ tuổi và giới tính của đội ngũ CCCX huyện Lệ Thủy 34Bảng 2.4: Trình độ văn hóa của đội ngũ CCCX huyện Lệ Thủy 36Bảng 2.5: Trình độ chuyên môn của đội ngũ CCCX huyện Lệ Thủy 37Bảng 2.6: Kết quả khảo sát CCCX và người dân địa phương về phẩm chất đạođức, lối sống của đội ngũ CCCX huyện Lệ Thuỷ 38Bảng 2.7: Thống kê về chỉ tiêu TDCCCX của huyện Lệ Thủy giai đoạn

2014 - 2016 48Bảng 2.8: Kết quả khảo sát của CCCX và người dân về mức độ hài lòng đối với công tác TDCCCX huyện Lệ Thuỷ 51Bảng 2.9: Kết quả khảo sát của người dân về việc nắm bắt thông tin

TDCCCX huyện Lệ Thuỷ 53

* Danh mục biểu

Biểu 2.1: Cơ cấu về giới tính của đội ngũ CCCX huyện Lệ Thủy 35Biểu 2.2: Cơ cấu về trình độ văn hóa của đội ngũ CCCX huyện Lệ Thủy 37

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong hoạt động của nền hành chính, vấn đề xây dựng đội ngũ côngchức luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia Công chức là mộtmắt xích quan trọng không thể thiếu của bất kỳ nền hành chính nào Đội ngũcông chức đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì trật tự, kỷ cương nhànước và có nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật trong cuộc sống, quản lý nhànước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội phù hợp với mục tiêu dân chủ xãhội chủ nghĩa

Chính quyền cấp xã có vị trí, vai trò rất quan trọng trong công cuộcphát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay Chính quyền cấp xã là nơitrực tiếp tổ chức và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luậtcủa nhà nước đi vào cuộc sống, là cấp quản lý các mặt chính trị, kinh tế, vănhóa, xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn cơ sở Chính quyền cấp xã là cấpchính quyền trực tiếp với dân, gần dân, sát dân nhất, là cấp hướng dẫn, giámsát các hoạt động tự quản của nhân dân nhằm tạo điều kiện cho nhân dân pháthuy mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, là nơi lưu giữ các giá trị văn hóatruyền thống, phong tục tập quán tiến bộ của dân tộc Việt Nam

Sức mạnh của hệ thống chính trị - chính quyền cơ sở phụ thuộc vàonhân tố chủ yếu và then chốt là đội ngũ công chức cấp xã Việc đổi mới côngtác quản lý đội ngũ công chức cấp xã là một trong những nội dung cơ bản củacông cuộc cải cách hành chính được Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm.Công tác quản lý công chức bao gồm nhiều nội dung: từ tuyển dụng, bố trí,đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, thực hiện các chế độ, chính sách, Trong cácnội dung này, tuyển dụng là một trong những khâu khó khăn và phức tạpnhất, quyết định đầu vào số lượng cơ cấu và chất lượng công chức; tác động

Trang 11

đến các chức năng khác trong công tác quản lý công chức và hiệu quả quản lýnhà nước ở cơ sở Để đảm bảo có được chất lượng công chức cấp xã ổn địnhhoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ được giao thì công tác tuyển dụng côngchức cấp xã được xem là hoạt động chủ chốt cần được tiến hành hết sứcnghiêm ngặt và thận trọng dưới sự kiểm tra, giám sát của Đảng và nhà nước.

Trong thời gian qua, công tác tuyển dụng công chức cấp xã đã đạt đượcnhững thành tựu nhất định, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượngđội ngũ và hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước ở địa bàn cơ sở.Tuy nhiên công tác này vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định, như: chínhsách, pháp luật về tuyển dụng công chức cấp xã thiếu đồng bộ, nhất quán;hiện tượng không thu hút được nhân tài và chảy máu chất xám diễn ra kháphổ biến; tính chất quan hệ làng xã, dòng họ tác động rất lớn đến kết quảtuyển dụng; hiện tượng vi phạm pháp luật về tuyển dụng công chức cấp xãvẫn còn diễn ra gây bức xúc cho xã hội,…

Lệ Thủy là một huyện ven biển thuộc tỉnh Quảng Bình đang trong quátrình công nghiệp hoá hiện đại hoá Trong những năm gần đây, tình hình vềbiển đảo đang là vấn đề bức thiết và nóng hổi đối với huyện Lệ Thuỷ, gây khókhăn cho người dân cũng như huyện trong việc phát triển kinh tế - xã hội Vìthế, việc tuyển dụng công chức cấp xã là rất cần thiết để tìm ra được đội ngũđiều hành và giúp nhân dân giải quyết mọi vấn đề khó khăn trong cuộc sống.Cấp ủy và chính quyền huyện Lệ Thủy đã và đang chú trọng, quan tâm đếncông tác tuyển dụng công chức cấp xã Thực tế cho thấy ngoài những mặt tíchcực trong quá trình tuyển dụng công chức cấp xã của huyện Lệ Thuỷ vẫn còntồn đọng một số hạn chế nhất định Trong quá trình tìm hiểu tại đây, tôi đãđược nghiên cứu, quan sát công tác tuyển dụng công chức cấp xã, vì thế được

sự đồng ý của Ban giám hiệu Nhà trường tôi đã lựa chọn đề tài “Thực trạng

và giải pháp nâng cao hiệu quả tuyển dụng công chức cấp xã tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” làm bài khoá luận tốt nghiệp ngành Quản trị nhân

Trang 12

lực trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Tuyển dụng là một vấn đề quan trọng hàng đầu trong chuỗi hoạt độngquản trị nguồn nhân lực, đây là điều kiện giúp cho cơ quan tuyển dụng đượcnguồn nhân lực có chất lượng cao, giúp cho bộ máy nhà nước vận hành cóhiệu quả Ở trong nước cũng như ngoài nước hiện nay có rất nhiều công trìnhnghiên cứu của các học giả nghiên cứu về vấn đề này Có thể kể đến một số

đề tài nghiên cứu tiêu biểu sau:

* Một số công trình đã được xuất bản dưới dạng sách, giáo trình:

TS Mai Thanh Lan, Giáo trình tuyển dụng nhân lực, Nxb Thống kê Hà

Nội; Brian Tracy, do Đỗ Quỳnh Anh dịch (2011), Bí quyết tuyển dụng và đãi

ngộ người tài, Nxb Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh Những cuốn sách này viết

tương đối đầy đủ về các khía cạnh lý luận về tuyển dụng, nhưng còn chungchung cho tuyển dụng ở mọi loại hình cơ quan, tổ chức với các quy mô và cấp

độ khác nhau, chủ yếu là doanh nghiệp

Học viện hành chính nhà nước (2008), Giáo trình Quản lý nhân sự

hành chính nhà nước, Nxb Khoa học và kỹ thuật; Học viện Hành chính Quốc

gia (2005), Giáo trình Tổ chức nhân sự hành chính nhà nước, Nxb Đại học

Quốc gia, Hà Nội, đều dành một chương hoặc mục đề cập đến vấn đề tuyểndụng nhân sự hành chính nhà nước Tuy nhiên, do dung lượng ngắn nên cuốnsách chỉ đề cập về nội dung tuyển dụng khá chung chung, sơ sài

Viện Khoa học tổ chức nhà nước - Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ

(2000), Chính quyền cấp xã và quản lý nhà nước ở cấp xã, Nxb Chính trị

quốc gia

Viện nghiên cứu khoa học tổ chức nhà nước (2004), Hệ thống chính trị

cơ sở - Thực trạng và một số giải pháp đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia

TS.Thang Văn Phúc và TS.Nguyễn Minh Phương (2005), Cơ sở lý

luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, Nxb Chính trị Quốc

Trang 13

gia, Hà Nội.

Những đề tài nghiên cứu trên đã đề cập đến các nội dung về CQCX,quản lý nhà nước ở cấp xã, vấn đề xây dựng đội ngũ CCCX và chế độ, chínhsách đối với đội ngũ này, góp phần làm phong phú thêm cẩm nang công tácTDCCCX, giúp CCCX có những kiến thức, kỹ năng hoàn thành tốt chức tráchcủa mình Tuy nhiên, nội dung liên quan đến TDCCCX trong các tài liệu nóitrên chỉ được nhìn từ góc độ cơ sở lý luận, các lý thuyết về tuyển dụng khábao quát nhưng chưa cụ thể và toàn diện để phù hợp với tình hình thực tiễnCCCX hiện nay

* Một số bài viết nghiên cứu trên các tạp chí:

TS.Nguyễn Minh Phương, Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở

đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, Tạp chí Lý luận chính trị, số 7/2003.

Phạm Thuý Hương (2008), Đổi mới các hoạt động tuyển dụng và đào

tạo trong khu vực công, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Trường Đại học Kinh tế

Quốc dân, số 134, tr.40-43 và tr.56

Nguyễn Trọng Hải (2012), Một số vấn đề về đổi mới hoạt động của Uỷ

ban nhân dân cấp xã trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Tổ chức nhà nước số

12

Nguyễn Minh Phương (2010), Về chính sách phát hiện, thu hút và đãi

ngộ nhân tài trong công vụ ở nước ta hiện nay, Tạp chí Phát triển nguồn nhân

lực, tr.35-39

Các bài viết khoa học được công bố trong các tạp chí trên đã phân tích,đánh giá khái quát về đội ngũ CCCX ở nước ta với các góc độ tiếp cận khácnhau Tuy nhiên, các tác giả chỉ đưa ra một số vấn đề chung nhất về đội ngũCCCX, chưa đi sâu nghiên cứu về lý luận và những giải pháp cụ thể để ápdụng trong thực tế từ các địa phương

Như vậy, đã có một số tác giả nghiên cứu về CQCX nói chung vàCCCX nói riêng với góc độ tiếp cận khác nhau Tuy nhiên, một số công trình

Trang 14

nghiên cứu nêu trên không còn phù hợp trong thực tiễn, do chính sách, phápluật và các yếu tố tác động đến chất lượng đội ngũ CCCX đã có sự thay đổilớn trong những năm qua Một số khác, nghiên cứu về CCCX trên bình diệnrộng hoặc tại những địa phương, vùng miền có đặc điểm khác biệt với địa bànnghiên cứu của tác giả Mặc dù vậy, những công trình nghiên cứu trên vẫn lànguồn tư liệu quý báu, có giá trị tham khảo, được tác giả kế thừa và tiếp thu

có chọn lọc trong nghiên cứu này

3 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về thực trạng TDCCCX tại huyện LệThủy, tỉnh Quảng Bình, đề tài nhằm đề xuất một số giải pháp và khuyến nghịvới các bên liên quan nâng cao hiệu quả công tác TDCCCX tại huyện LệThủy, tỉnh Quảng Bình

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được những mục tiêu trên, đề tài nghiên cứu cần thực hiệnnhững nhiệm vụ sau đây:

Một là, phân tích và làm rõ các vấn đề lý luận về TDCCCX, làm cơ sở

để phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp về công tác TDCCCX tại huyện

Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Hai là, khảo sát, đánh giá thực trạng về công tác TDCCCX tại huyện

Lệ Thủy, để đưa ra được những ưu điểm và vấn đề tồn tại cần phải giải quyết

Ba là, trên cơ sở lý luận và thực trạng TDCCCX tại huyện Lệ Thủyhiện nay, đề tài đề xuất giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quảcông tác TDCCCX tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Tuyển dụng công chức cấp xã tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

5.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý về

Trang 15

TDCCCX, phân tích thực trạng TDCCCX tại huyện Lệ Thuỷ, trên cơ sở đó đềxuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này trongthực tế.

- Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác TDCCCX từ năm

2014 đến nay

- Về không gian: Các xã, thị trấn thuộc huyện Lệ Thủy, tỉnh QuảngBình

6 Giả thuyết nghiên cứu

Trong thời gian qua, TDCCCX tại huyện Lệ Thuỷ đã được các cấpchính quyền quan tâm và từng bước được nâng cao Tuy nhiên hiệu quả tuyểndụng còn hạn chế chưa đáp ứng được chỉ tiêu biên chế UBND tỉnh giao cho

Để nâng cao hiệu quả TDCCCX của huyện Lệ Thuỷ, cần thực hiệnđồng bộ các giải pháp từ hoàn thiện chính sách, quy trình tuyển dụng cho đếnnâng cao vai trò, trách nhiệm và năng lực của các bên liên quan đến công tácTDCCCX tại huyện Lệ Thuỷ

7 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp quan sát tham dự: Trong quá trình thực tập và hoànthiện khóa luận tại Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình, tác giả đã được cùng các anhchị CBCC xuống tiếp xúc, trao đổi phỏng vấn, quan sát và tham dự Hội nghịCCCX tại huyện Lệ Thuỷ

- Phương pháp điều tra: Để thu thập các thông tin thực tế về vấn đềnghiên cứu, tác giả đã tiến hành điều tra bằng bảng hỏi đối với 02 đối tượngđiều tra bao gồm đội ngũ CCCX của huyện Lệ Thuỷ; đánh giá của người dânđịa phương trong thời gian từ ngày 20/03 – 05/04 Trong đó số phiếu phát rađối với nhóm 01 là 30 phiếu, thu về 27 phiếu (chiếm 90% số phiếu phát ra);đối với nhóm 02 số phiếu phát ra là 50 phiếu, thu về 38 phiếu (chiếm 76% sốphiếu phát ra) Kết quả điều tra được đính kèm trong phụ lục báo cáo này

- Phương pháp phỏng vấn: Để hiểu sâu về những vấn đề, định hướng

Trang 16

giải quyết, tác giả đã tiến hành phỏng vấn trưởng phòng Nội vụ huyện LệThuỷ và 02 CCCX Từ những ý kiến đa chiều ở nhiều góc độ, tác giả tổnghợp, phân tích để làm rõ những quan điểm, vấn đề còn mâu thuẫn, đề xuấtgiải pháp nâng cao hiệu quả TDCCCX Biên bản phỏng vấn được đính kèmvào trong phụ lục báo cáo này.

- Ngoài ra tác giả còn sử dụng các phương pháp khác: Nghiên cứu tàiliệu, thống kê, so sánh

8 Kết cấu khóa luận

Ngoài lời cảm ơn, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu, mục lục,phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận kếtcấu gồm 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về tuyển dụng công chức cấp xãChương 2: Thực trạng tuyển dụng công chức cấp xã tại huyện Lệ Thủy,tỉnh Quảng Bình

Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị nâng cao hiệu quả tuyển dụngcông chức cấp xã tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Trang 17

Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC

CẤP XÃ 1.1 Khái niệm và vai trò của tuyển dụng công chức cấp xã

1.1.1 Một số khái niệm

a Công chức cấp xã

Hiếp pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quyđịnh: “Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính củanước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cấp chính quyền địa phương gồm

có Hội đồng nhân dân và UBND được tổ chức phù hợp với đặc điểm nôngthôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do luật định”[14,Điều 111]

Cấp xã là một đơn vị cấp hành chính cuối cùng trong 04 cấp của hệthống quản lý hành chính, là cấp thấp nhất theo sự phân cấp quản lý nhưngthấp nhất không đồng nghĩa với ít quan trọng nhất CQCX là một cấp cuốicùng trong hệ thống chính quyền 04 cấp của Việt Nam, là nơi trực tiếp thựchiện các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước, nhằmphát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và ổn định an ninh quốc phòng ở cơ sở,thực hiện việc quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn

Mọi vấn đề ở địa phương cơ sở đều có sự liên quan chặt chẽ với nhauthì mọi vấn đề cần phải được giải quyết trên cơ sở hài hòa các lợi ích: Nhànước với nhân dân, giữa nhân dân với nhau CQCX không chỉ là chính quyềnthực hiện chức năng chỉ đạo, quản lý, điều hành mà còn phải là cơ quan thểhiện lợi ích chung của nhân dân địa phương

Theo khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ Công chức 2008 quy định: “Côngchức cấp xã là công dân Việt Nam, được tuyển dụng giữ một chức danhchuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương

từ ngân sách nhà nước” [13,1] Vậy, CCCX có thể được hiểu là công dân Việt

Trang 18

Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm, giữ chức vụ, làm việc trong các bộ phậntrực thuộc UBND cấp xã.

Theo Nghị định số 29/2013/NĐ-CP, ngày 08/04/2013 của Chính phủquy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với CBCC ở

xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã,tại khoản 2 Điều 3 của Nghị định này quy định CCCX có các chức danh sauđây:

 Văn hóa - Xã hội

 Địa chính - Xây dựng - Đô thị và Môi trường (đối với phường, thịtrấn) hoặc Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường (đối với xã)

 Công chức cấp xã do cấp huyện quản lý

“CCCX làm công tác chuyên môn thuộc biên chế của UBND cấp xã, cótrách nhiệm tham mưu, giúp UBND cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhànước về lĩnh vực công tác được phân công và thực hiện các nhiệm vụ khác doChủ tịch UBND cấp xã giao” [4,Điều 1]

b Tuyển dụng

“Tuyển dụng là quá trình tuyển mộ và tuyển chọn nhân lực nhằm tìmđược những ứng viên phù hợp để bù đắp sự thiếu hụt nhân lực trong tổ chức.Hay nói các khác tuyển dụng là quá trình tìm kiếm, thu hút và tuyển chọn từnhiều nguồn khác nhau những nhân viên có đủ khả năng đảm nhiệm những vịtrí mà tổ chức cần tuyển” [10,91]

Trong lĩnh vực hành chính nhà nước: “Tuyển dụng là một hoạt độngnhằm chọn được những người có đủ khả năng và điều kiện thực thi công việc

Trang 19

trong các cơ quan nhà nước” [10,91] Tùy theo tính chất, chức năng, nhiệm vụcủa từng loại cơ quan mà tiêu chuẩn điều kiện, hình thức tuyển dụng có khácnhau Tuyển dụng là khâu đầu tiên có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng độingũ công chức, do đó cần phải tuân thủ những nguyên tắc chung nhất định vàquy trình khoa học từ hình thức đến nội dung thi tuyển.

Tuyển dụng gồm 02 giai đoạn không thể tách rời là tuyển mộ và tuyểnchọn nhân lực

“Tuyển mộ là quá trình thu hút những người xin việc có trình độ từ lựclượng lao động xã hội và lực lượng bên trong tổ chức Mọi tổ chức phải cóđầy đủ khả năng để thu hút đủ số lượng và chất lượng lao động để nhằm đạtđược các mục tiêu của mình” [10,93]

“Tuyển chọn là quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnhkhác nhau dựa vào các yêu cầu của công việc, để tìm được những người phùhợp với các yêu cầu đặt ra trong số những người đã thu hút được trong quátrình tuyển mộ” [10,93]

Tuyển mộ và tuyển chọn là nội dung quan trọng của quản trị nguồnnhân lực trong các tổ chức Tuyển mộ, tuyển chọn và các chức năng khác củaquản trị nhân lực có mối quan hệ qua lại với nhau, gắn bó tuần tự và trực tiếp.Quá trình tuyển mộ bao gồm các bước như: xây dựng chiến lược tuyển mộvới các nội dung lập kế hoạch tuyển mộ, xác định nơi tuyển mộ, thời giantuyển mộ tìm kiếm người xin việc, đánh giá quá trình tuyển mộ; tiếp theo làquá trình tuyển chọn, đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau,dựa vào các yêu cầu của công việc trong số người đã thu hút qua tuyển mộ

c Tuyển dụng công chức cấp xã

TDCC các cơ quan nhà nước là việc tuyển dụng người vào làm việctrong biên chế của cơ quan nhà nước thông qua thi hoặc xét tuyển Hay nóicách khác, TDCC là việc lựa chọn người đủ năng lực, tiêu chuẩn, điều kiệnđáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nhất định vào làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị

Trang 20

trong hệ thống chính trị.

TDCCCX là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo trình tự, thủtục pháp luật quy định, tiến hành lựa chọn những người có đủ năng lực, tiêuchuẩn, điều kiện đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm vào làm việc trong các bộphận trực thuộc UBND cấp xã, là quá trình tìm kiếm và lựa chọn nhân sự đểthoả mãn nhu cầu sử dụng của các cơ quan hành chính cấp xã, được bổ nhiệmvào các chức danh để thực thi hoạt động công vụ, hưởng lương từ ngân sáchnhà nước

TDCCCX được thực hiện khi UBND cấp xã có nhu cầu tuyển dụng;UBND cấp huyện xác định rõ mục tiêu, tiêu chuẩn, đối tượng cần tuyển dụng,lựa chọn hình thức tuyển dụng, xác định trình tự tiến hành các hoạt độngtuyển dụng TDCCCX vừa là điều kiện cần thiết vừa là yêu cầu của khoa họcquản lý con người Tính khoa học thể hiện ở chỗ nó phải dựa vào cơ sở lýluận và thực tiễn của quy luật phát triển xã hội, đường lối, nguyên tắc,phương pháp và những yếu tố tâm lý học để đánh giá, tuyển dụng NếuUBND huyện làm tốt công tác tuyển dụng sẽ lựa chọn được những người vàođúng chỗ đúng việc

1.1.2 Vai trò của tuyển dụng công chức cấp xã

Trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền, mở rộng dân chủ, tăngcường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, nhà nước và nhân dân, đội ngũ CCCXcàng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho nhân dân nắm chặtđường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước Mọi chủtrương, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước có đến được với nhândân hay không, đến đúng, đến đủ và có được nhân dân tiếp thu đúng đắn haykhông là thông qua đội ngũ CCCX Chính vì thế, cần phải tuyển chọn đượcnhững người có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí công việc để đội ngũCCCX luôn hoàn thành xuất sắc công việc được giao

Tuyển dụng là hoạt động quyết định đầu vào số lượng cơ cấu và chất

Trang 21

lượng công chức, là bước đầu tiên ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề bố trí, sửdụng và đào tạo, bồi dưỡng những công chức làm việc trong bộ máy hànhchính nhà nước từ Trung ương đến CQCX Đồng thời, tuyển chọn đượcnhững ứng cử viên có năng lực sẽ góp phần tiết kiệm được chi phí đào tạocông chức, phát triển địa phương.

TDCCCX là khâu đầu tiên trong chu trình quản lý công chức, có tínhquyết định cho sự phát triển địa phương Cho nên, để có đội ngũ CCCX chấtlượng tốt đủ đức, đủ tài, đủ cả về số lượng thì công tác tuyển dụng cần đặt lênhàng đầu Những yêu cầu đặt ra đối với người tham gia dự tuyển vào vị tríCCCX đã được cơ quan có thẩm quyền xem xét, tìm hiểu, nghiên cứu để phùhợp với yêu cầu thực tế công việc Vì vậy, tuyển dụng đáp ứng được nhữngyêu cầu đó đã là thực hiện được việc tuyển chọn, bố trí sắp xếp nhân lực vào

vị trí còn thiếu, hay thay thế những người còn hạn chế về mặt chuyên môn,năng lực Trong quá trình vận hành của nền công vụ, việc tuyển dụng đượcnhững công chức giỏi thì nhất định nền công vụ sẽ hoạt động đạt kết quả caohơn vì công chức nhà nước là nhân tố quyết định đến sự vận hành của mộtnền công vụ

Mặc khác, số lượng biên chế trong các cơ quan CQCX là có giới hạnnhất định, nhưng do việc thực hiện các quy định pháp luật về cho thôi việc và

sa thải đối với những công chức không đủ phẩm chất và năng lực hoàn thànhnhiệm vụ trong thực tế đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc Vì thế, nếuTDCCCX không đảm bảo đúng các quy định pháp luật, không chọn đúng ứng

cử viên đáp ứng yêu cầu sẽ dẫn đến tình trạng là cơ quan thừa người khônglàm được việc nhưng lại thiếu người có khả năng hoàn thành nhiệm vụ Thực

tế cho thấy, rất cần thiết tuyển dụng được những người thật sự có phẩm chất

và năng lực tương xứng vào làm việc và có hướng gắn bó lâu dài tại cơ quan,tránh tình trạng phải liên tục tuyển dụng nhân sự mới, cơ quan lại mất côngsức để công chức mới quen việc và hòa nhập được với các yếu tố văn hóa,

Trang 22

môi trường làm việc của CQCX.

1.2 Điều kiện và thẩm quyền dự tuyển công chức cấp xã

1.2.1 Điều kiện dự tuyển công chức cấp xã

Trong quá trình tuyển dụng nhân lực, bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũngphải đặt ra yêu cầu, điều kiện đối với người dự tuyển để sàng lọc đối tượng.Đối với việc TDCCCX, người dự tuyển phải đáp ứng được những điều kiện

mà pháp luật quy định

Điều kiện đăng ký dự tuyển CCCX thực hiện theo quy định tại Điều 36Luật CBCC năm 2008 UBND cấp xã xác định các điều kiện khác quy địnhtại điểm g khoản 1 Điều 36 Luật CBCC năm 2008 bảo đảm phù hợp với tiêuchuẩn chức danh CCCX cần tuyển trong kể hoạch tuyển dụng, báo cáoUBND cấp huyện phê duyệt trước khi tuyển dụng Căn cứ Thông tư số06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách,tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn quyđịnh như sau:

Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ,thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:

+ Người dự tuyển có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;

+ Người dự tuyển phải đủ 18 tuổi trở lên;

+ Người dự tuyển phải có đơn dự tuyển, hồ sơ, lý lịch rõ ràng;

+ Người dự tuyển phải có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

+ Người dự tuyển phải có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;

+ Người dự tuyển phải phù hợp với các điều kiện theo yêu cầu của vịtrí dự tuyển

+ Người dự tuyển có văn bằng, chứng chỉ phù hợp (không phân biệthình thức đào tạo và loại hình đào tạo công lập, ngoài công lập);

Những người sau đây không đủ điều kiện tham gia dự tuyển:

+ Không cư trú tại Việt Nam;

Trang 23

+ Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấphành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa ántích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ

sở giáo dục

* Tiêu chuẩn chung cụ thể đối với từng chức danh công chức cấp

xã quy định tại Thông tư 06/2012/TT-BNV

CCCX phải có đủ các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 3 Nghị định

số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về côngchức xã, phường, thị trấn và các tiêu chuẩn cụ thể sau:

a) Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;

b) Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp trung học phổ thông;

c) Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lêncủa ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chứcđược đảm nhiệm;

d) Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học văn phòng trình độ A trở lên;đ) Tiếng dân tộc thiểu số: Ở địa bàn công tác phải sử dụng tiếng dântộc thiểu số trong hoạt động công vụ thì phải biết thành thạo tiếng dân tộcthiểu số phù hợp với địa bàn công tác đó; nếu khi tuyển dụng mà chưa biếttiếng dân tộc thiểu số thì sau khi tuyển dụng phải hoàn thành lớp học tiếngdân tộc thiểu số phù hợp với địa bàn công tác được phân công;

e) Sau khi được tuyển dụng phải hoàn thành lớp đào tạo, bồi dưỡngquản lý hành chính nhà nước và lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theochương trình đối với chức danh CCCX hiện đảm nhiệm

Tiêu chuẩn cụ thể đối với chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp

xã và Trưởng Công an xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên

ngành đối với các chức danh này Đó là phải có khả năng phối hợp với cácđơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn

Trang 24

tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thực hiện một số nhiệm vụphòng thủ dân sự; giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệĐảng, chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của nhànước.

Căn cứ vào tiêu chuẩn của CCCX quy định tại khoản 1 và khoản 2Điều 2 và căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, UBND cấp tỉnh đượcxem xét, quyết định:

a) Giảm một cấp về trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn đối với côngchức làm việc tại xã đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận thuộc khuvực miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số,vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đồng thời xây dựng và

tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hóa CCCX theo quyđịnh trên;

b) Ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chứcdanh CCCX;

c) Thời gian để CCCX mới được tuyển dụng phải hoàn thành lớp họctiếng dân tộc thiểu số; lớp đào tạo, bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước

và lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo quy định tại điểm đ, điểm eĐiều 2

Tiêu chuẩn cụ thể của CCCX được quy định trên là căn cứ để các địaphương thực hiện công tác quy hoạch, tạo nguồn, tuyển dụng, sử dụng, đàotạo, bồi dưỡng, đánh giá, xếp lương, nâng bậc lương và thực hiện các chế độ,chính sách khác đối với CCCX

1.2.2 Thẩm quyền tuyển dụng công chức cấp xã

Căn cứ theo Nghị định số 112/2011/NĐ-CP của Chính phủ về côngchức xã, phường, thị trấn Theo Điều 9, mục 1, chương III TDCCCX, thẩmquyền TDCCCX được quy định như sau:

Chủ tịch UBND cấp huyện tổ chức TDCCCX theo quy định của Nghị

Trang 25

định này và Quy chế tổ chức TDCCCX của UBND cấp tỉnh, trừ trường hợpđặc biệt trong TDCCCX quy định tại Điều 21 của Nghị định, đó là Chủ tịchUBND cấp huyện được xem xét, tiếp nhận không qua thi tuyển đối với cáctrường hợp đặc biệt sau:

+ Người tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên ở trong nước và đạt loại khátrở lên ở nước ngoài có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chức danh côngchức cần tuyển dụng;

+ Người có trình độ đào tạo từ đại học trở lên, có ít nhất 05 năm côngtác (không kể thời gian tập sự, thử việc) trong ngành, lĩnh vực cần tuyển, đápứng được ngay yêu cầu của chức danh CCCX cần tuyển dụng

Căn cứ số lượng người đăng ký dự tuyển, Chủ tịch UBND cấp huyệnquyết định việc thành lập Hội đồng thi tuyển hoặc Hội đồng xét tuyển (Hộiđồng tuyển dụng)

Trường hợp không thành lập Hội đồng tuyển dụng thì Phòng Nội vụcấp huyện báo cáo Sở Nội vụ cấp tỉnh, sau khi có ý kiến thống nhất của SởNội vụ, Phòng Nội vụ cấp huyện giúp Chủ tịch UBND cấp huyện thực hiệnviệc TDCCCX Khi tổ chức TDCCCX vẫn phải thành lập các Ban giúp việctheo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này

1.3 Nguyên tắc tuyển dụng công chức cấp xã

Theo Điều 38 của Luật CBCC năm 2008 quy định về nguyên tắcTDCCCX như sau:

1.3.1 Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật

Quan điểm xuyên suốt có tính nguyên tắc là công tác TDCCCX phảiđặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của ĐCS Việt Nam, của CQCX, đảm bảonguyên tắc tập thể, dân chủ đi đôi với phát huy trách nhiệm của người đứngđầu cơ quan, tổ chức đơn vị

Công khai, minh bạch là một nguyên tắc cần thiết trong TDCC nóichung, CCCX nói riêng vì có công khai, minh bạch thì mọi người mới biết

Trang 26

đến việc tuyển chọn công chức của cơ quan có thẩm quyền; biết tiêu chuẩn,điều kiện, nhu cầu tuyển dụng; biết thời gian tiến hành tuyển dụng; các yêucầu cần có đối với người dự tuyển, từ đó người dự tuyển nghiên cứu, cân nhắc

và cuối cùng quyết định có tham gia vào quá trình tuyển chọn hay không.Đồng thời, công khai minh bạch là một trong những phương pháp giúp xã hộigiám sát việc tuyển dụng, góp phần hạn chế các tiêu cực trong tuyển dụng.Việc công khai phải được thực hiện trong tất cả các khâu tuyển dụng Bìnhđẳng là một nguyên tắc quan trọng trong tuyển dụng, vì có thực hiện bìnhđẳng thì mới tuyển dụng được người có đủ đức và tài, đáp ứng yêu cầu nhiệm

vụ đặt ra; đảm bảo công tác tuyển chọn thật sự hiệu quả, lựa chọn đúng người.Khách quan là một nguyên tắc bảo đảm cho việc tuyển chọn không bị ý chíchủ quan chi phối, không phụ thuộc vào ý chí cá nhân, tùy tiện dẫn đến kếtquả tuyển chọn bị thiên lệch Đúng pháp luật là việc TDCC phải tuân thủnghiêm các tiêu chuẩn, điều kiện, thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục pháp luậtquy định

vụ, quyền lợi và các hoạt động công vụ của CCCX phải được công khai vàđược kiểm tra, giám sát của nhân dân trừ những việc liên quan đến bí mậtquốc gia

Trang 27

1.3.3 Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm

Đây là nguyên tắc quan trọng trong việc tuyển chọn, sử dụng CCCXmột cách có hiệu quả và tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước, xuất phát

từ nhu cầu của công việc mà nhà nước phải tìm được những người có đủ điềukiện, trí thức đảm đương công việc, tránh tình trạng vì người mà tìm việc.Trong Điều 3 Luật CBCC năm 2008 quy định: “Khi TDCC, cơ quan tổ chứctuyển dụng phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí công việc của các chứcdanh công chức trong cơ quan, tổ chức mình và chỉ tiêu biên chế được giao”[13,1] Kế hoạch TDCCCX phải nêu rõ số lượng chức danh CCCX được giao,

số lượng công chức hiện có và số lượng công chức còn thiếu so với số lượngchức danh được giao, điều kiện đăng ký dự tuyển theo từng chức danhCCCX Nguyên tắc này còn quy định cụ thể hơn cho chức danh Trưởng Công

an xã và Chỉ huy trưởng Quân sự xã

1.3.4 Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu số

Ưu tiên tuyển dụng ở đây được thực hiện thông qua việc không tổ chứcthi tuyển mà có thể xét tuyển hoặc tuyển thẳng vào công chức Đây là nguyêntắc thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với nhân tài, tôn vinh, trọng dụng,

ưu đãi đối với những người có tài năng, tạo điều kiện thu hút nhân tài đónggóp cho sự phát triển của đất nước Bên cạnh đó ưu tiên tuyển dụng đối vớingười dân tộc thiểu số nhằm thực hiện tốt chính sách dân tộc, tạo điều kiệncho họ đóng góp xây dựng và phát triển ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khókhăn đồng thời góp phần giữ vững an ninh chính trị nơi biên giới, hải đảo

Biểu hiện của việc đánh giá, sử dụng, bổ nhiệm CCCX giữ các chức

vụ, vị trí trọng trách trong từng công việc phải thông qua tài năng thực sự,thành tích hoạt động thực tế và phải lập được công trạng Nó đảm bảo đượctính công bằng, khách quan, khuyến khích được mọi CCCX tận tâm với công

Trang 28

việc, hạn chế tính quan liêu, tùy tiện, cảm tình cá nhân,…

Ngoài ra còn có nguyên tắc như nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo củaĐảng, Nhà nước Sỡ dĩ các nước đều thực hiện nguyên tắc này, vì Nhà nướcluôn là trụ cột của mỗi quốc gia, Nhà nước muốn xây dựng nền hành chínhvững mạnh để đảm bảo thực thi ý chí, nguyện vọng của mình thì đòi hỏi phảităng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác TDCC, có như vậy mới tuyển chọnđược đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu Trong suốt quá trình lãnh đạo cáchmạng, qua các kỳ Đại hội, Đảng luôn khẳng định: “Đảng thống nhất lãnh đạocông tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệmcủa các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị vềcông tác cán bộ” [2,Điều 41]

Như vậy, các nguyên tắc tuyển dụng nêu trên, tuỳ mỗi nguyên tắc cónhững đòi hỏi riêng nhưng giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhautrong việc bảo đảm chế độ tuyển dụng, hướng đến mục đích cuối cùng làtuyển dụng được đội ngũ công chức nhà nước nói chung, CCCX nói riêng cóchất lượng, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh,góp phần xây dựng và phát triển đất nước

1.4 Quy trình tuyển dụng công chức cấp xã

Căn cứ theo Nghị định số 112/2011/NĐ-CP của Chính phủ về côngchức xã, phường, thị trấn, mục 4 chương III của Nghị định này quy định vềtrình tự TDCCCX như sau:

Bước 1: Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận hồ sơ dự tuyển

- UBND cấp huyện phải thông báo công khai trên đài phát thanh, trangthông tin điện tử của UBND cấp huyện và niêm yết công khai tại trụ sở làmviệc của UBND cấp huyện và trụ sở làm việc của UBND cấp xã nơi tuyểndụng về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng, chức danh công chức cần tuyển, thờihạn, địa điểm tiếp nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển, thời gian thi tuyển,xét tuyển và được đăng trên 03 số báo liên tiếp của cấp tỉnh

Trang 29

- Thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển ít nhất là 30 ngày,

kể từ ngày thông báo tuyển dụng công khai trên phương tiện thông tin đạichúng

Hồ sơ dự tuyển CCCX bao gồm:

+ Đơn đăng ký dự tuyển CCCX theo mẫu ban hành kèm theo;

+ Bản sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyềntrong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;

+ Bản sao giấy khai sinh;

+ Bản chụp các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầucủa chức danh công chức dự tuyển; trường hợp đã tốt nghiệp, nhưng cơ sởđào tạo chưa cấp bằng hoặc chứng chỉ tốt nghiệp thì nộp giấy chứng nhận tốtnghiệp do cơ quan có thẩm quyền cấp;

+ Giấy chứng nhận sức khỏe do tổ chức y tế có thẩm quyền cấp trongthời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;

+ Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong TDCCCX (nếu có)được cơ quan có thẩm quyền chứng thực

- Chậm nhất 07 ngày trước ngày tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển,UBND cấp huyện phải lập danh sách người đủ điều kiện dự tuyển và niêm yếtcông khai tại trụ sở làm việc của UBND cấp huyện và trụ sở làm việc củaUBND cấp xã nơi tuyển dụng

Bước 2: Tổ chức tuyển dụng

- Khi hết thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển, chậm nhất

10 ngày trước ngày tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển, Chủ tịch UBND cấphuyện quyết định việc thành lập Hội đồng tuyển dụng để tổ chức tuyển dụng

- Trường hợp số lượng người đăng ký dự tuyển trong một kỳ TDCCCXtrong phạm vi quản lý của cấp huyện dưới 20 người thì không phải thành lậpHội đồng tuyển dụng; Phòng Nội vụ giúp Chủ tịch UBND cấp huyện thựchiện việc tuyển dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này: Trường

Trang 30

hợp không thành lập Hội đồng tuyển dụng thì Phòng Nội vụ cấp huyện báocáo Sở Nội vụ cấp tỉnh, sau khi có ý kiến thống nhất của Sở Nội vụ, PhòngNội vụ cấp huyện giúp Chủ tịch UBND cấp huyện thực hiện việc TDCCCX.Khi tổ chức TDCCCX vẫn phải thành lập các Ban giúp việc theo quy địnhbao gồm: Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi trong trường hợp

tổ chức thi tuyển, Ban kiểm tra sát hạch trong trường hợp tổ chức xét tuyển,Ban phúc khảo

Bước 3: Thông báo kết quả tuyển dụng

- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thituyển hoặc xét tuyển của Hội đồng tuyển dụng hoặc của Phòng Nội vụ cấphuyện (trường hợp không thành lập Hội đồng tuyển dụng), UBND cấp huyệnphải thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của UBND cấp huyện vàniêm yết công khai kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển tại trụ sở làm việc củaUBND cấp huyện và trụ sở làm việc của UBND cấp xã nơi tuyển dụng; gửithông báo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển bằng văn bản tới người dự tuyểntheo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký

- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết công khai kết quả thituyển hoặc xét tuyển, người dự tuyển có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kếtquả thi tuyển hoặc xét tuyển, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm tổchức chấm phúc khảo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nhậnđơn đề nghị phúc khảo theo quy định tại khoản này

- Sau khi thực hiện các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Hộiđồng tuyển dụng hoặc Phòng Nội vụ cấp huyện báo cáo Chủ tịch UBND cấphuyện phê duyệt kết quả tuyển dụng; đồng thời gửi thông báo công nhận kếtquả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dựtuyển đã đăng ký, nội dung thông báo phải ghi rõ thời gian người trúng tuyểnđến nhận quyết định tuyển dụng

Trang 31

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ trúng tuyển, quyết định tuyển dụng và nhận

việc

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày người dự tuyển nhận được thôngbáo công nhận kết quả trúng tuyển theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghịđịnh số 112/2011/NĐ-CP, người trúng tuyển phải đến Phòng Nội vụ củaUBND cấp huyện nơi dự tuyển để hoàn thiện hồ sơ trúng tuyển Hồ sơ trúngtuyển phải được bổ sung để hoàn thiện trước khi ký quyết định tuyển dụng,bao gồm:

+ Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu củachức danh công chức dự tuyển, được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;

+ Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi thường trú cấp;

- Trường hợp người trúng tuyển có lý do chính đáng không thể đếnhoàn thiện hồ sơ trúng tuyển thì phải làm đơn đề nghị được gia hạn trước khikết thúc thời hạn hoàn thiện hồ sơ trúng tuyển gửi Phòng Nội vụ Thời giangia hạn không quá 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn hoàn thiện hồ sơ trúngtuyển

- Sau khi người trúng tuyển hoàn thiện đủ hồ sơ trúng tuyển theo quyđịnh, trong thời hạn 15 ngày, Chủ tịch UBND cấp huyện phải ban hành quyếtđịnh tuyển dụng đối với người trúng tuyển theo quy định Trường hợp ngườitrúng tuyển không hoàn thiện đủ hồ sơ trúng tuyển theo quy định thì Chủ tịchUBND cấp huyện quyết định hủy kết quả trúng tuyển

- Người được tuyển dụng vào CCCX phải đến nhận việc trong thời hạnquy định

- Trường hợp người trúng tuyển bị hủy bỏ kết quả trúng tuyển dokhông đến nhận việc trong thời hạn quy định thì Chủ tịch UBND cấp huyệnquyết định tuyển dụng người có kết quả tuyển dụng thấp hơn liền kề với chứcdanh công chức cần tuyển dụng đó (nếu người đó đảm bảo đủ các điều kiện)

Trang 32

1.5 Các yếu tố tác động đến tuyển dụng công chức cấp xã

1.5.1 Yếu tố chính trị - pháp luật

* Yếu tố chính trị

Khoản 1 Điều 4, Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa ViệtNam năm 2013 quy định “ĐCS Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp côngnhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc ViệtNam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động

và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làmnền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội” [14,2] Lợi íchcủa giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc là thống nhất vớinhau Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phục vụ Tổ quốc, phục vụnhân dân Vai trò của ĐCS Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xãhội Xét về thực tiễn, hơn 84 năm qua đã khẳng định sự lãnh đạo đúng đắncủa Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.ĐCS Việt Nam là lực lượng chính trị duy nhất đã lãnh đạo cách mạng ViệtNam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, từ Cách mạng Tháng Tám năm

1945 thành công, Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời; đến 30 nămkháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược giành thắng lợi vẻvang, hoàn thành sự nghiệp thống nhất Tổ quốc, cùng với những thành tựu tolớn, có ý nghĩa lịch sử vừa là minh chứng thực tiễn sinh động, vừa là cơ sởkhoa học thực tiễn để khẳng định về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhànước và xã hội Khoản 2 Điều 4 quy định cụ thể trách nhiệm của Đảng đối vớinhân dân: “ĐCS Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân,chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về nhữngquyết định của mình” [14,2] Điều này thể hiện trách nhiệm của Đảng trướcnhân dân cũng như trách nhiệm của nhân dân đối với Đảng và xây dựngĐảng Một Đảng mà không gắn bó mật thiết với nhân dân, không chịu sựgiám sát của nhân dân, không chịu trách nhiệm trước nhân dân về những

Trang 33

quyết định của mình thì không phải là một Đảng cách mạng chân chính,không phải “là đạo đức, là văn minh” và càng không thể lãnh đạo được nhândân

Thông qua đường lối lãnh đạo đất nước, xây dựng và phát triển nềnhành chính quốc gia, Đảng định hướng về xây dựng đội ngũ công chức từ đó

sẽ định hướng về tiêu chuẩn, điều kiện đối với đội ngũ công chức và chắcchắn rằng việc TDCCCX cho bộ máy cũng phải căn cứ vào định hướng đó màthực hiện Trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, hội nhập quốc tế hiện nay, vấn đềthu hút nhân tài phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước được Đảng ta đặcbiệt quan tâm và công tác TDCC nói chung, TDCCCX nói riêng cũng phải cónhững điều chỉnh nhất định để đáp ứng theo yêu cầu đường lối lãnh đạo củaĐảng; đảm bảo CCCX được tuyển dụng phải thực hiện tốt chức trách phụng

sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân Đây là yếu tố đặc thù của chính quyền ViệtNam và có tác động mạnh mẽ đến TDCCCX

* Yếu tố pháp luật

Hệ thống pháp luật quy định về việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý độingũ công chức cơ bản đã được hoàn thiện, đổi mới, góp phần phát hiện, tuyểnchọn được những người có đức, có tài, sắp xếp, bố trí đúng người đúng việcnâng cao hiệu quả nền công vụ của nước ra trong thời gian qua

Trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước, căn cứ vào yêu cầu xâydựng nền hành chính, pháp luật có những quy định cụ thể về căn cứ tuyểndụng, đối tượng, điều kiện người tham gia tuyển dụng; trình tự, thủ tục tiếnhành tuyển dụng; các chế độ, chính sách tuyển dụng đối với CCCX Công tácTDCCCX nhờ có các quy định pháp luật mới có thể tiến hành Vì vậy, tuyểndụng phải thực hiện đúng theo các nguyên tắc được quy định trong pháp luật

Cụ thể như pháp luật của nước ta quy định về tiêu chuẩn dự tuyển CCCX,người dự tuyển phải mang quốc tịch Việt Nam, cư trú tại Việt Nam Có nghĩa

Trang 34

là cơ quan nhà nước không được tuyển dụng người mang quốc tịch nướcngoài dù sinh sống ở Việt Nam Điều đó sẽ làm trái pháp luật và không đượccông nhận Người tham gia dự tuyển đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự thìkhông đủ điều kiện tham gia dự tuyển theo quy định của pháp luật.

Pháp luật về TDCCCX phải được công khai, minh bạch để người thamgia tuyển dụng và nhân dân giám sát được tất cả các khâu của quá trình tuyểndụng, góp phần đấu tranh, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra

Do đó, yếu tố pháp luật là yếu tố quyết định đến việc TDCCCX

1.5.2 Yếu tố văn hóa

Văn hoá đóng vai trò quan trọng trong xã hội vì đó là một trong nhữngyếu tố quyết định sự thu hút của ứng viên Trong công tác TDCCCX, yếu tốvăn hoá thể hiện mặt tích cực ở việc xem xét, ưu tiên trong tuyển dụng đối vớinhững người có công với đất nước, con em gia đình chính sách, người dân tộcthiểu số, người có tài Tuy nhiên, tác động tiêu cực của yếu tố này chính làquan hệ, gia đình, dòng tộc, “con ông cháu cha”,…đã phần nào làm hạn chếđến chất lượng nguồn nhân lực được tuyển dụng, nhất là trong công tác xéttuyển

Trong đời sống sinh hoạt, yếu tố cộng đồng – gia đình – xã hội luôncấu kết với nhau trong con người Việt Nam, đây chính là nét văn hoá đặctrưng được hun đúc qua chiều dài phát triển của dân tộc, chính yếu tố gắn kếtcộng đồng này đã làm nên sức mạnh to lớn của dân tộc Việt Nam trong lịch

sử đấu tranh giữ nước và xây dựng đất nước Tuy nhiên, yếu tố trọng tình làmột nhược điểm trong TDCCCX khi mà mối quan hệ làng xã, dòng tộc, địaphương chi phối vào công tác tuyển dụng khiến cho tuyển dụng khó để côngkhai rõ ràng, số lượng đăng ký dự tuyển cũng sẽ giảm bớt ảnh hưởng đến hiệuquả TDCCCX, ảnh hưởng đến uy tín của nhà nước, làm mất lòng tin của dânđối với đội ngũ CCCX

Khoản 1 Điều 14 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Trang 35

Nam 2013 có nêu rõ: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cácquyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hộiđược công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”[14,4] Nhân dân có mức độ ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động của nhànước Một trong những mục tiêu của cải cách hành chính trong giai đoạn tới

là tăng mức độ hài lòng của người dân khi giải quyết các vấn đề hành chính.Việc làm hài lòng người dân sẽ ngày càng khó hơn bởi đời sống kinh tế - xãhội ngày càng phát triển, dân trí ngày càng cao và theo đó, yêu cầu của ngườidân về chất lượng dịch vụ công sẽ ngày một cao hơn Để có thể tăng mức độhài lòng của người dân, việc đầu tiên là phải làm tốt khâu tuyển dụng Tuyểndụng tốt mới có thể có được những CCCX làm việc hiệu quả, có khả năngliên tục tự học tập, thay đổi để thích ứng với công việc mới, qua đó giảm chiphí đào tạo, bồi dưỡng, lấy được niềm tin từ nhân dân thì CCCX mới có thểđược ủng hộ trong mọi công việc Trong các hạn chế của việc quản lý côngchức, tình trạng “chạy việc”, “chạy biên chế”, “chạy chức” được người dânđặc biệt quan tâm và đó cũng là những vấn đề đang làm mất lòng tin của nhândân vào nền hành chính Người dân tin tưởng vào đội ngũ CCCX thì việc đổimới tuyển dụng mới thay đổi thuận lợi đáp ứng yêu cầu của cải cách hànhchính Và nếu đủ điều kiện, năng lực, họ cũng có cơ hội để trở thành côngchức tham gia quản lý nhà nước

1.5.3 Yếu tố kinh tế - xã hội

Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, nền kinh tế - xãhội của nước ta đang càng ngày phát triển càng nhanh chóng, thu nhập bìnhquân đầu người tăng cao, nguồn nhân lực có chất lượng dồi dào Khôngnhững thế, lực lượng sinh viên được đào tạo ra hàng năm ngày càng nhiều,công tác TDCC đã thu hút sinh viên tham gia dự tuyển đông đảo làm cho chấtlượng tuyển dụng ngày càng tốt hơn, thu hút được nhiều nhân tài cạnh tranhgiúp cho cơ quan có thể tìm được người thích hợp nhất cho vị trí cần tuyển

Trang 36

Đối với những vùng có kinh tế phát triển, môi trường xã hội tốt là yếu tốthuận lợi nâng cao chất lượng tuyển dụng vì đó là điều kiện giúp họ có thểcông tác lâu dài và dễ dàng phát triển.

Mặt khác, ở một số khu vực nền kinh tế - xã hội còn chưa phát triển, lạchậu do đó công tác tuyển dụng chưa thu hút được ứng viên tham gia dự tuyển,chất lượng đội ngũ công chức kém Hầu hết các sinh viên khi ra trường đều ởlại thành phố để tìm việc, không có nhu cầu trở lại quê hương vì điều kiệnkinh tế - xã hội không thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của họ

Vấn đề tiền lương, thưởng, phụ cấp, môi trường làm việc của CCCXđều được so sánh với công chức hành chính, viên chức và khu vực tư nhân; sựchênh lệch quá lớn giữa thu nhập của CCCX với các khu vực nêu trên; hơnnữa môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ cho CCCX còn nhiều hạn chế vìđiều kiện kinh tế - xã hội ở các xã còn khó khăn, làm cho hiện tượng “chảymáu chất xám” từ CCCX sang các khu vực khác có chiều hướng tăng và ảnhhưởng đến tính không ổn định của CCCX; đồng thời, không khuyến khích,thu hút được nhân tài về công tác tại CQCX Đây là những yếu tố có tác độngkhông nhỏ đến công tác TDCCCX, xây dựng được đội ngũ CCCX có chấtlượng, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

1.5.4 Năng lực của đội ngũ thực thi công tác tuyển dụng

Đội ngũ công chức có vai trò tham mưu giúp UBND cấp xã thực hiệnchức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tuyển dụng UBND cấp xã muốnquản lý, điều hành mọi lĩnh vực của đời sống xã hội tại cơ sở được thôngsuốt, đảm bảo đúng chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của nhànước, đòi hỏi đội ngũ CCCX phải am hiểu một cách đầy đủ, sâu sắc về chứctrách, nhiệm vụ được giao Đội ngũ công chức làm công tác tuyển dụng phải

là người trực tiếp tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng,chính sách, pháp luật của nhà nước đến nhân dân; làm cho các tầng lớp nhândân hiểu đúng, hiểu đầy đủ các chủ trương, chính sách về TDCCCX Họ phải

Trang 37

là người nắm bắt đầy đủ, kịp thời phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân

để Đảng và nhà nước có cơ sở khoa học sửa đổi, bổ sung, ban hành mới cácchủ trương, chính sách tuyển dụng có tính khả thi, phù hợp với từng giaiđoạn Chất lượng đội ngũ CCCX làm công tác tuyển dụng có tốt thì mới đảmbảo được chất lượng tuyển dụng tốt

TIỂU KẾT

Trong Chương 1 đã đưa ra cơ sở lý luận và pháp lý của việc nghiên cứu

về TDCCCX Cụ thể là tiến hành trình bày khái quát về TDCCCX thông quaviệc đưa ra các khái niệm như CCCX, tuyển dụng, TDCCCX, vai trò củaTDCCCX, điều kiện và thẩm quyền dự tuyển CCCX, nguyên tắc TDCCCX,quy trình TDCCCX và các yếu tố tác động đến TDCCCX Thông qua việckhái quát và tìm hiểu về các kiến thức lý luận sẽ là tiền đề để nghiên cứu vàđánh giá thực trạng TDCCCX tại huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình

Trang 38

Chương 2:

THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ

TẠI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1 Khái quát chung về huyện Lệ Thủy

2.1.1 Về điều kiện tự nhiên

Huyện Lệ Thủy là huyện đồng bằng thuộc tỉnh Quảng Bình, Việt Nam.Phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị), phía Bắc giáp huyệnQuảng Ninh (tỉnh Quảng Bình), phía Tây giáp nước Lào, phía Đông giáp BiểnĐông, diện tích tự nhiên 1.416,11 km2, có 36.545 hộ với 141.380 nhân khẩu(năm 2012) Mật độ dân số 99,8 người/km2, có hai dân tộc chính là Kinh vàVân Kiều Đây là quê hương của Dương Văn An, Nguyễn Đăng Tuân, Đạitướng Võ Nguyên Giáp, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm

Huyện Lệ Thủy nổi tiếng với sông Kiến Giang, khu nghỉ mát suối nướckhoáng Bang, văn hóa đặc trưng Hò khoan Lệ Thủy Lệ Thủy còn có các ditích lịch sử nổi bật Chùa An Xá, Miếu Thần Hoàng, Miếu An Sinh, chùaHoằng Phúc Huyện có địa hình đồng bằng, ven biển hẹp và thấp; sông lớn cóKiến Giang, Long Đại và nhiều sông suối nhỏ; có đường Quốc lộ 1A, Quốc lộ15A, đường Hồ Chí Minh, có đường sắt Bắc - Nam đi qua suốt chiều dài củahuyện

Huyện gồm 02 thị trấn là Kiến Giang và Lệ Ninh; 26 xã gồm: An Thuỷ,Cam Thuỷ, Dương Thuỷ, Hoa Thuỷ, Hồng Thuỷ, Hưng Thuỷ, Kim Thuỷ,Lâm Thuỷ, Liên Thuỷ, Lộc Thuỷ, Mai Thuỷ, Mỹ Thuỷ, Ngân Thuỷ, NgưThuỷ Bắc, Ngư Thuỷ Nam, Phong Thuỷ, Phú Thuỷ, Sen Thuỷ, Sơn Thuỷ,Tân Thuỷ, Thanh Thuỷ, Thái Thuỷ, Trường Thuỷ, Văn Thuỷ, Xuân Thuỷ

2.1.2 Về điều kiện kinh tế - xã hội

a Về kinh tế

Đây là một huyện lớn của tỉnh, cùng với xu hướng phát triển chung củatỉnh Quảng Bình, trong những năm qua, nền kinh tế của huyện Lệ Thủy đã cónhững chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu quan trọng về nhiềumặt, hạ tầng tiếp tục phát triển như giao thông, thủy lợi, văn hóa, y tế, giáodục, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao

Trang 39

Từ năm 2011 2015, tốc độ phát triển kinh tế tăng bình quân 12 12,5%/năm; từ năm 2016 - 2020 tăng bình quân 13,6 - 14%/năm Cơ cấu kinh

-tế đã có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành côngnghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp Sựchuyển biến đó bắt nguồn từ việc đẩy mạnh phát triển các khu du lịch Đếnnăm 2015: Nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 35%; công nghiệp - xây dựngchiếm 28%; dịch vụ chiếm 37% Thu nhập bình quân đầu người đến năm

2015 đạt 26 triệu đồng/năm

b Về xã hội

Về chính sách xã hội: Thực hiện công bằng các chính sách đối với

những người có công, gia đình liệt sỹ, các bà Việt Nam anh hùng, các đốitượng bảo trợ xã hội Tạo cơ hội để hộ nghèo, hộ cận nghèo tự lực vượt nghèothông qua chính sách trợ giúp

Về lao động và việc làm: Giải quyết việc làm cho khoảng 4000 - 5000

người mỗi năm Đầu tư tạo việc làm, đa dạng hóa việc làm Chuyển dịch cơcấu sử dụng lao động theo hướng thu hút và tạo việc làm trong các ngànhcông nghiệp, xây dựng và dịch vụ Huyện đã khôi phục và mở rộng các ngànhnghề truyền thống, nghề mới ở địa phương

Về giáo dục - đào tạo: Thực hiện phát triển giáo dục - đào tạo toàn

diện, sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp các cấp Chú trọng mở các lớp dạynghề, nâng cao kỹ năng nghề, tác phong công nghiệp và ý thức trách nhiệm

xã hội cho người lao động

Về y tế: Chú trọng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đẩy mạnh việc

ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào việc khám, chữabệnh Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị các cơ sở y tế theo chuẩn quốcgia Chú trọng công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm Thựchiện có hiệu quả công tác dân số kế hoạch hóa gia đình

Về văn hóa - thông tin, thể dục thể thao: Xây dựng môi trường văn hóa

lành mạnh, phong phú, đa dạng nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thầncho nhân dân, bài trừ các tệ nạn xã hội, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóatruyền thống của địa phương Đẩy mạnh các hoạt động thể thao truyền thống

Trang 40

và phong trào toàn dân rèn luyện thể dục thể thao.

Về giao thông: Đầu tư xây dựng, nâng cấp các tuyến tỉnh lộ, đường

huyện, đường liên xã theo đúng cấp bậc kỹ thuật Xây dựng một số công trình

có yêu cầu cấp thiết và nâng cấp đường ven biển theo quy mô đường cấp III

Về an ninh - quốc phòng: Kết hợp chặt chẽ giữ gìn phát triển kinh tế xã

hội với củng cố và tăng cường quốc phòng, an ninh trong quá trình xây dựngquy hoạch, kế hoạch trên tất cả các lĩnh vực, địa bàn của huyện Giữ vững anninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhất là tuyến biên giới, tuyến biển, cácđịa bàn trọng điểm, đấu tranh phòng chống tội phạm

Như vậy, huyện Lệ Thuỷ có vị trí địa lý thuận lợi tạo điều kiện pháttriển các ngành nông, lâm - ngư nghiệp, đặc biệt là du lịch Huyện đã đạtđược nhiều kết quả cao trong thi đua toàn tỉnh Tuy nhiên, bên cạnh nhữngthành tích đạt được, huyện đang gặp khó khăn lớn đối với ngư dân, môitrường biển vừa qua đã bị phá hoại nặng nề khiến đời sống của ngư dânkhông được đảm bảo như trước và CQCX phải là đơn vị trực tiếp giải quyếtnhững vấn đề trên với nhân dân Chính vì thế, xuất phát từ đòi hỏi của thựctiễn, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải nâng cao chất lượng CCCX huyện Lệ Thuỷ

mà việc đầu tiên đó là hoàn thiện TDCCCX tại huyện

2.2 Thực trạng đội ngũ công chức cấp xã tại huyện Lệ Thủy

2.2.1 Về quy mô

Toàn huyện Lệ Thủy gồm có 26 xã và 02 thị trấn với tổng số CCCX là

329 người (số liệu thống kê đến ngày 31/12/2016), trong đó biên chế CCCXđược UBND tỉnh giao là 340 người Số lượng CCCX đang làm việc thiếu 11người so với biên chế được giao khiến cho việc không đảm bảo chất lượngcũng như thách thức đặt ra giải quyết công việc, bởi trước khi ban hành biênchế cho từng địa bàn, UBND tỉnh phải nghiên cứu nắm bắt tình hình hoạtđộng cũng như dân số, các yếu tố liên quan khác để ban hành số lượng CCCXcho phù hợp

Mỗi xã đều cần có hệ thống CCCX ổn định để đảm bảo thực hiện đúng

đủ nhiệm vụ chức năng tham mưu, giúp UBND cấp xã thực hiện chức năngquản lý nhà nước về lĩnh vực công tác được phân công và thực hiện cácnhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND cấp xã giao cho từng chức danh

Ngày đăng: 05/11/2017, 09:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ, Viện khoa học Tổ chức Nhà nước (2000), Chính quyền cấp xã và quản lý nhà nước cấp xã, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính quyền cấp xã và quản lý nhà nước cấp xã
Tác giả: Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ, Viện khoa học Tổ chức Nhà nước
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000
2. BCH Trung ương Đảng khoá XI (2013), Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng khoá XI, Nxb Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng khoá XI
Tác giả: BCH Trung ương Đảng khoá XI
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2013
9. PGS.TS Trần Kim Dung (2009), Quản trị Nguồn nhân lực (tái bản lần thứ 7), Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Nguồn nhân lực
Tác giả: PGS.TS Trần Kim Dung
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2009
10. ThS.Nguyễn Vân Điềm – PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân (2012), Giáo trình quản trị nhân lực, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị nhân lực
Tác giả: ThS.Nguyễn Vân Điềm – PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân
Nhà XB: Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân
Năm: 2012
11. Hoàng Quốc Long (2010), Một số nội dung mới trong công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nội dung mới trong công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
Tác giả: Hoàng Quốc Long
Năm: 2010
12. Hồ Chí Minh (2011), Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật
Năm: 2011
3. Bộ Nội vụ (2012), Quyết định số 294/QĐ-BNV, ngày 03/04/2012 về ban hành Kế hoạch triển khai đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã Khác
4. Bộ Nội vụ (2012), Thông tư số 06/2012/TT-BNV, ngày 30/10/2012 hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng Công chức xã, phường, thị trấn Khác
5. Chính phủ (2005), Nghị định số 159/2005/NĐ-CP, ngày 27/12/2005 về việc phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn Khác
6. Chính phủ (2010), Nghị định số 24/2010/NĐ-CP, ngày 15/03/2010 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức Khác
7. Chính phủ (2011), Nghị định số 112/2011/NĐ-CP, ngày 05/12/2011 về Công chức xã, phường, thị trấn Khác
8. Chính phủ (2013), Nghị định số 29/2013/NĐ-CP, ngày 08/04/2013 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã Khác
14. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khác
15. Mạc Minh Sản (2009), Pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Việt Nam hiện nay. Những vấn đề lý luận và thực tiễn Khác
16. Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình (2013), Hướng dẫn số 972/HD-SNV, ngày 13/8/2013 hướng dẫn thực hiện một số nội dung trong Quy chế TDCCCX, phường, thị trấn Khác
18. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2012), Quyết định số 23/2012/QĐ- UBND, ngày 23/8/2012 về việc ban hành Quy định chính sách sử dụng con em Quảng Bình tốt nghiệp đại học giai đoạn 2012 - 2015 Khác
19. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2013), Quyết định số 14/2013/QĐ- UBND, ngày 26/3/2013 về việc ban hành quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn Khác
20. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2015), Quyết định số 3929/QĐ- UBND, ngày 31/12/2015 về việc thực hiện Chính sách sử dụng con em Quảng Bình tốt nghiệp đại học giai đoạn 2012 – 2015 Khác
21. Uỷ ban nhân dân huyện Lệ Thuỷ (2016), Báo cáo số liệu kết quả tuyển dụng công chức cấp xã huyện Lệ Thuỷ năm 2016 và kết quả phân loại công chức cấp xã huyện Lệ Thuỷ năm 2016 Khác
22. Uỷ ban nhân dân huyện Lệ Thuỷ (2016), Kế hoạch số 2542/KH- UBND, ngày 21/11/2016 về xét tuyển Công chức cấp xã năm 2016 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w