1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số

72 2,2K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 492 KB

Nội dung

Công tác đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm qua cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Khoa học - côngnghệ và toàn cầu hoá nền kinh tế quốc tế thì yếu tố con người ngày càng được quantâm chú trọng như là yếu tố chính của sự phát triển ở bất kỳ quốc gia nào

Để ứng dụng Khoa học – Công nghệ đó một cách hiệu quả thì nguồn nhânlực có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng tốt, khả năng nhạy bén, kỹ thuật điêuluyện là vấn đề được quan tâm đầu tư… Để nâng cao hơn nữa khả năng thíchứng của người lao động khi làm việc với công nghệ

Vì thế phải đặt vấn đề phát triển con người và nguồn nhân lực trong mộtcái nhìn toàn diện

Ngày nay không thể quan niệm đơn thuần nguồn nhân lực là lực lượng laođộng với nghĩa đơn giản là những người làm công ăn lương, những người nôngdân… Mà cuộc sống ngày nay đòi hỏi phải nhìn nhận nguồn nhân lực một cáchbao quát, bao gồm tất cả mọi người thuộc mọi tầng lớp xã hội và nghề nghiệpkhác nhau, mọi địa vị xã hội từ thấp đến cao nhất từ người làm nghề lao độngcao nhất như: Nông dân, công nhân, người làm công việc chuyên môn, ngườilàm khoa học, người làm nhiệm vụ quản lý, nhà kinh doanh, người chủ doanhnghiệp, giới nghệ sĩ, người hoạch định chính sách, quản lý… tất cả đều nằmtrong tổng thể của cộng đồng xã hội, mọi cá nhân đều có nhu cầu đào tạo, pháttriển và có điều kiện để tự phát triển

Là một đơn vị hành chính sự nghiệp, UBND huyện Vị Xuyên đã và đangchú trọng đầu tư mạnh cho việc nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lựcbằng các chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại đơn vị

Đối với UBND huyện Vị Xuyên, hay các tổ chức khác, các nghiệp vụ củaquản trị nhân lực không phải lúc nào cũng được quan tâm một cách đầy đủ vàmức độ quan tâm là giống nhau, với đặc thù là cơ quan nhà nước, các nghiệp vụđược triển khai có sự khác biệt với doanh nghiệp Do có sự tương tác giữa conngười với nhau rất lớn nên công tác quản trị nhân lực được lãnh đạo UBND vàphòng Nội vụ rất quan tâm

Tổ chức có tồn tại được hay không, phát triển hay lụi tàn, thành công hay

Trang 2

thất bại đều được quyết định bởi những người làm trong tổ chức đó, máy móc dù

có hiện đại, cơ sở vật chất có đầy đủ khang trang nhưng không có con người thìtất cả vẫn chỉ là những vật vô chi, không tự tạo ra giá trị bởi thế con người mớichính là yếu tố cấu thành nên tổ chức, vận hành tổ chức và quyết định sự thànhbại của tổ chức

Trong quá trình thực tập tại phòng Nội vụ huyện Vị Xuyên, tôi nhận thấy

đây là vấn đề hay và quan trọng, do đó tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Hoàn

thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang” làm đề tài cho báo

cáo thực tập tốt nghiệp của mình

Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi đã có những thuận lợi là đượctiếp thu kiến thức cơ bản trong quá trình học tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội,

sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực đã tạođiều kiện cho tôi tham gia đợt thực tập, được học hỏi và quan sát thực tế, để vậndụng những kiến thức đã học vào thực tiễn một cách linh hoạt và có hệ thốnghơn Qua bài báo cáo này tôi xin chân thành cảm ơn sự phối hợp chặt chẽ giữanhà trường, cơ quan và gia đình, sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo trongtrường, các bác, các cô chú, anh chị cùng toàn thể cán bộ, nhân viên trong cơquan đã nhiệt tình chỉ bảo hướng dẫn, tạo mọi điều kiện tốt nhất trong thời giantôi thực tập tại phòng Nội vụ

Trong quá trình thực tập, bản thân tôi cũng đã cố gắng tìm hiểu thực tế đểhoàn thành bài báo cáo xong vì thời gian thực tập không được nhiều, nên bảnbáo cáo thu hoạch của tôi cũng không tránh khỏi những khuyết điểm nhất định

Do đó, tôi mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô và cácbạn để bài báo cáo của tôi được hoàn thiện hơn

Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2013

SINH VIÊN

Nguyễn Thị Liền

Trang 3

Khoa học xã hội và nhân văn KHXH&NV

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

A PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Lịch sử nghiên cứu 3

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 4

3.1 Mục đích nghiên cứu 4

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Ý nghĩa của nghiên cứu 6

7 Kết cấu bài báo cáo 6

B PHẦN NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG 8

1.1 Khái niệm 8

1.1.1 Khái niệm cán bộ, công chức 8

1.1.2 Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 9

1.2 Mục tiêu và vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC 10

1.2.1 Mục tiêu 10

1.2.2 Vai trò 11

1.3 Vai trò của đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số và sự cần thiết của đào tạo, bồi dưỡng CBCC chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số 12

1.3.1 Vai trò của đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số.12 1.3.2 Sự cần thiết phải đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số 14

Trang 5

1.4 Nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã

là người dân tộc thiểu 15

1.4.1 Nội dung 15

1.4.2 Hình thức đào tạo 17

1.5 Nguyên tắc và yêu cầu đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 18

1.5.1 Nguyên tắc 18

1.5.2 Yêu cầu 19

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG 22

2.1 Tổng quan về huyện Vị Xuyên 22

2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện 22

2.1.2 Một số yếu tố đặc thù của các xã trên địa bàn huyện ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số 24

2.2 Đặc điểm về đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số ở các xã trên địa bàn huyện 30

2.2.1 Số lượng 30

2.2.2 Về chất lượng 32

2.3 Quy trình đào tạo cán bộ, công chức 36

2.3.1 Xác định nhu cầu đào tạo 36

2.3.2 Xác định mục tiêu đào tạo 38

2.3.3 Lựa chọn đối tượng đào tạo 39

2.3.4 Xây dựng chương trình đào tạo 40

2.3.5 Lựa chọn phương pháp đào tạo 42

2.3.6 Xác định chi phí cho đào tạo, bồi dưỡng 42

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức là người dân tộc thiểu số 43

2.4.1 Cơ sở vật chất của huyện phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 43

Trang 6

2.4.2 Đội ngũ giảng viên 44

3.2.2 Thường xuyên bám sát quan điểm chỉ đạo của huyện 54

3.2.3 Đảm bảo yêu cầu của việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước

3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác ĐTBD cán bộ, công

3.3.1 Giải pháp đối với UBND huyện Vị Xuyên về công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số 55

3.3.2 Giải pháp đối với đội ngũ giảng viên 58

3.4 Một số khuyến nghị 58

3.4.1 Khuyến nghị đối với UBND huyện về việc đào tạo, bồi dưỡng CBCC chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số 58

Trang 7

3.4.2 Khuyến nghị đối với giảng viên về việc đào tạo, bồi dưỡng CBCC chính

quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số 59

3.4.3 Hoàn thiện bộ máy chuyên trách công tác QTNL ở phòng Nội vụ 60

C PHẦN KẾT LUẬN 62

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 PHỤ LỤC

Trang 8

A PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 9

1 Lý do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết cán bộ là khâu then chốt trong toàn bộ hoạt động củaĐảng Đảng là nguyên nhân của mọi nguyên nhân Đối với Đảng ta Bác Hồ đãchỉ rõ “ Cán bộ là cái gốc của công việc”, “ muôn việc muốn thành công haythất bại là do cán bộ tốt hay kém” Xét cho cùng ở mỗi địa phương, cán bộ làngười đề ra chủ trương đường lối, đồng thời cũng là người tổ chức thực hiện,việc đề ra chủ trương đúng là rất quan trọng điều đó tác động trực tiếp đến sựphát triển kinh tế xã hội của địa phương, và người đề ra chủ trương đường lối đókhông ai khác chính là cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cấp xã

Cấp xã là một cấp trong hệ thống chính quyền các cấp ở nước ta, bộ phậncấu thành quan trọng của hệ thống chính trị ở cơ sở, năng lực, hiệu lực và hiệuquả hoạt động của chính quyền cấp xã tác động trực tiếp đến việc phát huyquyền làm chủ của nhân dân, góp phần đảm bảo sự ổn định và phát triển của đấtnước Chính quyền cấp xã không thể đảm nhận được vai trò nếu thiếu đi nhân tố

có ý nghĩa quyết định đó là đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã

Đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp nắm bắt mọichủ trương, đường lối chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước; là cầu nốigiữa dân với Đảng, giữa dân với nước Bên cạnh đó đội ngũ này còn có vai tròrất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lốichính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kếttoàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát triển kinh tế xã hội Ởnhững vùng dân tộc và miền núi đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền xã làngười dân tộc thiểu số có vai trò hết sức quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt trongtình hình hiện nay

Nhận rõ được tầm quan trọng đó, trong những năm qua Đảng và Nhà nước

ta luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đặc biệt làđội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số và coiđây là nhiệm vụ cấp bách và quan trọng

Hội nghị Trung ương 5 khóa IX đã ra quyết định về đổi mới và nâng caochất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn, Nghị quyết đã xác

Trang 10

định xây dựng đội ngũ chính quyền cấp xã là một trong những vấn đề cơ bảnnhằm đổi mới và nâng cao chất lượng chính trị cơ sở.

Văn kiện Đại hội 7, BCH Trung ương khóa IX đã đặt ra mục tiêu cụ thể vềphát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo nâng cao mức sống của đồng bào các dântộc “xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại chỗ có phẩm chất và năng lựcđáp ứng yêu cầu của địa phương, củng cố hệ thống chính trị cơ sở trong sạchvững mạnh”

Vị Xuyên là một huyện miền núi của tỉnh Hà Giang, gồm 18 dân tộc khácnhau cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 87%, dân tộc Tày và dântộc Dao chiếm tỷ lệ cao trong các dân tộc Đội ngũ cán bộ, công chức đặc biệt làđội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số đã cónhiều đóng góp trưởng thành trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực

sự là nòng cốt hướng dẫn đồng bào các dân tộc xóa đói giảm nghèo, tổ chức xâydựng cuộc sống từng bước tạo ra những tiền đề cần thiết để phát triển kinh tế xãhội của tỉnh Hà Giang

Tuy nhiên bên cạnh những việc đã làm được, thực tế hiện nay đội ngũ cán

bộ, công chức của huyện đến nay vẫn còn trong tình trạng phát triển không đồngđều về cả mặt số lượng cũng như chất lượng, điều này đã tác động không nhỏđến việc phát triển kinh tế, xã hội của huyện Qua quá trình công tác tại địaphương cho thấy: Đối với một huyện miền núi như huyện Vị Xuyên để thựchiện thắng lợi các chủ trương đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước,phát triển kinh tế xã hội, giữ vững ổn định an ninh trật tự an toàn xã hội Mộttrong những vấn đề cấp bách và quan trọng hiện nay đặt ra là phải đào tạo, bồidưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cãn bộ, công chức chính quyền cấp xã là

người dân tộc thiểu số Do đó Tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác đào tạo,

bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang” để làm bài báo cáo thực tập của mình.

2 Lịch sử nghiên cứu

Vấn đề nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC chính quyềncấp xã là người dân tộc thiểu số từ trước đến nay đã được một số cá nhân và tập

Trang 11

thể nghiên cứu, có thể kể đến một số đề tài nghiên cứu như:

Công tác phát triển cán bộ Đảng viên dân tộc thiểu số ở nước ta, doPGS.TS Trịnh Công Nghĩa nghiên cứu;

Phát triển cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh Miền núi phía Bắc trong giaiđoạn hiện nay, do GS Nguyễn Viết Thịnh nghiên cứu;

Phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số trong cả nước, một số giảipháp, kiến nghị, do GS.TS Trịnh Văn Thành nghiên cứu;

Công tác đào tạo, phát triển cán bộ dân tộc thiểu số, do PGS.TS NguyễnĐình Tề nghiên cứu;

Chiến lược đào tạo, phát triển cán bộ, Nguyễn Khắc Thái, NguyễnTrọng Điều;

Bồi dưỡng tuyển chọn cán bộ DTTS ở các tỉnh miền núi phía Bắc, do tậpthể giảng viên trường KHXH&NV nghiên cứu

Các đề tài nghiên cứu ở trên đây đã đề cập đến vấn đề nâng cao hiệu quảcông tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số ở nhiều góc độ khác nhau.Tuy nhiên các đề tài mới chỉ tập trung nghiên cứu ở tầm vĩ mô chứ chưa có đềtài nào tập chung nghiên cứu vào một huyện cụ thể Với đề tài này tôi sẽ đi sâunghiên cứu về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã làngười dân tộc thiểu số ở huyện Vị Xuyên, qua đó đề xuất một số giải pháp cụthể vào trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC chính quyền cấp xã là ngườidân tộc thiểu số ở huyện Vị Xuyên

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũcán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số và thực trạngcủa công tác đào tạo, bồi dưỡng, qua đó đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằmgóp phần hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC chính quyền cấp xã làngười dân tộc thiểu số ở huyện Vị Xuyên

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Phân tích cơ sở lý luận về đào tạo, bồi dưỡng CBCC chính quyền cấp xã là

Trang 12

người dân tộc thiểu số dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng

và các Quy định của Nhà nước ta

Phân tích thực trạng đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã là người dân tộcthiểu số và hoạt động của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này tại huyệntrong những năm gần đây Trên cơ sở đó chỉ ra những ưu điểm, những hạn chế,

và tìm ra nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế đó, đồng thời rút ra một sốbài học kinh nghiệm của công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC chính quyền cấp xã

là người dân tộc thiếu số ở huyện Vị Xuyên

Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu để đưa ra những quan điểm và chỉ ra cácgiải pháp, khuyến nghị để hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC chínhquyền cấp xã là người dân tộc thiểu số ở huyện Vị Xuyên

4 Phạm vi nghiên cứu

Do hạn chế về mặt thời gian nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trongkhoảng thời gian từ năm 2010 đến nay

Về không gian: Nghiên cứu tại 8 xã trên địa bàn huyện Vị Xuyên

5 Phương pháp nghiên cứu

Có nhiều phương pháp để nghiên cứu đề tài báo cáo nhưng do đặc thù của

đề tài và đặc thù của đơn vị tôi thực tập nên tôi đã lựa chọn các phương pháp sau

để nghiên cứu đề tài:

Phương pháp thu thập thông tin: Trong thời gian thực tập ở phòng Nội vụ

tôi đã tìm hiểu, thu thập thông tin về tổ chức qua nhiều phương tiện như: trênmạng internet; qua các báo cáo tổng kết của anh chị, cô chú trong phòng; quacác Quy định pháp luật về CBCC, các Quyết định, các công văn của cơ quan đểtham khảo viết báo cáo, và tham khảo một số giáo trình Quản trị nhân lực

Phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp: Đây là phương pháp được áp

dụng nhiều nhất trong quá trình viết báo cáo, để mà viết một bài báo cáo hoànchỉnh, đúng quy định, đúng về mặt nội dung, pháp lý thì tôi đã áp dụng phươngpháp này Trong quá trình viết báo cáo tôi đã tìm hiểu và đọc tài liệu sau đó tôiphân tích các loại tài liệu liên quan đến vấn đề tôi đang nghiên cứu, đó là nhữngtài liệu, tư liệu và số liệu, sau đó tổng hợp lại để có cái nhìn tổng quát, trên

Trang 13

nhiều khía cạnh về công tác ĐTBD CBCC trên lý thuyết cũng như thực tế tại cơquan Và một số Báo cáo tổng kết, Báo cáo về số lượng và chất lượng đội ngũCBCC cấp xã Từ đó có sự so sánh, phân tích và tổng hợp lại để đưa ra nhữngđặc điểm về thực trạng đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu

số ở huyện, ưu điểm, tồn tại, nguyên nhân và một số giải pháp, khuyến nghị

Phương pháp đánh giá: Đánh giá quá trình ĐTBD CBCC chính quyền cấp

xã là người DTTS ở huyện Vị Xuyên nhiệm kỳ 2008 - 2013 Xem lại những gì

đã đạt được và những gì chưa đạt được trong thời gian qua, đề ra những giàipháp nhằm khắc phục

6 Ý nghĩa của nghiên cứu

Bài báo cáo cung cấp những luận cứ khoa học giúp các nhà làm công táccán bộ hoạch định chính sách cán bộ, đào tạo cán bộ và chỉ đạo công tác đào tạo,bồi dưỡng CBCC chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số Các giải phápđưa ra trong bài báo cáo cũng có thể áp dụng nhằm phát triển công tác đào tạo,bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực CBCC chính quyền cấp xã là người dân tộcthiểu số ở huyện Vị Xuyên nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung

7 Kết cấu bài báo cáo

Ngoài phần mở đầu và kết luận bài báo cáo gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số

Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số ở huyện Vị Xuyên, tỉnh

Hà Giang

Chương 3: Giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

Trang 14

B PHẦN NỘI DUNG

Trang 15

1.1.1 Khái niệm cán bộ, công chức

Tại điều 1 của pháp lệnh CBCC năm 1998 quy định như sau: Cán bộ, côngchức là công dân Việt Nam trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhànước bao gồm:

a) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các

cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội;

b) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ thườngxuyên trong tổ chức chính trị xã hội;

c) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụthường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, đượcvào một ngạch hành chính, sự nghiệp trong các cơ quan nhà nước, mỗi ngạchthể hiện chức và cấp về chuyên môn nghiệp vụ có chức danh tiêu chuẩn riêng;d) Thẩm phán, Tòa án nhân dân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân;e) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụthường xuyên làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà khôngphải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng làm việc trongcác cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sĩ quan chuyênnghiệp

Theo luật CBCC của Quốc Hội khóa 12 – kỳ họp thứ 4 số 22/2008/QHngày 03/11/2008 quy định:

“Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức

vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong các cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam,nhà nước tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộctỉnh ( sau đây gọi chung là cấp tỉnh) ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc

Trang 16

tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngânsách nhà nước

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng bổ nhiệm vào ngạch,chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổchức chính trị xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện trong cơ quan đơn vịthuộc quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp vàtrong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng cộngsản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị

sự nghiệp công lập) trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đốivới công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thìlương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập thep quy địnhcủa pháp luật”

1.1.2 Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Theo Đại từ điển tiếng Việt thì “đào tạo” là dạy dỗ, rèn luyện để trở nênngười có hiểu biết, có nghề nghiệp, có đủ khả năng để thực hiện công việc

Đào tạo còn được hiểu là quá trình tác động đến con người, làm cho người

đó lĩnh hội và nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo…một cách có hệ thống nhằmchuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phâncông lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì

và khai hóa nền văn minh của loài người

Như vậy đào tạo được xác định như là quá trình làm biến đổi hành vi conngười một cách có hệ thống thông qua việc học tập, việc học tập này có được làkết quả của việc giáo dục, hướng dẫn, phát triển và lĩnh hội kinh nghiệm mộtcách có kế hoạch Trong thực tế chúng ta thường sử dụng thuật ngữ như: Đàotạo nghề, đào tạo cán bộ, công chức…

Bồi dưỡng là quá trình cập nhật hóa kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu, bổtúc nghề nghiệp, đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghề nghiệp theo cácchuyên đề Các hoạt động này nhằm tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội

để củng cố và mở mang một cách có hệ thống những tri thức, kỹ năng chuyênmôn, nghề nghiệp sẵn có để lao động có hiệu quả hơn

Trang 17

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức là những hoạt động có tổ chức đượcthực hiện trong khoảng thời gian xác định nhằm đem đến sự thay đổi trong hành

vi nghề nghiệp của con người

Đào tạo, bồi dưỡng CBCC là công tác xuất phát đòi hỏi khách quan củacông tác cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ CBCC đáp ứng yêu cầu quản lý trongtừng giai đoạn

Như vậy đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức có thể được hiểu là tổng thểcác hoạt động học tập mà tổ chức cung cấp cho người lao động Các hoạt độngnày có thể diễn ra trong giờ hành chính, vào ban ngày, buổi tối, hay vào cácngày nghỉ tùy theo, nó có thể chỉ diễn ra vài giờ, cũng có thể trong vài năm để

bù đắp những thiếu hụt về kiến thức, năng lực, trình độ chuyên môn chuẩn bịcho những sự thay đổi của tổ chức trong tương lai

1.2 Mục tiêu và vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC

1.2.1 Mục tiêu

Ngay từ những ngày đầu xây dựng đất nước, chúng ta đã chú trọng tới côngtác ĐTBD đội ngũ cán bộ mà trước hết là giáo dục ý thức phục vụ nhân dân,phục vụ Đảng, Nhà nước Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX củaĐảng đề ra nhiệm vụ: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là các bộ lãnh đạo vàquản lý ở các cấp vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức trong sáng vềlối sống, có trí tuệ, kiến thức, năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhândân” Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010cũng đề ra mục tiêu “Xây dựng đội ngũ các bộ có phẩm chất và năng lực đápứng yêu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước”, mục tiêu cụ thể là:

“Đến năm 2010, đội ngũ CBCC có số lượng hợp lý, chuyên nghiệp, hiện đại.Tuyệt đại bộ phận CBCC có phẩm chất tốt và đủ năng lực thi hành công vụ, tậntụy phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước và phục vụ nhân dân” Nhiệm vụ đặt

ra cho công việc đào tạo, bồi dưỡng CBCC đến 2010 là đảm bảo đội ngũ cán bộnhà nước đạt trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành chính, tinhọc và ngoại ngữ theo tiêu chuẩn chức danh và ngạch bậc đảm nhiệm, có đủnăng lực xây dựng chính sách và tổ chức, điều hành thực thi công vụ theo yêu

Trang 18

cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tóm lại có thể phân thành ba mục tiêu cơ bản là:

ĐTBD nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, chức danh CBCC đã đượcquy định

ĐTBD nhằm giúp cá nhân và tổ chức thay đổi và đáp ứng những nhu cầutrong tương lai của tổ chức

ĐTBD nhằm giúp cho cá nhân và tổ chức thực hiện công việc tốt hơn, hiệuquả hơn

ĐTBD không chỉ khắc phục những hụt hẫng về năng lực công tác củaCBCC mà còn liên quan đến việc xác định và thỏa mãn các nhu cầu phát triểnkhác như phát triển đa kỹ năng, tăng cường năng lực làm vịêc để cán bộ đảmnhận thêm trách nhiệm, tăng cường năng lực công tác toàn diện và chuẩn bị cho

đề bạt, bổ nhiệm lên vị trí cao hơn với trách nhiệm nặng nề hơn trong tương laicủa CBCC

1.2.2 Vai trò

Việc đào tạo, bồi dưỡng CBCC có vai trò hết sức quan trọng: Thứ nhất: Nó chuẩn bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp cho việc thực hiệnnhiệm vụ của CBCC

Thứ hai: Góp phần xây dựng đội ngũ CBCC chuyên nghiệp có đủ năng lực

để xây dựng nền hành chính tiên tiến hiện đại

Thứ ba: Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong tổ chức các cơquan hành chính nhà nước là một công cụ phát triển chức nghiệp với vai trò chủ yếu sau:

Hoàn thiện chất lượng dịch vụ cung cấp cho nhân dân

Tăng số lượng dịch vụ được cung cấp

Giảm chi phí hoạt động

Giảm những sai lệch đáng có

Tăng sự hài lòng của công dân với tổ chức nhà nước

Tạo cho CBCC cập nhật chính mình, mục tiêu để đưa ra bồi dưỡng công chức vào trong hoạt động quản lý hành chính và được thể chế hóa bằng văn bản

Trang 19

pháp luật của Nhà nước cũng rất đa dạng, phong phú Có những mục tiêu mang tính chất chung, nhưng cũng có nhiều nước gần đây mới có luật công vụ (hay công chức) nên việc đưa mục tiêu bồi dưỡng cũng nhằm đạt được các mục tiêu của công cuộc cải cách nền hành chính Nhà nước

Bồi dưỡng để công chức thực hiện tốt các văn bản pháp luật mới

Cung cấp những kỹ thuật về công nghệ mới

Học tiếng nước ngoài

Tạo đội ngũ công chức chuyên môn, kỹ năng để thực thi công vụ tốt hơn, nhằm thực hiện cải cách hành chính

Phát triển nhân lực để hoạch định và thực thi chính sách công

Trung thành với Chính phủ trong việc thực thi chính sách

Thực hiện dịch vụ định hướng khách hàng theo hệ thống tiêu chuẩn

Áp dụng kỹ năng quả lý mới

Hoàn thiện đạo đức công chức nhằm chống tham nhũng

Tạo cơ cấu để cơ cấu lại tổ chức bộ máy nhà nước nói chung và nền hành chính nói riêng

Từ những vai trò trên, theo tôi công tác đào tạo, bồi dưỡng NNL là cầnthiết cho sự thành công của tổ chức và sự phát triển chức năng của con người.Việc ĐTBD NNL không chỉ thực hiện bên trong tổ chức, mà còn bao gồm mộtloạt những hoạt động khác được thực hiện từ bên ngoài, như: học việc, học nghề

và hành nghề ĐTBD NNL còn là quá trình gia tăng, biến đổi đáng kể về chấtlượng của NNL và sự biến đổi này được biểu hiện ở việc nâng cao năng lực vàđộng cơ của người lao động

Tóm lại, ĐTBD NNL là điều kiện quyết định để một tổ chức có thể tồn tại

và đi lên cùng với sự gắn bó, tính chuyên nghiệp của người lao động và sự thíchứng giữa người lao động với công việc hiện tại cũng như trong tương lai

1.3 Vai trò của đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số

và sự cần thiết của đào tạo, bồi dưỡng CBCC chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số

1.3.1 Vai trò của đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số

Ở nước ta chính quyền cấp xã, phường, thị trấn là cơ quan cơ sở, cấp thấp

Trang 20

nhất trong chính quyền địa phương, chính quyền cấp xã có vai trò đặc biệt quantrọng không chỉ trong cơ cấu quyền lực nhà nước mà còn là yếu tố chi phốimạnh mẽ đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các cộng đồng dân

cư và toàn thể người dân trong địa bàn; là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước vớinhân dân, là mắt xích quan trọng trong cơ chế thực hiện quyền lực nhân dân,mọi chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đều phải được thựchiện ở cấp xã

Đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã đóng vai trò quan trọng trong xây dựng

và hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp xã, trong hoạt động thi hành nhiệm vụ,công vụ Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền cấp xã nói riêng và hệthống chính trị nói chung xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực

và hiệu quả công tác của đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã

Hội Nghị Trung ương 3 khóa VIII đã khẳng định: Cán bộ là nhân tố quyếtđịnh sự thành công của cách mạng; cán bộ có vai trò cực kỳ quan trọng, hoặcthúc đẩy, hoặc kìm hãm tiến trình đổi mới; cán bộ nói chung có vai trò quantrọng, cán bộ chính quyền cơ sở nói riêng có vị trí chính trị cơ sở CBCC cấp xã

là nơi trực tiếp đem chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước giới thiệu chodân chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời nắm bắt tình hình triển khai thực hiệnchủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước; phản ánh cho Đảng vàNhà nước để có sự điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn Nóicách khác đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã là cầu nối giữa Đảng, Chính phủvới quần chúng nhân dân

Đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã là lực lượng nòng cốt trong quản lý và

tổ chức công việc của chính quyền cấp xã Nhiệm vụ của họ là thực thi công vụmang tính tự quản theo pháp luật Họ có vai trò trực tiếp bảo đảm kỷ cươngphép nước tại cơ sở, bảo vệ các quyền tự do, dân chủ, quyền của con người,quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm trật tự xã hội, ngăn chặn cáchành vi vi phạm của pháp luật Thông qua hoạt động của đội ngũ CBCC chínhquyền cấp xã nhân dân được quyền làm chủ và trực tiếp thực hiện quyền tự quảncủa mình

Trang 21

Đối với cán bộ cấp xã là người dân tộc thiểu số, ngoài những vai trò trên họ

là người có cùng tiếng nói, có cùng phong tục tập quán Họ là những người concủa đồng bào dân tộc, sinh ra và lớn lên gắn với đồng bào nơi đây từ nhỏ, họhiểu cuộc sống vất vả cơ cực của người dân nên họ nắm được tâm tư, tình cảm,lối sống, ý chí, nguyện vọng và tập quán của đồng bào mình, vì vậy họ càng cóvai trò quan trọng khi ở những vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinhsống Bên cạnh đó họ còn có vai trò to lớn trong việc xây dựng khối đại đoàn kếtdân tộc, vừa là lực lượng nòng cốt, vừa là tấm gương trong các hoạt động vănhóa – xã hội, tương thân, tương ái tạo nên một khối đại đoàn kết vững chắc ở địaphương có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống

1.3.2 Sự cần thiết phải đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số

Hiệu lực hiệu quả của bộ máy nhà nước nói chung, của hệ thống chính trịNhà nước nói riêng suy cho cùng được quyết định bởi phẩm chất năng lựcCBCC nhà nước, đến lượt mình, phẩm chất của đội ngũ CBCC ngoài khả năng

và tinh thần tự học tập lại phụ thuộc rất nhiều vào công tác ĐTBD thường xuyênkiến thức và kỹ năng thực hành cho họ Trong điều kiện đội ngũ cán bộ côngchức nước ta hiện nay đa số được đào tạo trong thời kỳ cơ chế tập trung quanliêu bao cấp, chưa được chuẩn hóa theo quy định chức danh, chưa đáp ứng đượcđầy đủ yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước, mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới Đặc biệt trong điều kiệnkhoa học công nghệ và thông tin phát triển như vũ bão, thâm nhập vào tất cả cáclĩnh vực của đời sống kinh tế và xã hội, việc ứng dụng khoa học công nghệ, nhất

là công nghệ tin học và hiện đại hóa nền hành chính, thì công tác đào tạo, bồidưỡng CBCC trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, vấn đề nâng cao chất lượng đàotạo, bồi dưỡng CBCC đặc biệt là đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã là ngườidân tộc thiểu số là vấn đề được quan tâm giải quyết thiết thực Muốn đưa đượcchủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến vớinhân dân, giúp dân hiểu và thực hiện thì đội ngũ CBCC ở cơ sở phải nắm bắtđược nội dung và cách thức tổ chức thực hiện, như vậy mới có thể tuyên truyền

Trang 22

và vận động nhân dân địa phương làm theo Để làm tốt được vai trò này, đòi hỏiphải nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC ở cơ sở

Thực tế hiện nay cho thấy chất lượng đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã làngười dân tộc thiểu số ở các địa phương trong cả nước nói chung, đặc biệt là ởnhững vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số nói riêng vẫncòn trong tình trạng phát triển không đồng đều về cả số lượng và chất lượng.Chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực thấp nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến quátrình phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương Huyện Vị Xuyên cũng là mộttrong những huyện miền núi, do đó kinh tế - xã hội chưa thực sự phát triển nêncuộc sống của người nông dân còn gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó điều kiệnđịa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn nên hoạt động đào tạo, bồi dưỡngCBCC còn chưa thực sự được chú trọng, chính vì vậy chất lượng của đội ngũCBCC chính quyền cấp xã là người DTTS hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầuđòi hỏi của sự phát triển

Từ thực tế trên cho thấy việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC chínhquyền cấp xã là người DTTS có ý nghĩa rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay,chính vì vậy đòi hỏi các cơ quan, tổ chức cần xây dựng các kế hoạch, tiến hànhđẩy mạnh các hoạt động đào tạo, để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũCBCC chính quyền cấp xã là người DTTS tại địa phương

1.4 Nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC chính quyền cấp

xã là người dân tộc thiểu

1.4.1 Nội dung

Trong quyết định số 874-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20 tháng

11 năm 1996 xác định: “Đối với CB chính quyền cơ sở cấp xã, phường nộidung đào tạo chủ yếu là: Về lý luận chính trị, cập nhật đường lối, chủ trương,chính sách của Đảng và nhà nước; những kiến thức cơ bản về công vụ, phápluật hành chính”

Tại điều 4 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng CBCC được ban hành kèm theoQuyết định số 161/2003/Q Đ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04 tháng 8năm 2003 đã xác định nội dung đào tạo, bồi dưỡng như sau:

Trang 23

Lý luận chính trị

Kiến thức pháp luật, kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước

Kiến thức kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ

Kiến thức tin học, ngoại ngữ và các kiến thức bổ trợ khác

Theo Quyết định số 03/2004/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 2004 của Thủtướng Chính phủ phê duyệt định hướng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC xã,phường, thị trấn đến năm 2010 đã xác định như sau: Đối với cán bộ chính quyền:Chủ tịch, phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch, phó Chủ tịch UBND cần đào tạo:

Trình độ trung cấp lý luận chính trị, trung cấp quản lý nhà nước và trungcấp chuyên môn nghiệp vụ (đối với cấp xã ở vùng đồng bằng và đô thị)

Trình độ học vấn kết hợp với chương trình quản lý nhà nước và chuyênmôn nghiệp vụ (đối với xã, thị trấn miền núi, vùng sâu, vùng dân tộc, hải đảo)Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2006 của Thủtướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC giaiđoạn 2006 - 2010 đã xác định nội dung đào tạo đối với nguồn CBCC như sau:

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trang bị kiến thức quy định tiêu chuẩn cho cán bộchuyên trách bao gồm: Trình độ học vấn, trình độ lý luận chuyên môn nghiệp vụThực hiện đào tạo, bồi dưỡng trang bị kiến thức kỹ năng nghiệp vụ choChủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trang bị trình độ chuyên môn sơ cấp trở lên chocông chức cấp xã

Đào tạo, bồi dưỡng trang bị kiến thức tin học cho các đối tượng cán bộchuyên trách xã, đặc biệt ưu tiên đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, côngchức cấp xã; thực hiện đào tạo tiếng dân tộc cho cán bộ chuyên trách cấp xãcông tác tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống

Đào tạo, bồi dưỡng về đạo đức CBCC cho cán bộ chuyên trách và khôngchuyên trách; xây dựng tinh thần sống và làm việc theo pháp luật, thái độ tôntrọng nhân dân, phục vụ nhân dân

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng hoạt động chođại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2009 – 2014

Trang 24

Từ những quy định của Đảng và nhà nước ta về nội dung đào tạo, bồidưỡng CBCC cấp xã nói chung và theo tiêu chuẩn cụ thể đối với CBCC cấp xãtheo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/1/2004 của Bộ trưởng Bộ nội vụ,chúng ta thấy rằng nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã chưa được đề cậpmột cách cụ thể Như vậy muốn xác định được nội dung cụ thể phải căn cứ vào tiêuchuẩn cụ thể từng chức vụ, chức danh, vào chủ thể đào tạo và đối tượng đào tạo.a) Đối với vị trí chức danh: Nội dung đào tạo được thực hiện theo Quyếtđịnh số 34/2006/QĐ- TTg ngày 08 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng CBCC xã, phường, thị trấn người dântộc thiểu số đến năm 2010 Tại điều 1 quy định nội dung đào tạo theo từng đốitượng đối với CBCC xã người dân tộc thiểu số như sau:

Đối với CBCC đang giữ các chức danh chủ chốt dưới 45 tuổi đạt trình độtheo tiêu chuẩn chức danh quy định thì: Đào tạo, đào tạo bổ sung kiến thức về lýluận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ;

Đối với CBCC dưới 35 chưa tốt nghiệp Trung học cơ sở, Trung học phổthông: Đào tạo văn hóa gắn với đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị;Đối với nguồn CBCC cấp xã là người DTTS: Đào tạo văn hóa gắn với đàotạo chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị theo tiêu chuẩn chức danh CBCCquy định cho những người dưới 30 tuổi đã hoàn thành nghĩa vụ trong các lựclượng vũ trang, thanh niên xung phong, DTTS chưa có người làm CBCC cấp xãquy hoạch chuẩn bị bổ sung, thay thế cho CBCC cấp xã

b) Đối với nguồn tuyển dụng: Ngoài những kiến thức về văn hóa chuyên

môn nghiệp vụ mà các trường đã đào tạo Các đối tượng là nguồn CBCC cấp xã

là người DTTS còn được bồi dưỡng các kiến thức theo tiêu chuẩn chức danh,công việc được bố trí, các kiến thức về ngoại ngữ, tin học…

1.4.2 Hình thức đào tạo

Theo quy định tại Điều 22 của Quy chế đào tạo, bồi dưỡng CBCC (banhành kèm theo Quyết định số 161/QĐ/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2003của Thủ tướng Chính phủ) thì các hình thức cơ bản tổ chức đào tạo, bồi dưỡngCBCC là tập trung, bán tập trung, tại chức

Trang 25

a) Đào tạo tập Trung: Bao gồm cả tập trung dài hạn và tập trung ngắn hạn,

thời gian từ 6 tháng đến 1 năm; đối với lớp dài hạn, thời gian từ 2 đến 3 năm.Học viên theo học sẽ không phải đảm nhận công việc ở cơ quan và tập trungtheo học liên tục theo thời gian đã quy định Hình thức này thường áp dụng chocác đối tượng CBCC trẻ, dự nguồn trong nguồn quy hoạch

b) Đào tạo tại chức: Học viên vừa tham gia khóa học, vừa đi làm Mỗinăm tập trung 3- 4 đợt, mỗi đợt 1-3 tháng Hình thức này thường áp dụng chocác đối tượng lớn tuổi, không có điều kiện đào tạo tập trung và cho cả CBCCđang công tác

1.5 Nguyên tắc và yêu cầu đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

1.5.1 Nguyên tắc

Mục đích của đào tạo, bồi dưỡng CBCC là phát triển kỹ năng nhằm nângcao năng lực thực thi, do đó cần có các phương pháp đào tạo linh hoạt và mangtính ứng dụng nhiều hơn Khi xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBCCcần đặc biệt chú trọng đến đầu ra của đào tạo đó là công chức sẽ học và áp dụngđược gì sau đào tạo Vì vậy việc áp dụng những nguyên tắc đào tạo người lớn cóvai trò hết sức quan trọng, các nguyên tắc đó bao gồm:

Bản thân học viên phải muốn học: Người lớn sẽ không học được gì chỉ vì

do ai đó nói rằng họ cần phải học Công chức phải có mong muốn một điều gì

đó mỗi khi quyết định các hoạt động tham gia đào tạo

Học viên sẽ họ tốt chỉ khi nào họ cảm thấy cần học: Họ muốn biết xem

việc học tập sẽ giúp họ như thế nào, ngay lập tức chứ không phải 10 năm sau

-họ muốn -học điều gì đó từ mỗi buổi -học để khi mỗi buổi -học kết thúc -họ có cảmgiác nhận được điều gì đó có ích Vì vậy, phần lớn học viên sẽ không kiên trìvới việc học quá nhiều lý thuyết và những kiến thức cơ bản Họ sẽ học tốt nếuchương trình học tập trung thẳng vào những điều họ muốn học

Học thông qua làm việc: Thực tập ngay điều họ đã học được và duy trì

thường xuyên việc sử dụng nó họ sẽ nhớ các kiến thức học lâu hơn công chứcphải có cơ hội áp dụng ngay những điều họ được học khi trở lại làm việc trước

Trang 26

khi họ quên đi hoặc chủ động gạt khỏi bộ nhớ khi không được sử dụng.

Học qua việc giải quyết những vấn đề hiện thực: Nếu nội dung học tập

không xuất phát từ vấn đề thực tế, gần với cuộc sống sẽ không làm cho họ quantâm

Kinh nghiệm tác động đến việc học tập: Họ luôn liên hệ việc học tập với

những điều họ đã biết, nếu kiến thức mới không phù hợp với kiến thức cũ họ cóthể phản đối hoặc bỏ qua Họ thường học dựa trên kinh nghiệm cũ Vì vậy đểthuyết phục họ chấp nhận một thông tin, hoặc kỹ năng mới cần trình bày chúngtheo cách liên hệ đến điều mà học viên đã biết

Hoc tốt hơn trong môi trường không chính thức: Nếu môi trường học tập

quá giống một lớp học, các học viên sẽ học không tốt, họ có thể cảm thấy ức chế

có cảm giác mình đang trong tình trạng là trẻ con

Học tốt hơn nếu có sự đa dạng trong giảng dạy: Họ học tốt hơn nếu một ý

tưởng được trình bày theo nhiều kiểu khác nhau, hay thông tin đến với họ quanhiều kênh Vì vậy trong các khóa đào tạo công chức nên kết hợp nhiều phươngpháp giảng dạy khác nhau như: Thuyết trình, thảo luận nhóm, làm việc theo tổ,phát huy sức mạnh tập thể Tất nhiên, các phương pháp được áp dụng sẽ tùytheo nội dung và mục tiêu đào tạo

Sự hướng dẫn chứ không phải điểm số: Nên áp dụng các phương pháp

đánh giá tế nhị hơn là dùng điểm số ví dụ như trắc nghiệm để tự đánh giá Sự tándương và hướng dẫn một cách chân thành từ giảng viên giúp các học viên chốnglại những tiêu cực trong học tập

Như vậy để có thể đem lại kết quả cao trong quá trình đào tạo, bồi dưỡngđội ngũ CBCC, chúng ta cần nắm vững và tuân thủ theo các nguyên tắc trên mộtcách chặt chẽ Bên cạnh đó cần phải nắm được tâm lý của các học viên

1.5.2 Yêu cầu

Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển cán bộ là một hoạt động rất cần thiết đốivới các tổ chức cơ quan, doanh nghiệp Xong hoạt động này cần nhiều chi phí,thời gian và tốn nhiều công sức cho nên cần phải có kế hoạch không thể tràn lan,không có phương pháp khoa học điều đó sẽ dẫn đến sự lãng phí về thời gian,

Trang 27

tiền bạc nên chúng ta phải thực hiện tốt các yêu cầu sau:

a) Phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC dựa trên cơ sở kếhoạch chung của nhà nước, kế hoạch đặt ra của cơ quan nhà nước và doanhnghiệp cho chúng ta biết các mục tiêu phấn đấu và cần phải đạt được của các tổchức Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ công chức cho chúng ta biết tình trạng thừathiếu nhân lực về số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực hiện tại cũng nhưtrong tương lai, từ đó có thể biết được thực trạng và đưa ra các giải pháp chonguồn nhân lực

Kế hoạch hóa nguồn NL

Đàotạovàpháttriển

Bổ trợsắpxếp

Trang 28

b) Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển cần đánh giá tính khả thi về tài chính,khả thi về tài chính và khoa học phù hợp với cơ quan đào tạo và phát triểnnguồn nhân lực và phải có tầm quan trọng tương xứng với chi phí bỏ ra Khả thi

về thời gian là chương trình đào tạo phải phù hợp không được làm xáo trộn tổchức ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức Khả thi về mặt nhân lực là dựtính số học viên, đối tượng đi học không làm ảnh hưởng đến hoạt động bìnhthường của cơ quan nó đảm bảo chất lượng của khóa lãnh đạo

Nhận xét:

Qua những phân tích nói trên, có thể thấy được vai trò đặc biệt quan trọngcủa đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã là người DTTS Đây là lực lượng nòngcốt, trực tiếp tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động diễn

ra tại cơ sở Nếu đội ngũ này được đào tạo tốt và sử dụng đúng cách góp phầnthắng lợi trong thực hiện các hoạt động tại cơ sở Vì thế, việc đào tạo, bồi dưỡngCBCC chính quyền cấp xã người DTTS là vấn đề mang tính thời sự, luôn đượcquan tâm Ngày nay, trong sự nghiệp cách mạng của thời kỳ mới, Đảng và Nhànước ta đã đề cập đến chiến lược mục tiêu, tiêu chuẩn cụ thể cho từng CBCC.Bên cạnh đó, những quan điểm, định hướng đào tạo, bồi dưỡng CBCC cũngđược đặt ra Trên cơ sở đó, các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện quyhoạch và xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã phù hợp với quy định chung và điềukiện thực tế của địa phương, đồng thời cần phải lựa chọn được nội dung vàphương pháp đào tạo phù hợp với đặc điểm đội ngũ CBCC tại địa phương

Trang 29

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG

2.1 Tổng quan về huyện Vị Xuyên

2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện

Huyện Vị Xuyên nằm ở vị trí địa lý 22˚34’20”- 23˚2’30” vĩ Bắc, 104˚43’ kinh Đông, là một huyện miền núi vùng thấp, nằm bao quanh thị xã HàGiang, có diện tích tự nhiên là 151.980 ha Phía Bắc giáp huyện Quản Bạ; phíaNam giáp huyện Bắc Quang; phía Đông Nam giáp huyện Na Hang tỉnh TuyênQuang; phía Đông giáp huyện Bắc Mê; phía Tây Nam giáp huyện Ma li pho tỉnhVân Nam (Trung Quốc); phía Tây Nam giáp huyện Hoàng Su Phì Toàn huyện

105˚30’-có 5 xã giáp gianh với tỉnh Vân Nam Trung Quốc (Lao Chải, Xín Chải, ThanhĐức, Thanh Thủy, Minh Tân) đường biên giới qua 5 xã dài 36km

Tuy là vùng thấp của tỉnh, nhưng địa hình của huyện Vị Xuyên cũng rất đadạng và phức tạp Phía Tây và phía Tây Bắc của huyện phần lớn là những dãynúi đá cao, nhiều vực sâu, rừng già Với diện tích là 2.251 ha, chiếm 1,86% diệntích đất tự nhiên của huyện Độ cao trung bình là 1.600m, có nhiều đỉnh cao từ1.500 đến 2.000m, điển hình là đỉnh Tây Côn Lĩnh cao 2.431m Phần đất còn lạicủa huyện là những dải đồi núi đất nối nhau liên tiếp, đan xen với núi đá vôi lànhững cánh rừng già, xen kẽ với những dãy núi là những thung lũng tương đốibằng phẳng tại thành những cánh đồng lúa nước, đây chính là vùng trọng tâm đểphát triển kinh tế nông lâm nghiệp của huyện

Hệ thống sông, suối trên địa bàn huyện Vị Xuyên cũng rất phong phú, códòng sông Lô bắt nguồn từ Trung Quốc chạy qua các xã: Thanh Thủy, ThanhĐức, Phương Tiến, Phương Độ, Thị xã Hà Giang, xã Đạo Đức, thị trấn ViệtLâm, qua huyện Bắc Quang xuôi về Tuyên Quang rồi hợp lưu với sông Hồng tạiViệt Trì Ngoài sông lô còn có sông Miện và nhiều suối lớn, nhỏ được phân bốđều trên địa bàn huyện Đây là nguồn nước tưới tiêu rất thuận lợi đáp ứng được

Trang 30

nhu cầu để phát triển sản xuất nông nghiệp và khai thác, sử dụng thủy điện nhỏphục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân trong huyện.

Nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng khá phong phú và đa dạng, trên rừng cónhiều loại lâm thổ sản có giá trị, các loại gỗ quý như: Đinh, Trai, Nghiến…vànhiều song mây, tre nứa, vầu và hàng trăm loại dược thảo khác Tài nguyên rừng

đã mang lại cho nhân dân các dân tộc huyện Vị Xuyên một nguồn lợi đáng kể.Tuy nhiên hiện nay nguồn tài nguyên này đã dần bị cạn kiệt do tình trạng khaithác bừa bãi không có kế hoạch tu dưỡng và bảo vệ

Điều kiện tự nhiên của huyện đã tạo ra nhiều thuận lợi cho con người, xongcũng gây ra không ít khó khăn, do địa hình phức tạp, núi non hiểm trở Nhữngthuận lợi và khó khăn đó vừa là thách thức vừa là sự rèn luyện để tạo nên nhữngtính cách vô cùng quý giá rất đặc trưng cho con người vị xuyên bao đời nay gắn

bó với mảnh đất biên cương nơi có vị trí chiến lược quan trọng, được coi là “trấnbiên” của tổ quốc, để cùng cộng đồng các dân tộc Việt Nam bảo vệ xây dựngquê hương, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, cuộc sống ấm no

Vị Xuyên là nơi sinh sống của 18 dân tộc anh em, bao gồm: Tày, Nùng,Dao, H’mông, Giáy, Ngạn…Trong đó đồng bào Tày chiếm 47% tổng số dân củahuyện, đồng bào Dao chiếm 20,36%, H’mông chiếm 12,05%, Nùng chiếm6,18%, đồng bào Kinh chiếm 13,34% Sự đan xen giữa các dân tộc đã góp phầnlàm phong phú thêm nét văn hóa truyền thống cho đồng bào nhân dân huyện VịXuyên Đây được coi là lợi thế lớn để huyện phát triển nghành du lịch

Về mặt hành chính, hiện nay huyện có 2 thị trấn (thị trấn Vị Xuyên, thị trấnViệt Lâm) và 24 xã: Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức, Thanh Thủy, Minh Tân,Thuận Hòa, Phong Quang, Tùng Bá, Phương Tiến, Đạo Đức, Linh Hồ, NgọcLinh, Trung Thành, Bạch Ngọc, Ngọc Minh, Quảng Ngần, Thượng Sơn, Cao

Bồ, Phú Linh, Kim Linh, Kim Thạch, Việt Lâm, Thị trấn Việt Lâm, Thị trấn VịXuyên

Với thế mạnh là một huyện động lực, có diện tích rộng, dân số đông(82.730 triệu người) lực lượng lao động dồi dào có tiềm năng về đất đai, tàinguyên khoáng sản, thủy điện,có của khẩu Quốc Gia và khu kinh tế cửa khẩu

Trang 31

Thanh Thủy, có thị trường Trung Quốc mở rộng, điều đó đã tạo ra nhiều thếmạnh để huyện phát triển kinh tế, thương mại và du lịch.

Trong những năm qua kinh tế của huyện tăng tương đối ổn định, các chỉtiêu vượt kế hoạch, giá trị tăng trưởng đạt trên 17%, trong đó công nghiệp xâydựng tăng 43,1%; thương mại dịch vụ tăng 27,7%, Nông lâm ngư nghiệp tăng29,8% Thu nhập bình quân đầu người đạt 13,3 triệu đồng, tăng 2,3 triệu so vớinăm 2010; thu ngân sách trên địa bàn đạt sấp xỉ 490 tỷ đồng; tổng số quý thócđạt trên 49 nghìn tấn, tăng 3,2939 tấn so với năm 2010 Lương thực bình quânđạt 499,7 kg/người/năm (tăng 26kg so với năm 2010); giá trị hàng hóa xuất khẩuđạt 9,3 triệu USD; cơ sở hạ tầng tiếp tục đầu tư phát triển, sản xuất công nghiệp

- tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ khác đều tăng

Từ những kết quả đạt được, qua đây cho thấy nền kinh tế của huyện đã cónhiều chuyển biến tích cực, và chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng côngnghiệp xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp

Về lĩnh vực giáo dục đã hoàn thành nhiệm vụ năm học 2011 - 2012 và Kếhoạch năm học 2012 – 2013 Các chương trình mục tiêu Quốc gia về Y tế, dân

số kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc bảo vệ bà mẹ và trẻ em… được triển khaithực hiện tốt Thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án về giảm nghèo, giảiquyết việc làm, đào tạo nghề, trợ giúp người nghèo Đời sống của đồng bào cácdân tộc được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 29,76% Để cóđược kết quả đó là do Đảng bộ huyện luôn quán triệt, vận dụng sáng tạo và thựchiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, đồng thời tiếp tục triển khai thực

hiện“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Đặc biệt trong

giai đoạn hiện nay, năng lực, trình độ, kinh nghiệm chỉ đạo của đội ngũ cán bộ

đã có bước chuyển biến theo hướng cụ thể, sâu sát cơ sở, tập trung vào nhữngvấn đề trọng tâm, trọng điểm, do đó đã tạo ra bước phát triển theo hướng bềnvững và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế trên địa bàn huyệncùng phát triển

2.1.2 Một số yếu tố đặc thù của các xã trên địa bàn huyện ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số

a) Điều kiện tự nhiên

Vị Xuyên là một huyện Miền núi của tỉnh Hà Giang, địa hình hiểm trở,

Trang 32

nằm kề sát biên giới Toàn huyện hiện có 24 xã, phân bố bao quanh thị xã HàGiang và trung tâm huyện Vị xuyên Phía Đông bao gồm các xã: Kim Linh KimThạch, Phú Linh; phía Đông Nam: Ngọc Minh, Ngọc Linh, Linh Hồ, BạchNgọc; phía Tây là các xã: Thanh Đức, Thanh Thủy, Xín Chải, Lao Chải, PhươngTiến, thị trấn Vị Xuyên, Đạo Đức, Cao Bồ; phía Tây Nam: Việt Lâm, thị trấnViệt Lâm, Quảng Ngần, Thượng Sơn; phía Nam: xã Trung Thành; phía Bắc:Minh Tân, Tùng Bá, Phong Quang,Thuận Hòa

Thị trấn Vị Xuyên nằm giữa trung tâm của huyện, liền kề với các xã: ĐạoĐức, Trung Thành, Việt Lâm và thị trấn Việt Lâm Do nằm dưới thung lũng củađỉnh Tây Côn Lĩnh nên địa hình của thị trấn và các xã liền kề tương đối bằngphẳng Thị trấn Vị Xuyên có vị trí quan trọng, các tổ chức cơ quan hành chínhđầu não của huyện được đặt tại trung tâm thị trấn Vị Xuyên, vì vậy nó có ýnghĩa lớn về mặt kinh tế, chính trị và xã hội Là cầu nối trực tiếp giữa huyện vàcác xã trên địa bàn với nhau Với diện tích đất tự nhiên rộng, địa hình bằngphẳng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng như:Đường giao thông liên thôn, đường quốc lộ 2, các cơ sở đào tạo tính đến naytoàn thị trấn đã có 5 trường học (trường Trung tâm dạy nghề,trường chính trị,trường bổ túc văn hóa,trường Trung học phổ thông, trường Nội trú dân tộc,trường Tiểu học) các cơ sở này là nơi trực tiếp thực hiện việc đào tạo con emđồng bào dân tộc, hoạt động này nhằm tạo tiền đề cho việc hình thành “ Nguồn”CBCC dự bị trong tương lai Bên cạnh đó đây còn là nơi phục vụ hoạt động đàotạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBCC cơ sở, cũng như CBCC cấp huyện giúp họtrang bị lý luận cũng như nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn

Do có đỉnh Tây Côn Lĩnh chạy qua, cùng với sự kiến tạo của các dãy núi

đá vôi nên địa hình các xã của huyện bị chia cắt mạnh Đặc điểm này đã ảnhhưởng đến vị trí địa lý của các xã, có những xã phân bố ở những dãy núi với độcao trên 1.500m, có xã lại nằm gọn dưới thung lũng lòng chảo, bốn bề là núi đấtxen kẽ với núi đá vôi Địa hình bị cắt xẻ mạnh đã hình thành nên nhiều vực sâuvới núi đá gồ ghề, điều đó đã gây ra nhiều khó khăn cho việc xây dựng hệ thốnggiao thông Ở một số xã vùng 3 như: Thuận Hòa, Minh Tân, Lao Chải, Tùng Bá,

Trang 33

Bạch Ngọc, Ngoc Minh, Kim Linh, Thượng Sơn…hệ thống giao thông đi lại rấtkhó khăn, do được xây ven theo các dãy núi nên đường khá dốc và gồ ghề, mỗikhi mùa mưa đến lại xảy ra hiện tượng sạt lở, xói mòn đất Nhiều đoạn đường bị

hư hỏng nặng, có đoạn bị gãy, tạo thành khe, điều đó đã gây ảnh hưởng đến việc

đi lại của người dân Đường giao thông đi lại khó khăn, điều kiện khoảng cáchquá xa về mặt địa lý có những xã cách xa trung tâm thị xã đến 90km, trung tâmhuyện 60km, do đó việc đi lại học hành của đội ngũ CBCC chính quyền cơ sở làrất khó khăn Bên cạnh đó việc liên kết mở những lớp đào tạo, bồi dưỡng đếncác thôn bản cũng không hề dễ dàng

Những khó khăn về mặt điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến chấtlượng của đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số

b) Kinh tế

Kinh tế ở các xã trên địa bàn huyện chủ yếu tập trung phát triển vào nôngnghiệp, và lâm nghiệp, (lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và lâmnghiệp chiếm hơn 80%) một bộ phận nhỏ tập trung vào sản xuất kinh doanh.Nền sản xuất nhỏ lẻ, mang tính “tự cung tự cấp” sản xuất nông nghiệp chỉ nhằmmục đích phục cho cuộc sống gia đình Phương thức sản xuất của đồng bào vẫnmang tính truyền thống, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuấtcòn chậm, hiệu quả thấp Điều đó có ảnh hưởng đến năng suất chất lượng sảnxuất Mặc dù diện tích đất trông trọt lớn, nhưng sản lượng thu được lại khôngcao, theo thống kê năm 2012, tổng sản lượng nông nghiệp ở các xã trên bàn chỉđạt khoảng 12060 triệu tấn

Sản xuất kinh tế chủ yếu là nông nghiêp, vì vậy trong những năm qua kinh

tế của các xã trên địa bàn huyện vẫn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còncao Trong tổng số 24 xã thì có đến 1.700 hộ nghèo đói, chiếm gần 20% so vớitoàn tỉnh, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho đời sống nhất là nhà ở còn nghèonàn, vẫn còn trên 24% nhà lợp tranh tre, vách nứa, nhà tạm Thu nhập bình quâncủa mỗi hộ gia đình cũng chỉ đạt từ 1.200 - 1.500 nghìn đồng/tháng/hộ gia đình Kinh tế gia đình khó khăn, mức lương, mức phụ cấp thấp, nguồn kinh phí

hỗ trợ ở cơ sở ít, nên việc đầu tư cho những khóa đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ

Trang 34

CBCC chính quyền cơ sở là người dân tộc thiểu số còn hạn chế Hơn nữa kinh tếgia đình tập trung chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên ngoài những giờ hànhchính, những ngày nghỉ đội ngũ CBCC lại trở về phụ giúp gia đình lao động sảnxuất, thế nên họ không có đủ thời gian để theo học các lớp đào tạo, bồi dưỡng vàgần như họ không mấy mặn mà với nó Có những trường hợp CBCC đăng kýtheo học nhưng chỉ học được một thời gian các học viên lại bỏ dở giữa trừng,với lý do họ không cân đối đủ thời gian, không có đủ nguồn kinh phí Sự khókhăn về kinh tế chính là nguyên nhân trực tiếp làm ảnh hưởng đến chất lượngcủa đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã là người dân tộc thiểu số.

c) Phong tục tâp quán

Vị Xuyên là một huyện tập chung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, với 18dân tộc anh em cùng chung sống, điều đó đã tạo nên sự phong phú đa dạng vềphong tục tập quán Sự phong phú về nền văn hóa đã tạo điều kiện thuận lợi đểhuyện phát triển ngành du lịch, tuy nhiên bên cạnh đó nó cũng gây ra không ítkhó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã

là người dân tộc thiểu số

Các xã trên địa bàn huyện tuy phân bố rải rác, chủ yếu tập trung ven theocác dãy núi và thung lũng, nhưng trong một xã lại tập trung rất nhiều đồng bàodân tộc cùng sinh sống, có xã có tới 7- 8 cộng đồng dân tộc Với mỗi dân tộc lạimang đến những nét văn hóa, phong tục, tập quán, ngôn ngữ khác nhau, thể hiệncái riêng của từng dân tộc

Đồng bào người Tày sống định cư lâu năm ở huyện, họ là dân tộc chiếm tỷ

lệ cao nhất trong tổng số 18 dân tộc anh em Dân tộc Tày sống trong những nếpnhà sàn, cộng đồng người Tày thường sống tập trung ở những vùng đất bằngphẳng, có địa thế cao, gần với nguồn nước Hoạt động kinh tế chủ yếu tập trungvào nông nghiệp, cây lúa nước được coi là cây trồng chính của đồng bào, ngoài

ra họ còn trồng các loại cây hoa màu khác như: Ngô, khoai, sắn, đỗ tương Bêncạnh đó họ còn tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm: Trâu, bò, dê,gà… Trong một gia đình người Tày thường gồm có từ 2 - 3 thế hệ, người đànông trong gia đình đóng vai trò là trụ cột nên mọi việc lớn nhỏ trong gia đình

Trang 35

đều phải được thông qua

Đồng bào người Tày sống rất tình cảm, gần gũi và thân thiện, họ luôn đềcao “tình làng nghĩa xóm” và họ luôn đặt “cái lý” đi đôi với “cái tình” Đời sốngcủa họ cũng rất bình dị và đời thường chính vì vậy văn hóa của họ thường mangnét gần gũi với đời sống sản xuất, với thiên nhiên Vào mỗi độ tết đến xuân vềngười dân lại tổ chức các lễ hội truyền thống của đồng bào mình, trong đó có:

Lễ hội Lồng tồng, xuống đồng và lễ hội cầu mưa Các lễ hội này được tổ chứcvào những ngày đầu năm (thường là vào mùng 5 tết) lễ hội cầu mưa có ý nghĩalớn đối với đồng bào người Tày, thông qua lễ hội họ gửi gắm những lời nguyệncầu đến thần linh, họ cầu cho mưa thuận, gió hòa mùa màng bội thu, cầu chongười dân trong vùng làm ăn thuận lợi

Đồng bào Tày còn nổi tiếng với những điệu hát then, hát cọi, hay nhữngcâu đối đáp giao duyên Chỉ có những dịp hội hè, lễ tết hay dịp cưới hỏi ngườiTày mới có thời gian ngồi hát quay quần bên nhau, họ cùng nhau tâm sự và chia

sẻ về cuộc sống thường ngày

Trước đây đồng bào người Tày vẫn hay quan niệm: “Người đàn ông làngười trụ cột trong gia đình, vì vậy họ mới có quyền ra quyết định, mới cóquyền tham gia việc làng, việc hội, còn người phụ nữ thì chỉ ở nhà lo sản xuất,

và chăm sóc con cái” bên cạnh đó họ vẫn còn tưởng “trọng nam khinh nữ” họcho rằng con gái là con của nhà người ta, khi lớn lên đi theo chồng, con trai mới

là con của mình Những quan niệm cổ hủ đó đã ảnh hưởng đến nhiều mắt trong

đó có giáo dục, trong những năm trước tỷ lệ nữ giới tham gia học các lớp họcphổ thông chính quy cũng như bổ túc văn hóa luôn thấp hơn tỷ lệ nam giới Tuynhiên trong những năm gần đây tư tưởng và những định kiến lạc hậu đó đã bịbãi bỏ hoàn toàn

Đồng bào người Dao, họ sống tập chung ở lưng chừng núi hay thung lũng,nhà của đồng bào người Dao thường là nhà sàn hoăc nhà đất, cũng có thể là nửanhà sàn, nửa nhà đất Đồng bào người Dao thường sống thành cộng đồng, nguồnsống của họ chủ yếu dựa vào các sản phẩm nông nghiệp mang tính tự cung, tựcấp như: lúa, ngô, khoai, sắn Họ tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp,

Trang 36

ngoài cây lúa nước họ còn trồng thêm các loại cây lấy gỗ như: Cây keo, cây mỡ,cây thông…và các loại cây công nghiệp: Cây chè, thảo quả…Công cụ sản xuấtcủa đồng bào Dao còn thô sơ, kỹ thuật công tác còn lạc hậu Bên cạnh đó họcòn phát triển một số nghề thủ công như: Làm giấy, nhuộm chàm, đúc bạc, đúccông cụ lao động (dao, cuốc, xẻng…)

Tín ngưỡng của người Dao là tín ngưỡng đa thần “vạn vật hữu linh” mangdấu ấn của Nho giáo và Đạo giáo chính thống Tư tưởng Nho giáo được thể hiện

rõ trong các phân định tôn ti trật tự, thứ tự ở mỗi gia đình,mỗi dòng họ Đạogiáo ảnh hưởng bao trùm đến hầu hết các phong tục được thể hiện qua lễ đặt têncho con trai và lễ cấp sắc cho thầy cúng, người Dao quan niệm khi chết thì chết

về thể xác còn linh hồn mãi mãi bất diệt “quay về với tổ tiên”

Công việc hằng ngày của đồng bào người Dao chủ yếu là phát nương làmrẫy và trồng rừng, đây là những công việc vất vả, đòi hỏi phải có sức khỏe, cónhiều người cùng làm, chính vì vậy mà con em đồng bào khi lớn lên họ đều chỉ

ở nhà để lên nương phụ giúp bố làm việc, chính vì vậy mà tỷ lệ theo học của con

em đồng bào dân tộc Dao không cao, điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượngcủa đội ngũ CBCC trong tương lai Trong gia đình người Dao, người đàn ôngđược coi là trụ cột, họ là lao động chính

Người H’mông sống trong những ngôi nhà trình tường, họ thường sống ởcác đỉnh núi cao, địa hình dốc, đất đai lại cằn cỗi nên người H’mông đã lựachọn trồng loại các loại cây lương thực như: Ngô, khoai, sắn Ngô được coi làthực phẩm chính trong bữa ăn của người H’mông Ngoài việc phát triển nôngnghiệp người H’mông còn biết phát triển thêm một số nghề truyền thống như:Trồng bông, xe đay, dệt vải, người phụ nữ H’mông rất khéo léo trong việc xeđay, dệt thổ cẩm

Đồng bào H’mông có rất nhiều nét phong tục tập quán, trong đó tục “bắtvợ” được coi là nét văn hóa điển hình nhất Tục bắt vợ được tiến hành khi tìnhyêu giữa chàng trai và cô gái H’mông đã chín muồi, họ hiểu nhau và yêu nhauqua những lần đi làm rẫy hay những lần xuống chợ Tục bắt vợ của đồng bàongười Mông đến nay vẫn còn tồn tại, và ngày nay nó không mang một chút tính

Ngày đăng: 01/04/2014, 12:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w