Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra đáp ứng yêu cầu của công tác thanh tra trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập Quốc Tế và cải cách hành chính
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 121 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
121
Dung lượng
1,41 MB
Nội dung
thanh tra chính phủ viện khoa học thanh tra Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ: đổi mới công tác đào tạo, bồi dỡng cán bộ thanh tra đáp ứng yêu cầu của công tác thanh tra trong điều kiện kinh tế thị trờng, hội nhập quốc tế và cải cách hành chính Chủ nhiệm đề tài: ts . nguyễn văn thanh 6941 07/8/2008 hà nội - 2007 MỤC LỤC Nội dung Trang MỞ ĐẦU 5 1. Tính cấp thiết của đề tài 5 2. Tiến độ thực hiện đề tài 7 3. Mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của đề tài 8 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 9 5. Cơ cấu của đề tài 10 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ THANH TRA 13 1.1. Vi trò, chức năng cơ bản của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra. 13 1.1.1. Đào tạo, bồi dưỡng là phương tiện truyền thụ, trao đổi kiến thức, kỹ năng 13 1.1.2. Công tác tào tạo, bồi dưỡng gắn liền với các hoạt động của các chủ thể quản lý 14 1.1.3. Đào tạo, bồi dưỡng là một bộ phận quan trọng của công tác cán bộ 15 1.2. Yêu cầu của kinh tế thị trường, cải cách hành chính và hội nhập quốc tế đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra 16 1.2.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra chuyên nghiệp 17 1.2.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra có tinh thần phục vụ cao 18 1.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng theo quy luật cầu – cung 19 2 1.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra phải đảm bảo tính chuẩn mực 20 1.2.5. Phân cấp quản lý và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cấp, cơ quan, tổ chức, đơn vị 21 1.3. Cơ sở pháp lý của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra 21 1.4. Nhiệm vụ, th ẩm quyền của Thanh tra Chính phủ Thanh tra trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra 30 1.4.1 Xác định mục tiêu của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng 30 1.4.2. Xây dựng và hoàn thiện thể chế về công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBCC của Ngành 31 1.4.3. Quy định cấu trúc nội dung các chương trình và tổ chức biên soạn các tài liệu đào tạo, bồi dưỡng; tổ chức đào tạo, bồ i dưỡng CBCC theo các giáo trình, tài liệu được ban hành 31 1.4.4. Quy định và hướng dẫn sử dụng các loại chứng chỉ bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, chứng chỉ các chương trình đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn cán bộ lãnh đạo cấp phòng 34 1.4.5. Thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC giai đoạn 2006 - 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt t ại Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15/02/2006 36 1.4.6. Tăng cường xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên 36 1.4.7. Sắp xếp lại, củng cố, mở rộng hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCC 37 1.4.8. Tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và quy định của Ngành về công tác đào 38 3 tạo, bồi dưỡng CBCC CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ THANH TRA HIỆN NAY VÀ KINH NGHIỆM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA MỘT SỐ BỘ, NGÀNH 41 2.1. Thực trạng đội ngũ CBCC ngành Thanh tra và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ CBCC ngành Thanh tra hiện nay 41 2.1.1 Trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ CBCC ngành Thanh tra 42 2.1.2 Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ CBCC ngành Thanh tra 44 2.2 Thực trạng công tác đào tào, bồi dưỡng cán bộ công chức ngành Thanh tra. 50 2.2.1 Những kết quả đạt được 50 2.2.2. Nh ững tồn tại, hạn chế 53 2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 60 2.3. Kinh nghiệm công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC của một số Bộ, ngành 62 2.3.1. Kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng CBCC ngành Tài chính từ năm 1995 đến nay 62 2.3.2. Kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng CBCC ngành Ngân hàng 67 CHƯƠNG III: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ THANH TRA ĐÁP ỨNG CÁC YÊU CẦU CỦA CÔNG TÁC THANH TRA TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG, HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH 75 3.1. Những định hướng cơ bản nhằm đổi mới công tác đào tạo, bồi 75 4 dưỡng cán bộ thanh tra 3.1.1. Chuyển hướng mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra chuyên nghiệp, hiện đại 75 3.1.2. Xác định lại nội dung đào tạo 76 3.1.3. Hướng đến tính chuẩn mực trong đào tạo, quản lý 78 3.1.4. Thay đổi phương pháp đào tạo, bồi dưỡng 79 3.1.5. Tư duy đúng đắn về việc xây dựng đội ngũ gi ảng viên 80 3.1.6. Cộng đồng trách nhiệm trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực 80 3.1.7. Hình thành hệ thống tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng và giám sát chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CBCC 81 3.2. Một số giải pháp đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra 81 3.2.1- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế 82 3.2.2. Xây dựng hệ thống chương trình, tài liệu 83 3.2.3 Tăng cường năng lực tổ chức đào tạo, bồi dưỡng 86 3.2.4. Đổi mới phương pháp giảng dạy 87 3.2.5 Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học; tổng kết thực tiễn 89 3.2.6. Tăng cường liên kết, hợp tác trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra 90 3.2.7. Huy động nhiều và đa dạng hoá nguồn kinh phí 91 KẾT LUẬN 93 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ là con đường hiệu quả nhất, nhanh nhất để đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC). Các nhà nghiên cứu hành chính cho rằng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC là một trong bốn yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượ ng và hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước đó là: Cải cách thể chế; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính; Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC; Cải cách tài chính công. Đây cũng là quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc xây dựng nền hành chính trong sạch, hoạt động hiệu quả. Tại Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010 (ban hành kèm theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ), xác định việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC là một trụ cột quan trọng để cải cách nền hành chính nhà nước. Gần đây, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước tiếp tục đặt ra yêu cầu: “Đổi mới ph ương thức và nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC sát với thực tế, hướng vào các vấn đề thiết thực đặt ra từ quá trình thực thi công vụ, nâng cao kỹ năng hành chính. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng hành chính bảo đảm tính thống nhất trong hoạt động của cơ quan hành chính, nhất là trong giải quyết các yêu cầu của nhân dân, doanh nghiệp. Thực hiện cơ chế đào tạo tiền công vụ và đào tạo, bồi dưỡng trong công vụ theo định kỳ bắt buộc hàng năm; thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm” Thanh tra là lĩnh vực được Đảng, Chính phủ dành cho sự quan tâm đặc biệt. Trong quá trình thực hiện cải cách hành chính nhà nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vai trò và nhiệm vụ của hoạt động thanh tra ngày càng được đề cao như là cơ chế kiểm soát hoạt động thực thi công vụ, nâng cao chất lượng nền quản trị công, tác động trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước cũng như việc xây dựng một nền hành chính liêm chính, trong sạch, vững mạnh. Xuất phát từ vai trò quan trọng đó, Đảng và Nhà nước 6 đã ban hành mới, sửa đổi, bổ sung nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của ngành Thanh tra, đặc biệt là trong việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Với sự ra đời của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2004 và năm 2005), Luật Thanh tra năm 2004 và Luật phòng, chố ng tham nhũng năm 2005, vai trò to lớn của ngành Thanh tra tiếp tục được khẳng định, đề cao nhưng đồng thời cũng đặt ra cho ngành Thanh tra những yêu cầu, nhiệm vụ mới phức tạp và nặng nề hơn. Ngày nay, sự tác động của kinh tế thị trường, cải cách hành chính và hội nhập quốc tế rất rộng và phức tạp, không còn bó hẹp trong các quan hệ kinh tế mà đã hiện diện trong nhiều lĩ nh vực khác, đặc biệt là trong lĩnh vực công vụ. Điều này đòi hỏi các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thay đổi nhận thức để đề ra giải pháp và tổ chức thực hiện đáp ứng những yêu cầu cơ bản mang tính quy luật của chúng. Để thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ công vụ được giao, các cơ quan Nhà nước đang đứng trướ c những đòi hỏi cần phải đổi mới sâu sắc và toàn diện về tổ chức, về phương pháp hoạt động, đặc biệt là công tác xây dựng nguồn nhân lực, trong đó có công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC bởi nguồn nhân lực là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan, của tổ chức. Trước tình hình đó, công tác đào tạo, b ồi dưỡng nguồn nhân lực ở Việt Nam đang được chuyển đổi từ mô hình đào tạo cứng nhắc, mang nặng tính áp đặt sang đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí công việc và theo nhu cầu của đối tượng thụ hưởng. Đối với ngành Thanh tra, kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và cải cách hành chính cũng đang đặt ra những yêu cầu mới đối vớ i công tác thanh tra. Những yêu cầu mới đối với công tác thanh tra đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra có chất lượng để thực hiện tốt nhiệm vụ công vụ được giao. Trong bối cảnh đó, ngành Thanh tra cần thay đổi mạnh mẽ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC của mình để từ đó góp phần thực hiện tốt những nhiệm vụ đã đượ c Đảng và Nhà nước giao phó; đáp ứng các yêu cầu của phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cải cách hành chính và hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra đáp ứng yêu cầu của công tác thanh tra trong điều kiện 7 kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và cải cách hành chính là vấn đề cấp thiết đang được đặt ra. 2. Tiến độ thực hiện Đề tài Sau khi có quyết định triển khai nghiên cứu Đề tài, trên cơ sở Đề cương đã được Hội đồng khoa học cơ quan Thanh tra Chính phủ phê duyệt và nội dung Thuyết minh đề tài (được phê duyệt theo Quyết định số 801/QĐ-TTCp ngày 23/4/2007), Ban chủ nhiệm đã xây dựng kế hoạch cụ thể về việc th ực hiện các công việc cần triển khai; dự kiến các chuyên đề nghiên cứu và trực tiếp trao đổi với các cộng tác viên về nội dung của từng chuyên đề cũng như yêu cầu đặt ra cần giải quyết trong mỗi chuyên đề đó. Từ tháng 4 năm 2007 đến tháng 8 năm 2007, Ban Chủ nhiệm tiến hành ký hợp đồng nghiên cứu để các cộng tác viên nghiên cứu theo nội dung đã được xác định. Sau khi các cộng tác viên hoàn thành các chuyên đề nghiên cứu, Ban Chủ nhiệm đã tổ chức xem xét đánh giá nghiêm túc và nghiệm thu từng chuyên đề. Từ tháng 08 năm 2007 đến tháng 12 năm 2007, Ban chủ nhiệm đã tổng hợp kết quả nghiên cứu từ các chuyên đề, từ đó rút ra những kết luận ban đầu cũng như xác định các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, trao đổi và thảo luận làm cơ sở để xây dựng kế hoạ ch Hội thảo khoa học. Ngoài ra, Nhóm cán bộ tham gia nghiên cứu Đề tài còn tham dự nhiều cuộc Hội thảo khoa học về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC ngành Thanh tra để tổng hợp, tiếp thu các ý kiến từ Thanh tra các Bộ, ngành, địa phương phục vụ cho việc nghiên cứu Đề tài. Tháng 3 năm 2008, Ban Chủ nhiệm đã tổ chức Hội thảo khoa học với sự tham gia của các cộng tác viên, nhiều nhà khoa học, nhà quản lý c ũng như những người có am hiểu thực tiễn về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC trong và ngoài ngành Thanh tra để thảo luận về những nội dung của Đề tài và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu các chuyên đề và các kết quả thảo luận tại Hội thảo khoa học, Ban Chủ nhiệm đề tài đã xây dựng Báo cáo tổng thuật kết quả nghiên cứu Đề tài. 8 Trong quá trình thực hiện Đề tài, những kết quả nghiên cứu bước đầu của Đề tài đã phục vụ trực tiếp cho việc xây dựng Đề án: “Đổi mới tổng thể công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Thanh tra”. Nhóm nghiên cứu cho rằng những kết quả nghiên cứu của Đề tài sẽ là cơ sở khoa học để ngành Thanh tra xây dựng hệ thống thể ch ế về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra; xây dựng và hoàn thiện mô hình, phương pháp, giáo trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng CBCC ngành Thanh tra. Về lâu dài, những kết quả nghiên cứu đó sẽ góp phần xây dựng được đội ngũ CBCC có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành nói riêng và công cuộc xây dựng, phát triển đất nước nói chung. 3. Mục tiêu, phạ m vi nghiên cứu của Đề tài Mục tiêu chung: Làm rõ cơ sở lý luận và các yêu cầu đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, cải cách hành chính. Đề ra hệ thống giải pháp nhằm đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo; làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng dài hạn, trung hạn và ngắn hạn của ngành Thanh tra. Mục tiêu cụ thể: - Phân tích các yêu cầu của kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, cải cách hành chính đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra và những yêu cầu trực tiếp của Chính phủ đối với công tác này. - Đánh giá thực trạng công tác đào t ạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra; phân tích những tồn tại, hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó. - Đề xuất hệ thống giải pháp đổi mới tổng thể công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra để khắc phục những tồn tại, hạn chế hiện nay và định hướng phát triển công tác này trong những năm tiếp theo, đáp ứng các yêu cầu của kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, cải cách hành chính. 9 Phạm vi nghiên cứu: Với mục tiêu được xác định như trên, Đề tài tập trung vào những vấn đề lớn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC nói chung và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra nói riêng. Những vấn đề cụ thể như mỗi môn học cho cán bộ thanh tra bao gồm những nội dung gì, giáo trình thể hiện bao nhiêu trang, thời lượng giảng dạy cụ thể như thế nào cũng sẽ được đề cập, nhưng ở mức độ hạn chế và chỉ có tính chất định khung. Những nội dung cụ thể đó cần được nghiên cứu qua việc thực hiện các đề tài khoa học, chuyên đề nghiên cứu khác. 4. Phương pháp nghiên cứu của Đề tài Cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu Đề tài là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát tri ển nguồn nhân lực, đào tạo, bồi dưỡng CBCC nói chung và cán bộ thanh tra nói riêng. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của ngành Thanh tra trong giai đoạn hiện nay, việc nghiên cứu đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC ngành Thanh tra gắn liền với sự phát triển của kinh tế - xã hội, đặc biệt là đặt trong mối quan hệ với các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu của nền kinh tế thị trường và cải cách hành chính. - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn. Các thông tin, số liệu thu thập được từ khảo sát thực tiễn ở một số Bộ, ngành và địa phương giúp nhóm nghiên cứu Đề tài đánh giá thực trạng nhu cầu đào tạo, bồi d ưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ thanh tra, từ đó đề xuất xây dựng mô hình, phương thức, phương pháp, chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các kinh nghiệm và yêu cầu từ thực tiễn. [...]... hướng cơ bản và giải pháp đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra đáp ứng yêu cầu của công tác thanh tra trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế và cải cách hành chính 11 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ THANH TRA 1.1 Vai trò, chức năng cơ bản của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra là hoạt... bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành thanh tra đáp ứng yêu cầu của công tác thanh tra trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và cải cách hành chính gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề chung về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra Chương II: Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra hiện nay và kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của một số Bộ, ngành Chương... tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí công việc và theo nhu cầu của CBCC Là một bộ phận cấu thành của nền công vụ Việt Nam, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành Thanh tra cũng phải đi theo hướng đó Trong bối cảnh chung như đã nói ở trên, yêu cầu của công tác thanh tra trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và cải cách hành chính đang đặt ra đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán. .. hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra hiện nay là Trường Cán bộ Thanh tra 28 1.4 Nhiệm vụ, thẩm quyền của Thanh tra Chính phủ trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra Trên cơ sở xác định những yêu cầu của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và cải cách hành chính, căn cứ vào hệ thống các quy định về đào tạo, bồi dưỡng CBCC hiện nay thì Thanh tra Chính phủ có những nhiệm vụ và thẩm quyền trong. .. kinh tế thị trường, cải cách hành chính và hội nhập quốc tế đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra Sau gần 20 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới, gần 15 năm thực hiện cải cách hành chính, hơn 10 năm chuẩn bị và tiến hành hội nhập (kinh tế) quốc tế, kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và cải cách hành chính đã cùng đồng hành, phát triển và thâm nhập vào nhiều lĩnh vực khác nhau và có mối liên... công tác cán bộ nói chung Vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra là bộ phận không thể tách rời của công tác cán bộ của ngành Thanh tra nói chung Nói cách khác, tất cả các hoạt động liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra phải được xem xét trong mối liên hệ với các yếu tố khác trong các công tác cán bộ như: tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển 1.2 Yêu cầu của kinh tế thị. .. dưỡng CBCC của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước từ đó rút ra những kinh nghiệm có thể áp dụng đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra - Phương pháp hệ thống hoá và mô hình hoá Nghiên cứu đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC ngành Thanh tra đặt trong bối cảnh đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức của cả nước nói chung Những yêu cầu và giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng CBCC... động đào tạo, bồi dưỡng xây dựng nguồn nhân lực của ngành Thanh tra Điều đó đòi hỏi công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra trong tình hình hiện nay vừa ứng trước yêu cầu của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng CBCC, vừa ứng trước đòi hỏi phải đáp ứng những yêu cầu đặc thù của công tác thanh tra trong tình hình mới Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là theo ngạch (cán sự,... quả 1.2.4 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra phải đảm bảo tính chuẩn mực Thực hiện những yêu cầu của hội nhập quốc tế đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC, ngày 11 tháng 7 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 137/2003/QĐ-TTg về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác hội nhập kinh tế quốc tế Đó là tính quy chuẩn, là yêu cầu ISO” trong đào tạo, bồi dưỡng CBCC Yêu cầu đảm... đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra Trong từng giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đều có những quan điểm chỉ đạo cụ thể để thực hiện công tác quản lý cán bộ, nói chung và thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC, nói riêng Với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, cải cách hành chính và hội nhập quốc tế, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC của Việt Nam trong hơn . pháp đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra đáp ứng yêu cầu của công tác thanh tra trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế và cải cách hành chính. . nghiên cứu đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra đáp ứng yêu cầu của công tác thanh tra trong điều kiện 7 kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và cải cách hành chính là vấn đề cấp. luận và các yêu cầu đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, cải cách hành chính. Đề ra hệ thống giải pháp nhằm đổi mới