1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra đáp ứng yêu cầu của công tác thanh tra trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập Quốc Tế và cải cách hành chính bộ 2

243 798 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 243
Dung lượng 1,58 MB

Nội dung

thanh tra chính phủ viện khoa học thanh tra Báo cáo tổng kết chuyên đề thuộc đề tài cấp bộ: đổi mới công tác đào tạo, bồi dỡng cán bộ thanh tra đáp ứng yêu cầu của công tác thanh tra trong điều kiện kinh tế thị trờng, hội nhập quốc tế và cải cách hành chính Chủ nhiệm đề tài: ts . nguyễn văn thanh 6941-1 07/8/2008 hà nội - 2007 1 MỤC LỤC TT Tên chuyên đề Trang 1 Những hạn chế cơ bản và giải pháp nhằm đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành thanh tra trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và cải cách hành chính. TS. Nguyễn Văn Thanh - Viện trưởng Viện KHTT 3 2 Yêu cầu của Chính phủ đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; Vai trò, trách nhiệm của các Bộ, ngành và đơn vị trực thuộc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức. PGS.TS Đinh Văn Mậu – Phó Giám đốc HVHC QG 18 3 Giải pháp kỹ thuật cho việc xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng CBCC ngành thanh tra. PGS.TS Đinh Văn Mậu – Phó Giám đốc HVHC QG 47 4 Cải cách hành chính, hội nhập quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. TS. Nguyễn Ngọc Vân - Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo, Bộ Nội vụ 62 5 Vài nét cơ bản về quá trinh phát triển của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành tài chính thời gian qua. TS. Lê Doãn Khải - Trường BDCB tài chính, Bộ Tài chính 77 6 Thực trạng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức ngành thanh tra và một số giải pháp đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng. Vũ Văn Chiến - Tổng Biên tập Tạp chí Thanh tra 105 7 Những định hướng cơ bản nhằm đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành thanh tra trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và cải cách hành chính ThS. Đinh Văn Minh - Phó Viện trưởng Viện KHTT 116 8 Những vấn đề đặt ra đối với việc quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành thanh tra hiện nay. Hoàng Thái Dương - Phó Cục trưởng Cục Phòng chống tham nhũng 129 2 9 Về xây dựng nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra ThS. Ngô Mạnh Toan – Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh tra 144 10 Cơ sở pháp lý của việc xây dựng nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính và nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ ThS. Nguyễn Tuấn Khanh- Viện Khoa học Thanh tra 159 11 Phân cấp xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệ, cấp chứng chỉ trong đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính và vấn đề đặt ra đối với ngành thanh tra Ths. Nguyễn Tuấn Khanh - Viện Khoa học Thanh tra 173 12 Nhiệm vụ và thẩm quyền của Thanh tra Chính phủ và trách nhiệm của các vụ, đơn vị trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành thanh tra Trương Quốc Hưng - Viện Khoa học Thanh tra 187 13 Những yêu cầu cụ thể đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC ngành Thanh tra trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và cải cách hành chính. Tạ Thu Thuỷ - Viện Khoa học Thanh tra 200 14 Mô hình và một số kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành ngân hàng Hoàng Mỹ Hạnh - Phó Chánh Văn phòng, CĐ Ngân hàng VN 211 15 Thực trạng cán bộ, công chức làm công tác thanh tra của thành phố Hà Nội và một số đề xuất đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác thanh tra Bùi Thị Thuý Mơ - Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội 230 3 Chuyên đề NHỮNG HẠN CHẾ CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGÀNH THANH TRA TRONG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG, HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TS. Nguyễn Văn Thanh Viện Khoa học Thanh tra I. Đặt vấn đề Trong những năm qua, Thanh tra Chính phủ đã triển khai nghiên cứu nhiều đề tài khoa học liên quan đến vấn đề đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC ngành Thanh tra. Nhiều cán bộ làm công tác nghiên cứu và thực tiễn trong và ngoài Ngành cũng có một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực này. Tuy nhiên, trước những yêu cầu của phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cải cách hành chính, hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là Đảng và Nhà nước đã ban hành mới, sửa đổi, bổ sung nhiều chủ trương, chính sách, pháp lu ật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành Thanh tra thì những kết quả nghiên cứu về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC ngành Thanh tra trong thời gian qua còn nhiều hạn chế, chưa chỉ ra được những tồn tại hạn chế và và đề xuất những giải pháp cơ bản đối với công tác này trong tình hình mới. Hiện nay, kinh tế thị trường định hướng XHCN, cải cách hành chính và hội nhập quốc tế đã tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có đào tạo và bồi dưỡng xây dựng nguồn nhân lực. Những chủ trương đó đã tạo ra những áp lực đòi hỏi công tác đào tạo, bồi dưỡng của các Bộ, ngành phải có những chuyển biến mới trong nhận thức và tổ chức thực hiện theo những yêu cầu cơ bản mang tính quy luật của chúng. Đối với ngành Thanh tra, công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC theo hướng nào, gồm những giải pháp gì và thứ tự ưu tiên của các giải pháp đó là vấn đề đang được đặt ra, đòi hỏi phải được nghiên cứu kỹ lưỡng và triển khai trên thực tế. 4 Để đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra thì phải nghiên cứu công tác này ở nhiều góc độ, với phạm vi rất rộng. Trong điều kiện hiện của ngành Thanh tra hiện nay thì trước hết cần tập trung vào những vấn đề lớn như: công tác xây dựng thể chế về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC ngành Thanh tra; công tác quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC; việ c tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC; những vấn đề chung nhất về chương trình, giáo trình; chế độ thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; xây dựng hệ thống trường lớp. Đây cũng là cơ sở và định hướng để tiếp tục nghiên cứu về những vấn đề cụ thể như mỗi môn học bao gồm những nội dung gì, giáo trình thể hiện bao nhiêu trang, thời lượng giảng dạy cụ thể như thế nào II. Một số tồn tại, hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra Căn cứ vào các quy định của pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng CBCC và yêu cầu của tình hình hiện nay thì công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC ngành Thanh tra đang còn những tồn tại, hạn chế cơ bản sau: 1. Văn bản quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC của ngành Thanh tra hiện nay còn thiếu, chưa rõ ràng và chưa có tính hệ thống Hệ thống tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành Thanh tra (ban hành kèm theo Quyết định số 818/TCCP-CP ngày 21-10-1993 của Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ) - cơ sở của việc xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng CBCC của ngành đã lạc hậu so với yêu cầu và nhiệ m vụ thực tiễn. Trên thực tế, nếu chỉ căn cứ vào các văn bản hiện hành thì chưa thể xác định được một cách cụ thể và khoa học: ai – cần học cái gì - bao giờ phải học; tổ chức cho CBCC học như thế nào và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, của CBCC trong việc tổ chức và học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ…v.v. Tức là, hiện nay đang thiếu một hành lang pháp lý để tổ chức 5 công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC của ngành một cách chặt chẽ, đảm bảo tính khoa học và hiệu quả. 2. Tính quy hoạch, chiến lược trong tổ chức đào tạo, bồi dưỡng CBCC ngành chưa cao Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng hiện nay chủ yếu vào mục tiêu “phủ sóng” kiến thức – trang bị kiến thức lý luận, kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn; bồi d ưỡng kiến thức chuyên ngành mà chưa có những hoạt động mang tính đột phá để nâng cao một cách căn bản chất lượng và năng lực của đội ngũ (Nội dung Chương trình nâng cao về thực chất cũng chưa đáp ứng mục tiêu này). Cụ thể nhất là các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chưa chú trọng vào việc trang bị nghiệp vụ chuyên sâu; đào tạo kỹ năng lãnh đạ o chuyên ngành và xây dựng đội ngũ chuyên gia… Ngoài ra, công tác lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC của Thanh tra Chính phủ hiện nay chủ yếu vào kế hoạch bồi dưỡng của Trường Cán bộ Thanh tra, chưa mang tính bao quát cho toàn ngành, chưa thoả mãn được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ thanh tra. 3. Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC ngành Thanh tra hiện nay còn thiếu tính hệ thống,nặng về nộ i dung lý luận và phương pháp xây dựng chưa hiện đại Hiện nay hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC ngành Thanh tra, về cơ bản, được tổ chức theo 2 hệ lớp: hệ lớp trang bị kiến thức cơ bản và hệ lớp trang bị kiến thức nâng cao. Như vậy, so với quy định tại Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết đị nh số 1797/2007/QĐ- TTCP của Tổng Thanh tra thì còn thiếu các chương trình bồi dưỡng theo chức danh lãnh đạo quản lý, các chương trình trang bị kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu, cập nhật… Bên cạnh đó, các chương trình đang sử dụng được biên soạn còn biệt lập với nhau và biệt lập với các chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức dẫn đến sự trùng lặp về nội dung. Ngoài ra, việc biên soạn các chương trình nói trên thực hiện theo phương 6 pháp cũ, khép kín; chưa đảm bảo tính mở của chương trình và chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu của người học. Trong khi đó, yêu cầu của kinh tế thị trường, cải cách hành chính và hội nhập quốc tế đang đặt ra nhiều đòi hỏi cần phải đổi mới chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng CBCC ngành Thanh tra. 4. Phương thức tổ chức đào t ạo, bồi dưỡng CBCC ngành Thanh tra chưa phong phú, chủ yếu mới chú trọng vào việc mở lớp và giảng dạy Kinh nghiệm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng công chức của các nước tiên tiến cho thấy, việc tổ chức đào tạo theo hình thức mở lớp chủ yếu chỉ dành cho công chức mới tuyển dụng (đào tạo tiền công vụ); đối với công chức đã có thâm niên công tác hình th ức đào tạo chủ yếu là workshop… Bên cạnh đó, có một phương thức đào tạo rất hiệu quả và được áp dụng rất rộng rãi, đặc biệt là ở Nhật Bản, đối với công chức mới được tuyển dụng đó là kèm cặp. Trong khi đó đào tạo theo phương pháp kèm cặp lại rất hiệu quả xuất phát từ đặc thù công việc của Ngành. Những phương th ức này chưa được chú ý áp dụng trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC ngành Thanh tra. Nhiều hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng tiên tiến phù hợp với điều kiện của Việt Nam đã được nêu tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, như Quyết định số 74/2001/QĐ-TTg ngày 7 tháng 5 năm 2001 Phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC giai đoạ n 2001 – 2005, Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng CBCC… Tại các Quyết định này còn yêu cầu thực hiện đổi mới phương pháp, nội dung đào tạo, bồi dưỡng và áp dụng các hình thức đào tạo như đào tạo tiền công vụ; đào tạo, bồi dưỡng trước khi đề bạt, bổ nhiệm; đào tạo, bồi d ưỡng theo nhu cầu .v.v. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự quán triệt của ngành Thanh tra trong việc thực hiện các nhiệm vụ trên còn có phần hạn chế. 5. Năng lực đào tạo, bồi dưỡng CBCC của ngành Thanh tra còn nhiều hạn chế 7 Đó là những hạn chế về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; hạn chế về đội ngũ giảng viên; hạn chế về kinh phí tổ chức lớp v.v. Sự hạn chế về cơ sở vật chất kỹ thuật thể hiện trước hết ở chỗ Trường cán bộ Thanh tra hiện có và ch ỉ có 3 hội trường phục vụ hoạt động mở lớp. Đây là sự hạn chế cả về số lượng và chất lượng: số lượng ít đồng thời việc thiết kế các hội trường để mở lớp không phù với loại hình đào tạo trang bị kỹ năng nghiệp vụ – hoạt động đòi hỏi các phòng học phải được thiết kế đặc biệt với các trang thiết bị chuyên dụng. Về đội ngũ giảng viên, hiện nay số lượng giảng viên ít; số giảng viên có trình độ học vị cao chưa nhiều cũng là một trong những hạn chế trong việc tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng CBCC ngành Thanh tra hiện nay. Tuy nhiên, đây chưa phải là hạn chế cơ bản đối với đội ngũ cán bộ giảng dạy. Kinh nghiệ m xây dựng đội ngũ giảng viên của đại đa số các nước tiên tiến trên thế giới cho thấy, vấn đề cơ bản không phải là làm sao để có được một đội ngũ giảng viên cơ hữu trong biên chế đông đảo, mà là phải có được đội ngũ giảng viên kiêm chức giàu kinh nghiệm hoạt động thực tiễn và nhiệt huyết. Ngành Thanh tra đang thiếu và hiện vẫn chưa có chiế n lược để xây dựng một đội ngũ giảng viên kiêm chức như vậy. Bên cạnh đó, thực tế cho thấy, phương pháp truyền đạt mà đội ngũ giảng viên sử dụng hiện nay, về cơ bản vẫn là phương pháp truyền thống – “dạy”. Trong khi đó yêu cầu cơ bản đối với cán bộ, công chức không phải là “học” theo nghĩa thuần tuý, mà là trao đổi kinh nghiệm và phương pháp phát hiện, xử lý vấn đề v.v. Trong quá trình thực hiện sự chuyển hướng mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng: từ bồi dưỡng kiến thức đại trà theo tiêu chuẩn sang trang bị kỹ năng nghiệp vụ theo nhu cầu và yêu cầu hoạt động công vụ, chi phí cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC tăng cao. Tuy nhiên, nhiều quy định về chi tiêu tài chính hiện nay chưa được sửa đổi, bổ sung cho phù hợ p với yêu cầu mới này. Điều này đã gây khó khăn cho việc tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động công vụ. Bên cạnh đó, việc bố trí ngân sách đào tạo, bồi dưỡng hàng năm 8 khoảng 110 định suất (gần 500 triệu đồng) cho Thanh tra Chính phủ cũng chưa thể đáp ứng được nhu cầu. III. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nói trên có cả những nguyên nhân chủ quan và những nguyên nhân khách quan. Cụ thể là: 1. Nguyên nhân chủ quan - Sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Thanh tra ch ưa tương xứng với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn. Sự quan tâm chưa đúng mức đã dẫn đến thiếu một chiến lược chỉ đạo mang tính bài bản để quản lý và thực hiện hoạt động này. Đây cũng là nguyên nhân làm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC chưa gắn với quy hoạch, có đồng chí cần được đào tạo lại không được cử đ i học. Một số cán bộ được đi học lại không có trong quy hoạch. - Hoạt động quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng của ngành Thanh tra còn yếu, chưa phân định rõ chức năng quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng và chức năng quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Hoạt động quản lý nhà nước đố i với công tác đào tạo, bồi dưỡng nhiều lúc còn can thiệp sâu vào hoạt động tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng. - Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác đào tạo, bồi dưỡng của ngành Thanh tra còn chưa được ổn định, thụ động trong việc nghiên cứu, tham mưu và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng. Ví dụ trong việc cử cán bộ đi đào tạo sau đại học, sự thiếu chủ động còn thể hiện qua việc cán bộ thường tự liên hệ với các học viện, trường đại học, sau đó về đề nghị cơ quan cho đi học. Sự quan tâm chưa đúng mức và thụ động trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC dẫn đến phong trào và sự động viên CBCC cơ quan học tập để đạt trình độ chuyên môn chưa cao, do đó, số lượng CBCC ngành Thanh tra có học hàm, học vị chưa nhiều. 9 - Chưa có hướng dẫn cụ thể của ngành Thanh tra trong việc xây dựng cơ chế tài chính phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC, vì vậy để tổ chức tập huấn, đào tạo bồi dưỡng tại chỗ cho cán bộ Thanh tra ở địa phương gặp nhiều khó khăn về kinh phí, giảng viên 2. Nguyên nhân khách quan - So với các nước phát triển, công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC của nước ta còn t ương đối mới; cần có thời gian để tổng kết việc thực hiện và tham khảo kinh nghiệm bên ngoài, từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp với yêu cầu của thực tế. - Các quy định về công tác cán bộ và điều kiện kinh tế – xã hội, nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, bất cập không cho phép tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức như mong mu ốn. - Do đặc điểm, yêu cầu nhiệm vụ của Ngành, CBCC ngành Thanh tra được tuyển dụng từ nhiều nguồn khác nhau lại thường có biến động do chuyển đổi vị trí công tác và CBCC ngành Thanh tra thường xuyên đi công tác theo Đoàn Thanh tra, vì vậy, việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng gặp nhiều khó khăn. - Việc định biên chế cho từng đơn vị Thanh tra cũng như việc xác định cơ cấ u chức danh công chức của từng đơn vị Thanh tra các cấp chưa được quan tâm và chưa có văn bản hướng dẫn việc chỉ đạo thực hiện. - Chưa có sự phối hợp giữa Thanh tra Chính phủ và địa phương trong công tác xây dựng hệ thống chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC làm công tác thanh tra một cách toàn diện, phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn chức danh nên khi xem xét bổ nhiệm hoặc cử đ i dự thi nâng ngạch Thanh tra viên các cấp còn gặp khó khăn, thường phải đề nghị vận dụng. [...]... tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhằm xem xét khái quát trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và cải cách hành chính xin đề cập đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra dưới góc độ yêu cầu của Chính phủ đối với 19 công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và vai trò trách nhiệm của các bộ, ngành và đơn vị trực thuộc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức I YÊU CẦU... ương và các tỉnh, thành phố ở địa 25 phương trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đã làm và đề xuất giải pháp cho thời gian tới II VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, NGÀNH VÀ ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 1 Về vai trò trách nhiệm riêng của các Bộ, ngành và đơn vị trực thuộc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Bộ, ngành Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán. .. cán bộ, công chức nói chung Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung của Bộ, ngành Trung ương ngoài trách nhiệm về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng trong Bộ, một số Bộ còn chịu trách nhiệm chung trong thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Chính phủ Trong cơ cấu của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khoá XII bao gồm 22 Bộ và cơ quan ngang Bộ trong đó có những Bộ ngoài... I YÊU CẦU CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 1 Về mặt thể chế: Thể chế là hành lang pháp lý cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Trong hơn 10 năm qua các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội đã được thể chế hoá hơn 20 văn bản quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, trong đó có 10 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và hơn 10... tạo, bồi dưỡng CBCC ngành Thanh tra Quy chế đào tạo, bồi dưỡng CBCC ngành Thanh tra sẽ là văn bản gốc điều chỉnh toàn bộ công tác đào tạo, bồi dưỡng thuộc phạm vi thẩm quyền của Thanh tra Chính phủ Đây là văn bản quy định những vấn đề chung về mục tiêu, chương trình, nội dung, đội ngũ giảng viên, phân cấp, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và chế độ thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC của. .. vực công tác Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng) mang tính chiến lược trung và dài hạn./ 18 Chuyên đề YÊU CẦU CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC (CBCC); VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, NGÀNH VÀ ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC PGS.TS Đinh Văn Mậu Phó Giám Đốc HVHC Quốc gia Đặt vấn đề Đào tạo, bồi dưỡng. .. bồi dưỡng cán bộ ngành Thanh tra không đủ sức tổ chức bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu của đội ngũ công chức trong ngành - Tăng cường và nâng cao chất lượng hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng CBCC Hợp tác quốc tế trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng phải đảm bảo yêu cầu về chiều rộng và chiều sâu trên cơ sở xác định rõ thế mạnh của mỗi nước trong từng lĩnh vực; qua đó xây dựng những kế hoạch hợp tác đào. .. và lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thì việc xây dựng các quy chế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của riêng từng Bộ, cũng là trách nhiệm của các Bộ, ngành để đưa hoạt động đào tạo, bồi dưỡng vào nền nếp và dần chuẩn hoá cũng như đáp ứng được yêu cầu về trình độ và kỹ năng của cán bộ, công chức của Bộ, ngành trong việc thực hiện các nhiệm vụ của mình Bộ, ngành cũng có trách nhiệm trong việc xây... pháp đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên đây, để đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra trong thời gian tới, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: 1 Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế Thể chế là hành lang pháp lý, là cơ sở để tổ chức và thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC Thanh tra Chính phủ cần tổ chức xây dựng và. .. chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; các chính sách khuyến khích, hỗ trợ cán bộ, công chức của các Bộ, ngành, địa phương học tập nâng cao trình độ và nhiều cơ quan đơn vị đã kết hợp giữa các nội dung được đào tạo, bồi dưỡng với việc đánh giá sử dụng cán bộ vào các công việc và cương vị phù hợp 2 Về tổ chức quản lý và hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng Để quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán . chí Thanh tra 105 7 Những định hướng cơ bản nhằm đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành thanh tra trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và cải cách hành chính. Trang 1 Những hạn chế cơ bản và giải pháp nhằm đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành thanh tra trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và cải cách. tra trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và cải cách hành chính. Tạ Thu Thuỷ - Viện Khoa học Thanh tra 20 0 14 Mô hình và một số kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công

Ngày đăng: 23/08/2014, 11:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w