Các hãng lớn từ các nước khác khi vào nước tatuyển nhân sự đều phàn nàn về tình trạng thiếu nhân lực đáp ứng được nhu cầutuyển dụng, v.v..XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC SINH THÁI MỘT TRÁCH NHIỆM XÃ HỘ
Trang 1Tạp chí Triết học số 6 (217) năm 2009 TRÁCH NHIỆM ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LƯƠNG ĐÌNH HẢI (*)
Trong thời đại ngày nay, nguồn nhân lực được coi là yếu tố hàng đầu quyết định quy mô, tốc độ, tính chất và hiệu quả của sự phát triển kinh tế - xã hội ở mọi quốc gia Đào tạo nguồn nhân lực này là trách nhiệm của xã hội, của nhà nước, của các cộng đồng và của mỗi công dân Nhu cầu tạo dựng nguồn nhân lực này đòi hỏi phải phân định vai trò của các bộ phận trong nguồn nhân lực (đội ngũ trí thức, tầng lớp chính khách và doanh nhân) Với Việt Nam hiện nay, việc tạo dựng và phát triển tam giác nhân lực này là trách nhiệm xã hội của toàn thể cộng đồng, của cả quốc gia, trước hết là của Nhà nước, không ai
có thể làm thay Nhà nước trong việc xây dựng chiến lược tổng thể về phát triển nhân lực.
Sự phát triển các lực lượng sản xuất của nhân loại suốt chiều dài lịch sử đã tích
tụ trong nó sự phát triển mang tính bùng nổ trong giai đoạn hiện nay và tạo nênbước nhảy vọt mới của đời sống kinh tế nói riêng, đời sống xã hội nói chung
Sự hình thành kinh tế tri thức đang mở ra một thời đại mới trong lịch sử nhânloại với rất nhiều hệ quả mà hiện nay, chúng ta chưa thể nhận thức và thấu hiểuhết Có lẽ cuộc khủng hoảng toàn cầu mà chúng ta đang chứng kiến hiện naychỉ là một trong nhiều biểu hiện của sự xung đột giữa kinh tế tri thức đang hìnhthành và ngày một phát triển với những thể chế cũ do nền đại công nghiệp tạonên nhưng đã không còn thích ứng với thời đại mới Ngay cả con người cũng
đã không còn thích ứng với những hoạt động của nền kinh tế mới theo nhữngquy tắc khác với thời đại công nghiệp Kinh tế tri thức dù mới chỉ hình thành ởmức độ khiêm tốn so với nền đại công nghiệp đang thống trị khắp nơi, nhưng
Trang 2nó lại đang đòi hỏi bản thân con người cũng phải thay đổi trên nhiều phươngdiện Trong thời đại ngày nay, khi mà kinh tế tri thức đang ngày càng trở thànhhiện thực với tốc độ nhanh hơn nhiều so với tốc độ phát triển kinh tế côngnghiệp trước đây, thì nguồn nhân lực của quốc gia trở thành nguồn lực chínhyếu nhất cho sự phát triển đất nước Muốn đẩy nhanh sự phát triển, thực hiệnphát triển bền vững cả từ nội dung môi trường tự nhiên lẫn môi trường xã hội,
cả từ góc độ vi mô lẫn vĩ mô thì không thể không tạo dựng nguồn nhân lựcquốc gia
Cách mạng khoa học và công nghệ là một đặc điểm nổi trội của thế giới hiện
nay, một mặt, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của kinh tế tri thức; mặt khác,
tạo cơ hội tốt cho các quốc gia đang phát triển có thể phát triển nhanh, bềnvững Nếu nhanh chóng nắm bắt được các thành tựu và vận dụng được chúngvào đời sống kinh tế - xã hội thì các quốc gia này có thể đẩy nhanh tốc độ pháttriển để đạt tới trình độ phát triển cao của thế giới Nhưng, cách mạng khoahọc và công nghệ cũng tạo nên thách thức rất lớn cho chính họ, bởi nếu khôngtận dụng được cơ hội ấy thì khoảng cách tụt hậu càng xa và tình trạng tụt hậucàng trở nên trầm trọng Cơ hội và thách thức đan xen nhau, cùng tác động lêncác quốc gia đang phát triển Quốc gia nào có điều kiện chủ quan tốt, có thểtận dụng được cơ hội thì quốc gia đó có thể phát triển nhanh chóng, có thểthoát khỏi nguy cơ tụt hậu ngày càng xa nhanh hơn các quốc gia khác Mộttrong những yếu tố chủ quan đặc biệt quan trọng chính là nguồn nhân lực Cóđược nguồn nhân lực tốt mới có thể thay đổi cơ chế, nhanh chóng thích ứng vànắm bắt cơ hội, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác
Toàn cầu hóa là đặc điểm thứ ba của thời đại ngày nay Nó đang diễn ra vớiquy mô và tốc độ ngày càng nhanh và mạnh Không chỉ có toàn cầu hóa vềkinh tế, mà cả văn hóa, chính trị, lối sống và nhiều mặt khác của đời sống xãhội Nó lôi kéo ngày càng nhiều nước trực tiếp tham dự vào tiến trình của nó,
và nó buộc họ phải can dự ngày càng sâu hơn, mạnh hơn, toàn diện hơn vàoquá trình ấy và buộc các quốc gia, buộc toàn thế giới phải từng bước thay đổi,
Trang 3không có cách nào cản được Không chỉ các quốc gia phải thay đổi mà toàncầu hóa cũng buộc mỗi con người phải thay đổi để thích ứng với thế giới vàđời sống xã hội đang thay đổi Trong toàn cầu hóa, sự trì trệ đồng nghĩa với lạchậu và chậm tiến Thế giới đang buộc các quốc gia và mỗi con người phải thayđổi Nhận thức được sự thay đổi để đồng hành cùng thế giới, chủ động, tíchcực hội nhập cùng sự thay đổi, tham gia tích cực vào sự thay đổi để cùng thayđổi thế giới trở thành trách nhiệm của mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng, mỗi conngười Nói cụ thể hơn, trong mỗi quốc gia đó là trách nhiệm của xã hội, củanhà nước, của các cộng đồng và của mỗi công dân.
Nhưng, để thay đổi, để thực thi trách nhiệm, dù đó là trách nhiệm của xã hộihay của nhà nước, của các cộng đồng hoặc của cá nhân thì nguồn nhân lực vẫn
là yếu tố căn bản để tích cực, chủ động tham gia việc thay đổi thế giới Tạodựng nguồn nhân lực tốt mới có thể chủ động và tích cực tham gia toàn cầu hóa,góp phần làm thay đổi thế giới và thích ứng được với sự thay đổi Nhưng, tạodựng nguồn nhân lực đáp ứng tốt đòi hỏi ấy đang là bài toán phức tạp cho tất cảcác quốc gia muốn tích cực và chủ động hội nhập toàn cầu hóa cùng nhân loại.Nhiều người cho rằng, để phát triển thì quốc gia cần có các yếu tố, như thể chế,quan hệ sản xuất tiên tiến, nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự, kinh tế thịtrường,… Đương nhiên, các yếu tố ấy đều đóng vai trò đặc biệt quan trọngtrong sự phát triển của các quốc gia đương đại Nếu nhìn từ góc độ các yếu tốbên trong, nội bộ quốc gia thì đó là những yếu tố có tính quyết định Nếu xét từgóc độ nguồn lực thì đó là một trong những nguồn lực của phát triển, có thểgọi là nguồn lực thể chế bên cạnh các nguồn lực tự nhiên, nguồn lực conngười, nguồn lực tài chính Nhưng, chúng không thể thể hiện vai trò của mình,thậm chí không thể hiện hữu sức mạnh của mình nếu thiếu yếu tố con ngườihay nói cách khác là thiếu nguồn nhân lực
Như vậy, có thể nói, trong thời đại ngày nay, nguồn nhân lực là yếu tố hàngđầu trong sự phát triển của các quốc gia Nó quyết định quy mô, tốc độ, tínhchất và hiệu quả của sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia Vai trò mới
Trang 4và mức độ quyết định của nó đối với sự phát triển do chính các đặc điểm vàcác quá trình đang diễn ra trong xã hội hiện đại ấn định Nhưng, nếu hiểunguồn nhân lực là toàn bộ số dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng thamgia lao động thì đó vẫn là cách hiểu chung Nhu cầu về tạo dựng nguồn nhânlực trong các xã hội hiện đại đòi hỏi phải phân định vai trò của các bộ phậntrong nguồn nhân lực Thực tế phát triển của các quốc gia cũng như lý luậnphát triển nói chung cho thấy không phải tất cả các bộ phận của nguồn nhânlực đều có vai trò như nhau đối với sự phát triển Trong việc tạo dựng nguồnnhân lực thì đội ngũ tri thức, tầng lớp chính khách và doanh nhân là ba bộ phậnquan trọng nhất, quyết định chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng phát triểncủa đất nước Cụ thể hơn, về nội dung, đội ngũ trí thức ở đây bao gồm cả lựclượng lao động có tay nghề cao(1) (vậy nên có người gọi đây là tầng lớp kỹnghệ gia), tầng lớp chính khách bao gồm cả các nhà quản lý bậc trung và caocấp (vậy nên có người gọi là tầng lớp quản lý gia), tầng lớp doanh nhân gồmcác doanh nhân hạng vừa và lớn Chính những người này là lực lượng chủ chốtcủa nguồn nhân lực Nếu từ góc độ trình độ, chất lượng nguồn nhân lực thì đâychính là nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội hiện đại Một quốc gia hiệnđại không thể phát triển được nếu thiếu một trong ba đỉnh của tam giác nhânlực này Chỉ khi có được tam giác nhân lực này thì các nguồn lực khác mớiđược khai thác tốt, mới phát huy được vai trò của chúng, khả năng phát triểnnhanh của đất nước mới trở thành khả thi.
Kinh tế tri thức càng phát triển thì đội ngũ trí thức và lao động có tay nghề caocũng là lực lượng then chốt cho mọi sự phát triển nói chung, quyết định tốc độphát triển xã hội và định hướng phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, vàvới tư cách hiền tài, nguyên khí quốc gia, lực lượng này sẽ quyết định tương laicủa đất nước Việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao này cần phải trên cơ
sở tư duy mới, với những quan niệm mới, cách làm mới, phù hợp với những quytắc mới của kinh tế tri thức, khác với các quy tắc của kinh tế công nghiệp đangthống trị hiện nay
Trang 5Cùng với trí thức, tầng lớp doanh nhân và giới quản lý gia cũng đóng vai tròđặc biệt trong sự phát triển của xã hội hiện đại Những tư tưởng mới, nhữngphát kiến khoa học, kỹ thuật hay công nghệ mới của giới tri thức khó có thể trởthành những sản phẩm có tính chất đại trà hoặc đưa vào cuộc sống xã hội, trởthành các sản phẩm thương mại, nếu không có từng lớp doanh nhân, nghĩa làcác sản phẩm trí tuệ sẽ không trở thành các sản phẩm tiêu dùng và tạo ra lợinhuận thực tế được Tuy nhiên, dù tầng lớp doanh nhân và trí thức có tài năng
và đội ngũ hùng hậu bao nhiêu đi nữa mà đội ngũ quản lý gia quốc gia yếukém thì chẳng những sức mạnh, năng lực chung của họ không được phát huycho sự phát triển chung, mà nói chung là xã hội khó có được một hợp lựcchung đủ mạnh để đưa đất nước phát triển nhanh, mạnh, đúng hướng, bềnvững Cả ba tầng lớp ấy tạo dựng tam giác nhân lực doanh nhân -trí thức -quản lý gia làm thay đổi nền tảng chất lượng nguồn nhân lực của xã hội, quyếtđịnh tốc độ và cả xu thế phát triển xã hội tương lai
Trong cơ cấu xã hội, thuộc về tầng trên của nó, nếu có thể nói như vậy, sự gắnkết giữa các tầng lớp chính khách, doanh nhân và trí thức là một đòi hỏi thiếtyếu và quan trọng Về phương diện nội lực, nếu ba tầng lớp này thống nhất vớinhau sẽ tạo nên một cỗ xe tam mã có sức mạnh quyết định đến tốc độ và chấtlượng phát triển của bất cứ quốc gia nào Bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu,không có được cỗ xe tam mã này, do dù chỉ là một tầng lớp nào đó đứng ngoàihoặc quay lưng lại, thì tốc độ và chất lượng phát triển chắc chắn sẽ có vấn đề,
sự vận động của xã hội sẽ gặp nhiều trục trặc và trở ngại
Sự thống nhất của ba tầng lớp này trong việc phát triển quốc gia, dân tộc là yếu
tố có tính quyết định, có thể lôi cuốn toàn bộ xã hội, tất cả các tầng lớp laođộng tuân thủ một guồng máy chung trên công trường xây dựng quốc gia vàchủ động hội nhập quốc tế trong quá trình toàn cầu hóa Nói đến yếu tố nhânlực trong thực chất, trước hết phải nói đến ba tầng lớp này, dù vai trò của mỗitầng lớp trong phát triển và hội nhập quốc tế có khác nhau, nhưng chúng bổsung cho nhau Thiếu vắng bất cứ một tầng lớp nào cũng dẫn đến những hệ
Trang 6quả xấu cho sự phát triển Trong thời đại ngày nay, ba tầng lớp này là lựclượng tiên phong và chủ đạo trong việc đáp ứng những đòi hỏi của thời đại,tương hợp với các đặc điểm cơ bản của thời đại đã nói ở phần đầu bài viết Bất
cứ quốc gia nào hiện nay cũng không thể bắt tay vào xây dựng kinh tế tri thức,
sử dụng cách mạng khoa học, công nghệ và tham gia toàn cầu hóa nếu không
có ba tầng lớp trên đủ mạnh Thế và lực của mỗi quốc gia trong thế giới hiệnđại phần nhiều được quyết định bởi cỗ tam mã này Xét riêng từ góc độ nguồnnhân lực, có thể nói, tam giác nhân lực chất lượng cao này chính là đầu tàu cho
sự vận động của xã hội hiện đại
Toàn cầu hóa đặt ra cho nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam một thách đốlớn, mang tính chất tổng hợp, khó vượt qua như đã nói ở phần trên Đó là nguy
cơ dãn rộng hơn nữa khoảng cách tụt hậu so với các nước phát triển hơn Đây
là một thách đố với tất cả các nước, dù mỗi nước mức độ gay cấn của thách đố
có khác nhau Để giải quyết thách đố này, không thể dựa vào ai khác ngoài tamgiác nhân lực chất lượng cao này với tư cách lực lượng chủ lực, chủ đạo vàquyết định tốc độ, quy mô, phương thức vận động của đời sống xã hội Chính
vì vậy, đối với một số nước, vấn đề cấp thiết là phải nhanh chóng tạo dựng chođược ba tầng lớp đó đủ mạnh và gắn kết thực sự giữa họ với nhau Nếu cóđược điều đó, việc giải quyết các vấn đề khác có thể dễ dàng thực hiện Đángtiếc là trong nhiều thập niên ở thế kỷ XX, một số nước do không chú ý đếnđiều này nên đã phải trả giá đắt cho sự phát triển và hội nhập trong toàn cầuhóa hiện nay Đây là một bài học chung, quý báu đối với tất cả các quốc gia,dân tộc đang mong muốn phát triển nhanh
Đối với Việt Nam, việc tạo dựng tam giác nhân lực có tính quyết định đến tốc
độ và định hướng phát triển xã hội Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa,hiện đại hoá Định hướng và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa được haykhông phụ thuộc trực tiếp vào ba trụ cột nhân lực này Tam giác nhân lực này
là cốt lõi của nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước trong giai đoạn côngnghiệp hóa, hiện đại hoá Khác với các nước đã phát triển, hiện nay nước ta
Trang 7chưa thể bắt tay trực tiếp vào việc xây dựng nền kinh tế tri thức, mà phải pháttriển kinh tế thị trường, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa để trở thànhmột nước công nghiệp theo hướng hiện đại, chủ động hội nhập quốc tế trongkhả năng có thể Trong điều kiện đó, việc tạo dựng tam giác nhân lực chấtlượng cao càng trở nên cấp thiết và có ý nghĩa đặc biệt.
Hiện nay, ở Việt Nam, việc phát triển nguồn nhân lực nói chung, xây dựng vàphát triển tam giác nhân lực nói trên chưa được chú tâm nghiên cứu một cáchtổng hợp(2) Một số quan niệm sai lầm đang tồn tại trong xã hội đã gây cản trởhoặc khó khăn cho việc tạo dựng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh các trụ cột nhânlực nói trên, lại càng chưa giúp cho việc kết nối ba trụ cột đó thành tam giácnhân lực mạnh đối với sự phát triển xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩahiện nay Ai sẽ đóng vai trò quyết định trong sự phát triển xã hội, nếu khôngphải là tam giác nhân lực nói trên Chính vì vậy, theo chúng tôi, hiện nay, đốivới Việt Nam, việc tạo dựng tam giác nhân lực: trí thức - quản lý gia -doanhgia trở thành một nhiệm vụ chiến lược hết sức quan trọng đối với sự phát triểntương lai của Việt Nam Việt Nam có thịnh vượng, có thể sánh vai được vớicác quốc gia hùng cường hay không, có thể nhanh chóng đạt đến kinh tế trithức hay không phụ thuộc ở mức độ rất lớn vào việc tạo dựng tam giác nhânlực nói trên
Trong chiến lược phát triển đất nước không thể thiếu chiến lược phát triển tamgiác nhân lực này Hơn thế, chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượngcao này phải được xem là nội dung then chốt và căn bản nhất Đó có thể gọi làchiến lược tạo dựng và phát triển nhân tài Đáng tiếc, trong chiến lược pháttriển đất nước hiện nay, nội dung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nàychưa được chú trọng đúng theo tầm vóc và ý nghĩa của nó Chúng ta cũng chưa
có một chiến lược riêng về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thích hợpvới những đòi hỏi cho giai đoạn phát triển hiện nay và sắp tới Có lẽ cũng bởivậy mà trong các chính sách liên quan đến đào tạo, tuyển chọn, sử dụng, đãingộ, tôn vinh nhân lực chất lượng cao, tính chất vụn vặt, rời rạc, tản mạn, lạc
Trang 8hậu với thực tiễn, chồng chéo, trái ngược nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau, mâuthuẫn với các nội dung trong các chính sách khác,… đang chậm được khắcphục Tình trạng không đồng bộ trong các chính sách đang tạo nên những bấtcập, cản trở sự hình thành, phát triển và sự thống nhất của tam giác nguồn nhânlực, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển và đồng thuận xã hội Theochúng tôi, xây dựng chiến lược quốc gia phát triển nguồn nhân lực chất lượngcao, hay có thể gọi là chiến lược quốc gia phát triển nhân tài cho đất nướctrong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay là một trong những nhiệm
vụ có ý nghĩa chiến lược, đặc biệt quan trọng Chưa có được nhận thức đầy đủ
và đúng đắn, chưa có một chiến lược quốc gia thống nhất về xây dựng tam giácnhân lực và các giải pháp triển khai chiến lược ấy một cách hữu hiệu, đất nước
ta chưa có được những đảm bảo vững chắc để phát triển bền vững, lâu dài,nhanh, mạnh, có thể rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác trongkhu vực và trên thế giới
Việt Nam vẫn trong tình trạng dồi dào lao động phổ thông mà thiếu lao độngchất lượng cao Trí thức đầu đàn thiếu đã đành, nhưng đội ngũ trí thức nóichung vừa yếu lại vừa không đồng bộ, nhiều ngành thiếu trầm trọng, hiệu quả
và chất lượng lao động chưa cao, thậm chí một bộ phận đang có nguy cơ tụthậu Đội ngũ doanh nhân chưa đủ thời gian để trưởng thành, chưa đủ chấtlượng và đồng bộ để có thể gánh vác trách nhiệm với dân tộc trong bối cảnhtoàn cầu hóa, hội nhập và phát triển Tính chất chộp giật, thậm chí lừa dốitrong kinh doanh, tầm nhìn ngắn hạn, thiếu bao quát và thụ động vẫn khá phổbiến Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo nói chung chưa cao, chưađáp ứng được yêu cầu phát triển khiến cho hiệu lực quản lý của bộ máy nhànước không được như mong muốn Tư duy phiến diện, thiếu tầm nhìn xa, lãnhđạo và quản lý theo kiểu “chữa cháy”, “nước đến chân mới nhảy” còn tươngđối phổ biến ở các cấp, các ngành Nói chung, tính chuyên nghiệp trong laođộng của cả ba đỉnh tam giác nhân lực còn rất yếu và thiếu khiến cho chấtlượng của cả ba không đáp ứng được đòi hỏi của sự phát triển trong giai đoạn
Trang 9Tạo dựng sự “tinh nhuệ” không thể chỉ bằng giáo dục, đào tạo như trước đếnnay trong ý thức xã hội vẫn thường quan niệm Trong việc tạo dựng hay pháttriển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay, chúng ta vẫn thường hiểu rằng, đótrước tiên là nhiệm vụ của ngành giáo dục - đào tạo, tiếp đến là của Nhà nước.Điều đó cũng có nghĩa rằng, để tạo dựng tam giác nguồn nhân lực thì tráchnhiệm hàng đầu cũng thuộc ngành giáo dục - đào tạo Tuy nhiên, nếu xem xét
kỹ thì việc quy trách nhiệm như vậy không hoàn toàn thỏa đáng trong bối cảnhViệt Nam hiện nay Thực tiễn cho thấy, khi tình hình đất nước thay đổi, ngànhgiáo dục và đào tạo Việt Nam đã không đáp ứng được đòi hỏi của sự pháttriển Ít nhất cũng đã hai thập niên nay, giáo dục và đào tạo của Việt Nam loayhoay cố tìm lời giải trong hướng đi và giải pháp để có thể tạo dựng nguồn nhânlực đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển Nhưng cho đến nay, đáp số chobài toán nguồn nhân lực nói chung vẫn chưa có Theo chúng tôi, để tạo dựng
và phát triển nhân lực chất lượng cao mà chỉ dựa vào riêng ngành giáo dục
Trang 10-đào tạo là phiến diện và không thể thoát ra khỏi tình trạng hiện nay.
Bấy lâu nay, xã hội gần như mặc nhiên xem ngành giáo dục - đào tạo đượcgiao và đương nhiên, bản thân ngành giáo dục - đào tạo cũng tự nhận về mìnhnhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí và bồi duỡng nhân tài,nghĩa là ngành giáo dục - đào tạo có trách nhiệm tạo dựng và phát triển tamgiác nhân lực Trong thực tế, xã hội đang rất bức xúc về giáo dục và đào tạo.Các sản phẩm mà nó tạo ra không được xã hội hoàn toàn tin tưởng và an tâmkhi sử dụng Đào tạo nhân lực nhưng nhân lực không đáp ứng được nhu cầu xãhội, bồi dưỡng nhân tài nhưng nhân tài không phát huy được khả năng của họ,nâng cao dân trí nhưng cả dân trí lẫn quan trí chưa theo kịp thực tiễn đất nước.Những hệ quả đó không thể chỉ do một ngành giáo dục và đào tạo như dư luận
xã hội vẫn quan niệm
Nếu xem xét rộng hơn, bao quát tổng thể hơn việc tạo dựng và phát triểnnguồn nhân lực chất lượng cao thì chỉ riêng ngành giáo dục và đào tạo khó cóthể làm được Ngành giáo dục và đào tạo khó có thể hoàn thành được nhiệm vụ
đó, vì những công việc ấy quá to lớn so với khả năng hiện tại của ngành Nếutiếp tục kiểu tư duy phiến diện, nhìn nhận về chức năng, nhiệm vụ và quy tráchnhiệm cho riêng ngành giáo dục - đào tạo trong việc tạo dựng và phát triển tamgiác nhân lực nói trên thì sẽ không thích dụng trong những điều kiện mới củaquốc gia và thời đại Đất nước đang cần một tư duy mới về giáo dục và đàotạo, cần một tư duy tổng thể, bao quát, nhìn xa thấy rộng về tạo dựng và pháttriển nguồn nhân lực, trong đó đặc biệt quan trọng là tạo dựng và phát triểntam giác nhân lực chất lượng cao
Thực tiễn cho thấy, các doanh nghiệp, các cộng đồng và cá nhân càng khôngthể tự mình làm được việc đó Tạo dựng và phát triển tam giác nhân lực làtrách nhiệm xã hội của toàn thể cộng đồng, của cả quốc gia, nhưng trách nhiệm
ấy không thể không có địa chỉ cụ thể Đã đến lúc cần nhìn nhận thấu đáo hơn
về trách nhiệm xã hội trong vấn đề này Theo chúng tôi, để tạo dựng, phát triểnnguồn nhân lực chất lượng cao, trước hết cần có một chiến lược quốc gia thống
Trang 11nhất về nguồn nhân lực chất lượng cao, hay gọi là chiến lược phát triển nhântài, nhận được sự đồng thuận xã hội Chiến lược ấy phải được xây dựng trênmột nền tảng tư duy mới, “đứng ra ngoài”, “đứng trên” ngành giáo dục - đàotạo, có tầm bao quát tổng thể, nhìn xa, thấy rộng, kết hợp được những tinh hoadân tộc với những thành tựu hiện đại của thế giới Chỉ có trong chiến lược tổngthể ấy mới có thể xác định rõ trách nhiệm xã hội cụ thể cho từng địa chỉ cụ thể.
Và như vậy, trách nhiệm đầu tiên hiện nay - trách nhiệm trong việc xây dựngchiến lược nói trên - là thuộc về Nhà nước Không ai có thể làm thay Nhà nướctrong việc xây dựng chiến lược và cũng không nên chậm trễ hơn nữa trongviệc xây dựng chiến lược này./
(*) Phó giáo sư, tiến sĩ khoa học, Phó viện trưởng Viện Triết học, Viện Khoahọc xã hội Việt Nam
(1) Cho đến nay khái niệm trí thức ở Việt Nam vẫn chưa có cách hiểu thốngnhất Cuộc thảo luận về trí thức diễn ra khá sôi nổi vẫn chưa thể kết thúc vàcũng chưa thể đưa ra được một cách hiểu về trí thức Việt Nam có thể đượcchấp nhận rộng rãi Nghị quyết Trung ương 7 khóa X (tháng 7 – 2008) về xâydựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước, hội nhập kinh tế quốc tế, xác định trí thức là những người lao độngtrí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực
tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩmtinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội Theo chúng tôi, có thể hiểu trí thức
là những người lao động trí tuệ, có trình độ học vấn, chuyên môn cao; bằng laođộng và các sản phẩm lao động củamình, có khả năng gây tác động, gây ảnhhưởng đến sự thay đổi, phát triển của lĩnh vực chuyên môn của mình, từ đó gâyảnh hưởng đến sự phát triển của đời sống xã hội
(2) Trong hơn một thập niên qua đã cú khỏ nhiều cụng trỡnh nghiờn cứunguồn nhõn lực dưới các góc độ cụ thể của các ngành hẹp, như giáo dục, đàotạo, xuất hiện khá nhiều, nhưng dưới góc độ chung, tổng hợp, bao quát thỡ lại
Trang 12chưa có nhiều Do vậy, những cách nhỡn đơn lẻ, phiến diện, tản mạn,… về xâydựng và phát triển nguồn nhân lực vẫn đang có ảnh hưởng lớn trong xó hội (3) Trong thực tế hiện nay, có rất nhiều thí dụ minh chứng cho điều này.Chẳng hạn, không có nhân lực chất lượng cao, việc xuất khẩu lao động của tagặp rất nhiều khó khăn và người lao động Việt Nam thường phải làm nhữngcông việc có thu nhập không cao, lao động giản đơn, không có chuyên môn, kỹthuật, như chăm sóc người già, người bệnh, là công việc gia đình, xây dựngnhững công trình giản đơn Các hãng lớn từ các nước khác khi vào nước tatuyển nhân sự đều phàn nàn về tình trạng thiếu nhân lực đáp ứng được nhu cầutuyển dụng, v.v
XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC SINH THÁI MỘT TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI TỰ NHIÊN
PHẠM THỊ NGỌC TRẦM (*)
Bài viết nêu lên những đặc trưng cơ bản của đạo đức sinh thái khác với đạo đức xã hội nói chung Trong quan hệ đạo đức sinh thái, con người bao giờ cũng là chủ thể, còn tự nhiên bao giờ cũng là khách thể; sự tác động giữa chúng chỉ đi theo một chiều là mang lại lợi ích cho con người và xã hội, bỏ quên lợi ích và giá trị nội tại của các khách thể tự nhiên Vì vậy, con người đã mang lại hậu quả khôn lường cho môi trường sống Bài viết đã chỉ ra rằng, đạo đức sinh thái đòi hỏi một sự tự ý thức rất cao Đây chính là chỗ gặp nhau, chỗ gắn bó giữa đạo đức sinh thái và trách nhiệm xã hội của con người đối với tự nhiên Cuối cùng, bài viết khẳng định, trước vấn đề lợi ích trong nền kinh tế thị trường và thực trạng suy thoái nghiêm trọng của môi trường tự nhiên, vấn đề xây dựng đạo đức sinh thái càng trở nên bức xúc hơn lúc nào hết và phải được tiến hành ở mỗi thành phần cấu trúc của nó: ý thức đạo đức sinh thái, quan hệ đạo đức hành vi, kết hợp đạo đức với trách nhiệm xã hội
Trang 13của con người đối với tự nhiên.
Xã hội loài người đang tồn tại trong môi trường sinh thái - nhân văn hay môitrường tự nhiên - người hoá Bằng sức sáng tạo của trí tuệ và lao động đượcđịnh hướng bởi trí tuệ đó, con người với tư cách một thực thể sinh học - xã hội
đã không ngừng khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môitrường xung quanh nhằm đáp ứng các nhu cầu sống ngày càng cao của mình
và sự phát triển của xã hội Song, cũng chính trong quá trình say sưa “nhàonặn” các tạo phẩm thiên nhiên sẵn có thành những tạo phẩm văn hoá, con người
đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng đối với môi trường thiên nhiên, đã tànphá chính nguồn sống và “thân thể vô cơ” của mình Bởi vậy, ngày nay, hơn lúcnào hết, đạo đức sinh thái đang trở thành một yêu cầu mới đối với phẩm chất củacon người và theo đó, việc xây dựng đạo đức sinh thái cũng trở thành một tráchnhiệm xã hội của con người đối với môi trường sống
1 Đạo đức và đạo đức sinh thái
Sống trong môi trường tự nhiên - người hoá, con người luôn phải chịu sự ràngbuộc và quy định bởi các mối quan hệ: 1- giữa con người với con người (giữacác cá nhân với nhau); 2 - giữa con người với xã hội (giữa cá nhân với cáccộng đồng người lớn, nhỏ khác nhau); và 3 - giữa con người với tự nhiên (môitrường xung quanh) Đạo đức được hình thành và giữ vai trò cực kỳ quan trọngtrong việc hướng dẫn, điều chỉnh hành vi của con người nhằm điều hoà cácmối quan hệ đó Đạo đức có liên quan trực tiếp đến lợi ích, “lợi ích đúng đắn lànguyên tắc của toàn bộ đạo đức”(1) Hay, lợi ích chính là nguồn gốc sâu xa của
đạo đức Lợi ích, xét về phương diện đạo đức, không phải chỉ là cái thoả mãn
nhu cầu, đáp ứng được nhu cầu của chủ thể, mà còn phải đáp ứng được cả nhu
cầu của khách thể Nói đến lợi ích là phải nói đến giá trị Bởi vì, chỉ có những
gì (cả vật chất lẫn tinh thần) thoả mãn được nhu cầu và mang lại lợi ích chocon người (cả cá nhân lẫn cộng đồng, xã hội) mới được coi là có giá trị Trongcác quan hệ đạo đức xã hội, con người (có thể là một cá nhân hay một cộng
Trang 14đồng) vừa là chủ thể, vừa là khách thể Do vậy, giá trị đạo đức và các chuẩnmực giá trị đạo đức trong các quan hệ đạo đức xã hội không thể chỉ là những gìmang lại lợi ích cho chủ thể, mà còn phải bảo đảm sự hài hoà giữa lợi ích củachủ thể và lợi ích của khách thể; đồng thời, lợi ích của chủ thể và khách thể đócòn phải phù hợp với xu hướng phát triển chung của xã hội và xu thế vận độngcủa thời đại.
Trên đây, chúng ta mới xét đến lợi ích, giá trị trong mối quan hệ với đạo đức
xã hội Vậy, trong đạo đức sinh thái thì sao? Đạo đức sinh thái là gì? Nhữngđặc trưng cơ bản của đạo đức sinh thái? Có hay không có những chuẩn mựcđạo đức sinh thái? Tại sao ngày nay xây dựng đạo đức sinh thái phải trở thànhmột trách nhiệm xã hội quan trọng của con người đối với tự nhiên, đặc biệt cấpthiết trong điều kiện kinh tế thị trường?
Trước tiên, cần phải khẳng định rằng, đạo đức sinh thái là một dạng thức đặc biệt của đạo đức xã hội, là thứ đạo đức được thể hiện trong mối quan hệ giữa
con người với tự nhiên (với môi trường sống chung quanh) Đúng như C.Mác
đã viết: “Bản chất con người của tự nhiên chỉ tồn tại đối với xã hội; vì chỉ có trong xã hội, tự nhiên đối với con người mới là một cái khâu liên hệ con người với con người; chỉ có trong xã hội, tự nhiên mới biểu hiện ra là cơ sởcủa sự tồn tại có tính chất người của bản thân con người Chỉ có trong xã hội, tồn tại tự nhiên của con người mới là tồn tại có tính chất người của con người đối
với con người và tự nhiên mới trở thành con người đối với con người”(2)
Là một dạng đặc biệt của đạo đức xã hội, đạo đức sinh thái bao gồm những quan điểm, quan niệm, tư tưởng, tình cảm, những nguyên tắc, chuẩn mực quy định, điều chỉnh hành vi của con người trong quá trình biến đổi và cải tạo tự nhiênnhằm phục vụ cho sự sống của con người, cho sự tồn tại và phát triển
không ngừng của xã hội trong những điều kiện tự nhiên - xã hội nhất định.Ngoài những đặc trưng cơ bản của đạo đức xã hội, đạo đức sinh thái còn
có những nét đặc thù riêng, đó là:
- Trong quan hệ đạo đức sinh thái, con người bao giờ cũng là chủ thể, còn tự
Trang 15nhiên luôn là khách thể Chủ thể và khách thể đạo đức xã hội tác động qua lại
với nhau tuân theo những chuẩn mực giá trị đạo đức Nếu bên chủ thể chỉ biếtđến lợi ích của riêng mình, bất chấp lợi ích của khách thể (từ cá nhân cho đến
xã hội) thì bị coi là kẻ vô đạo đức, có thể bị trừng phạt hay bị trả giá ngay.Trong đạo đức sinh thái, con người với tư cách chủ thể đạo đức luôn chủ độngquan hệ và tác động lên tự nhiên một cách có ý thức, có mục đích là mang lạilợi ích về cho mình Trong khi đó, sự tác động của tự nhiên lên con người và
xã hội chỉ là sự tác động mù quáng, vô thức, hay chỉ là “sự phản xạ tự nhiên”
Do vậy, sự ứng xử vô đạo đức của con người đối với tự nhiên cứ thế được
“tích luỹ” lại, mâu thuẫn giữa con người và tự nhiên ngày càng sâu sắc dần,nhưng con người không thể nhận biết được, hay đúng hơn là không thể lườngtrước được hậu hoạ Đến lúc con người nhận thức ra “sự trả thù” của tự nhiênthì đã quá muộn và khi đó, con người phải gánh chịu hậu quả nặng nề do mìnhgây ra cho môi trường tự nhiên và cũng là cho chính bản thân mình
- Đạo đức gắn liền với giá trị Trong đạo đức sinh thái, lợi ích và giá trị có tính
đặc thù Tất cả những thuộc tính khách quan vốn có của khách thể tự nhiênhợp thành bản chất khách quan của nó, tức là giá trị nội tại của khách thể tựnhiên đó Đây chính là những giá trị vốn có, tự thân của chúng, chứ không phụ
thuộc gì vào nhu cầu và lợi ích của con người Giá trị nội tại của các khách thể tự nhiên chính là sự sống và phục vụ cho sự sống, còn cái mà con người
tiếp cận, nhận thức và sử dụng được từ các yếu tố tự nhiên, tức là cái phục vụ
được cho lợi ích của con người, làgiá trị sử dụng của các khách thể tự nhiên.
Các giá trị này không hoàn toàn phụ thuộc vào giá trị nội tại của chúng, màchủ yếu bị quy định bởi nhu cầu và lợi ích của con người, bởi sự nhận thức củacon người, bởi trình độ phát triển của khoa học và công nghệ của xã hội Dovậy, một khi những điều kiện này thay đổi, thì lập tức, những giá trị sử dụngcủa các khách thể tự nhiên cũng bị thay đổi theo Trong quan hệ với tự nhiên,con người chỉ tập trung khai thác những giá trị sử dụng và thực dụng của các
khách thểtự nhiên nhằm phục vụ cho nhu cầu và thoả mãn được lợi ích ngày
Trang 16càng cao của mình, nhưng lại quên đi giá trị nội tại của chúng là sự sống và phục vụ cho sự sống Với cách “hành xử” như vậy, con người đã vô tình vi
phạm nghiêm trọng đến đạo đức sinh thái Chẳng hạn, việc khai thác và sửdụng rừng một cách bừa bãi trên khắp thế giới trong nhiều thế kỷ qua, nhất làtrong thế kỷ vừa qua, đã mang lại hậu hoạ sinh thái vô cùng nặng nề, mà một
trong những thảm hoạ nguy hiểm nhất hiện nay là sự biến đổi khí hậu toàn cầu theo chiều hướng tiêu cực Những thảm hoạ sinh thái đó không chỉ đang
tàn phá tự nhiên, mà còn tàn phá cả chính sự sống của con người, sự tồn tại vàphát triển của xã hội loài người Điều này đã chứng tỏ rằng, con người chưanhận thức được thấu đáo giá trị nội tại của thực vật, của rừng đối với đời sốngcủa vạn vật, trong đó có con người và xã hội, mà chỉ biết khai thác giá trị sửdụng của chúng đến cạn kiệt
- Trong đạo đức sinh thái, mối quan hệ chỉ theo một chiều, nghĩa là chỉ có conngười chủ động quan hệ, tác động lên các khách thể tự nhiên, chỉ có con người
tự giác đặt ra các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực giá trị phục vụ cho lợi íchcủa mình, để từ đó, tự điều chỉnh hành vi ứng xử của mình đối với tự nhiên
Do vậy, để đảm bảo được sự hài hoà về lợi ích giữa con người và tự nhiên, đòi hỏi con người phải có tính tự giác, tự ý thức rất cao Muốn thực hiện được điều này, một mặt, con người cần phải biết nuôi dưỡng, phát huy tình yêu vốn
có của mình đối với thiên nhiên, “nhân chi sơ tính bản thiện”, nuôi dưỡng tinh
thần, đạo lý “Thiên - Nhân hoà đồng”, “Thiên - Nhân hợp nhất”;mặt khác, cần
phải có những hiểu biết sâu sắc về các giá trị của các yếu tố tự nhiên, các quyluật tồn tại, vận động và phát triển của chúng, phải có nhận thức đúng đắn về
vai trò, vị trí và trách nhiệm quan trọng của con người trong mối quan hệ với
tự nhiên Trên cơ sở những hiểu biết đó, con người mới có thể lựa chọn, xácđịnh được những chuẩn mực hành vi đạo đức đúng đắn, phù hợp trong quátrình khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môitrường
2 Đạo đức sinh thái và trách nhiệm xã hội
Trang 17Đạo đức sinh thái có mối quan hệ chặt chẽ với trách nhiệm xã hội của conngười đối với tự nhiên.
- Đạo đức sinh thái và trách nhiệm xã hội, trước tiên, đều được hiểu là
thuộc lĩnh vực hoạt động tinh thần của con người, là ý thức về nghĩa vụ, bổn
phận, đạo lý của con người đối với tự nhiên Tuy nhiên, đó không phải là ý
thức, tình cảm thuần tuý nằm trong đầu óc con người, mà phải được biểu hiện qua hành động cụ thể của con người trong mối quan hệ, tác động qua lại giữa con người và tự nhiên.Nếu như đạo đức sinh thái được xây dựng trên cơ sở
những quan niệm, tư tưởng, tình cảm, tức là ý thức của con người đối với thiênnhiên và được gọi là ý thức đạo đức sinh thái, được biểu hiện bằng hành vi đạo
đức thực tiễn trong quan hệ với thiên nhiên, thì trách nhiệm xã hội của con người đối với tự nhiên được hình thành trên cơ sở của cả ý thức đạo đức sinh thái và ý thức pháp quyền sinh thái, được biểu hiện bằng năng lực của con người ý thức được những hậu quả do hành động của mình gây ra cho tự nhiên Do vậy, người nào càng trưởng thành, càng hoàn hảo về phương diện
đạo đức, người đó càng có trách nhiệm hơn
Đạo đức và trách nhiệm xã hội đều phản ánh tồn tại xã hội, bị chi phối bởinhững điều kiện kinh tế - xã hội và văn hoá của một xã hội nhất định, ở mộtgiai đoạn phát triển nhất định của lịch sử, nghĩa là chúng có tính lịch sử - cụthể Ngoài ra, đạo đức và trách nhiệm xã hội còn phụ thuộc vào trình độ nhậnthức, vào sự giáo dục, nghĩa là chúng cũng có tính độc lập tương đối Conngười ngày càng nhận thức được sâu sắc hơn, đầy đủ hơn quy luật khách quancủa tự nhiên, của xã hội Trên cơ sở đó, năng lực chi phối tự nhiên và xã hộicủa con người sẽ tăng lên và do vậy, đạo đức và trách nhiệm của con người đốivới hành vi của mình cũng tăng lên theo Xét về phương diện pháp lý, tráchnhiệm còn phải xuất phát từ sự thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ, quyền càngrộng thì trách nhiệm càng cao
- Đặc trưng cơ bản nhất của đạo đức và trách nhiệm là sự tự ý thức, đặc biệt là
trong đạo đức sinh thái, vì ở đây chỉ có sự tác động một cách có ý thức theo
Trang 18một chiều - chiều từ con người đến tự nhiên Con người sống có đạo đức là conngười luôn có ý thức, có năng lực điều chỉnh một cách tự nguyện, tự giác hành
vi của mình theo những chuẩn mực đạo đức, nghĩa là con người tự giác nhậnlấy trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong quan hệ với người khác, với xã hội
và với tự nhiên Cần nhấn mạnh một điều rằng, đạo đức sinh thái và trách
nhiệm xã hội của con người đối với tự nhiên đều có một nền tảng chung là sự
tự ý thức Tuy nhiên, sự tự ý thức trong trách nhiệm xã hội của con người đối với tự nhiên phải cao hơn sự tự ý thức trong đạo đức sinh thái Bởi vì, ở đây,
trong trách nhiệm xã hội, con người không chỉ tự giác điều chỉnh những hành
vi của mình trong cách ứng xử với tự nhiên sao cho phù hợp với những chuẩn
mực đạo đức sinh thái, mà con người còn phải có năng lực để ý thức được những hậu quả do hành động của mình gây ra cho tự nhiên trong quá trình
quan hệ, tác động lên nó Hơn nữa, sự tự ý thức trong trách nhiệm xã hội củacon người đối với tự nhiên không chỉ là sự tự ý thức đạo đức, mà còn có cả sự
tự ý thức pháp quyền, nghĩa là con người phải có ý thức về nghĩa vụ, bổn phậncủa mình đối với môi trường sống của mình Sự gặp nhau của sự tự ý thứctrong đạo đức sinh thái và trách nhiệm xã hội của con người đối với tự nhiên làmột đòi hỏi tất yếu trong xã hội hiện nay; khi mà, môi trường tự nhiên đã vàđang bị con người tàn phá nặng nề, nền kinh tế thị trường đang ngày càng kéocon người xa khỏi những giá trị nội tại vốn có của các khách thể tự nhiên (giátrị sống và phục vụ sự sống), con người chỉ còn biết đến giá trị sử dụng củachúng, chỉ biết chạy theo lợi nhuận tối đa càng nhanh càng tốt trong khai thác
và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường
- Lợi ích là nền tảng của cả đạo đức và trách nhiệm xã hội Tuy nhiên, trong
mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, trải qua một thời gian quá dài, conngười hầu như chỉ biết mang lại lợi ích cho mình trong quá trình tác động lên
tự nhiên Vì vậy, con người không chỉ vi phạm nghiêm trọng đạo đức sinh thái,
mà còn vô trách nhiệm đối với tự nhiên và suy đến cùng, là vô trách nhiệm với
sự sống của chính mình và con cháu mình Trong tình hình hiện nay, cần phải
Trang 19đề cao trách nhiệm xã hội của con người đối với tự nhiên, cụ thể là con
người cần phải có năng lực xác định được lợi ích hoặc tác hại trong các hoạt động của mình trong quá trình tác động lên các khách thể tự nhiên Để làm
được điều này, cần phải xây dựng một đạo đức sinh thái mới - thứ đạo đức biếttính đến sự hài hoà giữa lợi ích của chủ thể (con người) và khách thể (tựnhiên), nghĩa là con người không nên chỉ biết đến giá trị sử dụng và thực dụngcủa các khách thể tự nhiên, mà còn phải biết tôn trọng, giữ gìn và bảo vệnhững giá trị nội tại của các yếu tố trong môi trường tự nhiên
3 Đạo đức sinh thái và trách nhiệm xã hội của con người đối với môi trường sống trong điều kiện kinh tế thị trường
Việt Nam bước vào nền kinh tế thị trường đã hơn 20 năm So với lịch sử hàngnghìn năm tồn tại và phát triển của kinh tế thị trường thì khoảng thời gian đó làquá ít, nhưng cũng đủ để chúng ta có thể nhận ra cả những tác động tích cực,lẫn tiêu cực của nó
Kinh tế thị trường với quy luật giá trị, nguyên tắc lợi nhuận tối đa, quan hệcung cầu và sự cạnh tranh đã luôn kích thích mạnh mẽ việc tìm kiếm lợi ích,đặc biệt là lợi ích kinh tế Vì lợi ích kinh tế trước mắt, người ta dễ dàng bỏ quavấn đề đạo đức và trách nhiệm, nhất là trong mối quan hệ giữa con người và tựnhiên Trong đạo đức xã hội và trong các mối quan hệ lợi ích giữa người vớingười, nếu tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc mọi người đều bình đẳng về lợi ích,thì chính kinh tế thị trường sẽ góp phần tích cực điều tiết hành vi đạo đức củacon người, làm cho đạo đức xã hội dần được hoàn thiện hơn, tốt hơn Tuynhiên, trong đạo đức sinh thái, không thể vận dụng nguyên tắc bình đẳng về lợiích giữa con người và tự nhiên, khi mà con người luôn là chủ thể lợi ích Sựtác động chỉ theo một chiều từ con người đến tự nhiên đã đưa đến nhiều hệ luỵtiêu cực cho tự nhiên Vì vậy, nếu chỉ trong một thời gian ngắn, với quy mônhỏ hẹp, thì con người khó nhận biết được sự “phản ứng” của tự nhiên để kịpthời điều chỉnh hành vi ứng xử của mình Từ đó, sai lầm ngày càng được “tíchluỹ”, đến một mức độ nào đó, vào một thời điểm nào đó, khi con người nhận
Trang 20thức ra được sai lầm của mình thì đã quá muộn màng - tự nhiên đã bị tàn phá.Chúng ta không thể phủ nhận rằng, trước khi có nền kinh tế thị trường, môitrường thiên nhiên nước ta đã bị tàn phá Song, từ khi phát triển nền kinh tế thịtrường, môi trường tự nhiên bị tàn phá nhanh hơn, với quy mô lớn hơn Bởi lẽ,trong kinh tế thị trường, con người được kích thích bởi lợi ích kinh tế trướcmắt đã lao vào dòng xoáy của các hoạt động kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vựckhai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường cùng các hoạt độngkinh doanh dịch vụ nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao nhất, nhanh nhất Nhiều hậuhoạ sinh thái đã xảy ra, như nhiều dòng sông, hồ ao đã bị ô nhiễm nặng nề bởinước thải độc hại của các nhà máy, xí nghiệp, khu liên hợp chế xuất, bởi nướcthải bẩn của các cơ sở chăn nuôi, bệnh viện,điển hình và tai tiếng nhất là vụnước thải của nhà máy bột ngọt Vêđan đã làm chết dòng sông Thị Vải và huỷhoại môi trường sống quanh vùng, vụ việc nhà máy đóng tàu Vinashin, v.v Việc khai thác và sử dụng bừa bãi các nguồn tài nguyên thiên nhiên, như rừng,khoáng sản, kim loại quý hiếm, đã dẫn đến sự cạn kiệt của chúng, đặc biệt làrừng Tệ nạn không bảo đảm vệ sinh an toàn lương thực, thực phẩm ngày càngphổ biến và nguy hiểm hơn Các tệ nạn xã hội đang gây ra sự ô nhiễm môitrường xã hội, như nạn ma tuý, mại dâm, đại dịch bệnh HIV- AIDS, khôngchỉ phổ biến ở các thành phố, mà còn len lỏi đến hang cùng ngõ hẻm trên khắpđất nước, gây ra biết bao tai hoạ cho cuộc sống con người, không chỉ hôm nay
mà cho cả các thế hệ mai sau
Nước ta còn là một trong những nước đang phải gánh chịu hậu quả nặng nềnhất của sự biến đổi khí hậu toàn cầu Mưa lũ, ngập lụt, lốc xoáy, hạn hán xảy
ra thường xuyên trên khắp mọi miền đất nước, năm sau lại nặng nề hơn, tổnthất lớn hơn năm trước Tất cả những điều đó đang đòi hỏi phải xây dựng mộtđạo đức sinh thái mới phù hợp với điều kiện phát triển mới của đất nước và thếgiới Yêu cầu xây dựng đạo đức sinh thái ngày nay trở nên bức xúc hơn bao giờhết, nó đòi hỏi phải xuất phát từ lương tâm, trách nhiệm của con người đối với
tự nhiên, nhưng suy đến cùng, là đối với sự sống còn của chính mình và các thế
Trang 21hệ con cháu mai sau trước thực trạng xuống cấp nghiêm trọng của môi trườngsống.
Trong sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường, của sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, những giá trị của đạo đức nóichung, của đạo đức sinh thái nói riêng cần phải có những thay đổi về căn bản.Phải thừa nhận rằng, trong truyền thống văn hoá dân tộc, con người Việt Nam
đã có một đạo đức sinh thái rất đáng quý và đáng trân trọng Với triết lý sốnghài hoà với thiên nhiên và với lý tưởng đạo đức sinh thái “Thiên - Nhân hoàđồng” hay “Thiên - Nhân hợp nhất”, con người Việt Nam đã luôn sống gắn bóvới thiên nhiên qua biết bao thế hệ, trải qua hàng nghìn năm lịch sử Song, đóđồng thời cũng là hàng nghìn năm con người Việt Nam chỉ biết sống nươngnhờ và dựa vào thiên nhiên, thuận theo thiên nhiên, phụ thuộc một cách mùquáng vào các thế lực của tự nhiên Do vậy, nước ta vẫn mãi luẩn quẩn trongcái vòng phát triển chậm chạp của nền văn minh nông nghiệp cổ điển với “contrâu đi trước, cái cày đi sau”, người nông dân vẫn lam lũ, vất vả quanh năm
“đầu tắt mặt tối”, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, mặc dù chúng ta đã tiếnhành quá trình công nghiệp hoá đất nước từ những năm 60 của thế kỷ XX.Hơn 20 năm qua, cùng với việc chấp nhận nền kinh tế thị trường, với việc đẩymạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế,những giá trị đạo đức nói chung, đạo đức sinh thái nói riêng đã đột ngột bị thayđổi theo chiều hướng bất lợi cho môi trường Sự kích thích mạnh mẽ của lợiích tối đa trước mắt, kết hợp với những phương tiện kỹ thuật hiện đại đã làmcho con người lao vào khai thác và tận dụng tự nhiên bất chấp mọi hậu quả cóthể xảy ra và trên thực tế đã xảy ra Điều đó có nghĩa là, những giá trị của đạođức sinh thái truyền thống đang phải đối mặt với những thách thức to lớn và vôcùng mới mẻ trong những điều kiện phát triển mới của đất nước và thời đại.Như vậy, cho đến nay, sự chuyển đổi các giá trị của đạo đức sinh thái mới chỉtheo hướng có lợi cho con người, vì lợi ích trước mắt của con người và xã hội.Tuy nhiên, vì mục tiêu phát triển bền vững, sự chuyển đổi này là không thể
Trang 22chấp nhận được và chắc chắn sẽ bị phủ định Con người Việt Nam cần xâydựng một đạo đức sinh thái mới trên cơ sở phát huy những nét đẹp trong đạođức sinh thái truyền thống dân tộc, đồng thời kết hợp với việc tiếp thu nhữnggiá trị sinh thái mới, sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững Muốnlàm được như vậy, chúng ta cần phải biết gắn kết đạo đức sinh thái với tráchnhiệm xã hội của con người đối với môi trường sống của mình.
4 Vấn đề xây dựng đạo đức sinh thái phù hợp với trách nhiệm xã hội
Việc xây dựng đạo đức sinh thái cần phải được tiến hành ở tất cả mọi thành tốcủa nó: từ ý thức, quan niệm, tình cảm đạo đức, quan hệ đạo đức (quan hệ lợiích) đến hành vi đạo đức hiện thực, nghĩa là từ lý luận đến thực tiễn đạo đức.Xây dựng đạo đức sinh thái không thể tách rời trách nhiệm xã hội của con ngườiđối với tự nhiên
- Đạo đức sinh thái là sự phản ánh về phương diện đạo đức hiện thực mối quan
hệ giữa con người và tự nhiên Ý thức, quan niệm, tình cảm đạo đức sinh tháiphải được xây dựng trên nền tảng triết lý hài hoà giữa con người và thiênnhiên, trên cơ sở lý tưởng đạo đức “Thiên - Nhân hoà đồng” hay sự đồng tiếnhoá của tự nhiên và xã hội, vì sự phát triển bền vững Đó chính là sự tiếp thunhững tinh hoa trong quan niệm, tình cảm đạo đức sinh thái truyền thống kết
hợp với những tri thức sinh thái mới để tạo thành mộtý thức sinh thái mới Có thể hiểu ý thức sinh thái mới là sự nhận thức một cách sâu sắc, toàn diện, khoa học về tự nhiên (các giá trị nội tại và sử dụng của các yếu tố tự nhiên, cùng những quy luật tồn tại và vận động của chúng); về vị trí và vai trò của con người trong mối quan hệ với tự nhiên; về trách nhiệm, nghĩa vụ của con người trong việc điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ đó hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của xã hội và sự đồng tiến hoá giữa xã hội và tự nhiên Điều này chỉ có thể đạt được bằng con đường tuyên truyền, giáo dục,
dưới tất cả mọi hình thức, đối với tất cả mọi đối tượng trong xã hội, nhằm cungcấp cho con người những tri thức sinh thái cần thiết cũng như tình cảm yêuthiên nhiên vốn có của con người Việt Nam Từ sự hiểu biết, con người sẽ tự
Trang 23giác điều chỉnh hành vi của mình đối với thiên nhiên một cách có đạo đức và
có trách nhiệm
- Về quan hệ đạo đức sinh thái Quan hệ lợi ích là quan hệ nền tảng của quan
hệ đạo đức nói chung và quan hệ đạo đức sinh thái nói riêng Trong xã hội, lợi ích thường được điều chỉnh bằng các biện pháp kinh tế, luật pháp và đạo đức Tuy nhiên, như trên đã phân tích, mối quan hệ lợi ích giữa con người và
tự nhiên có tính đặc thù là chỉ theo một chiều, cho nên, trước khi sử dụng biệnpháp kinh tế, các biện pháp luật pháp và đạo đức giữ vai trò cực kỳ quan trọng
- đó chính là ý thức trách nhiệm của con người đối với hành vi của mình trongcách ứng xử với tự nhiên và những hậu quả của những hành vi đó Vì rằng, bảnthân trách nhiệm đã bao hàm trong nó ý thức pháp quyền và ý thức đạo đức
Trong quan hệ lợi ích giữa con người và tự nhiên, điều quan trọng nhất là sự tự nhận thức, sự tự ý thức của con người phải ở tầm cao Và, đó cũng chính là
đặc thù của đạo đức sinh thái và trách nhiệm xã hội của con người đối với tựnhiên Để có được trình độ tự ý thức cao, con người cần phải được trang bị đầy
đủ những tri thức sinh thái hiện đại, cần có tình cảm yêu thiên nhiên và biết tôntrọng nó để có thể tiếp tục khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyềnthiên nhiên và bảo vệ môi trường
- Về hành vi đạo đức sinh thái Hành vi đạo đức sinh thái là sự biểu hiện cao
nhất của đạo đức và trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên Hành viđạo đức sinh thái được điều chỉnh bởi một hệ chuẩn (hệ thống các chuẩn mực)các giá trị sinh thái, tức là các giá trị không chỉ mang lại lợi ích cho con người,cho xã hội, mà còn phải bảo đảm cho tự nhiên tiếp tục tồn tại an toàn tronglòng xã hội đang không ngừng vận động, phát triển Hệ thống các nguyên tắc,chuẩn mực hay tiêu chuẩn của đạo đức sinh thái được hình thành trên cơ sở của
ý thức đạo đức sinh thái (tư tưởng, quan niệm, tình cảm của con người đối với
tự nhiên) và quan hệ đạo đức sinh thái, chủ yếu là quan hệ lợi ích và gắn liền vớitrách nhiệm xã hội của con người đối với tự nhiên
Xây dựng đạo đức sinh thái là một nhu cầu cấp thiết trong việc con người thực
Trang 24hiện trách nhiệm xã hội đối với thiên nhiên Sự gắn kết giữa đạo đức sinh tháivới trách nhiệm xã hội của con người đối với thiên nhiên ngày nay phải trởthành một phần quan trọng trong lối sống của con người hiện đại.
(*) Phó giáo sư, tiến sĩ, Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam
(1) C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập, t.3 Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
1995, tr.199
(2) C.Mác và Ph.Ăngghen Sđd., t.2, tr.170
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ VIỆT NAM HIỆN NAY
NGUYỄN LINH KHIẾU (*)
Trong một thế giới luôn có sự lệ thuộc lẫn nhau hiện nay, trách nhiệm xã hội là một vấn đề đang đặt ra với mỗi cá nhân, tổ chức Báo chí cách mạng Việt Nam là một bộ phận của công tác văn hóa - tư tưởng của Đảng Thực hiện tốt những chức năng, nhiệm vụ
đã được xác định của mình chính là phương thức để báo chí thực hiện trách nhiệm xã hội Trên cơ sở làm
rõ một số chức năng, nhiệm vụ cơ bản của báo chí Việt Nam, tác giả đã phân tích và luận giải trách nhiệm xã hội của báo chí trên một số lĩnh vực nhạy cảm và bức xúc hiện nay.
Báo chí cách mạng Việt Nam là một bộ phận quantrọng trong công tác tuyên truyền của Đảng Cácnhà báo được xem là chiến sỹ xung kích trên mặt trậnvăn hóa - tư tưởng Báo chí là công cụ sắc bén tuyêntruyền đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách,
Trang 25pháp luật của Nhà nước; đồng thời, là cầu nối, kịpthời phản ánh những tâm tư, nguyện vọng, những nhucầu cấp thiết của nhân dân.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa X) Về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mớiđã chỉ rõ: “Báo chí phải nắm vững và tuyên
truyền sâu rộng, kịp thời, có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bám sát nhiệm vụ công tác tư tưởng, tích cực tuyên truyền, cổ vũ thành tựu của công cuộc đổi mới.Coi trọng đúng mức việc phát hiện, biểu dương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến; tích cực đấu tranh, góp phần ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, các tiêu cực và tệ nạn xã hội; phản bác có hiệu quả những thông tin, quan điểm sai trái, phản động, thù địch, bảo vệ vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng; tiếp tục phát huy tiềm lực
và ưu điểm, khắc phục những yếu kém, khuyết điểm, nâng cao chất lượng tư tưởng, tính hấp dẫn, mở rộng đối tượng độc giả, vươn lên hiện đại về mô hình tổ chức hoạt động, về cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ
Báo chí phải đóng vai trò quan trọng trong việc bảo
vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,quan điểm đường lối của Đảng, làm cho hệ tư tưởngcủa Đảng, của giai cấp công nhân, lý tưởng xã hộichủ nghĩa, những giá trị tốt đẹp trong truyền thốngvăn hóa dân tộc, những tinh hoa văn hóa thế giớichiếm vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã
Trang 26Có thể nêu một số đặc trưng của báo chí Việt Namnhư sau:
Chức năng thông tin: Đây là chức năng cơ bản mang
tính tiên quyết của báo chí Nói đến báo chí là nóiđến thông tin và một sự kiện, hiện tượng nào đó Báochí tồn tại và phát triển chẳng qua là để đáp ứng nhucầu thông tin ngày càng cao của con người và xã hội
Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu thông tin củaquần chúng càng đòi hỏi cao, đa dạng và phong phú
Trang 27hơn; vì thế, nó càng thúc đẩy báo chí phát triển cả về
số lượng và chất lượng Mặt khác, thông tin báo chícòn là chất liệu và động lực của sự phát triển kinh tế
- xã hội Chính thông tin là nhân tố trực tiếp tác độngđến dư luận xã hội
Chức năng định hướng, giáo dục chính trị, tư tưởng:
Định hướng, giáo dục chính trị, tư tưởng thực chất làtuyên truyền và bảo vệ hệ tư tưởng của giai cấp côngnhân Báo chí nước ta là công cụ truyền thông củaĐảng, vì vậy, trước hết, cần tuyên truyền, phổ biếnchủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước đến mọi tầng lớp nhân dân để tạonên những phong trào, những hành động cách mạngmạnh mẽ thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của từngthời kỳ cách mạng Đồng thời, báo chí cũng là diễnđàn của nhândân, phản ánh một cách trung thực tâm tư,nguyện vọng, mong muốn của nhân dân đối với Đảng
và Nhà nước Chức năng định hướng của báo chí chính
là không ngừng nâng cao nhận thức chính trị, tính tựgiác của quần chúng nhân dân; nó là phương tiện gópphần tạo nên nhận thức xã hội, định hướng tư tưởng vàtạo lập dư luận xã hội theo đúng định hướng tuyêntruyền của Đảng
Chức năng văn hóa, giáo dục: Báo chí là bộ phận
cấu thành của văn hóa, vì thế, nó trực tiếp góp phầnphát triển, bảo tồn và giao lưu văn hóa Trước hết,báo chí tham gia bồi đắp, hướng dẫn, nâng cao trình
độ văn hóa của nhân dân; góp phần định hướng, điều
Trang 28chỉnh và cổ vũ xây dựng môi trường văn hóa mới.Giao tiếp qua báo chí có vai trò đặc biệt quan trọngtrong việc khẳng định, phổ biến, giữ gìn và lưutruyền các giá trị văn hóa dân tộc Chức năng giáodục của báo chí trong xã hội hiện đại rất phong phú
và đa dạng Đó là giáo dục tư tưởng chính trị, tráchnhiệm công dân, giáo dục pháp luật, trao đổi kỹ năngsống, kinh nghiệm làm ăn, cho cá nhân và cộngđồng; phổ biến kiến thức, các thành tựu khoa họcmới, hướng dẫn áp dụng, chuyển giao công nghệ,tham gia cổ vũ, tổ chức thực hiện…
Chức năng giám sát, phản biện xã hội: Đây là một
chức năng quan trọng của báo chí nhưng thời gianqua ít được đề cập tới ở nước ta; hơn nữa, báo chícủa ta cũng chưa thực hiện tốt chức năng này Trong
xã hội hiện đại, thông tin có vai trò đặc biệt quantrọng, chính thông qua sử dụng và giám sát thông tinnên báo chí thể hiện được chức năng giám sát vàphản biện xã hội của mình Chức năng này thể hiệnquyền lực của báo chí trong đời sống xã hội Giámsát xã hội của báo chí thực chất là thông qua tai mắtcủa nhân dân, giám sát bằng dư luận xã hội Quagiám sát, theo dõi một cách khách quan và có địnhhướng mà báo chí thực hiện vai trò phản biện xã hộicủa mình; góp phần điều chỉnh các chương trình,chính sách cho phù hợp với thực tế và vạch rõ nhữnghiện tượng sai phạm, tiêu cực trong đời sống xã hội.Phản biện xã hội theo nghĩa tích cực và xây dựng làbản chất của báo chí cách mạng
Trang 29Chức năng giải trí: Trong xã hội hiện đại, cuộc sống
của con người bị xé vụn bởi công việc và áp lực.Hơn thế, không gian sống trong lành, thân thiện với
tự nhiên ngày càng thu hẹp Môi trường sống ngàycàng bị ô nhiễm Các khu thư giãn, vui chơi giải tríngày càng khan hiếm và quá tải Con người, nhất là
ở các đô thị, luôn trong trạng thái căng thẳng, bứcbối Chính vì thế, báo chí không thể không góp phầnthỏa mãn nhu cầu giải trí, tiêu khiển của con người.Đây là lý do giải thích vì sao chức năng giải trí củabáo chí trong xã hội hiện đại ngày càng được quantâm và đề cao Giải trí không thuần túy là một chứcnăng của báo chí, mà còn là đòi hỏi của xã hội đốivới báo chí và báo chí muốn tồn tại và phát triển tốtcần phải đáp ứng những đòi hỏi chính đáng của xãhội
Chức năng quảng cáo - dịch vụ: Là nguồn cung cấp
thông tin cho đời sống xã hội nên quảng cáo - dịch
vụ báo chí trong điều kiện kinh tế thị trường và toàncầu hóa đã trở thành một hoạt động tất yếu Sựquảng bá thương hiệu, thu hút sự chú ý, giới thiệusản phẩm, hướng dẫn tiêu dùng, định hướng thị hiếu,chỉ dẫn đang là nhu cầu không chỉ của giới kinhdoanh, dịch vụ, giải trí, mà còn là đòi hỏi thiết yếucủa đời sống xã hội Quảng cáo - dịch vụ là nhu cầusống còn, nhu cầu tồn tại và phát triển của bản thân
xã hội hiện đại Vì thế, đây là một chức năng cơ bảncủa báo chí, mặc dù lĩnh vực này ở nước ta trongthời gian qua chưa thực sự phát triển và chưa mang
Trang 30tính chuyên nghiệp.
Cùng với những chức năng cơ bản trên, báo chí cáchmạng Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạnđược Luật Báo chí (sửa đổi năm 1999) nêu rõ: Thôngtin trung thực về tình hình trong nước và quốc tế phùhợp với lợi ích của đất nước và nhân dân; tuyêntruyền phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đườnglối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước, thành tựu của công cuộc đổi mới; tích cựcgóp phần nâng cao dân trí, ổn định chính trị, bảo vệ
và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống củadân tộc, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc,xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổquốc trong tình hình mới; góp phần phản ánh vàhướng dẫn dư luận xã hội, là diễn đàn thực hiệnquyền tự do ngôn luận của nhân dân; phát hiện nhân
tố mới, nêu các gương điển hình tiên tiến; kiên quyếtđấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm phápluật, tiêu cực, tham nhũng, cửa quyền; mở rộng sựhiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc,tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hòabình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.Thực hiện xuất sắc những chức năng và nhiệm vụnêu trên, thời gian qua báo chí cách mạng Việt Nam
đã góp phần không nhỏ vào những thành tựu to lớncủa công cuộc đổi mới đất nước Thực hiện tốtnhững chức năng và nhiệm vụ này cũng chính là sựthể hiện trách nhiệm xã hội của báo chí trong đờisống hiện nay Tuy nhiên, trong điều kiện một xã hội
Trang 31đang trong thời kỳ giao lưu, hội nhập và chuyển đổi
như nước ta hiện nay, cần lưu ý tới trách nhiệm xã hội của báo chí trên một số lĩnh vực sau:
Trách nhiệm xã hội trong cung cấp thông tin: Thông
tin tác động trực tiếp đến đời sống xã hội, nó ảnhhưởng trực tiếp tới tâm tư, nguyện vọng, tình cảmcủa con người; do đó, làm thay đổi nhận thức, quanniệm, thái độ và hành vi của con người Nó tạo ra dưluận và áp lực xã hội đối với một hiện tượng, sự kiện
cụ thể Vì vậy, thông tin báo chí phải trung thực,khách quan và có tính định hướng xây dựng cao.Nếu thông tin bị bóp méo, cắt xén, xuyên tạc sẽ đưađến những hậu quả xã hội khôn lường, sẽ làm tổn hạiđến uy tín cá nhân, cơ quan, đoàn thể, làm phá sảncác doanh nghiệp và khiến hàng ngàn lao động mấtviệc làm Bên cạnh đó, có những thông tin dù làđúng nhưng sẽ gây sốc, tạo tâm lý hoang mang,hoảng sợ, ghê tởm, mất lòng tin vào con người, vàođời sống; vì thế, khi đưa tin cũng cần có liều lượnghợp lý và cách tiếp cận cụ thể Thông tin báo chí, xétđến cùng, là hướng tới giúp xã hội, con người ngàycàng phát triển tốt đẹp hơn, cao đẹp hơn Vì vậy,những thông tin dẫn đến những hậu quả trái với điềunày đều là phản tuyên truyền, độc hại, chống lại conngười
Trách nhiệm nâng cao dân trí và sự hiểu biết của nhân dân: Nâng cao dân trí là trách nhiệm xã hội to
lớn của báo chí nước ta Trong điều kiện dân trí,trình độ văn hóa thấp, đời sống vật chất và tinh thần
Trang 32của người dân còn gặp nhiều khó khăn, giáo dục cònnhiều bất cập, hơn mọi loại hình truyền thông khác,báo chí phải đóng vai trò quan trọng trong công tácnâng cao dân trí và sự hiểu biết của mọi tầng lớpnhân dân Qua báo chí, người dân ngay tại nhà mình,địa phương mình có thể tiếp cận được các nguồnthông tin, tri thức quý báu cho đời sống và cho sảnxuất, kinh doanh Nâng cao dân trí và sự hiểu biếtcủa nhân dân thực chất là xây dựng nền tảng tinhthần cho sự phát triển của con người và xã hội trongbối cảnh toàn cầu hóa.
Trách nhiệm củng cố và bảo vệ sự ổn định xã hội:
Một xã hội bất ổn thì không thể phát triển được Vìvậy, trong khi tác nghiệp, thực hiện chức năng,nhiệm vụ của mình, báo chí cần thực hiện đúng địnhhướng, tích cực tuyên truyền phổ biến đường lối củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cựctuyên truyền những thành tựu to lớn của công cuộcđổi mới; có chính kiến mạnh mẽ bảo vệ sự nghiệpđổi mới, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ và bảo vệ Tổquốc xã hội chủ nghĩa
Kiên quyết đấu tranh chống những thế lực cơ hộichính trị, phản động lợi dụng các vấn đề tôn giáo,dân tộc, nhân quyền xuyên tạc sự thật, kích động,gây hận thù, chia rẽ dân tộc, tôn giáo tạo bất ổn, bạolực lật đổ và thực hiện “diễn biến hòa bình” Đâythực sự là những nhân tố tiêu cực, làm mất ổn định
xã hội, phá hoại đời sống bình yên của nhân dân, pháhoại sự nghiệp đổi mới đang phát triển mạnh mẽ của
Trang 33đất nước Báo chí cách mạng cần tích cực góp phầnxây dựng và củng cố lòng tin của nhân dân vàoĐảng, vào sự nghiệp đổi mới và chế độ xã hội chủnghĩa.
Trách nhiệm đấu tranh bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ:
Nước ta có vị trí địa - chính trị quan trọng trên thếgiới nên nhiều thế lực phản động quốc tế luôn nhòmngó xâm lược; ngoài ra, ta còn có đường biên giớibiển và đất liền với nhiều quốc gia và đang còn tồntại những vấn đề tranh chấp Vì lẽ đó, tích cực thamgia một cách có hiệu quả vào tuyên truyền, phổ biến,giải quyết vấn đề biên giới, phát triển quan hệ lánggiềng thân thiện, tốt đẹp, hữu nghị là một tráchnhiệm xã hội cao cả của báo chí Việt Nam Góp phầntích cực đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ chủquyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ là một truyền thốngquý báu của báo chí Việt Nam Điều này càng đặcbiệt quan trọng khi nước ta đang tích cực hội nhậpmạnh mẽ vào xu thế phát triển chung của thế giới,đang tập trung phát triển kinh tế - xã hội từng bướcnâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
Trách nhiệm cổ vũ các nhân tố mới: Trong xã hội
đang chuyển đổi và mở rộng giao lưu quốc tế hiệnnay, khi các hệ thống giá trị xã hội cũ đang từngbước được thay thế bằng hệ thống giá trị xã hội mớiphù hợp hơn thì báo chí, với chức năng, nhiệm vụ vàlợi thế đặc thù của mình, có trách nhiệm phải nhạybén, sáng suốt, kịp thời phát hiện, ủng hộ, cổ vũnhững nhân tố mới, những giá trị nhân văn mới Báo
Trang 34chí phải tích cực tham gia xây dựng và giám sát việcgiữ gìn, bảo lưu, kế thừa và phát huy các giá trịtruyền thống của dân tộc; đồng thời, tích cực thamgia lựa chọn, ủng hộ, hướng dẫn khai thác nhữngtinh hoa, những giá trị mới của nhân loại Phát hiện
và cổ vũ những nhân tố tích cực, nhân tố mới cũng
có nghĩa là báo chí tham gia trực tiếp vào công cuộcxây dựng xã hội mới ngày càng tốt đẹp
Trách nhiệm chống các hiện tượng tiêu cực: Sự thoái
hóa, biến chất, tham nhũng, tội phạm và tệ nạn xãhội đang là những vấn nạn quốc gia Đấu tranhphòng, chống các hiện tượng tiêu cực đang hàngngày hàng giờ hủy hoại cuộc sống bình yên và tốtđẹp của nhân dân là trách nhiệm xã hội cao cả củabáo chí Phát hiện, kiên quyết đấu tranh, tạo áp lực từ
dư luận xã hội đối với những biểu hiện thoái hóa, biếnchất của một số cán bộ, đảng viên cơ hội, tham nhũngđang trở thành trách nhiệm của báo giới Thời gianqua, báo chí đã có công lớn phanh phui trước côngluận nhiều vụ tham nhũng giúp cơ quan chức năng xử
lý kịp thời Báo chí cũng kiên quyết đấu tranh tố cáo,phê phán, lên án những tệ nạn xã hội gay gắt, như tộiphạm, mại dâm, ma túy góp phần làm lành mạnh hoáđời sống xã hội
Trách nhiệm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc: Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc là một
chiến lược lớn trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổquốc của Đảng ta Tuyên truyền, cổ vũ và tích cựctham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc là
Trang 35trách nhiệm xã hội của báo chí, nhất là trong điềukiện giao thông giữa các vùng, miền còn nhiều khókhăn, khi đời sống vật chất - văn hóa, tinh thần củacộng đồng các dân tộc anh em còn nhiều chênh lệch
và khác biệt, khi những thế lực phản động thù địchngày càng điên cuồng, ráo riết kích động bạo loạn,phân hóa, chia rẽ hận thù dân tộc, tôn giáo nhằmthực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” Tham giavào việc tuyên truyền, cổ vũ xây dựng khối đại đoànkết toàn dân tộc, báo chí đã và đang góp phần xâydựng sự ổn định xã hội, bảo vệ những giá trị truyềnthống của đồng bào các dân tộc anh em hướng tớimục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,dân chủ, văn minh
Trách nhiệm bảo vệ môi trường, phát triển bền vững:
Trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đạihoá và đô thị hóa hiện nay, ở nước ta nhiều vấn đề xãhội đã nảy sinh Phát triển kinh tế cũng có nghĩa làtập trung phát triển công nghiệp, thế nhưng cùng vớicông nghiệp là vấn đề tập trung lao động, tập trungcác dịch vụ đời sống, nước thải công nghiệp, bụicông nghiệp xuất hiện một cách khó kiểm soát.Thời gian qua, vấn đề ô nhiễm môi trường trở thànhmột đề tài nóng bỏng của báo giới và nó tạo nên dưluận bức xúc trong đời sống xã hội
Cùng với đó là nạn tàn phá rừng đầu nguồn, rừngphòng hộ; ô nhiễm nguồn nước; ô nhiễm bụi khói tạicác đô thị; vấn đề các loại thực phẩm tồn đọng nhiều
dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản
Trang 36thực phẩm Ngoài ra, một loạt vấn đề xã hội bức xúckhác, như môi trường và điều kiện sinh sống củacông nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất;tình trạng mất đất và không có việc làm của một bộphận dân cư nơi đô thị hóa, sự phát triển tràn lan củacác tệ nạn xã hội và tội phạm gây bất ổn cho đờisống Hơn nữa, sự biến đổi khí hậu, trái đất nónglên, nước biển dâng, triều cường đang là những mối
đe dọa trực tiếp đối với đời sống của hàng triệungười dân trong thời gian qua
Trách nhiệm của báo chí đối với vấn đề bảo vệ môitrường và phát triển bền vững là hết sức nặng nề Vềphương diện này, báo chí không thể chỉ dừng lại ởnhững cảnh báo, khuyến cáo, báo động chung chung,
mà phải thực sự tạo ra dư luận xã hội, gây áp lực,đấu tranh kiên quyết đối với những quan niệm, chủtrương và hành vi vụ lợi trước mắt bất chấp nhữngnguy cơ đang đe dọa sự tồn vong của cộng đồng vànhân loại
Để thực hiện tốt những trách nhiệm xã hội nặng nềcủa báo chí nêu trên, trước hết, Đảng và Nhà nướccần không ngừng chăm lo, tạo điều kiện hơn nữa đểcác nhà báo có đủ điều kiện thuận lợi hoàn thành tốtchức năng, nhiệm vụ của mình; Hội Nhà báo ViệtNam cần kiện toàn về tổ chức, bộ máy, quy hoạchphát triển báo chí phù hợp và ngày càng phong phú,
đa dạng và linh hoạt để đáp ứng kịp thời nhu cầuphát triển của xã hội Bản thân những người làm báophải không ngừng rèn luyện chuyên môn, nghiệp vụ,
Trang 37trau dồi phẩm chất đạo đức, xây dựng và rèn luyệnbản lĩnh của người cầm bút để thực sự trở thành mộtchiến sỹ tiên phong trên mặt trận văn hóa - tư tưởngcủa Đảng, xứng đáng với sự tin yêu, trông cậy và kỳvọng của nhân dân./
(*) Tiến sĩ, Trưởng ban Ban Chính trị - Triết học,Tạp chí Cộng sản
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Hội nghị Trung ương 5 (khóa X) Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Bài viết trình bày và phân tích
sự phân loại con người theo tiêu
chuẩn đạo đức thành quân tử và
tiểu nhân của Nho giáo, chủ yếu
là trên cơ sở quan niệm của
Khổng Tử về quân tử và tiểu
nhân trong Luận ngữ Tác giả
chỉ ra ba điểm khác nhau cơ
bản giữa hai loại người này:
một là, trên phương diện làm
theo đạo “Trung dung”; hai là,
trên phương diện nhận thức về
Trang 38nghĩa và lợi; và ba là, trên phương diện thực hành đạo đức.
Từ đó, bài viết chỉ ra ý nghĩa sâu xa của việc Nho giáo so sánh hai loại người này và mục đích giáo dục của Nho giáo.
Ra đời trong hoàn cảnh xã hộirối ren, loạn lạc, vô đạo, Nhogiáo rất quan tâm đến việc củng
cố trật tự và chế độ đẳng cấptrong xã hội Ngay từ đầu, nó đãrất coi trọng việc phân loại conngười, chỉ ra địa vị, phẩm chất
và vai trò của từng hạng ngườitrong xã hội, đặc biệt với việcnêu bật sự khác nhau giữachúng Từ đó, nó vạch ra chínhsách cai trị, chính sách dùngngười, giáo dục và đào tạo conngười cho phù hợp
Trong chế độ xã hội lúc đó, dosản xuất còn ở trình độ thấp nên
sự phân công lao động chưa pháttriển Tuy nhiên, Nho giáo đãđưa ra nhiều kiểu phân loại conngười dựa trên những cơ sở vàtiêu chuẩn khác nhau, tạo ranhững mẫu người khác nhau để
Trang 39phần nào đáp ứng được nhữngyêu cầu nhất định của xã hộitrong từng mặt, từng lĩnh vực cụthể Ví dụ, Nho giáo đã đưa ranhững mẫu người như: bậcthánh, bậc thiện nhân, bậc hữuhằng, bậc thứ tri, bậc thànhnhân, kẻ sĩ, kẻ cuồng và kẻquyến… Nhưng, trong các kiểuphân loại đó, Nho giáo chú trọng
nhất đến sựphân loại theo tiêu chuẩn đạo đức thành quân tử và
tiểu nhân, trượng phu và thấtphu; theo tiêu chuẩn chính trịthành hệ thống tước vị xã hội(gồm vua và hệ thống quan lại);theo tính chất công việc thànhngười lao lực và lao tâm Ngoài
ra, Nho giáo còn có cách phânloại theo năng lực, theo bản tínhtrời phú và theo sự tự rèn luyệncủa con người Nhưng, xét đếncùng, tư tưởng bao trùm vẫn là
đề cao sự phân loại theo tiêuchuẩn đạo đức, vì nó làm rõđược sự đánh giá về con người
và khuynh hướng tư tưởng của
họ Cách phân loại đó khiến chongười ta hướng về người quân
Trang 40tử, xa lánh kẻ tiểu nhân, hướngcon người đến cái thiện và xalánh cái ác.
Phân loại con người theo tiêuchuẩn đạo đức thành quân tử vàtiểu nhân là cách phân loại đặctrưng nhất, được đề cập đến
nhiều nhất trong Luận ngữ.
Người ta thường nói, đạo Nho làđạo của người quân tử Bởi vì,Nho giáo bàn rất nhiều về ngườiquân tử, coi đó là mẫu người lýtưởng, toàn thiện, toàn mỹ nhất.Mọi sự cố gắng học tập, tudưỡng đạo đức đều nhằm đạt đếndanh hiệu cao quý ấy Đó cũngchính là mục đích mà nền giáodục Nho giáo hướng tới
Đã có nhiều công trình nghiêncứu về đạo của người quân tử,
như Cái quan niệm người quân
tử trong triết học đạo Khổng của Phạm Quỳnh; Kinh Dịch - Đạo của người quân tử của Nguyễn
Hiến Lê; Trần Trọng Kim bàn
về người quân tử trong
cuốn Nho giáo, v.v Nhìn
chung, các tác phẩm đó đã đềcập tương đối toàn diện về