KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC XIN VÀ CẤP C/O Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt Nam" docx (Trang 62 - 74)

I. CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI THUẾ QUAN PHỔ CẬP (GSP) CỦA EU DÀNH CHO VIỆT NAM

7.KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC XIN VÀ CẤP C/O Ở VIỆT NAM

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt nam nói chung và Thương mại quốc tế nói riêng

Việt nam đang đứng trước nhiều thách thức khi tham gia vào AFTA và WTO. Trước những thời cơ mới Việt nam sẽ phải lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp, Việt nam cần phải đạt một tốc độ tăng trưởng cao, hiệu quả

bảo đảm bước tiến vững chắc theo quan điểm phát triển bền vững, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Các mục tiêu của chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội mà Việt nam cần thực hiện và thực hiện vượt mức đó là: đạt tăng trưởng kinh tế nhanh (9-10% năm), giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, cải thiện đời sống của nhân dân, nâng cao tích lũy từ

nội bộ nền kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào

đầu thế kỷ XXI. Việt nam có chiến lược xây dựng thành công một nước công nghiệp như nhiều nước công nghiệp mới (NICs) đã đạt được, tức là về

cơ bản thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo những tiêu thức phù hợp với thời đại. Chiến lược phát triển thương mại quốc tế cũng là một phần quan trọng trong chính sách kinh tế xã hội của Việt nam. Việt nam cần “đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại. Nâng sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu trên thị

trường, tạo thêm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Giảm tỷ trọng sản phẩm thô và sơ chế, tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu và tinh trong hàng xuất

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9 Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

khẩu, tăng nhanh xuất khẩu dịch vụ. nâng cao tỷ trọng phần giá trị gia tăng trong trị giá hàng xuất khẩu. Giảm dần nhập siêu, ưu tiên việc nhập khẩu để

sản xuất phục vụ xuất khẩu...

Chủđộng tham gia vào cộng đồng thương mại thế giới, các diễn đàn, các tổ chức, các định chế quốc tế một cách có chọn lọc, với bước đi thích hợp..” Theo đó, các hoạt động của nền kinh tế cũng phải đổi mới, biến chuyển theo.

Đặc biệt, hoạt động quản lý kinh tếở tầm vĩ mô cần được hoàn thiện ở bình diện rộng, chính xác và năng động hơn, còn hoạt động ở tầm vi mô cần phải có công nghệ ngày càng tiên tiến, vốn đầu tư có hiệu quả và nắm được sự

thay đổi của chính trị xã hội, luật pháp, kinh tế của nước mình nói riêng và của thế giới nói chung.

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện việc xin cấp C/O ở Việt nam.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam do không trực thuộc một Bộ

nào cả, hoạt động theo phương thức phi Chính phủ, phi lợi nhuận, là đại diện và là nơi trao đổi giữa doanh nghiệp và các Cơ quan quản lý của Chính phủ và cũng chính là nơi thu nhận các yêu cầu, đòi hỏi của các doanh nghiệp về mặt pháp luật để đệ trình lên Chính phủ để Chính phủ có những biện pháp, chính sách giải quyết thỏa đáng nhất. Hoạt động cấp C/O là hoạt động chính của Ban pháp chế thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam.Tuy số lượng cấp C/O hàng năm không nhiều so với lượng hàng hóa của Việt nam xuất khẩu trong năm nhưng những hàng hóa được ưu đãi lại làm cho hàng hóa của Việt nam có sức cạnh tranh cao, mở rộng thị trường. Xuất phát từ tình hình cấp C/O ở Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam (dựa trên các ưu điểm và nhược điểm), đồng thời dựa trên các ý kiến

đóng góp của các cán bộ cấp C/O của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam có thểđưa ra một số kiến nghị nhằm mục đích nâng cao hiệu quả

cấp C/O và cải tiến một số thủ tục hành chính trong hoạt động cấp C/O. Hoạt động cấp C/O chủ yếu dựa vào việc đặt hàng của các nhà nhập khẩu ở các nước cho Việt nam hưởng ưu đãi thuế quan trong chếđộ GSP. Các nhà nhập khẩu thường tìm hiểu và khi đàm phán ký kết hợp đồng thường đưa ra

điều kiện hàng hóa phải đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ của GSP cho các nhà xuất khẩu Việt nam (không đề cập tới các mặt hàng thuộc các Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt nam và Chính phủ các nước đểđưa ra hạn ngạch xuất nhập khẩu). Các doanh nghiệp của Việt nam nếu nắm chắc được tỷ lệ

thuế nhập khẩu của nước mua hàng, tính toán lời lỗ để đi đến ký kết hợp

đồng chấp nhận điều kiện có cung cấp C/O cho mặt hàng đó không. Sau khi hoàn thành bộ chứng từ, doanh nghiệp Việt nam có thể đến Cơ quan cấp C/O để xin cấp C/O cho lô hàng. Cơ quan cấp C/O sau khi kiểm tra bộ

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9 Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

bản gốc. Như vậy để hoàn thiện hoạt động xin và cấp C/O nói chung các biện pháp đưa ra đòi hỏi không chỉở Cơ quan quản lý và cấp C/O mà còn

đỏi hỏi các doanh nghiệp Việt nam phải có những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình cũng như những kiến thức về

C/O nói chung.

Giải pháp với các doanh nghiệp xin cấp C/O.

Các doanh nghiệp xin cấp C/O vẫn thường mắc phải các lỗi như: khai sai, khai không chính xác, khai thiếu, sử dụng sai loại tờ khai hoặc không biết khai như thế nào là đúng. Để tránh tình trạng trên các doanh nghiệp cần có các cán bộ chuyên môn nắm chắc các vấn đề về C/O.

Doanh nghiệp nên trích một phần lợi nhuận vào chi phí đào tạo các cán bộ

chuyên trách về sử dụng C/O. Cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo, hội thảo về hướng dẫn sử dụng C/O hoặc các quy chế mới ban hành của các nước cho hưởng ưu đãi do Cơ quan quản lý và cấp C/O tổ chức. Việc theo học các lớp “bổ túc kiến thức “ này không chỉ học về quy tắc xuất xứ GSP, nắm vững các tiêu chuẩn xuất xứ với hàng hóa đểđược hưởng GSP mà còn phải học cách thực hành. Khai đúng, đủ, chính xác các loại form có trong GSP. Các quy định trong GSP rất phức tạp, bởi mỗi một nước cho hưởng ưu đãi thuế quan đều có những quy định chung như nhau nhưng cũng có những quy

định riêng phù hợp với tình hình thị trường cũng như sự phát triển kinh tế

chung của nước đó. Do vậy nếu doanh nghiệp hiểu biết được đầy đủ về 15 chếđộ sẽ là điều kiện cần cho quá trình tham gia đàm phán ký kết hợp đồng với bạn hàng nước ngoài tránh những sai sót, thiệt hại về kinh tế cho công việc kinh doanh của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Áp dụng các kiến thức hiểu biết về C/O các cán bộ chuyên môn còn có thể

nghiên cứu tình hình sản xuất của doanh nghiệp; đối với những mặt hàng đã

đủ tiêu chuẩn xuất xứ có thể thông qua cách đánh mã số hàng hoặc cách xắp xếp hàng hoá trong từng chương để hàng hoá đó được hưởng mức thuếưu

đãi cao hơn ví dụ như cái bàn được làm từ mây tre có thểđược xếp vào hai chương khác nhau (chương bàn ghế vật dụng trong nhà và chương các sản phẩm từ mây tre) và được hưởng hai mức thuế khác nhau. Vậy khai cái bàn này ở chương nào để được hưởng mức thuế thấp đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp là phụ thuộc vào trình độ hiểu biết của các các bộ của doanh nghiệp; đối với những mặt hàng nào chưa đáp ứng được tiêu chuẩn xuất xứ

thì phải tìm cách đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng để đưa mặt hàng

đó vào danh mục các loại hàng hóa được hưởng ưu đãi bằng cách kiến nghị

lên ban lãnh đạo công ty để có kế hoạch đầu tư cho doanh nghiệp, tăng hàm lượng nội địa của sản phẩm hoặc thực hiện quá trình gia công chế biến để làm thay đổi tính chất cơ, lý, hóa học của nguyên liệu, sản phẩm hoặc áp

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9 Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

dụng biện pháp cộng gộp...qua đó hàng hóa này mới có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Trong quá trình ký kết hợp đồng với bên nhập khẩu nước ngoài, ngoài những hiểu biết sơ đẳng và cần thiết về chế độ GSP của nước nhập khẩu, doanh nghiệp cũng cần nắm vững mức thuếưu đãi và cách tính thuế, cách tính lời lãi từưu đãi thuế quan so với không được ưu đãi thuế quan của cùng một sản phẩm xuất khẩu đó để chủđộng trong việc nâng giá bán hoặc nâng giá gia công cho sản phẩm của mình trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Thông thường mức đàm phán nâng giá hàng trên 1 đơn vị sản phẩm có thể được xác định như sau (coi giá trị tính thuế là giá là giá ghi trong hóa đơn thương mại).

X < [(a+X) + (a+X) b2] - (a+ab1) Xb2 < ab1 - ab2

X < a(b1- b2) /b2

X: Là mức nâng giá hàng tối đa cho phép, tính trên một đơn vị sản phẩm

a : Giá ban đầu của một đơn vị sản phẩm. b1: Thuế suất MFN

b2: Thuế suất ưu đãi (0< b2 < b1)

a + X: Giá của 1 đơn vị sản phẩm sau khi nâng giá.

(a + ab1): Tổng số tiền thanh toán mua hàng và thuế nhập khẩu không

ưu đãi của một đơn vị sản phẩm.

(a + X) + (a + X) b2: Tổng số tiền hàng và nộp thuế nhập khẩu trong trường hợp có ưu đãi và có nâng giá hàng của một đơn vị sản phẩm.

Công thức nâng giá hàng này có thể hiểu như sau:

Trong trường hợp hàng hóa thuộc diện được hưởng ưu đãi thuế quan của nước nhập khẩu, mức đàm phán nâng giá hàng cho phép nằm trong giới hạn của tỉ số giữa tích của giá bán thị trường (giá ban đầu của sản phẩm) và mức ưu đãi thuế quan (chênh lệch giữa thuế suất ưu đãi và thuế xuất MFN) với thuế suất ưu đãi ”.

Như vậy nếu thuế suất ưu đãi càng thấp so với thuế suất MFN (thuế suất bình thường chưa ưu đãi) thì mức ưu đãi càng lớn. Dựa vào sự chênh lệch

đó, doanh nghiệp xuất khẩu có thểđàm phán nâng giá hàng lên cao hơn mà không ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của hàng hóa của doanh nghiệp so với các sản phẩm cùng loại khác không được hưởng ưu đãi. Trong trường hợp thuế suất ưu đãi bằng 0 - có nghĩa là được miễn thuế, tổng số tiền hàng nhập

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9 Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

khẩu mà người nhập khẩu thanh toán chính là số tiền mà người bán được hưởng. Đối với những trường hợp này doanh nghiệp có thể nâng giá hàng bằng mức số tiền thuế mà người nhập khẩu phải nộp nếu họ mua hàng từ

nước khác không được hưởng ưu đãi. Công thức đàm phán nâng giá lúc này sẽ là:

X < ab1

Tất nhiên các công thức nêu trên chỉ để cho nhà xuất khẩu tham khảo, tính toán lợi ích khi đàm phán ký kết hợp đồng nhưng kết quảđàm phán có đạt

được kết quả hay không còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác như mức nâng giá có hợp lý không, có sự tương quan giữa người bán và người mua không, người mua có thích các sản phẩm của người bán không....(ởđây ta không đề

cập đối với những mặt hàng đã có uy tín lớn trên thị trường thế giới). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bất kỳ một doanh nghiệp nào tham gia vào thương mại quốc tế đều cần có những quan hệ kinh tế cần thiết. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp Việt nam cần mở rộng các mối quan hệ kinh doanh với các nước khác trên thế giới đặc biệt là với các nước cho hưởng ưu đãi. Đối với các nước cho phép sử dụng tiêu chuẩn xuất xứ bảo trợ thì doanh nghiệp nên tận dụng điều kiện này để có được những nguyên phụ liệu từ những nước này nhằm giảm tỷ lệ phần trăm nguyên phụ liệu nhập khẩu. Quan hệ

kinh doanh với các doanh nghiệp của các nước trong nhóm ASEAN sẽ giúp doanh nghiệp Việt nam sử dụng tiêu chuẩn xuất xứ cộng gộp.

Thực vậy, theo quy định của GSP ở một số nước, nếu không thể tìm được đủ

nguồn nguyên phụ liệu trong nước phục vụ cho sản xuất sản phẩm xuất khẩu, doanh nghiệp nước xuất khẩu có thể nhập nguyên phụ liệu từ chính nước nhập khẩu (nước cho hưởng ưu đãi) phục vụ cho công việc sản xuất của mình và để khi xuất khẩu trở lại các thành phần nhập khẩu được tính vào giá trị hàm lượng nội địa để xác định tính xuất xứ của sản phẩm, như

vậy doanh nghiệp không mất nhiều thời gian đểđi tìm nguyên phụ liệu đó ở

trong nước mà còn cùng một lúc thực hiện được hai việc đó là “ vừa mở

rộng được các mối quan hệ kinh doanh thương mại lại vừa đạt được mục

đích kinh doanh của mình ”.

Riêng với các doanh nghiệp sản xuất giày dép, dệt may... đã được cấp C/O form A trước đây (mặc dù hàng hóa chưa đủ tiêu chuẩn để hưởng C/O form A). Để tránh những khiếu nại gây bất lợi cho cơ quan cấp C/O cũng như uy tín của Việt nam trên trường quốc tế, các doanh nghiệp Việt nam cần phải nắm vững những quy định về tiêu chuẩn xuất xứ cho sản phẩm giày dép của mình khi xuất khẩu sang các nước cho hưởng ưu đãi để từđó tìm ra phương hướng, biện pháp khắc phục như đầu tư thêm trang thiết bị, mở rộng khả

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9 Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

thay thế toàn bộ các bộ phận trước đây vẫn phải nhập khẩu như đế giày, gót giày, da sống, vải giả da, sợi.. bằng các sản phẩm mới được sản xuất ở trong nước. Có như vậy thì sản phẩm mới đạt tiêu chuẩn xuất xứ form A. Việc này sẽđem lại hai lợi ích cho doanh nghiệp:

Một là các sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp khi xuất khẩu vẫn tiếp tục

được cấp C/O form A.

Hai là các sản phẩm đã xuất khẩu trước đây (khi chưa đủ tiêu chuẩn xuất xứ

C/O form A nhưng đã được cấp C/O form A) nếu bị khiếu nại thì doanh nghiệp có thể bảo đảm rằng các sản phẩm sản xuất tại phân xưởng của doanh nghiệp đã đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ khi Cơ quan Hải quan nước nhập khẩu tiến hành kiểm tra qui trình sản xuất của sản phẩm không gây hậu quả pháp lý như nước cho hưởng ưu đãi sẽ cắt giảm GSP dành cho sản phẩm

đó hoặc làm ảnh hưởng đến ưu đãi của các mặt hàng khác hoặc bị Cơ quan Hải quan nước nhập khẩu truy thu thuế.

Vậy thì doanh nghiệp phải làm thế nào để đầu tư thêm trang thiết bị tiên tiến, mở rộng khả năng sản xuất, nâng cao trình độ công nghệ...vì vấn đề

mấu chốt ở đây là doanh nghiệp thiếu vốn. Thu hút vốn từ các nguồn vốn nhàn rỗi trong doanh nghiệp, ngoài xã hội hay đến ngân hàng vay vốn, đó là câu hỏi đặt ra cho doanh nghiệp. Nếu vay vốn của ngân hàng thì phải làm thủ tục thế chấp mà thủ tục này lại không đơn giản và số tiền vay được cũng không phải là lớn. Làm thế nào để thu hút vốn đầu tư mà không làm ảnh hưởng đến nguồn tài sản và tiến trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cổ phần hóa cũng là một biện pháp hữu ích nhưng trước hết doanh nghiệp phải làm cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp tin tưởng vào khả

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt Nam" docx (Trang 62 - 74)