NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG VIỆC KHAI VÀ CẤP C/O

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt Nam" docx (Trang 58 - 62)

I. CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI THUẾ QUAN PHỔ CẬP (GSP) CỦA EU DÀNH CHO VIỆT NAM

NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG VIỆC KHAI VÀ CẤP C/O

940350 Đồ dùng buồng ngủ bằng gỗ Miễn Miễn

NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG VIỆC KHAI VÀ CẤP C/O

Theo số liệu thống kê chúng ta thấy số lượng cấp C/O trong thời gian qua tăng rất nhanh. Vì vậy lời khai trong đơn xin cấp C/O đòi hỏi phải có độ

chính xác cao hơn và công tác kiểm tra đơn xin của các cán bộ cấp C/O càng phải chính xác, chặt chẽ hơn.

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9 Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

Tuy nhiên trên thực tế cũng còn nhiều khó khăn và thiếu sót mà chúng ta chưa khắc phục được.

Tồn tại trong doanh nghiệp

Sau hơn môt thập kỷ chuyển hướng, nền kinh tế nước ta đã bắt đầu ổn định và tăng trưởng, các doanh nghiệp sản xuất xuất nhập khẩu của Việt nam đã có nhiều năm cọ xát với kinh tế thị trường, kinh doanh trực tiếp với các nhà nhập khẩu của nhiều nước, họ nhận thấy rằng muốn tồn tại và phát triển

được họ phải cạnh tranh trên thị trường thế giới mà cuộc cạnh tranh này lại hết sức gay gắt và khốc liệt.

Tuy nhiên với hơn 15 năm làm quen với kinh tế thị trường, các doanh nghiệp Việt nam chưa thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm, có những doanh nghiệp chưa hiểu rõ tác dụng và ý nghĩa của C/O, họ không biết hàng hóa của mình có đủ tiêu chuẩn xuất xứ để xin cấp form A hay form D hay không, do đó không nắm được mức ưu đãi thuế quan mà nước nhập khẩu đã dành cho những sản phẩm đó. Điều này sẽ kéo theo rất nhiều bất lợi cho doanh nghiệp như:

- Hàng hoá xuất khẩu đã đáp ứng được tiêu chuẩn xuất xứ đểđược cấp C/O form A hoặc fom D nhưng doanh nghiệp không nắm được nên khi chào giá hoặc đàm phán với khách hàng giá chào bán sẽ không cạnh tranh được với giá của cùng mặt hàng đó của các nước khác hoặc không giới thiệu được với khách hàng là hàng hóa của mình khi xuất khẩu sang nước bạn sẽ được hưởng chếđộưu đãi thuế quan. Vì vậy dễ bị lỡ cơ hội bán được hàng. - Đối với mặt hàng giày dép xuất khẩu sang EU, qui định của EU là mã số

của nguyên phụ liệu nhập khẩu để sản xuất giày dép không được trùng với mã số của sản phẩm - đó là mã số HS 6406 - nhưng trên thực tế nhiều doanh nghiệp không nắm được qui định này nên đã chấp nhận đề nghị của nhà nhập khẩu sẽ cung cấp C/O form A khi xuất hàng đối với những lô hàng gia công có đế giày nhập khẩu với mã số HS 6406. Chắc chắn là Cơ quan cấp C/O sẽ từ chối việc cấp C/O form A cho doanh nghiệp này khi họđến xin C/O cho lô hàng đó vì hàng không đủ tiêu chuẩn xuất xứ. Như vậy doanh nghiệp sẽ không thực hiện được hợp đồng đã ký với khách hàng và sẽ

bị khiếu nại. Thiệt hại không nhỏ sẽ xảy ra cho doanh nghiệp như:

Nếu doanh nghiệp đã sản xuất hàng theo đúng hợp đồng nhưng khi bị từ chối cấp C/O sẽ không xuất được hàng, quá trình sản xuất sẽ bị dừng lại, không có việc làm cho công nhân.

Trong trường hợp hàng đã xuất nhưng bộ chứng từ chưa có C/O thì ngân hàng hoặc người nhập khẩu sẽ từ chối thanh toán tiền hàng.

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9 Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

- Khi khai C/O, thường khai không chính xác, không đầy đủ. Không biết khai khi sản phẩm có xuất xứ cộng gộp, khai thiếu trọng lượng lô hàng, ngày lập hóa đơn sau ngày xin cấp C/O, kết quả là khi đến xin cấp C/O phải sửa lại lời khai đôi khi phải mang về khai lại.

Ngoài ra còn có tình trạng doanh nghiệp cố tình gian lận, sử dụng sai form gây mất thời gian cho cơ quan cấp C/O.

Ví dụ: Do Trung quốc bị cắt không được nằm trong danh sách các nước

được hưởng GSP của EU cho một số mặt hàng, các sản phẩm giày dép từ

Trung quốc nhập khẩu vào Việt nam lại được các doanh nghiệp Việt nam tìm cách xác nhận có xuất xứ tại Việt nam rồi xuất sang EU. Rõ ràng các nhà sản xuất, xuất khẩu Trung quốc muốn lợi dụng C/O của Việt nam để được hưởng ưu đãi thuế, còn các doanh nghiệp của Việt nam vì lý do tư lợi nên cố tình lập chứng từ giảđể xin cấp C/O form A. Hải quan EU đã phát hiện và đã yêu cầu nhà nhập khẩu phải nộp thuế theo biểu thuế thông thường. Mặt khác họđã khiếu nại tới Cơ quan cấp C/O của Việt nam để giải quyết. Nếu hiện tượng này còn tái diễn rất có thể EU sẽ cắt vĩnh viễn ưu đãi dành cho Việt nam.

Nguyên nhân dẫn đến những thiếu sót nêu trên là do các kiến thức về C/O chưa được phổ cập rộng rãi cho các doanh nghiệp trên cả nước. Vấn đề vốn, công nghệ chưa được đầu tư sâu rộng nên doanh nghiệp chưa tự sản xuất

được các thành phần nhập khẩu để tăng tỷ lệ thành phần nội địa của sản phẩm lên đểđáp ứng tiêu chuẩn xuất xứđược cấp C/O form A, D.

Tồn tại trong cơ quan cấp C/O

Trên thực tế việc cấp C/O chủ yếu mới chỉ dựa trên các chứng từ hàng hóa mà doanh nghiệp cung cấp, không tiến hành kiểm tra tính xuất xứ của sản phẩm tại nơi sản xuất. Như vậy việc cấp C/O phụ thuộc hoàn toàn vào tính trung thực, chính xác trong các lời khai trên giấy tờ của doanh nghiệp. Việc hướng dẫn khai C/O của cán bộ cấp C/O cho nhà xuất khẩu vẫn còn thiếu sót và không chính xác. Ví dụ:

Trường hợp thứ nhất xảy ra với việc xác định mã số cho hàng hóa nhưng không được hải quan nước nhập khẩu chấp nhận, người mua không nhận

được hàng. Có sai lẫn trong cách khai mã số “ W4602 ” rổ, rá, giỏ, rương, thùng, kệ, lọ song mây với “ W9003-9401 ” bàn ghế song mây trong ô số 8 “ tiêu chuẩn xuất xứ ” của chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam tại Khánh hoà đã làm cho hàng hóa của Xí nghiệp Chế biến Song Mây Xuất khẩu Nha trang - Rapexco - không được hải quan của Italia và Thụy

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9 Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

Trường hợp thứ hai là việc kiểm tra các chứng từ và khai báo của chủ hàng, các cán bộ cấp C/O đã không phát hiện ra những sai sót, những chỗ khai thiếu nên bị hải quan nước nhập khẩu từ chối, yêu cầu kiểm tra lại tính xuất xứ. Đã xảy ra đối với chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam tại Nha trang, khi cấp C/O form A số 84/TONT/94 cấp cho Công ty Sản Xuất Hàng Thủ Công Nha trang đi thị trường Tây ban nha, C/O này đã bị bỏ trống ô số 8, 9, ngày ký xác nhận của Phòng Thương mại trước ngày lập hóa đơn, ô số 12 ký nhận của Công ty Sản Xuất Hàng Thủ Công Nha trang kết quả là lô hàng không được hưởng chếđộưu đãi thuế quan GSP. Trường hợp thứ ba là vấn đề cấp C/O form A cho sản phẩm giày dép, dệt may xuất khẩu sang EU. Các cơ quan cấp C/O phải đối mặt với hai thực trạng khó giải quyết. Một bên là EU sẽ cắt giảm hạn ngạch, mất uy tín thương mại của Việt nam trên thị trường quốc tế nếu Việt nam tiếp tục vi phạm tiêu chuẩn xuất xứ của C/O form A cho hàng hoá xuất khẩu sang EU (như đã nêu trong phần trước), còn một bên là những khó khăn cần thiết phải giải quyết cho các doanh nghiệp. Cơ quan cấp C/O không có điều kiện

để kiểm tra được hết tính xuất xứ của tất cả các lô hàng tại nơi sản xuất mà chỉ dựa trên các chứng từ khai của các doanh nghiệp nên không có cơ sởđể

từ chối cấp C/O nếu chứng từ của họ hợp lệ. Trong thời gian chờ xác minh các lô hàng bị nghi là có man trá trong xuất xứ thì Cơ quan cấp C/O vẫn phải tiếp tục cấp C/O cho các lô hàng mới không thể ngừng việc cấp C/O cho các lô hàng này được, nhưng trong trường hợp lại có sự man trá đối với các lô hàng mới được cấp C/O này thì EU sẽ giảm hoặc cắt ưu đãi thuế quan cho những mặt hàng này.

Tồn tại trong Cơ quan quản lý việc xin và cấp C/O

Bộ Thương mại trong những năm vừa qua chưa ban hành đầy đủ các văn bản về quản lý hoạt động cấp C/O ở Việt nam. Hàng năm không có báo cáo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đầy đủ về tình hình cấp C/O của các tổ chức được nhà nước ủy quyền cấp C/O của Bộ Thương mại. Do đó Bộ Thương mại không nắm vững được những số liệu cấp C/O hàng năm, những vấn đề tồn tại và những vi phạm trong việc xin và cấp C/O. Chỉ khi nào có vấn đề nảy sinh như bị Cơ quan hải quan nước nhập khẩu khiếu nại ở mức độ nghiêm trọng có nguy cơảnh hưởng đến mọi mặt hàng xuất khẩu sang thị trường đó thì Bộ Thương mại mới được biết đến. Cụ thể là hàng giày dép, dệt may và xe đạp xuất sang EU

đã bị Hải quan EU khiếu nại nhiều lần và Vụ Âu mỹ - Bộ Thương Mại mấy năm gần đây đã phải kiểm tra và báo cáo tình hình cấp C/O cho những mặt hàng nói trên. Cũng từ năm 2000 Phòng Thương mại không được cấp C/O form A cho mặt hàng giày dép sang EU nữa, Bộ Thương mại là Cơ quan cấp C/O form A cho mặt hàng này.

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9 Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

Vì có sự lỏng lẻo trong quản lý C/O nên đã có hiện tượng làm giả C/O. C/O form A thường bị làm giả nhiều nhất vì hàng hoá có C/O form A sẽđược giảm thuếở mức cao, có loại còn được miễn thuế. Những kẻ làm C/O giả có thể là ở Việt nam (nước xuất khẩu) hoặc là ở các nước cùng khu vực có sự đồng lõa, cấu kết với gian thương của nước nhập khẩu, hoặc có sự phối hợp tay ba giữa bọn gian lận nước ngoài, nơi có hàng xuất khẩu với gian thương

ở nước nhập khẩu và những kẻ làm giả ở Việt nam để chế tác ra các loại C/O giả. Hàng hóa hoàn toàn do người nước ngoài sản xuất, chở đi từ một cảng ngoài Việt nam đến Châu Âu, người mua và người bán đều ở ngoài Việt nam nhưng bộ C/O, chứng từ kèm theo đều mạo danh, mạo địa điểm, mạo xuất xứ của Việt nam. Cũng có những trường hợp tự tẩy xoá và sửa chữa trên C/O thật đã cấp cho một mặt hàng khác.

Tất cả các trường hợp làm giả đều do ham lợi, vì lợi ích cá nhân, bất chấp mọi quy định làm liều. Mặt khác cũng do quy định của các cơ quan cấp C/O và các cơ quan có liên quan còn lỏng lẻo, có kẽ hở tạo điều kiện cho bọn gian lận lợi dụng kẽ hởđó làm giả C/O.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt Nam" docx (Trang 58 - 62)