NHỮNG ĐIỂM VIỆT NAM CẦN LƯ UÝ KHI ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI GSP CỦA EU.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt Nam" docx (Trang 56 - 58)

I. CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI THUẾ QUAN PHỔ CẬP (GSP) CỦA EU DÀNH CHO VIỆT NAM

NHỮNG ĐIỂM VIỆT NAM CẦN LƯ UÝ KHI ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI GSP CỦA EU.

940350 Đồ dùng buồng ngủ bằng gỗ Miễn Miễn

NHỮNG ĐIỂM VIỆT NAM CẦN LƯ UÝ KHI ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI GSP CỦA EU.

CỦA EU.

Tình hình cấp C/O ở Việt nam

Khi Việt nam ra nhập vào cộng đồng kinh tế thế giới như WTO, AFTA...các quan hệ thương mại giữa Việt nam và các nước trên thế giới ngày càng phát

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9 Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

triển phức tạp hơn nhiều. Việt nam ở vào vị thế kinh thế còn thấp kém, sản phẩm của Việt nam có chất lượng chưa cao hoặc chất lượng cao nhưng chưa có tiềm lực cạnh tranh với sản phẩm hàng hóa của các nước phát triển khác. Vì vậy với Việt nam, việc nghiên cứu và áp dụng một cách tối ưu nhất Hệ

thống GSP và các Hệ thống ưu đãi thuế quan khác là điều rất cần thiết cho quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong thời gian qua, nhu cầu xin cấp C/O của các doanh nghiệp để thực hiện hợp đồng xuất khẩu, thanh toán tiền và nộp thuế...ngày càng tăng. Những loại C/O thường được xin cấp liên tục là;

- C/O form A cấp cho hàng hóa xuất khẩu sang hầu hết các nước cho hưởng GSP với điều kiện về tiêu chuẩn xuất xứ phải đáp ứng đúng, đủ. Do có C/O form A nên việc xâm nhập thị trường để giới thiệu sản phẩm và tăng khối lượng hàng bán của các doanh nghiệp Việt nam được dễ dàng hơn.

- C/O form T cấp cho sản phẩm dệt, may mặc theo Hiệp định về hàng dệt, may giữa Chính phủ Việt nam và Cộng đồng Châu âu - EU (gồm 15 nước). Các sản phẩm xuất khẩu sang các nước này có thể là các sản phẩm không

đạt tiêu chuẩn xuất xứđể cấp form A. Hàng năm Bộ Thương mại sẽ phân bổ

hạn ngạch cho các doanh nghiệp Việt nam, các công ty liên doanh kinh doanh trong lĩnh vực dệt may, khi xin cấp C/O form T doanh nghiệp phải xuất trình bản cấp hạn ngạch này.

- Form hàng dệt thủ công cấp cho hàng dệt thủ công xuất khẩu sang EU theo Nghịđịnh thư D bổ sung Hiệp định mua bán hàng dệt may giữa Việt nam và EU.

- Form O cấp cho cà phê xuất khẩu sang các nước là thành viên của Hiệp hội cà phê quốc tế - ICO. Việt nam thường xuất cà phê sang 15 nước trong số 21 nước thường nhập cà phê là Bỉ, Đức, ý, Anh, Pháp,Tây ban nha, Bồđào nha, Hà lan, áo, Phần lan, Thụy điển, Mỹ, Thụy sỹ, Nhật, úc. Việt nam cũng là thành viên của ICO.

- Form B cấp cho hàng hóa không thuộc loại được hưởng các form đã nêu trên.

Dấu hiệu để phân biệt các mẫu C/O là thông qua màu sắc của mẫu. Ngoài ra trên mẫu đều có ghi chú tên mẫu.

Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt nam là Cơ quan được ủy quyền cấp các loại C/O trừ C/O form D và C/O form A cấp cho mặt hàng giày dép là do Bộ Thương Mại cấp. Phối hợp với Cơ quan Hải quan của Việt nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam chỉ cấp cho các loại hàng hóa mã số có 4 chữ số. Hiện nay mới chỉ có gần 400 mã số HS được cấp. Chủ

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9 Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

thủ công mỹ nghệ (gốm, sứ, mây tre..) cà phê, kim loại. Các doanh nghiệp xin cấp C/O thường là các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp nhẹ hoặc công nghiệp chế biến thực phẩm. Tổng số doanh nghiệp đã đăng ký cấp C/O vào khoảng 700 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp là hội viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam cũng chiếm một tỷ lệđa số.

Số loại form C/O chủ yếu được cấp là 7 loại cho các loại hàng hóa khác nhau về chất lượng và mẫu mã. Số lượng cấp C/O một ngày tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam cao nhất là 110 bộ/ngày, thấp nhất là 10 bộ/ngày (số liệu từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam tại Hà nội). Có thể tham khảo số liệu C/O do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam đã cấp trong 2 năm 2001 & 2002 qua bảng sau là :

Số bộ C/O được cấp trong 2 năm 2001/2002

Địa điểm 2001 2002 Hà nội 21.800 28.0000 Hồ Chí minh 144.304 178.495 Hải phòng 4.054 5.400 Cần thơ 2.900 3.600 Đà nẵng 6.000 6.271 Vũng tàu 830 1.157 Nha Trang 4.600 5.245 Vinh 800 905

Thanh Hoá (chưa được uỷ quyền cấp) 613

Tổng 185.288 229.685

Nguồn Ban pháp chế -VCCI Hà nội

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt Nam" docx (Trang 56 - 58)