9. QUY ĐỊNH VỀ HÀNG THAM GIA HỘI CHỢ TRIỂN LÃM
10.3 Phân loại C/O
Trong thương mại quốc tế ngày nay có rất nhiều loại C/O khác nhau. Do sự đa dạng phong phú của các quan hệ kinh tế, các hệ thống chếđộ, chính sách mà có các loại C/O khác nhau. Có thể phân loại C/O theo các tiêu thức như
theo mẫu (form), theo quy định của các chếđộ sử dụng, theo mục đích tác dụng, theo cơ quan có thẩm quyền cấp, theo quy định của các nước nhập khẩu và ở Việt nam thường có các loại C/O sau :
Phân loại theo mẫu in sẵn
Form A: là form cấp cho hàng hoá xuất khẩu từ Việt nam sang các nước cho hưởng ưu đãi trong Hệ thống ưu đãi phổ cập GSP, đáp ứng các yêu cầu quy định về xuất xứ của các nước cho hưởng GSP.
Form B: Là Form cấp cho mọi hàng hoá có xuất xứ từ Việt nam không nhằm mục đích nào khác ngoài việc chứng thực xuất xứ Việt nam của hàng hoá.
Form C: Là form cấp cho hàng hoá các nước thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam á - ASEAN xuất khẩu sang các nước thành viên khác theo Thoả thuận thương mại ưu đãi PTA (Preferential Trading Arrangement) giữa các nước thành viên này, quy định trong Hiệp định ký kết tại Manila ngày 24/2/19977 và trong Nghịđịnh thư về mở rộng ưu đãi thuế quan theo Thoả thuận PTA ngày 15/12/1987. (Hiện nay form C không dùng nữa mà thay thế bằng form D).
Form D: Là form cấp cho hàng hoá có xuất xứ ASEAN để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung - CEPT (Common Effective Preferential Tariff) ký ngày 28/1/1992 tại Singapore giữa các nước thành viên ASEAN - AFTA (ASEAN Free Trading Area) và Việt nam đã ký tham gia vào ngày 15/12/1995 tại Bangkok.
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9 Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam
Form T: Là form cấp cho hàng dệt, may mặc được sản xuất, gia công tại Việt nam xuất khẩu sang các nước có ký kết Hiệp định hàng dệt may với Việt nam (nếu có quy định).
Form hàng dệt thủ công: Là form cấp cho các loại hàng dệt thủ
công được xuất khâủ sang cộng đồng Châu âu - EU theo nghịđịnh thư D bổ sung cho Hiệp định hàng dệt may giữa Việt nam và EU.
Form O: Là form cấp cho mặt hàng cà phê từ các nước xuất khẩu là thành viên của Hiệp hội cà phê quốc tế (ICO - International Coffee Organization) sang các nước nhập khẩu cũng là thành viên của ICO.
Form X: Là form cấp cho mặt hàng cà phê từ các nước xuất khẩu là thành viên của Hiệp hội cà phê quốc tế ICO sang các nước nhập khẩu không phải là thành viên của ICO.
Các loại form khác cấp cho sản phẩm xuất khẩu có xuất xứ Việt nam sang các nước nhập khẩu theo quy định riêng của nước nhập khẩu. Ví dụ Form 59A của Newzealand, Form Mehico....
Phân loại theo quy chế áp dụng
- C/O quy định trong Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP: Form A - C/O quy định trong các Hiệp định về hàng dệt, may ký kết giữa các nước tham gia Hiệp định: Form T, Form hàng dệt thủ công.
- C/O quy định trong Hiệp định về cà phê quốc tế - ICA (International Coffee Agreement) của Hiệp hội cà phê quốc tế ICO : Form O, Form X. - C/O theo quy định trong Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT của các nước ASEAN : Form D.
- C/O theo thoả thuận thương mại ưu đãi - PTA giữa các nước thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam á - ASEAN : Form C.
Theo mục đích của việc xin và cấp C/O
- Nhằm mục đích để hàng hoá xuất khẩu được hưởng ưu đãi thuế quan của nước nhập khẩu.
Ví dụ:
- C/O Form A cấp cho hàng hoá đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ qui định để
hưởng ưu đãi thuế quan của các nước nhập khẩu quy định trong Hệ thống. - C/O Form D cấp cho hàng hoá đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ qui định trong Hiệp định chung giữa các nước ASEAN.
Nhằm mục đích quản lý hạn ngạch nhập khẩu hàng hóa từ các nước xuất khẩu đã được phân bổ như
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9 Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam
- C/O Form T cấp cho hàng dệt may xuất khẩu của các nước được điều chỉnh bằng Hiệp định ký kết giữa các bên nhằm để quản lý thực hiện hạn ngạch về số lượng, hay trị giá của hàng dệt may được phân bổ.
- C/O Form O cấp cho mặt hàng cà phê xuất khẩu sang các nước nhập khẩu cũng là thành viên của ICO, nhằm để quản lý số liệu cà phê thực xuất từ các nước xuất khẩu của ICO.
Nhằm mục đích kiểm soát thông thường về nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá mà không nhằm mục đích khác như:
- C/O Form B của Việt nam. - C/O của các nhà sản xuất.
- C/O của các khu công nghiệp và khu chế xuất.
Theo Cơ quan cấp:
Do cơ quan có thẩm quyền thuộc Chính phủ cấp như:
- C/O form D và C/O form A cho hàng giày dép vào EU ở Việt nam hiện nay do Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực - trực thuộc Vụ xuất nhập khẩu của Bộ Thương mại cấp.
- Ở Brunei là Bộ Công nghiệp và Tài nguyên, ở Singapore là Hội Đồng Phát Triển Thương Mại, ở Philippine là Cơ quan Hải quan, ở Nhật bản là Bộ
Thương Mại và Công nghiệp Nhật bản cấp.
Do cơ quan phi Chính phủ, các Hiệp hội kinh tếở các nước cấp như:
- Các C/O form A trừ mặt hàng giày dép, B, O, X, T ở Việt nam do Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt nam cấp.
- Tại Bỉ, một số C/O do Hiệp hội nghề nghiệp cấp theo phạm vi được ủy quyền.
Do người sản xuất cấp:
Khi trong hợp đồng buôn bán quốc tế không qui định C/O phải do cơ quan có thẩm quyền cấp thì C/O có thể do nhà sản xuất cấp và phải có bằng chứng kèm theo chứng minh tính chân thực của giấy chứng nhận xuất xứđã cấp.