5. ĐIỀU KIỆN HƯỞNG GSP
5.2.2 Tiêu chuẩn xuất xứ có thành phần nhập khẩu
Những sản phẩm được làm từ nguyên phụ liệu, bộ phận nhập khẩu bao gồm cả những sản phẩm được chế tạo toàn bộ hay từng phần từ nguyên phụ liệu, thành phần nhập khẩu hay không rõ nguồn gốc được gọi là “ những sản phẩm có thành phần nhập khẩu ” thoả mãn xuất xứ theo GSP nếu chúng đã trải qua quá trình gia công chế biến đầy đủ (theo quy định của các nước cho hưởng) tại nước xuất khẩu được hưởng.
Quá trình gia công chế biến được coi là đầy đủ nếu nó làm thay đổi tính chất
đặc trưng hay đặc tính của nguyên phụ liệu sử dụng ở mức độđáng kể. Hai tiêu chuẩn được sử dụng để xác định sản xuất và chế biến đầy đủ qua đó sản phẩm thay đổi về chất là: tiêu chuẩn về gia công chế biến và tiêu chuẩn phần trăm.
Tiêu chuẩn gia công chế biến
Tiêu chuẩn này được các nước trong khối EU, Nhật, Nauy và Thụy sỹ áp dụng. Theo quy định của tiêu chuẩn này, các nguyên phụ liệu, bộ phận hay thành phần nhập khẩu được coi là đã trải qua quá trình gia công chế biến đầy
đủ khi sản phẩm thu được nằm trong hạng mục thuế quan HS bốn số khác với hạng mục thuế quan của các nguyên phụ liệu, bộ phận hay thành phần nhập khẩu ban đầu (được gọi tắt là tiêu chuẩn thay đổi hạng mục thuế quan). Tuy nhiên, đối với một số sản phẩm sự thay đổi hạng mục thuế quan không phải bao giờ cũng là kết quả của một quá trình gia công chế biến đầy đủ
(hay ngược lại trong một số trường hợp, một quá trình gia công chế biến đầy
đủ đã diễn ra nhưng lại không diễn ra sự thay đổi hạng mục thuế quan của sản phẩm). Do tính chất đa dạng phức tạp của các quy định gia công chế
biến đầy đủ nên các nước cho hưởng đã lập một bảng kê các quá trình gia công chế biến cần thiết đối với các nguyên phụ liệu nhập khẩu để sản phẩm
được sản xuất ra đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ. Đối với các sản phẩm nằm trong Bảng kê, yêu cầu cơ bản về thay đổi hạng mục thuế quan phải được thực hiện chỉ khi điều đó được yêu cầu cụ thể trong Bảng. Bảng kê có “ phần giới thiệu ” giải thích một số từ ngữ sử dụng trong đó cũng như những quy định cụ thể chi tiết thêm cho một số sản phẩm, chẳng hạn như trong chương về hàng dệt. Cần lưu ý rằng các quy định trong “ phần giới thiệu ”
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9 Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam
cũng được áp dụng, một cách tương ứng, cho tất cả các sản phẩm sản xuất ra mà có sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu ngay cả khi chúng không phải thỏa mãn những điều kiện đặc biệt trong Bảng, nhưng thay vào đó, vẫn phải thỏa mãn quy định về thay đổi hạng mục thuế quan.
Một số quy định trong Bảng kê của EU
Mã HS Hàng hóa, sản phẩm
Các quá trình gia công chế biến phải được tiến hành đối với nguyên vật liệu nhập khẩu đểđạt được tiêu chuẩn xuất xứ
(1) (2) (3)
6401 Giày dép Sản xuất từ các nguyên phụ liệu nhập khẩu có mã số HS bất kỳ nào nhưng không được sử
dụng các bộ phận định hình phi kim loại nhập khẩu dành cho giày thuộc hạng mục thuế quan số 6406. Trích trong chương 85 Máy móc thiết bịđiện tử và các bộ phận của chúng: máy ghi âm,đầu video, các linh kiện kèm theo. Quá trình sản xuất phải đạt:
Giá trị của toàn bộ nguyên phụ liệu nhập khẩu sử dụng không vượt quá 40% giá trị xuất xưởng của sản phẩm; và
Trong tỷ lệ giới hạn 40% đó, tỷ lệ giá trị của nguyên phụ liệu có cùng số HS với sản phẩm chỉ chiếm nhiều nhất là 5% giá trị tại xưởng của sản phẩm. Trích trong chương 62 áo khoác (jackét), bông Quá trình sản xuất phải trải qua 4 lần chế biến đầy đủ sau:
Bông nguyên liệu được trải sạch để chuẩn bị
kéo thành sợi Kéo ra sợi bông Dệt thành vảI Cắt may thành áo Qui định trong cột 3 được hiểu như sau:
- Đối với mặt hàng giày dép có thểđược sản xuất từ nguyên phụ liệu nhập khẩu có số hạng mục thuế quan khác nhau, ngoại trừ những bộ phận định hình kim loại dành cho giày dép thuộc hạng mục thuế quan số 6406 (các bộ
phận của giày dép, đế trong của giày dép có thể tháo rời, đệm gót giày và các sản phẩm tương tự).
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9 Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam
- Còn đối với một số máy móc thiết bịđiện tử cho phép được sử dụng các nguyên phụ liệu nhập khẩu có cùng mã số HS với sản phẩm sản xuất cuối cùng nhưng giá trị các thành phần đó không vượt quá 5% giá trị xuất xưởng của sản phẩm.
- Đối với hầu hết các sản phẩm may mặc, quần áo không phải do đan hoặc móc thuộc chương 62, bảng kê yêu cầu phải được sản xuất từ sợi, điều đó có nghĩa là sử dụng vải nhập khẩu không được coi là có xuất xứ từ nước được hưởng.
Đối với một số sản phầm nằm trong Bảng kê, điều kiện phải thỏa mãn quy
định rằng trị giá nguyên phụ liệu nhập khẩu không được vượt quá một tỷ lệ
phần trăm của trị giá thành phần. Thông thường trị giá hàng xuất khẩu sẽ được tính như sau:
Trị giá hàng xuất = trị giá nguyên phụ liệu nhập khẩu + trị giá thành phẩm (không kể phụ liệu nhập khẩu) + trị giá tính thuế hải quan.
Trong đó:
- Trị giá nguyên phụ liệu nhập khẩu: tính bằng giá tính thuế hải quan tại thời điểm nhập khẩu hoặc giá mua đầu tiên của chúng tại nước đó.
- Trị giá thành phẩm: là giá xuất xưởng của thành phẩm (giá FOB đối với Nhật bản) trừđi mọi khoản thuế.
Các quy trình công việc đơn giản mà hầu hết các nước cho hưởng không chấp nhận để cho hưởng quy chế về xuất xứ là:
a)Các công việc bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển và lưu kho (thông gió, trải ra, sấy khô, làm lạnh, muối, lưu hóa hay xử lý dung dịch, loại bỏ phần hỏng và các công việc tương tự khác);
b)Các công việc đơn giản như lau bụi, sàng lọc, phân loại, so (bao gồm cả
việc xếp thành bộ), lau chùi, sơn, chia cắt;
c)Thay đổi bao bì đóng gói và tháo dỡ hay ghép các lô hàng. Cho vào chai, túi, cặp, hộp....và các công việc đóng gói khác;
d)Gắn mác, nhãn hiệu hay ký hiệu để phân biệt hàng hóa sản phẩm hay bao bì đóng gói của chúng;
e)Công việc gá ráp sản phẩm cùng hay khác loại, khi mà một hay nhiều bộ
phận của sản phẩm gá ráp không thỏa mãn quy định làm cho chúng có khả
năng được coi như là sản phẩm xuất xứ;
f)Việc lắp ráp đơn giản các bộ phận hay sản phẩm để tạo thành một sản phẩm;
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9 Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam
h)Giết thịt động vật (riêng Nhật bản không coi việc giết thịt động vật là công việc đơn giản).
Tiêu chuẩn phần trăm (tỷ trọng)
Tiêu chuẩn này được nhiều nước áp dụng như Mỹ, EU, Canada...Có nước thì quy định một tỷ lệ phần trăm tối đa cho trị giá nguyên phụ liệu, bộ phận, thành phần nhập khẩu (hay không rõ xuất xứ) có thểđược sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu, có nước thì quy định một tỷ lệ phần trăm tối thiểu cho trị giá nguyên phụ liệu trong nước và chi phí gia công.. phải sử
dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Tỷ lệ phần trăm được các nước cho hưởng áp dụng rất triệt để. (Bảng tóm tắt các quy tắc về tiêu chuẩn tỷ trọng - xem phụ lục 1)
Tiêu chuẩn xuất xứ cộng gộp
Về nguyên tắc, các chếđộ GSP dựa trên khái niệm xuất xứ của từng nước, nghĩa là các qui định về xuất xứ phải được thoả mãn tại một nước xuất khẩu
được hưởng đồng thời cũng là nước sản xuất ra thành phẩm liên quan. Tuy nhiên, trong chương trình của một số nước cho hưởng, các qui định này
được nới rộng, cho phép một sản phẩm có thểđược sản xuất tại một nước
được hưởng với nguyên phụ liệu, thành phần và bộ phận nhập khẩu từ các nước được hưởng khác thì các nguyên phụ liệu nhập khẩu này sẽđược coi như có xuất xứ tại nước được hưởng đó. Việc hưởng xuất xứ cộng gộp được áp dụng theo phạm vi và các điều kiện khác nhau. Theo hệ thống cộng gộp, tiến trình gia công hay trị giá gia tăng thêm nằm ngoài một nước được hưởng có thểđược cộng thêm vào (hay cộng gộp vào) nhằm xác định xem sản phẩm xuất khẩu có thoả mãn được hưởng GSP hay không.
Ví dụ: quá trình dệt sợi theo hệ thống cộng gộp có thể là:
- Phần đầu của quá trình dệt có thể tiến hành tại một nước A được hưởng. - Phần sau của quá trình dệt có thể tiến hành tại một nước được hưởng khác và vải sẽđược cộng gộp từ hai quá trình trên để tính mức độ thoả mãn được hưởng GSP. Theo các quy định của EU, sự cộng gộp được quy định trên cơ
sở một khu vực địa lý.
Có hai chính sách về cộng gộp: Cộng gộp toàn thể và cộng gộp từng phần. - Chính sách cộng gộp toàn thể coi tất cả các nước được hưởng như là một khu vực kinh tế, tất cả giá trị gia tăng hoặc quá trình gia công trong khu vực có thểđược cộng gộp với nhau để thoả mãn các qui định về xuất xứđối với sản phẩm xuất khẩu sang một nhóm nước như: úc, Niudilân, Canada, Nga và các nước Đông âu.
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9 Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam
- Chính sách cộng gộp từng phần quy định trên một số khu vực địa lý. Chẳng hạn, ba khối kinh tế theo khu vực địa lý của các nước được hưởng,
được sử dụng chế độ cộng gộp của EU là: Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN - Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippine, Việt nam...); thị trường trung Trung Mỹ (CACM - Costa Rica, Goatêmala, El Salvador, Honduras, Panama và Nicaragua) và khối Andean (thỏa thuận Cartagena-Bolivia, Colombia, Ecuador, Peru và Venezuela).. Các nước được hưởng trong cùng một khối kinh tế, khu vực muốn được áp dụng các quy định về xuất xứ cộng gộp phải thông báo trước cho nước cho hưởng ưu đãi và những biện pháp sẽ được khối tiến hành để đảm bảo thực hiện các quy định về xuất xứ cộng gộp và chỉ được áp dụng khi thông báo được chấp nhận. Nước xuất khẩu sau cùng có trách nhiệm bảo đảm rằng nguyên phụ liệu cộng gộp thực tế có xuất xứ theo quy định về xuất xứ GSP của nước hàng đến.
Ví dụ: EU quy định bơ ca cao (hạng mục 1804) phải được sản xuất từ hạt ca cao và tiến trình sản xuất phải được tiến hành tại một nước được hưởng. áp dụng về quy định cộng gộp, nước được hưởng A có thể trồng cacao và cung cấp chúng cho nước được hưởng B để chế thành bơ. Bơ chế biến ra sẽđược hưởng GSP của EU nếu hai nước được hưởng A và B này đều là thành viên trong cùng một khối nước nêu trên. Nước xuất xứ của hàng hóa sẽ là nước có phần trị giá hàng hóa cao hơn nước kia.
Quy định cộng gộp này cũng cho phép việc vận chuyển qua các nước thành viên khác của cùng một khối mà không bị vi phạm quy định về vận tải. Như
vậy, theo quy định của EU, giấy chứng nhận xuất xứ form A cho sản phẩm hưởng ưu đãi theo quy định cộng gộp được cấp trên cơ sở những giấy chứng nhận xuất xứ form A đã được cấp từ trước tại các nước thành viên cho các nguyên phụ liệu và hoặc các bộ phận xuất xứ.
(Bảng tóm tắt quy tắc xuất xứ cộng gộp - xem phụ lục số 1)
Tiêu chuẩn xuất xứ nước bảo trợ.
Một số nước như EU, úc, Canada, Nhật bản, Niudilân, Nga và các nước
Đông âu áp dụng quy định cho phép sản phẩm (nguyên phụ liệu, các bộ
phận) sản xuất tại nước này khi cung cấp cho một nước được hưởng và được sử dụng tại nước đó trong quá trình gia công sản xuất, được coi là có xuất xứ
của nước được hưởng để xem sản phẩm cuối cùng có đủđiều kiện hưởng ưu
đãi GSP không. Riêng Nhật bản, quy định này không áp dụng đối với một số
sản phẩm nên khi xuất hàng sang Nhật bản cần nghiên cưú rõ danh sách những mặt hàng nào được và không được áp dụng.
Ví dụ: Colômbia xuất khẩu dây điện sang Canada, nguyên vật liệu sử dụng gồm thép của Mỹ (20% giá xuất xưởng), cao su của Malaisia (30%) và 50% là trị giá nguyên phụ liệu và lao động của Colômbia. Dây điện sẽ không đủ
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9 Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam
điều kiện để được hưởng GSP vì thành phần nhập khẩu vượt quá 40%. Tuy nhiên nếu dùng thép nhập của Canada thì sẽ đủ điều kiện để hưởng GSP theo quy định về phần trị giá của nước cho hưởng vì lúc đó thành phần nhập khẩu chỉ còn 30% giá xuất xưởng.
Sản phẩm được sản xuất tại nước được hưởng với nguyên phụ liệu nhập khẩu từ nước cho hưởng sẽ giảm được tỉ lệ % hàng nhập khẩu hoặc được coi là có xuất xứ từ nước được hưởng với điều kiện phải có bằng chứng phụ - như EU yêu cầu - là ngoài giấy chứng nhận xuất xứ form A thông thường người xuất khẩu phải xuất trình giấy chứng nhận nguyên phụ liệu hay thành phần nhập khẩu từ nước cho hưởng liên quan. Giấy chứng nhận này thường do Cơ quan Hải quan của nước cho hưởng có liên quan cấp khi nguyên phụ
liệu hay bộ phận được xuất khỏi nước đó.