Một số mẫu (Form) chủ yếu và cách kha

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt Nam" docx (Trang 39 - 44)

9. QUY ĐỊNH VỀ HÀNG THAM GIA HỘI CHỢ TRIỂN LÃM

10.4Một số mẫu (Form) chủ yếu và cách kha

Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) phải được khai bằng tiếng Anh và đánh máy (trừ một số trường hợp do yêu cầu của hàng hóa và L/C). Nội dung khai phải phù hợp với quy định của hợp đồng hay thư tín dụng (L/C) và các chứng từ

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9 Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

chứng nhận xuất xứ của Công ty giám định hàng hoá xuất nhập khẩu (thường là Form D).

Cách khai Form A, B, D

Ô số 1:Đánh tên giao dịch của đơn vị xuất khẩu, địa chỉ, tên nước xuất khẩu. Tên đó phải trùng với tên của đơn vị lập hoá đơn thương mại.

Ô số 2: Đánh tên người nhận/mua hàng, địa chỉ, tên nước. Tên đó phải khớp với tên người mua hàng ghi trên hóa đơn thương mại. Ngoài ra trong một số trường hợp nếu hợp đồng hay L/C quy định hàng gửi cho người thứ 3 theo lệnh của người nhận/ mua hàng thì đánh chữ “To order” hay “To order of”.

Ô số 3: Đánh tên phương tiện vận tải (nếu là hàng gửi bằng máy bay thì đánh chữ By Air, nếu hàng gửi bằng đường biển thì đánh tên tàu) + từ cảng nào? đến cảng nào?

Ô số 4: Thường là để trống

Form A: Là ô dành cho Cơ quan có thẩm quyền đóng dấu “RETROSPECTIVELY ” hoặc “ DUPLICATE” khi C/O được cấp sau khi giao hàng hoặc được cấp lại; hoặc để Cơ quan Hải quan nước nhập khẩu ghi chấp nhận cho hưởng ưu đãi lô hàng này hay không.

Form D: Sau khi nhập khẩu hàng hoá, Cơ quan Hải quan tại cảng hoặc địa

điểm nhập khẩu đánh dấu thích hợp trước khi gửi lại cho Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực đã cấp C/O form D này.

Ô số 5:

Form A + B : Đánh số thứ tự của hàng hoá (nếu lô hàng có nhiều loại hàng hoá khác nhau).

Form D: Đánh danh mục hàng hoá xuất khẩu (01lô hàng, đi 01 nước, trong một thời gian).

Ô số 6:

Form A, D: Đánh tên mã hàng, số kiện (nếu có).

Form B: Đánh tên, mô tả hàng hoá xuất khẩu phù hợp với tên hàng và mô tả

trong hợp đồng hay L/C.

Ô số 7:

Form A, D: Đánh số, loại của các kiện hàng, mô tả hàng hoá bao gồm số

lượng và mã hệ số của nước nhập khẩu hoặc theo quy định của hợp đồng hay L/C.

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9 Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

Ô số 8:

Form A, D: Ghi tiêu chuẩn xuất xứ của hàng hóa. Form A quy định như sau:

Đối với hàng hóa có xuất xứ toàn bộ xuất khẩu sang tất cả các nước cho hưởng ưu đãi ghi chữ “P”, trường hợp hàng xuất khẩu sang úc hoặc Niudilân có thểđể trống.

Đối với hàng hóa có thành phần nhập khẩu đã trải qua công đoạn gia công chế biến đầy đủ khi xuất sang các nước ghi như sau:

- Hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ có xuất xứ từ một nước ghi chữ “ Y ” và tỷ lệ

% của chi phí hoặc giá trị của các nguyên vật liệu nội địa và chi phí gia công chế biến trực tiếp so với giá bán tại xưởng của hàng xuất khẩu (Tỷ lệ % nội

địa của sản phẩm). Ví dụ: Y35% nghĩa là trong đó 35% là tỷ lệ phần trăm nội địa của sản phẩm.

Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ từ một nước được hưởng

ưu đãi của Mỹ, ghi chữ “ Z ” và tỷ lệ % nội địa của sản phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hàng hóa xuất khẩu sang Canada đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ trải qua quá trình gia công chế biến từ hai hay nhiều nước được hưởng ưu đãi của Canada ghi chữ “ G ” các trường hợp khác ghi chữ “ F ”.

- Hàng hóa xuất khẩu sang áo, Phần lan, Nhật bản, Nauy, Thụy sỹ và các nước EU ghi chữ “ W ” và mã số HS 4 số của hàng xuất khẩu. Ví dụ

“W9618”.

- Hàng hóa xuất khẩu sang Nga và các nước Đông âu đã trải qua quá trình gia công chế biến làm tăng giá trị của sản phẩm tại nước được hưởng ưu đãi

đánh chữ “ Y ” và tỷ lệ % của giá trị các nguyên liệu phụ kiện nhập khẩu trong giá FOB của hàng hóa xuất khẩu. Đối với sản phẩm thu được từ một nước được hưởng ưu đãi và được gia công chế biến từ một hay nhiều nước

được hưởng ưu đãi khác đánh chữ “ PK ”.

- Đối với úc và Niudilân không yêu cầu điền vào ô này chỉ cần khai hợp lệở

ô số 12 là đủ.

Form D quy định như sau:

- Hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ toàn bộ tại Việt nam thì đánh chữ “X”

- Hàng hóa có thành phần nhập khẩu thỏa mãn quy định về xuất xứ của Hiệp

định chung CEPT tức là phần trăm hàm lượng nội địa phải không dưới 40% giá trị FOB của sản phẩm xuất khẩu thì đánh rõ số phần trăm hàm lượng nội

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9 Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

- Hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ cộng gộp đáp ứng quy định về xuất xứ của Hiệp định CEPT thì ghi rõ số phần trăm của hàm lượng có xuất xứ cộng gộp ASEAN đó.

Form B: Đánh số hóa đơn thương mại

Ô số 9:

Form A: Đánh trọng lượng toàn bộ hay số lượng của lô hàng.

Form B: Để trống để Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam xác nhận và đóng dấu.

Form D: Đánh trọng lượng cả bì hoặc số lượng và giá trị khác (giá FOB).

Ô số 10: Form A, D đánh số và ngày của hoá đơn thương mại.

Ô số 11: Form A để trống để Cơ quan cấp C/O xác nhận.

Ô số 12: Form A đánh :

Dòng thứ nhất ghi tên nước nơi hàng hóa đã được sản xuất ra. Dòng thứ hai đánh tên nước nhập khẩu dành ưu đãi cho lô hàng.

Dòng thứ ba đánh nơi khai, ngày tháng năm và chữ ký đóng dấu của

đơn vị xuất khẩu. Form D để trống

Cách khai Form hàng dệt, may mặc và hàng dệt thủ công vào EU

Ô số 1:Đánh tên giao dịch của đơn vị xuất khẩu, địa chỉ, tên nước xuất khẩu.

Ô số 2: Ghi số tham chiếu (Do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam cấp).

Form hàng dệt, may:

Ô số 3:Đánh năm thực hiện hạn ngạch của lô hàng xuất khẩu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ô số 4: Đánh số cat (caterogy) của sản phẩm xuất khẩu phù hợp với số cat qui định cho hàng dệt, may xuất khẩu vào EU.

Ô số 5:Đánh tên và địa chỉ, tên nước của người nhận hàng.Trong trường hợp hợp đồng hay L/C có quy định trước thì đánh chữ “To order” hoặc “To order of ”.

Ô số 6:Đánh tên nước xuất xứ của sản phẩm.

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9 Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

Ô số 8:Đánh nơi và ngày xếp hàng, phương tiện vận chuyển.

Ô số 9:Đánh nội dung ghi chú thêm theo những quy định riêng như:

- Khi hàng thuộc hạn ngạch công nghiệp đánh “Industrial Quota ”. - Nếu hàng thuộc hạn ngạch của GSP đánh “ GSP quota”.

- Nếu hàng tham gia triển lãm đánh “ EXHIBITION ”.

- Trường hợp hàng thuộc hạn ngạch thông thường thì để trống để Cơ quan cấp C/O xác nhận và đóng dấu “DUPLICATE” khi cấp lại hoặc “RETROSPECTIVELY” trong trường hợp C/O được cấp sau khi hàng đã gửi.

Ô số 10:Đánh ký mã hiệu, số kiện, cách đóng gói, mô tả hàng hóa phù hợp với qui định của hợp đồng hay L/C.

Ô số 11:Đánh số lượng hàng hoá xuất khẩu.

Ô số 12: Trị giá FOB của lô hàng.

Ô số 13: Để trống để Cơ quan có thẩm quyền ký đóng dấu xác nhận.

Ô số 14: Ghi tên và địa chỉ của Cơ quan cấp C/O.

Form hàng dệt thủ công:

Ô số 4:Đánh tên nước xuất xứ của sản phẩm xuất khẩu.

Ô số 5:Đánh tên nước hàng đến.

Ô số 6:Đánh nơi và ngày xếp hàng, phương tiện vận chuyển .

Ô số 7:Đánh các thông sốđược bổ sung khi được yêu cầu.

Ô số 8:Đánh số thứ tự, ký mã hiệu, số và loại bao bì, mô tả hàng hoá.

Ô số 9:Đánh số lượng hàng xuất khẩu.

Ô số 10:Đánh trị giá lô hàng theo giá FOB bằng đơn vị tiền tệ qui

định trong hợp đồng thương mại.

Ô số 11: Chứng nhận của Cơ quan có thẩm quyền

Ô số 14: Ghi tên và địa chỉ của Cơ quan cấp C/O.

Cách khai form O,X:

Ô số 1: Form O ghi thời hạn hiệu lực của C/O đó. Form X ghi tên và địa chỉ người xuất khẩu.

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9 Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam

Ô số 2: Form O đánh số tham chiếu do Cơ quan cấp C/O, mã nước (mã nước của Việt nam là 145), mã cảng (mỗi cảng có một mã riêng) và số thứ tự của C/O (là ô số 3 của Form X).

Form X ghi tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ô số 3: Form O đánh tên nước sản xuất (ô số 4 của Form X).

Ô số 4: Form O đánh tên nước đến (ô số 5 của Form X).

Ô số 5: Form O đánh tên tầu hoặc các phương tiện vận tải khác (ô số 6 của Form X).

Ô số 6: Form O đánh tên cảng xếp hàng lên tàu, các cảng trung gian (ô số 7 của Form X).

Ô số 7: Form O đánh ngày xếp hàng (ô số 8 của Form X).

Ô số 8: Form O để trống (ô số 9 của Form X).

Ô số 9: Form O đánh tên cảng đến hay điểm hàng đến (ô số 10 Form X).

Ô số 10: Form O đánh mã hiệu của lô hàng đã đăng ký với Hiệp hội Cà phê quốc tế - ICO (bao gồm mã nước, mã ICO, số thứ tự của lô hàng xuất khẩu của đơn vị xuất khẩu và các mã khác nếu có) - (ô số 11 của Form X).

Ô số 11: Form O đánh số bao hoặc số côngtơnơ của lô hàng (ô số

12 của Form X).

Ô số 12: Form O đánh dấu mô tả cà phê (lô cà phê xanh, cà phê rang hay hoà tan hoặc loại khác) (ô số 13 của Form X).

Ô số 13: Form O ghi trọng lượng tịnh (ô số 14 Form X).

Ô số 14: Form O ghi đơn vị trọng lượng của mỗi bao theo kg hay theo cân Anh (Theo tiêu chuẩn của ICO mỗi bao nặng 60 kg) (ô số 15 của Form X).

Ô số 15: Form O ghi các thông tin khác có liên quan nếu có (ô số

16 của Form X).

Ô số 16: Form O dành cho Cơ quan Hải quan nơi xuất hàng xác nhận (ô số 17 của Form X).

Ô số 17: Form O dành cho Cơ quan có thẩm quyền ký và đóng dấu (ô số 18 của Form X).

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt Nam" docx (Trang 39 - 44)