6.1 Quy định áp dụng tại các nước được hưởng:
- Đơn xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ form A; - Cấp giấy chứng nhận xuất xứ formA;
- Cấp các bản sao giấy chứng nhận xuất xứ (được in bằng mực đỏ chữ
DUPLICATE hay DUPLICATA tại ô số 4 của form A);
- Cấp giấychứng nhận xuất xứ form A tạm thời hoặc cấp chậm (nếu có); - Các giấy tờ khác có thể yêu cầu tùy theo từng trường hợp cụ thể.
6.2 Quy định áp dụng tại các nước cho hưởng
- Thời hạn xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ form A
EU yêu cầu giấy chứng nhận xuất xứ form A phải được xuất trình tại Cơ
quan Hải quan nơi hàng hóa được làm thủ tục hải quan trong 10 tháng kể từ
ngày cấp;
- Xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ form A sau khi hết thời hạn quy định
EU và Thụy sỹ quy định rằng giấy chứng nhận xuất xứ form A có thểđược chấp nhận khi hết thời hạn quy định vì lý do bất khả kháng hay những hoàn cảnh ngoại lệ khác. Ngoài ra Cơ quan Hải quan nước cho hưởng có thể chấp nhận những giấy chứng nhận xuất xứ đó với điều kiện hàng hóa được xuất trình cho họ trước khi hết thời hạn quy định.
- Sự khác biệt giữa lời khai trong giấy chứng nhận xuất xứ và trong các chứng từ khác.
Việc phát hiện ra những sự khác biệt nhỏ giữa lời khai của giấy chứng nhận xuất xứ và các chứng từđược trình làm thủ tục hải quan khi nhập khẩu hàng không làm cho giấy chứng nhận xuất xứ mất giá trị hay không có hiệu lực, bảo đảm rằng giấy chứng nhận xuất xứ phù hợp với hàng hóa.
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9 Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam
- Cấp và chấp thuận việc thay đổi giấy chứng nhận xuất xứ form A bởi EU, Nauy và Thụy sỹ.
Các nước này chấp thuận việc thay đổi giấy chứng nhận xuất xứ form A do hải quan của một nước bất kỳ trong các nước này cấp trên cơ sở giấy chứng nhận xuất xứ form A do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu được hưởng cấp, bảo đảm rằng mọi quy định về quá cảnh được tuân thủ. Giấy chứng nhận xuất xứ thay thế sẽ nêu tên nước hàng hóa có xuất xứ và sẽđược ghi chữ “ Replacement Certificate ” hay “ Certificat de Replacement”. ∗ Quy định riêng về hàng gửi với số lượng nhỏ hay hàng gửi qua bưu điện:
Các nước cho hưởng GSP đều đơn giản hóa quy định về chứng từ đối với hàng gửi với số lượng nhỏ (hàng mang theo người của khách du lịch, hàng gửi cá nhân) hay hàng gửi qua bưu điện. Giới hạn trị giá của các lô hàng này khác nhau theo từng nước và thông thường giao động từ khoảng vài trăm tới khoảng 2 ngàn Đôla Mỹ.