Tranh chấp người bán giao hàng chậm

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học ở Việt Nam và phương pháp giải quyết” pdf (Trang 54 - 62)

II I CÁC LOẠI TRANH CHẤP DO NGƯÒI BÁN VI PHẠM HỢP ĐỒNG

2. Tranh chấp do người bán vi phạm nghĩa vụ giao hàng 1 người bán không giao hàng

2.2. Tranh chấp người bán giao hàng chậm

Khi giao hàng chậm, các thương nhân nước ngoài đưa ra nhiều lý do khác nhau như: bất khả kháng, bất khả kháng dây chuyền, nhà máy không sản xuất đủ hàng, lỗi do người chuyên chở v.v... Ngoài ra còn nguyên nhân chủ

quan, người bán cố tình giao hàng chậm mỗi khi giá hàng biến động có lợi cho họ, như đã trình bày ở trên, thường thì các doanh nghiệp Việt Nam chịu thiệt thòi vì các công ty nước ngoài không chấp nhận khi đưa điều khoản phạt do giao hàng chậm. Sau đây là vụ án liên quan đến tranh chấp giữa nhiều bên.

Vụ việc 7

Ngày 25/10/1997 Tổng công ty lương thực Miền Nam (Vinafood) ký hợp đồng với công ty Kolon của Hàn Quốc mua 20.000 MT +/- 10% DAP rời của Hoa Kỳ, đơn giá 238 USD/MT CFR-FO, Inconterm 1990 một cầu cảng an toàn thành phố Hồ Chí Minh, thanh toán bằng thư tín dụng chứng từ không huỷ ngang trả tiền ngay, giao hàng chậm nhất 05/11/1997, người bán thuê tàu

không quá 25 tuổi, có đủ khả năng đi biển, ngân hàng mở L/C là Vietcombank-Chi nhánh Hồ Chí Minh, ngân hàng thông báo L/C First Bank Korea, Seoul, người mua chịu phí bảo hiểm.

Thực hiện hợp đồng, ngày 30/10/1997 Kolon đã ký hợp đồng với công ty Hoa Kỳ có tên US Chem Resources Inc để mua 20.000 MT phân DAP dạng rời. Theo hợp đồng giữa Kolon và US Chem có trách nhiệm thuê tàu và họ đã thuê con tàu Wanling từ chủ tàu YF Line Pte. Ltd. để vận chuyển 20.000 MT DAP về thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 01/11/1997, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam-Chi nhánh TP. HCM đã mở L/C số 018070297IL theo đơn xin mở L/C của Vinafood, hiệu lực L/C đến ngày 25/11/1997 tại Hàn Quốc.

Ngày 08/11/1997 ngân hàng gia hạn L/C lần thứ nhất, giao hàng chậm nhất 10/11/1997, hiệu lực đến 01/12/1997.

Ngày 20/11/1997, ngân hàng gia hạn L/C lần 2, giao hàng chậm nhất 15/11/1997, hiệu lực đến ngày 12/11/1997.

Tàu Wanling đến cảng Tampa vào 7h30 ngày 11/11/1997 và hoàn tất việc bốc hàng vào 5h30 ngày 15/11/1997.

Ngày 15/11/1997, chủ tàu Wanling ký phát vận đơn số TPA1 tại Tampa Florida Hoa Kỳ. Vận đơn ghi rõ “shipped on board” 21.139.602 MT DAP rời.

Ngày 18/11/1997, Kolon gửi điện cho Vinafood thông báo giao hàng, tàu Wanling dự kiến đến cảng dỡ hàng ngày 19/12/1997.

Ngày 24/11/1997, Kolon gửi thư cho Vinafood thông báo tàu Wanling

đến cảng dỡ hàng chậm do bị mưa bão tại cảng bốc hàng. Kolon xem đây là bất khả kháng.

Tàu bị cơ quan bảo vệ bờ biển Mỹ giữ đến 16h ngày 25/11/1997 mới khởi hành đi cảng TP. Hồ Chí Minh.

03/1/1997. Kiểm tra bộ chứng từ do ngân hàng người bán gửi, Vietcombank phát hiện có 5 điểm không phù hợp với điều kiện của L/C và quy định của UCP 500:

(1). Giấy biên nhận việc gửi DHL một bộ chứng từ không được chuyển nhượng không có ghi ngày nhận chứng từ của đại diện DHL.

(2). Hoá đơn thương mại: Điều khoản thương mại (trade term) thiếu chữ

Inconterm 90.

(3). Giấy chứng nhận xuất sứ hàng hoá chỉ ghi “theo lệnh” thay vì phải ghi “theo lệnh của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh TP HCM”. (4). Hợp đồng thuê tàu không hoàn chỉnh, không ghi ngày của hợp đồng thuê tàu và không ghi trọng lượng cả bì.

(5). Giấy chứng nhận phân tích và giấy chứng nhận chất lượng do SGS cấp ghi ngày gửi hàng (18/11/1997) sau ngày giao hàng.

Ngày 06/12/1997, Vietcombank-Chi nhánh TP HCM gửi văn thư đến Vinafood đề nghị cho biết ý kiến về việc thanh toán toàn bộ chứng từ trên để

Vietcombank trả lời cho ngân hàng người bán.

Cùng ngày Vinafood trả lời Vietcombank không chấp nhận những điểm bất hợp lệ của bộ chứng từ tàu Wanling.

16h ngày 06/12/1997, Vietcombank- Chi nhánh TP HCM gửi SWIFT cho ngân hàng người bán từ chối bộ chứng từ vì những điểm bất hợp lệ như đã nêu. Vietcombank chờ đợi ngân hàng người bán định đoạt bộ chứng từ. Ngày 10/12/1997, đại lý tàu Wanling là Kiên Hùng gửi Vinafood bản fax của thuyền trưởng tàu Wanling thông báo tàu dự kiến đến trạm hoa tiêu Vũng Tàu ngày 10/01/1998.

Ngày 11/12/1997, Vinafood gửi văn thư cho Kolon. Do tàu Wanling thông báo đến cảng TP HCM chậm sau 20/12/1997, chuyến hàng đến quá chậm so với nhu cầu người sử dụng, khách hàng của Vinafood từ chối mua lô hàng này, do đó Vinafood tuyên bố không nhận hàng.

Ngày 15/12/1997, Kolon gửi điện cho Vinafood khẳng định tàu Wanling rời cảng Tampa đúng ngày 15/11/1997, những sự cố xảy ra ngoài tầm kiểm soát của Kolon.

Ngày 18/12/1997, Kolon tiếp tục gửi điện cho Vinafood cáo lỗi về sự

chậm chễ của tàu và cho rằng sự chậm chễ là do nguyên nhân bất khả kháng. Ngày22/12/1997, Vinafood gửi điện trả lời Kolon phản đối sự suy xét của Kolon về sự chậm chễ của tàu vì Kolon cho rằng như là một sự bất khả

kháng. Vinafood cho rằng Kolon đã không thực hiện việc cung cấp tàu và thuỷ thủ đoàn có đầy đủ khả năng về vật chất cũng như điều kiện hợp pháp để

xếp hàng xuống tàu và vận chuyển hàng từ cảng bốc đến cảng dỡ hàng theo hành trình bình thường của hải trình. Vinafood tiếp tục khẳng định việc từ

chối nhận hàng trên tàu Wanling.

Ngày 27/12/1997 Kolon đề nghị giảm giá 1 USD/ 1 MT, phía Vinafood không chấp nhận.

Ngày 30/12/1997 chủ tàu thông báo cho các bên có liên quan, tàu bị

hỏng máy chính và sẽ tuyên bố tổn thất chung tại cảng đến. Ngày 01/01/1798 Vinafood tuyên bố huỷ hợp đồng.

Ngày 08/01/1998 Kolon thông báo cho Vinafood chủ tàu đã chính thức tuyên bố tổn thất chung, đề nghị Vinafood làm việc với công ty bảo hiểm Bảo Minh để tiến hành các công việc tiếp theo về tổn thất chung.

Sau khi được cứu nạn vào cảng Hononulu tàu Wanling bị An ninh bờ

biển Mỹ và Chỉ huy cảng Hononulu cầm giữ.

Sau rất nhiều lần Kolon gửi điện yêu cầu Vinafood thực hiện nghĩa vụ

của mình là nhận hàng, nhưng Vinafood vẫn giữ quan điểm của mình là từ

chối hàng, ngày 28/3/1998 Vinafood gửi công văn đề nghị ngân hàng Ngoại thương Việt Nam-Chi nhánh HCM trả lại bộ chứng từ cho ngân hàng người bán. Ngân hàng ngoại thương-Chi nhánh Hồ Chí Minh đã chuyển nội dung

Ngày 08/4/1998, ngân hàng người bán gửi SWIFT đến Vietcombank- Chi nhánh HCM đề nghị chuyển trả bộ chứng từ bao gồm bộ vận đơn gốc của lô hàng này. Cùng ngày Vietcombank chuyển trả bộ chứng từ và yêu cầu ký xác nhận.

Ngày 18/4/1998, Vinafood gửi điện đến Kolon huỷ bỏ hợp đồng do lỗi chậm trễ của Kolon gây ra, đồng thời bảo lưu quyền khiếu nại của Vinafood

đòi bồi thường thiệt hại.

Ngày 29/4/1998, Kolon khởi kiện Vinafood và những bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến Toà án nhân dân TP. Hồ Chí Minh (bao gồm Vietcombank HCM, Bảo Minh, chủ tàu, người quản lý tàu).

Toà án Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã hoà giải nhưng không thành: * Công ty Kolon yêu cầu bị đơn là Vinafood và các bên liên quan phải bồi thường thiệt hại và trả tiền phạt vi phạm hợp đồng cho mình các khoản như

sau:

- Đối với Vinafood và Bảo Minh: Bồi thường tiền lãi và tổn thất do thay đổi tỷ giá đồng Won: 550.992,84 USD + 832.733,66 USD.

- Đối với Vinafood: Phạt vi phạm hợp đồng 12% trị giá hoá đơn thương mại là 602.290,98 USD.

- Đối với người quản lý tàu và chủ tàu: Bồi thường thiệt hại do sự chậm trễ của tàu Wanling: 1.058.782,62 USD.

Riêng đối với Vietcombank, Kolon rút yêu cầu để các bên tự hoà giải. * Vinafood yêu cầu trong đơn phản kiện đòi Kolon bồi thường thiệt hại tổng cộng 1.241.666,445 USD và 194.961.643 đồng.

Ngày 10/9/1998 Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên toà xét xử vụ kiện trên và quyết định như sau:

(1). Chấp nhận một phần yêu cầu của Kolon, buộc chủ tàu phải bồi thường thiệt hại và trả cho kolon các khoản tiền sau:

- Bồi thường thiệt hại của số hàng hoá 815 MT DAP bị giảm chất lượng phải

- Bồi thường thiệt hại số hàng hoá bị thiếu hụt 43,64 MT DAP: 9.775,36 USD - Bồi thường thiệt hại do tàu đến chậm phải bán giảm giá toàn bộ lô hàng 21.150,002 MT DAP cho khách hàng khác: 296.100,02 USD - Trả phí giám định tình trạnh kỹ thuật và khả năng đi biển của tàu:

11.953,00 USD

- Trả phí giám định hàng hoá: 495,6 USD

- Trả phí cung ứng dịch vụ cho tàu mà Kolon đã tạm ứng thanh toán cho các

đơn vị cung ứng: 27.445,25 USD

Tổng cộng: 400.537,33 USD

(2). Chấp nhận một phần yêu cầu của Vinafood, buộc Kolon phải bồi thường thiệt hại và trả cho Vinafood các Khoản tiền sau:

- Bồi thường các khoản phí mở, tu chỉnh và huỷ L/C: 402,00 USD

- Bồi thường tiền phạt vi phạm hợp đồng uỷ thác mà Vinafood trả cho Cty lương thực Tân Bình Đông và Cty KD chế biến Bình Tây:

380.400.000 VND

- Bồi thường khoản thiệt hại phí uỷ thác mà lẽ ra Vinafood được hưởng nếu

hợp đồng không bị huỷ: 23.800,00 USD

Tổng cộng 26.724,06 USD và 380.400.000 VND

Bác toàn bộ yêu cầu của chủ tàu yêu cầu đòi Kolon phải bồi thường:

665.528,57 USD

Bình luận và lưu ý:

Về điều khoản luật áp dụng và trọng tài, hợp đồng giữa Vinafood và Kolon có ghi chọn Trung tâm trọng tài Quốc tế ở Hà Nội bên cạnh phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam giải quyết khi có tranh chấp phát sinh, song lại ghi theo quy tắc tố tụng ICC. Do vậy khi kiện ra trung tâm trọng tài Quốc tế ở Hà Nội đã bị Trung tâm từ chối giải quyết, Kolon đã chấp nhận kiện ra Toà án TP. HCM. Có thể nói điều khoản chọn trọng tài của hợp đồng ghi không phù hợp với pháp luật và Nguyên đơn đã chấp nhận thay đổi lại, vì

Vietcombank từ chối bộ chứng từ là hoàn toàn có cơ sở. Vinafood trong văn thư trả lời Vietcombank-Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh ngày 6/12/1997 không chấp nhận những điểm không hợp lệ của bộ chứng từ do Vietcombank dẫn chiếu là hoàn toàn phù hợp với quyền lợi của người mua. Vinafood không có lỗi và không có trách nhiệm trong việc Vietcombank không chấp nhận và không chuyển tiền thanh toán theo yêu cầu của Kolon. Yêu cầu của Kolon buộc Vinafood, Bảo Minh và chủ tàu Wanling phải liên đới bồi thường khoản ký quỹ bảo lãnh tổn thất chung 575.000 USD là có cơ sở, nhưng không được Toà án TP. Hồ Chí Minh giải quyết vì tàu Wanling

đã tuyên bố tổn thất chung

Khoản thiệt hại do hàng bị giảm giá 14 USD x 21.150,002 MT (Kolon bán cho khách hàng khác giảm giá 14 USD/MT) do tàu chậm trễ, Vinafood từ

chối, nguyên nhân dẫn đến thiệt hại này do lỗi của chủ tàu. Theo kết luận của các cơ quan giám định: Việt Nam Register, Bureau Veritas và Vinacontrol ngày 27/6/1998 “Khi tàu thực hiện chuyên chở 21.193,662 MT phân DAP từ

Tampa Florida USA về cảng Sài Gòn Việt Nam tàu Wanling ở trong tình trạng kỹ thuật hạn chế và không có khả năng đi biển an toàn”. Như vậy có đủ

cơ sở khẳng định việc chậm trễ trong hành trình vận chuyển hàng hoá là do lỗi của chủ tàu đã cung cấp tàu không đủ khả năng đi biển, hậu quả của sự

việc này dẫn đến thiệt hại cho Kolon vì vậy Kolon yêu cầu chủ tàu bồi thường thiệt hại 296.100,02 USD là hoàn toàn có sởđể chấp nhận.

Chi phí giám định Kolon đã bỏ ra 11.953 USD, chủ tàu phải chịu toàn bộ chi phí này, vì có căn cứ xác định lỗi của chủ tàu như đã phân tích ở trên. Chủ tàu phải hoàn trả cho Kolon 27.445,25 USD về các khoản chi phí cung ứng lương thực, nhiên liệu và nước ngọt ... cho tàu và thuyền viên. Kolon đề nghị Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu là phù hợp với pháp luật hiện hành. Trong thời gian bị bắt giữ chủ tàu vẫn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi chi phí và dịch vụ cung ứng cho thuyền viên và tàu Wanling.

Yêu cầu của Vinafood trong đơn phản kiện:

(1). Phí mở và tu chỉnh L/C 402,00 USD có cơ sởđể chấp nhận.

(2). Khoản tiền phạt hợp đồng với hai công ty trong nước 504.409,16 USD không có cơ sở, không phù hợp với hợp đồng uỷ thác nhập khẩu, bởi vì hai hợp đồng Vinafood ký với hai công ty trong nước có phí uỷ thác là 0,5% trị

giá hợp đồng bằng 25.220,64 USD. Theo mức phạt 10% được các bên thoả

thuận thì số tiền phạt là 2.522,06 USD. Nguyên nhân dẫn đến Vinafood không thực hiện được hợp đồng không phải do lỗi của Vinafood mà do lỗi của Kolon thuê tàu không đủ khả năng đi biển. Vì vậy, căn cứ điều 19 Nghị định 17/HĐBT, Kolon phải trả cho Vinafood khoản tiền phạt 2.522,06 USD

để Vinafood trả cho hai công ty trong nước.

(3). Khoản tiền bao bì, hai công ty ký hợp đồng sản xuất bao bì để đóng gói phân DAP có sẵn nhãn hàng hoá phân DAP Mỹ cho Vinafood không thểđóng

được loại hàng hoá khác, vậy khoản này cũng theo điều 19 Nghị định 17 Kolon phải trả 380.400.000 đồng thiệt hại về bao bì là có cơ sởđể chấp nhận. (4). Thiệt hại về phí uỷ thác nhập khẩu lẽ ra Vinafood được hưởng nếu hợp

đồng ngoại không bị huỷ. Lỗi này cũng do Kolon nên có cơ sở đòi bồi thường 23.800 USD.

(5). Trong hợp đồng nhập khẩu không quy định về phạt vi phạm hợp đồng nên không thể chấp nhận phạt vi phạm hợp đồng.

Qua vụ việc trên cho thấy ngoài những vi phạm của người bán về giao hàng chậm, không giao hàng và giao hàng kém phẩm chất trong hoạt động nhập khẩu phân bón, người bán còn vi phạm các nghĩa vụ khác như người bán thuê tàu không đủ khả năng đi biển (điều kiện cơ sở giao hàng CFR cảng Việt Nam) đã gây thiệt hại rất lớn cho các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón ở

Việt Nam. Còn một số vụ việc tương tư như vụ án trên nhưng do chọn luật áp dụng cho hợp đồng và cơ quan giải quyết tranh chấp nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam đã chấp nhận tổn thất mà không đi kiện. Trong vụ án này

chấp. Chính vì vậy khi ký kết hợp đồng cần đưa điều khoản trọng tài và luật áp dụng thành một điều khoản riêng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học ở Việt Nam và phương pháp giải quyết” pdf (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)