CÁC TỔ CHỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học ở Việt Nam và phương pháp giải quyết” pdf (Trang 66 - 70)

Từ năm 1990, hoạt động kinh doanh nhập khẩu phân bón trong nền kinh tế thị trường là một vấn đề mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Vì thế, trong đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học với các thương nhân nước ngoài dễ xảy ra sai sót. Trong cơ chế bao cấp, các chủ thể

hoạt động trong nền kinh tế là các doanh nghiệp nhà nước nên lợi ích mang lại cho Nhà nước, chính vì thế tranh chấp ít hơn. Tranh chấp trong nền kinh tế

thị trường khốc liệt hơn, căng thẳng hơn và tranh chấp cho chính mình vì thị

trường gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau, khi tranh chấp lợi ích cũng khác nhau, cần phải có một tổ chức đứng ra ngoài lợi ích của các bên để giải quyết tranh chấp, đó là toà án hoặc trọng tài thương mại. Ở Việt Nam có toà án kinh tế thuộc toà án nhân dân các cấp và Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

1. Trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại là cơ quan trung gian được các bên đương sự giao tranh chấp cho để xét xử. Trọng tài thương mại thường xét xử các tranh chấp

phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hoá xuất nhập khẩu, hợp đồng đầu tư, hợp đồng chuyển giao công nghệ v.v...

Ở một số nước chỉ có một tổ chức trọng tài thì tổ chức trọng tài này giải quyết tất cả các tranh chấp phát sinh trong thương mại và hàng hải.

1.1. Các hình thức trọng tài

Trọng tài thương mại cũng như trọng tài hàng hải được thành lập dưới hai hình thức: Trọng tài đặc biệt hay còn gọi là trọng tài Ad hoc và trọng tài thường trực.

Trọng tài đặc biệt là loại trọng tài do hai bên đương sự lập ra để giải quyết một tranh chấp cụ thể, sau khi giải quyết xong thì tự giải thể. Hình thức trọng tài này không có trụ sở cố định như trụ sở trọng tài thường trực, không lệ thuộc vào bất kỳ quy tắc xét xử nào và thường chỉ có một trọng tài viên duy nhất do các bên thống nhất lựa chọn.

Trọng tài thường trực (hay còn gọi là trọng tài quy chế) là trọng tài

được thành lập để hoạt động một cách thường xuyên, có trụ sở, điều lệ và quy tắc xét xử riêng. Hiện nay ở hầu hết các nước đều có trọng tài thường trực. Chẳng hạn, ở Nhật có Hiệp hội trọng tài thương mại Nhật Bản, Hồng Kông có Trung tâm trọng tài quốc tế Hồng Kông, ở Anh có Toà án trọng tài quốc tế

Luân Đôn, ở Việt Nam có Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam được thành lập năm 1993, trên cơ sở hợp nhất hai tổ chức trọng tài: Hội đồng trọng tài ngoại thương và hội đồng trọng tài Hàng hải Việt Nam được thành lập năm 1963.

1.2. Thẩm quyền xét xử của trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại chỉ có thẩm quyền xét xử khi các bên đương sự

thoả thuận giao tranh chấp cho trọng tài giải quyết. Việc này được quy định bằng một điều khoản trong hợp đồng, trong một văn bản riêng về trọng tài do các bên ký, hoặc do điều ước quốc tế.

bên đương sự cùng thống nhất chọn, nếu là ba trọng tài thì mỗi bên chọn một, hai trọng tài viên do mỗi bên chọn sẽ chọn ra trọng tài viên thứ ba làm chủ

tịch ban trọng tài xét xử. Khi kiện ra trọng tài thường trực thì các bên phải chọn trọng tài viên trong danh sách của tổ chức trọng tài đó nếu quy tắc trọng tài bắt buộc, và có thể chọn trọng tài ngoài danh sách trọng tài viên nếu quy tắc cho phép. Khi kiện ra trọng tài đặc biệt các bên có thể chọn trọng tài viên là bất kỳ người nào, ở đâu.

1.3. Thủ tục xét xử của trọng tài: Trọng tài thương mại được tiến hành theo đúng quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài. Thông thường ngày xét hành theo đúng quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài. Thông thường ngày xét xử do Chủ tịch hội đồng trọng tài quyết định. Thư ký hội đồng trọng tài phải báo cho bên nguyên và bên bị bằng văn bản để họ tham gia phiên xét xử. Các bên có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp.

Việc vắng mặt của các bên được quy định tại điều 40 khoản 1 của Pháp lệnh Trọng tài thương mại (số 08/2003/PL-UBTVQH11 ngày 25/02/2003) như sau:

(1) Nguyên đơn đã được triệu tập tham dự phiên họp không có lý do chính đáng hoặc bỏ phiên họp mà không được Hội đồng trọng tài đồng ý thì

được coi là đã rút đơn kiện. Trong trường hợp này, Hội đồng Trọng tài tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp nếu bịđơn yêu cầu hoặc có đơn kiện lại theo quy

định của Pháp lệnh trọng tài này.

Bị đơn được triệu tập tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp mà không tham dự phiên họp không có lý do chính đáng hoặc bỏ phiên họp mà không được Hội đồng Trọng tài đồng ý thì Hội đồng Trọng tài vẫn tiến hành giải quyết vụ tranh chấp căn cứ vào tài liệu và chứng cứ hiện có.

(2) Trong trường hợp các bên yêu cầu, Hội đồng Trọng tài có thể căn cứ vào hồ sơ để giải quyết vụ tranh chấp mà không cần các bên có mặt.

Các tổ chức trọng tài quốc tế cũng như trọng tài Quốc tế Việt Nam giải quyết các tranh chấp trong hoạt động ngoại thương áp dụng hai nguồn luật: Luật tố tụng (luật hình thức), luật này xác định theo tập quán “Lex - fori” nghĩa là luật tố tụng được điều chỉnh quá trình tố tụng và luật thực chất (luật nội dung). Còn luật thực chất có thể do hợp đồng quy định, điều ước quốc tế

liên quan hoặc do trọng tài chọn.

Phán quyết của trọng tài được làm bằng văn bản và được đọc trước các bên đương sự. Các trọng tài xét xử phải ký vào phán quyết. Phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm, các bên có nghĩa vụ phải thực hiện.

2. Toà án thương mại

Toà án thương mại là cơ quan tư pháp của một nước được thành lập ra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

để xét xử các tranh chấp phát sinh giữa các thương nhân của nước đó. Song cũng có thể xét xử tranh chấp phát sinh trong ngoại thương. Toà thương mại của bất kỳ nước nào cũng không có thẩm quyền đương nhiên đối với các tranh chấp phát sinh trong ngoại thương. Các bên đương sự chỉ được thoả

thuận giao tranh chấp cho toà thương mại xét xử bằng một điều khoản của hợp đồng (hoặc bằng một văn bản riêng) khi trong điều ước quốc tế có liên quan không quy định giao tranh chấp cho trọng tài thương mại giải quyết. Mặt khác, thẩm quyền xét xử của toà thương mại đối với các tranh chấp trong ngoại thương cũng có thể quy định trong điều ước quốc tế. Do vậy, muốn kiện tới toà thương mại của nước nào phải căn cứ vào hợp đồng, văn bản thoả

thuận giữa hai bên, vào điều ước quốc tế đang có hiệu lực trong quan hệ giữa hai nước tương ứng.

Toà thương mại của bất kỳ nước nào cũng chỉ tuân thủ luật tố tụng của nước mình, nghĩa là nhận đơn kiện, chuẩn bị xét xử, tiến hành xét xử theo

đúng luật tố tụng của nước toà án. Còn khi giải quyết tranh chấp toà thương mại phải áp dụng luật thực chất điều chỉnh hợp đồng. Tại phiên họp xét xử

toà thương mại thì có quyền kháng cáo lên toà thương mại cấp trên theo thủ

tục phúc thẩm.

Ở Việt Nam chưa có toà thương mại mà hiện nay có toà kinh tế. Doanh nghiệp Việt Nam có thể thoả thuận với bên nước ngoài đưa tranh chấp ra xét xử tại toà kinh tế Việt Nam, Nhưng chú ý nếu quy định thì phải quy định toà kinh tế nào.

Cơ quan giải quyết tranh chấp thường được quy định tại điều khoản “trọng tài và luật áp dụng” trong hợp đồng nhập khẩu phân bón. Tuỳ từng vụ

việc mà các doanh nghiệp chọn cơ quan giải quyết tranh chấp, dù chọn cơ

quan tài phán nào cũng có mặt ưu điểm và mặt nhược điểm của nó.

Ví dụ: nguyên tắc xét xử của toà án là công khai nên dễ bị lộ bí mật trong kinh doanh, các bên không được tự do lựa chọn hội đồng xét xử, trình

độ chuyên môn của thẩm phán có phần hạn chế hơn so với các trọng tài viên. Nguyên tắc xét xử của trọng tài là bí mật nên giữ được bí mật và uy tín trong kinh doanh. Các bên tranh chấp có quyền chọn trọng tài viên, vì thế, trọng tài xét xử công bằng hơn. Nếu trọng tài viên xét xử thiên lệch thì lần sau không

được mời xét xử.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học ở Việt Nam và phương pháp giải quyết” pdf (Trang 66 - 70)