CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH NHẬP KHẨU PHÂN BÓN HOÁ HỌC Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học ở Việt Nam và phương pháp giải quyết” pdf (Trang 26 - 29)

Hoạt động nhập khẩu phân bón hoá học của nước ta có thể chia ra làm hai giai đoạn tương ứng với hai cơ chế kinh doanh khác nhau:

1. Tình hình nhập khẩu phân bón hoá học của Việt Nam trước năm 1990

Trước năm 1990, nguồn phân bón nhập khẩu chủ yếu từ Liên Xô cũ

theo hiệp định thư giữa hai chính phủ. Hàng năm căn cứ vào diện tích canh tác cũng như nhu cầu sử dụng phân bón các loại của địa phương, các tỉnh lập kế hoạch xin Trung ương cấp. Uỷ ban kế hoạch nhà nước (nay là Bộ Kế

hoạch và Đầu tư), sau khi thống nhất với các Bộ, các ngành giao chỉ tiêu kế

hoạch về khối lượng giá cả cho từng địa phương.

Vào thời kỳ này, Tổng công ty Vật tư Nông nghiệp là doanh nghiệp duy nhất của Trung ương được giao nhiệm vụ tiếp nhận hàng hoá do các doanh nghiệp ngoại thương nhập khẩu từ nước ngoài về giao cho các địa phương theo chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước, việc thanh toán với phía nước ngoài theo phương thức hàng đổi hàng (barter) hoặc nhờ thu qua ngân hàng.

Hệ thống cung ứng được tổ chức theo ngành dọc vật tư nông nghiệp; Các công ty vật tư nông nghiệp cấp I trực thuộc Tổng công ty Vật tư Nông nghiệp, các công ty cấp II là công ty vật tư nông nghiệp các tỉnh, dưới đó là các công ty vật tư nông nghiệp cấp III thuộc các huyện, cuối cùng là các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có các tổ tư liệu sản xuất. Những tổ tư liệu sản xuất này đem phân bón cho cây trồng trên diện tích canh tác do hợp tác xã nông nghiệp quản lý, số lượng chăm bón căn cứ vào định mức chăm bón do

Vụ Nông nghiệp thuộc Uỷ ban khoa học Nhà nước cùng với Bộ Nông nghiệp quy định cho từng loại cây trồng.

2. Tình hình nhập khẩu phân bón của Việt Nam từ năm 1990 đến nay

Nghị định thư giữa Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu chấm dứt. Hoạt động nhập khẩu và kinh doanh phân bón thời kỳ này được chuyển sang cơ chế thị trường. Nhà nước cho phép nhiều doanh nghiệp kể cả

Trung ương và địa phương được nhập khẩu phân bón và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh của mình. Các doanh nghiệp không phải nộp thuế

nhập khẩu (thuế nhập khẩu bằng không). Ngoài phần vốn của các doanh nghiệp do nhà nước cấp, ngân hàng ưu tiên cho các doanh nghiệp này vay ngoại tệ để nhập khẩu phân bón.

2.1 Thời kỳ áp dụng hạn ngạch (quota)

Từ năm 1991-1995 nhà nước áp dụng quản lý hạn ngạch đối với phân bón. Uỷ ban kế hoạch nhà nước giao chỉ tiêu cho Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn), sau đó Bộ Nông nghiệp giao chỉ tiêu cho các doanh nghiệp; trong đó Tổng công ty Vật tư Nông nghiệp nhập khẩu từ 40% đến 60% (tuỳ năm) lượng phân bón nhập khẩu toàn quốc, chỉ tiêu còn lại các doanh nghiệp khác nhập khẩu bao nhiêu, loại phân bón nào là do Bộ Nông nghiệp và Bộ Thương Mại quyết

định.

Từ năm 1996-2000 Nhà nước vẫn áp dụng hạn ngạch đối với phân bón, song đầu mối nhập khẩu được mở rộng hơn cho các thành phần kinh tế khác. Từ năm 1997 đến năm 2000 Chính phủ trực tiếp điều hành nhập khẩu phân bón bằng cách ngay từ đầu năm Chính phủ chỉđịnh danh sách đơn vị đầu mối và chỉ tiêu nhập khẩu phân bón. Việc xác định các đơn vị nhập khẩu phân bón cũng hợp lý hơn và giao chỉ tiêu cụ thể (chủ yếu là phân urea) cho các đầu mối là các doanh nghiệp Trung ương và các tỉnh. Đầu mối nhập khẩu phân

quyết định số 12/1998/QĐ TTg ngày 23 tháng 4 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ, điều 7 quy định: “ Bộ Thương mại trình Thủ tướng Chính phủ cho phép một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh đủ điều kiện được nhập khẩu và kinh doanh phân bón”.

2.2. Thời kỳ bỏ hạn ngạnh, đầu mối nhập khẩu

Ngày 24 tháng 12 năm 1999 Thủ tướng Chính phủ có quyết định số

237/1999/QĐ-TTg về điều hành xuất khẩu gạo và nhập khẩu phân bón năm 2000 cho phép các doanh nghiệp đầu mối được nhập khẩu các loại phân bón theo nhu cầu sản xuất kinh doanh, như vậy việc nhập khẩu phân bón không còn phụ thuộc vào chỉ tiêu nhập khẩu.

Ngày 04 tháng 4 năm 2001 Chính phủ có quyết định số 46/2001/QĐ- TTg về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001-2005. Tại Điều 6 quy định: “bãi bỏ cơ chế giao hạn ngạch xuất khẩu gạo, nhập khẩu phân bón và việc quy định doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xuất nhập khẩu hai mặt hàng này. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được xuất khẩu gạo nếu có đăng ký kinh doanh ngành hàng lương thực hoặc nông sản; được nhập khẩu phân bón các loại đã được phép sử dụng tại Việt Nam, nếu có đăng ký kinh doanh ngành hàng vật tư nông nghiệp hoặc phân bón.” Tại quyết định này chỉ tiêu và đâù mối nhập khẩu đã được bãi bỏ.

Nghiên cứu cơ chế nhập khẩu phân bón trong những thời gian khác nhau cho thấy chủ thể hợp đồng nhập khẩu phân bón cũng thay đổi khác nhau. Trước năm 2000 chủ thể của hợp đồng nhập khẩu phân bón phải là đầu mối nhập khẩu do Chính phủ, các Bộ hoặc Uỷ ban nhân dân các tỉnh chỉ định. Sau Năm 2000 chủ thể của hợp đồng nhập khẩu phân bón được mở rộng hơn. Có thể thấy chủ thể của hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học đến năm 2000 do các cơ quan chức năng chỉ định, vì thế tranh chấp phát sinh từ loại hợp

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học ở Việt Nam và phương pháp giải quyết” pdf (Trang 26 - 29)