Lựa chọn phương pháp giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học ở Việt Nam và phương pháp giải quyết” pdf (Trang 82 - 84)

I CÁC BỆN PHÁP NGĂN NGỪA VÀ CÁC BỆN PHÁP GẢ QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHÂN BÓN HOÁ HỌC.

2.2.Lựa chọn phương pháp giải quyết tranh chấp

2. Các biện pháp giải quyết hiệu quả tranh chấp phát sinh

2.2.Lựa chọn phương pháp giải quyết tranh chấp

Khi có tranh chấp phát sinh các bên đương sự phải căn cứ vào hợp

đồng để chọn phương pháp giải quyết tranh chấp và luật áp dụng cho hợp

đồng đó. Hợp đồng quy định phương pháp giải quyết tranh chấp nào thì phải sử dụng phương pháp ấy. Phần lớn hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học quy định trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có tranh chấp phát sinh, hai bên không thương lượng được thì đưa ra trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Nếu hợp đồng quy định như

trên khi có tranh chấp phát sinh bên có quyền lợi bị vi phạm không thương lượng trước với bên với bên vi phạm mà kiện ra trọng tài ngay thì trọng tài sẽ

bác đơn kiện. Trường hợp đơn kiện đã được thụ lý, nhưng trong quá trình nghiên cứu hồ sơ kiện Uỷ ban Trọng tài sẽ yêu cầu bên đi kiện thương lượng với bên bị kiện trước. Bên đi kiện không thực hiện yêu cầu này của Uỷ ban Trọng tài thì yêu cầu của đơn kiện sẽ bị bác. Như vậy trọng tài cũng như các bên phải tôn trọng ý chí thoả thuận của các bên quy định trong hợp đồng là các bên phải thương lượng giải quyết trước, khi thương lượng không thành thì mới kiện ra trọng tài.

Khi hợp đồng không có quy định gì về phương pháp giải quyết tranh chấp thì đọc luật áp dụng cho hợp đồng. Nếu luật áp dụng có quy định

phương pháp giải quyết tranh chấp thì các bên phải tuân thủ đúng quy định của luật đó như quy định của hợp đồng về phương pháp giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp cả hợp đồng và luật áp dụng cho hợp đồng đều không có quy định về phương pháp giải quyết tranh chấp thì tuỳ các bên lựa chọn phương pháp giải quyết tranh chấp. Xét về mặt thực tiễn cũng như lý thuyết, phương pháp đầu tiên các bên nên chọn là phương pháp thương lượng vì hợp đồng được ký kết trên cơ sở ý chí thoả thuận của các bên. Bên vi phạm và bên bị vi phạm hiểu rõ sự việc trong quá trình thực hiện hợp đồng và nguyên nhân dẫn đến tranh chấp. Chỉ cần hai bên thẳng thắn, thiện chí, lắng nghe và thấu hiểu được nguyện vọng của bên kia thì chắc chắn thương lượng sẽ thành công. Mặt khác, thương lượng là phương pháp giải quyết tranh chấp ít tốn kém nhất vì các bên không phải trả chi phí cho các cơ quan xét xử, đồng thời tiết kiệm thời gian và các bên không phải tuân theo quy tắc tố tụng nào. Thương lượng của các bên thường được tiến hành bằng hai cách: Trực tiếp hoặc gián tiếp; Thương lượng trực tiếp là hai bên gặp gỡ trực tiếp trình bày, trao đổi những ý kiến về tranh chấp. Phương pháp này thường tốn kém chi phí và thời gian, áp dụng đối với những tranh chấp phức tạp, có giá trị lớn, nhưng giúp hai bên hiểu nhau hơn và do đó có thể giải quyết tranh chấp hiệu quả

hơn. Phương pháp gián tiếp là đơn khiếu nại và trả lời khiếu nại được thực hiện thông qua thư từ, telex, fax, email ... Phương pháp này đỡ tốn kém chi phí và thời gian, song hiệu quả không cao.

Hoà giải có sự tham gia của người thứ ba chỉ nên chọn khi hai bên đã thương lượng rồi, nhưng còn một số điểm chưa đi đến thống nhất cần phải có ý kiến khách quan của người thứ ba là một luật sư, một chuyên gia hoặc một hoà giải viên với điều kiện các bên có thiện chí, sẵn sàng chấp nhận ý kiến khách quan, hợp tình, hợp lý của người thứ ba vì người thứ ba không bắt buộc các bên phải nghe theo mình.

không nên kiện ra trọng tài hoặc toà án ngay. Trong thực tế các bên đương sự

tiến hành khiếu nại nhau trước, rồi sau đó mới đi kiện. Như vậy, đi kiện là phương pháp cuối cùng được sử dụng để giải quyết tranh chấp phát sinh. Trước khi đi kiện phải tính toán kỹ về chi phí đi kiện, về khả năng thắng kiện, khả năng thi hành án. Về hiệu quả của việc đi kiện, nếu thấy giá trị của tranh chấp nhỏ, chi phí kiện tụng lớn thì không nên đi kiện.

Hợp đồng quy định cơ quan xét xử nào thì nộp hồ sơ kiện cho cơ quan xét xử đó. Nếu hợp đồng và luật áp dụng cho hợp đồng không quy định thì hai bên thoả thuận chọn cơ quan xét xử. Trong trường hợp không thoả thuận

được thì theo thông lệ bên bị vi phạm có quyền đi kiện ra toà án cấp tỉnh nơi

đóng trụ sở hoặc nơi có tài sản của bên vi phạm. Việc đi kiện ra toà án này sẽ đảm bảo những điều sau:

- Bên bị kiện không thể bác bỏ được thẩm quyền của toà án vì thẩm quyền đó

đã được luật của các nước bên bị kiện quy định.

- Nếu bên bị kiện vắng mặt không có lý do chính đáng thì toà án vẫn tiến hành xét xử.

- Khi bên bị kiện không kháng cáo thì buộc phải thi hành bản án, nếu không tự nguyện thi hành thì bản án sẽ bị cưỡng chế thi hành theo luật của nước toà án đó. Việc xác định đúng cơ quan xét xử để nộp hồ sơ kiện bước đầu sẽ đảm bảo việc tranh chấp có kết quả.

2.3. Lập hồ sơ khiếu nại hoặc đi kiện 2.3.1 Lập hồ sơ khiếu nại

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học ở Việt Nam và phương pháp giải quyết” pdf (Trang 82 - 84)