B ảo đảm thời hạn khiếu nại hoặc khởi kiện

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học ở Việt Nam và phương pháp giải quyết” pdf (Trang 87 - 90)

I CÁC BỆN PHÁP NGĂN NGỪA VÀ CÁC BỆN PHÁP GẢ QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHÂN BÓN HOÁ HỌC.

2.3.3B ảo đảm thời hạn khiếu nại hoặc khởi kiện

2. Các biện pháp giải quyết hiệu quả tranh chấp phát sinh

2.3.3B ảo đảm thời hạn khiếu nại hoặc khởi kiện

Sau khi đã lập được bộ hồ sơ đầy đủ thì phải gửi bộ hồ sơ trong thời hạn quy định cho người bị khiếu nại hoặc cho toà án hay trọng tài.

Thời hạn khiếu nại người bán là một khoảng thời gian nhất định dành cho người mua hàng khiếu nại người bán. Vì vậy, người khiếu nại phải gửi hồ

sơ khiếu nại đến tay người bị khiếu nại trong thời hạn khiếu nại. Nếu người mua bỏ qua thời hạn khiếu nại rồi mới tiến hành khiếu nại thì sẽ bị khước từ

khiếu nại.

Thời hạn khiếu nại chia làm hai loại: Thời hạn khiếu nại theo luật định và thời hạn khiếu nại quy ước.

Thời hạn khiếu nại theo luật định là thời hạn khiếu nại được quy định trong luật mà các bên đương sự phải tuân theo. Chẳng hạn điều 49 Công ước La Hay 1964 về mua bán quốc tế các động sản hữu hình quy định thời hạn khiếu nại về phẩm chất hàng hoá là một năm kể từ lúc người mua hàng thông báo cho người bán biết về hàng hoá không phù hợp. Theo điều 39 của Công

trong một thời gian ngắn kể từ lúc phát hiện ra khuyết tật của hàng hoá hay

đáng lẽ phải phát hiện. Theo điều 39 của Công ước Liên hợp quốc 1980 về

mua bán quốc tế hàng hoá thời hạn khiếu nại về hàng hoá không phù hợp là hai năm kể từ ngày hàng hoá đã thực sự giao cho người mua. Điều 241 Luật Thương mại Việt Nam quy định thời hạn khiếu nại: ba tháng kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng hàng hoá; sáu tháng kể từ ngày giao hàng

đối với khiếu nại về quy cách, chất lượng hàng hoá; trong trường hợp hàng hoá có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là ba tháng kể từ ngày hết thời hạn bảo hành; ba tháng kể từ khi bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng

đối với khiếu nại về các hành vi thương mại khác.

Thời hạn khiếu nại quy ước là thời hạn khiếu nại do các bên quy định trong hợp đồng. Thời hạn ngắn hay dài do các bên tự thoả thuận, nhưng trong thực tế thì thời hạn khiếu nại ngắn hơn thời hạn khiếu nại luật định, thường là ba tháng kể từ ngày phát hiện ra khuyết tật của hàng hoá.

Thời hiệu khởi kiện

Người có quyền lợi bị vi phạm sau khi thương lượng không thành công có thể (hoặc có thể bỏ qua bước thương lượng) đi kiện ra toà án hay trọng tài thương mại. Người đi kiện phải tuân thủ đúng thời hiệu khởi kiện. Thời hiệu khởi kiện là khoảng thời gian do pháp luật quy định cho bên có quyền lợi bị

vi phạm đi kiện ra toà án hoặc trọng tài, nếu bỏ qua thời hiệu khởi kiện mới đi kiện thì đơn kiện sẽ bị bác. Công ước Viên 1980 quy định thời hiệu khởi kiện người bán là hai năm, Luật Thương mại Việt Nam (điều 242) quy định thời hiệu khởi kiện áp dụng chung cho tất cả hành vi thương mại là hai năm, kể từ

thời điểm phát sinh quyền khiếu nại.

Tóm lại, lập hồ sơ khiếu nại hoặc đi kiện rất quan trọng trong hoạt

động xuất nhập khẩu, vì thế bên có quyền lợi bị vi phạm muốn giải quyết có hiệu quả tranh chấp phát sinh phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chứng từ gửi cho bên vi phạm, toà án hoặc trọng tài trong thời hiệu khiếu nại hoặc thời hiệu khởi kiện.

KẾT LUẬN

Trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu phân bón ở

nước ta trong những năm qua đã phát sinh nhiều tranh chấp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì thế, để ngăn ngừa tranh chấp ngay từ đầu cần phải chú ý khâu đàm phán ký kết hợp đồng, lựa chọn đối tác có uy tín trên thị trường, có khả năng thực hiện hợp đồng. Khi ký kết các bên phải đọc kỹ hợp đồng, người ký hợp đồng phải đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Hợp

định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên. Ngoài ra, các bên cũng cần

đưa điều khoản “trọng tài và luật áp dụng, cơ quan giải quyết tranh chấp” vào hợp đồng, bởi vì điều khoản này độc lập với hợp đồng, tuy hợp đồng vô hiệu nhưng điều khoản trọng tài vẫn có giá trị pháp luật.

Khi tranh chấp phát sinh các bên cần phải chọn các biện pháp giải quyết hiệu quả các tranh chấp đó. Tốt nhất là thoả thuận, hoà giải trên tinh thần thân thiện, hợp tác hai bên cùng có lợi để đi đến thống nhất giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, khi bên vi phạm cố tình không chấp nhận yêu sách tối thiểu thì bên có quyền lợi bị vi phạm cần cân nhắc, trường hợp thiệt hại giá trị

lớn có thể đi kiện ra toà án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

Muốn giải quyết hiệu quả các tranh chấp các doanh nghiệp Việt Nam phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ chứng từ, các bằng chứng chứng minh mình bị vi phạm. Hồ sơ chứng từ khiếu nại hoặc khởi kiện phải được gửi đến người bị

khiếu nại hoặc cơ quan giải quyết tranh chấp trong thời hạn hiệu lực quy định. Có như vậy mới có thể bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học ở Việt Nam và phương pháp giải quyết” pdf (Trang 87 - 90)