NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TRANH CHẤP

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học ở Việt Nam và phương pháp giải quyết” pdf (Trang 62 - 66)

Qua các vụ việc và ví dụ đã nêu ở các phần II, III chương này cho thấy các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học rất đa dạng và phức tạp, muốn giảm thiểu những tranh chấp phát sinh sau này, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón cần tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp. Thông thường có hai nguyên nhân, khách quan và chủ quan

1. Những nguyên nhân khách quan

1.1. Do thay đổi nhân tố chính trị pháp luật

Hợp đồng nhập khẩu phân bón đòi hỏi phải ký trong một thời gian ngắn nhất, hàng phải về đúng thời vụ để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, vì thế, các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam thường chọn hàng phân bón có xuất xứ từ các nước trong khu vực như các nước Asean và Trung Quốc. Chính sách của chính phủ các nước này đối với phân bón cũng rất thay đổi. Chẳng hạn, sau khi hợp đồng nhập khẩu đã được ký kết, Chính phủ nước xuất khẩu có chỉ thị tạm ngừng xuất khẩu để phục vụ cho nhu cầu chăm bón trong nước. Người bán giao hàng chậm hoặc không giao hàng như hợp đồng quy định, dẫn đến tranh chấp.

Khi hợp đồng nhập khẩu đã được ký, nhà nước tăng thuế hoặc phụ thu làm cho giá phân bón ở nước xuất khẩu tăng lên. Người bán không giao hàng hoặc yêu cầu đàm phán lại để tăng giá, nếu các doanh nghiệp Việt Nam không chấp nhận cũng dẫn đến tranh chấp.

1.2. Do không đủ thông tin

Thông tin rất quan trọng trong kinh doanh, khi bắt đầu đi vào đàm phán

để quyết định ký kết hợp đồng thì thông tin có thể nói là yếu tố quyết định. Những thông tin về khách hàng, thị trường, giá cả ... đặc biệt giá cả phân bón

luôn luôn biến động, trong khoảng thời gian ngắn có thể lên hoặc xuống vài chục USD/MT. Thông tin về phân bón ở Việt Nam còn yếu, không đầy đủ và chưa kịp thời. Kênh thông tin chủ yếu là thông qua các đối tác nước ngoài kinh doanh nông sản và phân bón có văn phòng đại diện ở Việt Nam, kênh thông tin này chưa hẳn đã đảm bảo tính trung thực, khách quan. Những thông tin về hàng hải còn thiếu, mà hợp đồng nhập khẩu phần lớn có điều kiện cơ sở

giao hàng CFR, người bán thuê tàu. Cũng có trường hợp thiếu những thông tin về tàu chuyên chở hàng mà các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón đã chấp nhận tàu già hơn quy định trong hợp đồng hoặc tàu không cẩu ... nhưng chỉ

phát hiện ra khi thực hiện hợp đồng.

1.3. Do ngôn ngữ khác nhau

Rất ít các quốc gia trên thế giới có cùng ngôn ngữ giống nhau. Bất

đồng ngôn ngữ trong giao tiếp cũng như trong kinh doanh dẫn đến hiểu biết của các bên không giống nhau. Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón thường thì không phải là doanh nghiệp ngoại thương chính thống nên họ càng gặp khó khăn trong đàm phán và ký kết hợp đồng (vụ việc thứ nhất). Tất cả

các hợp đồng nhập khẩu phân bón đều được ký kết bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam còn hiểu nhầm, hiểu sai. Những cụm từ

viết tắt, những thuật ngữ thương mại trong hợp đồng đòi hỏi chính xác, chặt chẽ ... Tiếng Anh-Mỹ cũng làm cho doanh nghiệp Việt Nam hiểu không chính xác nội dung của giao dịch dẫn đến tranh chấp phát sinh.

1.4. Do văn hoá, tôn giáo các nước khác nhau

Văn hoá mỗi dân tộc một khác nhau. Trong thương mại quốc tế các nhà kinh doanh thường từ nhiều dân tộc khác nhau. Phân bón hoá học cũng được nhập khẩu từ nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, từ Nga, Ucraina, Trung

Đông, Indonesia, Bắc Mỹ, châu Phi v.v... Các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này ít có điều kiện tiếp xúc gặp gỡ nhau. Hợp đồng ký kết thường thông qua fax hoặc qua văn phòng đại diện của người bán ở Việt Nam. Đối với các

thương gia từ các nước theo đạo Hồi như Qata, Kuwait, Indonesia ... vào tháng ăn chay Ramadan ít đi công tác, nên khi ký kết hợp đồng thường phải ký gián tiếp. Cách ký kết này ít tốn kém, nhưng hiệu quả không cao dễ dẫn

đến tranh chấp. Lời hứa và xác nhận bằng miệng của những thương gia đến từ

Nhật Bản, Mỹ và Đức có độ tin tưởng cao hơn các thương gia đến từ các nước đang phát triển. Lời hứa đối với thương gia các nước này chỉ mang tính xã giao, trong giao dịch các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đề nghị họ cam kết bằng văn bản mới có giá trị pháp lý khi phát sinh tranh chấp.

2. Những nguyên nhân chủ quan

2.1. Người bán hoặc người mua chủđộng vi phạm hợp đồng

Thị trường phân bón luôn luôn biến động, tuỳ theo sự biến động này mà thị trường thuộc về người mua hay người bán. Khi hợp đồng đã được ký kết, giá phân bón trên thị trường thế giới tăng có lợi cho người mua và ngược lại. Mục đích của việc ký kết và thực hiện hợp đồng mà các bên mong đợi là lợi nhuận. Tuy nhiên, nhiều thương nhân nước ngoài khi đã ký hợp đồng, giá trên thị trường phân bón tăng, họ không giao hàng và chủ động vi phạm hợp

đồng rồi chấp nhận phạt.

Ví dụ: Trong hợp đồng nhập khẩu phân bón thương nhân nước ngoài ít khi chấp nhận chế tài phạt do chậm giao hàng, nếu có chỉ 2% giá trị hợp đồng, giá 1 tấn urea giả sử 150 USD/MT CFR cảng Việt Nam. Vi phạm điều khoản này, người bán chỉ mất 30.000 USD đối với hợp đồng 10.000 MT, so với 100.000 USD nếu giá thị trường thế giới tăng 10 USD/MT. Ngược lại các doanh nghiệp Việt Nam cũng mở L/C chậm hoặc không mở L/C do giá thị

trường thế giới giảm mạnh. Như vậy, vì quyền lợi của mình các bên chủ động vi phạm hợp đồng để giảm thiểu thiệt hại, đây chính là nguyên nhân làm phát sinh tranh chấp giữa các bên.

Thực tế ký kết hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học trong những năm gần đây, hợp đồng thường do người bán nước ngoài soạn thảo. Khi chào hàng cũng như các giao dịch sau đó, mặc dù hai bên đã thống nhất. Song người bán

đưa ra những điều khoản có lợi cho họ, nếu người mua không đọc lại kỹ hợp

đồng rất dễ tranh chấp. Trường hợp ngược lại trong hợp đồng không quy định chứng từ khi xuất trình, nhưng người mua đưa thêm chứng từ người bán phải xuất trình trong L/C; Ví dụ: Chứng từ chấp nhận tàu của ngưòi mua do người bán chỉ định (điều kiện thương mại CFR cảng Việt Nam). Trong hợp đồng không quy định chứng từ này, nhưng khi mở L/C người mua đưa thêm chứng từ cần phải xuất trình trên vào L/C, người bán yêu cầu người mua tu chỉnh L/C vì chứng từ chấp nhận tàu của người mua không quy định trong hợp

đồng, người mua không thực hiện, người bán không giao hàng dẫn đến tranh chấp giữa các bên.

Phân bón là mặt hàng khó bảo quản, dễ bị bốc hơi, vón cục, đổi màu ... khi vận chuyển đường dài. Điều này liên quan đến giấy chứng nhận chất lượng, trọng lượng do ai cấp , nơi cấp ở cảng bốc hàng hay ở cảng dỡ hàng có giá trị pháp lý cuối cùng. Nếu hợp đồng không quy định cụ thể cũng khó tránh khỏi tranh chấp khi hàng hoá có vấn đề về chất lượng.

Điều khoản về thời gian dỡ hàng và thưởng phạt bốc dỡ tại cảng dỡ

hàng cũng góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp vì tàu vận chuyển hàng phân bón thường là những tàu lớn, mức thưởng, phạt thường quy định tương đối cao. Ví dụ: hợp đồng quy định người chuyên chở thưởng hoặc phạt do hoàn thành việc bốc dỡ hàng hoá sớm hơn so với thời gian bốc dỡ được quy định, chẳng hạn thưởng 1.500 USD/ngày, phạt 3.000 USD/ngày, nhưng lại không quy định ngày lễ hoặc chủ nhật có tính hay không cũng dẫn

đến tranh chấp giữa người mua và người bán.

2.3. Do hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ làm công tác nhập khẩu công tác nhập khẩu

Việc thiếu quan tâm trong công tác tuyển dụng và đào tạo cán bộ của những nhà quản lý doanh nghiệp nhập khẩu phân bón trước hết ảnh hưởng

đến trình độ của họ trong công việc chuyên môn. Trình độ ngoại ngữ, kỹ thuật nghiệp vụ và trình độ pháp lý yếu nên khi đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu phân bón với các thương nhân nước ngoài không đầy đủ điều khoản hoặc thiếu điều khoản, do đó khi có tranh chấp, các bên không có sở để giải quyết tranh chấp.

CHƯƠNG III

CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT HIỆU QUẢ CÁC TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU PHÂN BÓN HOÁ HỌC TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU PHÂN BÓN HOÁ HỌC

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học ở Việt Nam và phương pháp giải quyết” pdf (Trang 62 - 66)