Hoàn thiện luật Thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học ở Việt Nam và phương pháp giải quyết” pdf (Trang 76 - 79)

I CÁC BỆN PHÁP NGĂN NGỪA VÀ CÁC BỆN PHÁP GẢ QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHÂN BÓN HOÁ HỌC.

1.4.2.Hoàn thiện luật Thương mại Việt Nam

1/ Các biện pháp ngăn ngừa tranh chấp 1.1 Ký kết hợp đồng đúng luật đị nh

1.4.2.Hoàn thiện luật Thương mại Việt Nam

Luật Thương mại Việt Nam đã được ban hành năm 1997. Để thuyết phục thương nhân nước ngoài tin tưởng áp dụng luật Thương mại Việt Nam, cần phải hoàn thiện Luật Thương mại trong thời gian sớm nhất.

Theo luật Thương mại quy định, khi vi phạm các hợp đồng bên vi phạm phải gánh chịu chế độ trách nhiệm thông qua 4 chế tài, cụ thể là: Chế

tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, chế tài phạt vi phạm, chế tài bồi thường thiệt hại và chế tài huỷ hợp đồng. Tuy nhiên, luật Thương mại quy định rất chung chung về chế tài huỷ hợp đồng cũng như điều kiện để áp dụng chế tài này. Điều 235 quy định “Bên có quyền lợi bị vi phạm tuyên bố huỷ hợp đồng nếu việc vi phạm của bên kia là điều kiện để huỷ hợp đồng mà các bên đã thoả thuận”. Với cách quy định chung chung, thiếu rõ ràng như vậy hầu như

không thể áp dụng được trên thực tiễn. Do vậy, điều 235 về chế tài huỷ hợp

đồng cần phải sửa đổi theo hướng quy định rõ những vi phạm như thế nào thì chế tài huỷ hợp đồng sẽ được áp dụng. Chẳng hạn, có thể khẳng định rõ rằng, nếu một bên vi phạm các điều khoản liên quan đến 6 nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán (được quy định ở điều 50) thì bên kia có quyền huỷ hợp

đồng.

Bổ sung thêm các quy định liên quan tới hoạt động mua bán với thương nhân nước ngoài. Hiện nay hoạt động mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và đối với thương nhân Việt Nam nói riêng. Mặt khác, quan hệ này có những đặc trưng riêng biệt so với quan hệ mua bán hàng hoá trong nước, nó phức tạp hơn nhiều và mang tính quốc tế hơn nhiều. Nhưng đối với mối quan hệ này, Luật Thương mại Việt Nam năm 1997 chỉ sử dụng có 3 điều (80, 81,

82). Như vậy, trong thời gian tới cần bổ sung thêm các quy định riêng đểđiều chỉnh mối quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài. Theo Luật Thương mại hiện hành, hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài phải làm thành văn bản, điều này trở thành một tiêu chí bắt buộc đối với các thương nhân khi giao kết hợp đồng, nhưng khi sửa

đổi, bổ sung hợp đồng lại không quy định rõ hình thức sửa đổi, bổ sung có cần phải lập thành văn bản như đã áp dụng khi giao kết hợp đồng hay không (điều 57). Thiết nghĩ để đảm bảo tính pháp lý, cần phải quy định rõ mọi sửa

đổi, bổ sung hợp đồng phải được lập bằng văn bản. 1.4.3. Hoàn thiện các quy định về thi hành án

Tranh chấp trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Để bảo đảm hiệu lực của các bản án đã được toà án hoặc trọng tài xét xử, công tác thi hành án nói chung và công tác thi hành án kinh tế nói riêng, phải được thực hiện nghiêm chỉnh. Công tác thi hành án trực tiếp liên quan đến việc bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hôi, góp phần vào việc giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

Điều 136 Hiến pháp năm 1992 đã xác định: “Các bản án và các quyết

định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”.

Hiện nay, tuy hệ thống tổ chức các cơ quan thi hành án kinh tế đã được hình thành trong cả nước, công tác thi hành án đã được triển khai và hoạt

động có hiệu quả bước đầu, làm giảm đáng kể số lượng án tồn đọng, nhưng nhìn chung, công tác thi hành án còn chưa ngang tầm với sự phát triển của xã hội, còn nhiều vấn đề bức xúc, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.

hạn chế, chưa kịp thời. Nhiều nơi, các cấp chính quyền, các doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ vai trò, ý nghĩa của công tác thi hành án. Từ đó, nhiều cơ quan nhà nước và cá nhân không chấp hành bản án, không tự nguyện thi hành án, thậm chí còn can thiệp không đúng pháp luật vào việc thi hành án, chưa nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp lệnh thi hành án. Bên cạnh đó, sự phối hợp của các cấp, các ngành, các đoàn thể trong công tác thi hành án chưa chặt chẽ; chưa huy động được sức mạnh của cả hệ thống các cơ

quan nhà nước và các thành phần kinh tế trong xã hội. Số lượng bản án, quyết

định còn tồn đọng chưa được thi hành vẫn chiếm tỷ lệ đáng kể. Hiện tượng tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu tận tuỵ trong công việc, vẫn còn ở một số

cán bộ, nhân viên thi hành án. Để chấn chỉnh và tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thi hành án, cần có một số giải pháp chủ yếu sau: (1) Cần có biện pháp củng cố, hoàn thiện hệ thống tổ chức các cơ quan thi hành án, thực hiện đủ biên chế, nâng cao đội ngũ chấp hành viên, cán bộ

làm công tác thi hành án; tăng cường chỉ đạo kiểm tra, xử lý vi phạm, hướng dẫn kịp thời các vướng mắc trong công tác thi hành án; xây dựng đề án phân cấp cho địa phương trong việc thực hiện thi hành án.

(2) Cần có biện pháp chỉđạo cơ quan thi hành án thực hiện quy chế dân chủ với các doanh nghiệp trong việc giải quyết thi hành án, nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức, chí công vô tư, kiên quyết xử lý kịp thời các hiện tượng tiêu cực, gây phiền hà, sách nhiễu; làm tốt công tác động viên, thuyết phục để

các đương sự tự nguyện thi hành. Khi cần cưỡng chế phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và đúng pháp luật.

(3) Các cấp chính quyền địa phương chịu trách nhiệm trực tiếp tổ chức, chỉ đạo công tác thi hành án tại đia phương mình; phát huy vai trò của cơ

quan tư pháp, huy động lực lượng các cơ quan hữu quan của bộ máy chính quyền, phối hợp với các đoàn thể ở địa phương, dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng.

(4) Các cơ quan, tổ chức, kể cả các cơ quan nhà nước phải tự nguyện thi hành án, nếu không tự nguyện thi hành thì cơ quan thi hành án áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật. Những trường hợp cố tình dây dưa, cản trở hoạt động thi hành án, cần được xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Đối với những cá nhân cản trở, chống đối việc thi hành án mà có đầy đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì kiên quyết truy cứu trách nhiệm hình sự, tổ chức xét xử lưu động một số vụ điển hình để tuyên truyền rộng rãi, làm gương cho những đối tượng khác.

Các khiếu nại, tố cáo về thi hành án phải được cơ quan có liên quan phối hợp giải quyết kịp thời, dứt điểm tại nơi phát sinh, hạn chế tình trạng

đơn thư khiếu nại, tố cao vượt cấp.

(5) Cần tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thi hành án, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các thành phần kinh tế trong việc thi hành các bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật.

(6) Cuối cùng là cần có một cơ chế quản lý tài chính về kinh phí tổ

chức cưỡng chế theo quy định của pháp luật, hướng dẫn việc để lại cho địa phương trực tiếp thi hành án số tiền mà các cơ quan thi hành án thuộc địa phương này đã thu được cho ngân sách nhà nước để hỗ trợ công tác thi hành án tại cơ sở.

1.4.4. Hoàn thiện quy định về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. + Ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành pháp lệnh trọng tài thương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học ở Việt Nam và phương pháp giải quyết” pdf (Trang 76 - 79)